K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 4 2017

Khi nói hoặc viết người ta có thể dùng nhiều biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ từ ngữ lặp lại gọi là điệp ngữ

23 tháng 4 2017

a) Khái niệm

Điệp ngữ hay Điệp từ là một biện pháp tu từ trong văn học chỉ việc lặp lại một hoặc nhiều lần một từ, một cụm từ hoặc cả câu trong một khổ thơ, một đoạn văn; rộng hơn làlặp lại trong một bài thơ hay một bài văn.

b) Tác dụng

Nhằm diễn đạt( vần, nhịp, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa , có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật.

6 tháng 1 2019

nếu bạn ghi trên văn sẽ đc trả lời nhanh hơn đó ok

21 tháng 12 2020

diep ngu tieng ga trua co tac dung j

21 tháng 12 2020

-Điệp ngữ ''tiếng gà trưa'' mở đầu các đoạn thơ sau, lặp đi lặp lại bốn lần như một điệp khúc, điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình. Mỗi lần lặp lại, nó mở ra một ô cửa lung linh làm sáng bừng lên cả khung trời kỉ niệm.

Bạn tham khảo nhá.

27 tháng 12 2016

Điệp từ Vì

27 tháng 12 2016

điệp ngữ là từ "vì". Nó là điệp ngữ cách quãng

6 tháng 12 2018

Điệp ngữ là "một biện pháp tu từ" lặp lại một hoặc nhiều lần một từ, một cụm từ hoặc cả câu trong một khổ thơ, một đoạn văn; rộng hơn là lặp lại trong một bài thơ hay một bài văn. Mục đích của Điệp ngữ là nâng cao, nhấn mạnh tính chất của sự vật – hiện tượng.

6 tháng 12 2018

Điệp ngữ là biện pháp (cách thức) tu từ trong văn học chỉ việc lặp lại một hoặc nhiều lần 1 từ, 1 cụm từ hay cả một câu trong khổ thơ,... để nâng cao, nhấn mạnh tính chất của sự vật, sự việc.

vd:

- Điệp ngữ cách quãng:

. Nghe xao động nắng trưa

. Nghe bàn chân đỡ mỏi

. Nghe gọi về tuổi thơ.

- Điệp ngữ nối tiếp:

. Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu

. Những cô gái Thạch Kim, Thạch Nhọn.

. Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm

. Sách áo mở tung, trắng cả trời chiều

- Điệp ngữ chuyển tiếp:

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

. Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

. Ngàn dâu xanh ngắt một màu

. Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

4 tháng 2 2021

Đoạn thơ''Nào đâu những đêm vàng bên bở suối....Than ôi thờ oanh liệt nay còn đâu?''=> Sự tiếc nuối về quá khứ hùng hồn từng là vua muôn loài của chú hổ nay bị nhốt nằm bất lực trong cũi săt được bộc lỗ ro hơn qua từng câu chữ của tác giả nhấn mạnh.

Tham khảo nha bn

9 tháng 12 2021

Tham khảo:

Trên đường hành quân xa,

Dừng chân bên xóm nhỏ.

Tiếng gà ai nhảy ổ:

"Cục tác...tác, cục ta"

Nghe xao động nắng trưa,

Nghe bàn chân đỡ mỏi.

Nghe gọi về tuổi thơ.

Trong bài tiếng gà trưa của thi sĩ Xuân Quỳnh, tôi thích nhất là khổ thơ đầu tiên. Nó được bắt đầu bằng những câu thơ bình dị, nhẹ nhàng, thủ thỉ như kể về một câu chuyện hết sức bình thường. Người chiến sĩ trên đường hành quân mệt mỏi dừng chân bên một xóm nhỏ, anh nghe tiếng gà gáy trưa để rồi những cảm xúc của tuổi thơ chợt ùa về. Ở đây, điệp từ "nghe" mở rộng về chiều sâu cảm xúc của nhân vật. Mỗi lần từ "nghe" lặp lại, âm thanh của tiếng gà như lan tỏa thêm. Và cả những câu thấm đẫm linh hồn trẻ thơ của chiến sĩ hổi còn bé. Và, tuy tiếng gà đang là âm thanh của thực tại, nhưng nó lại vang vọng về được tận miền ký ức xa xôi, đánh thức những cảm xúc luôn giấu kín mà tưởng như con người đã quên.