Phần kết của văn bản Ca Huế trên sông Hương, tác giả Hà Anh Minh viết : " Nghe tiếng gà gáy bên làng Thọ Cương, cùng tiếng chuông chùa Thiên Mụ gọi năm canh, mà trong khoang thuyền vẫn đầy ắp lời ca tiếng nhạc. Không gian như lắng đọng, thời gian như ngừng lại.
Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của ca huế trên sông hương bằng một đoạn văn ngắn.
( Mn giúp mình nha, mình cần gấp lắm ạ )
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hà Ánh Minh, một lữ khách thích giang hồ, lần đầu được thưởng thức một đêm ca Huế trên sông Hương không bao giờ có thể quên. Lúc bước xuống thuyền rồng “với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu”. Lúc nằm trên dòng Hương thơ mộng để nghe ca Huế “với tâm trạng chờ đợi rộn lòng”. Say đắm trong lời ca tiếng nhạc du dương, tác giả cảm thấy: “Không gian như lắng đọng. Thời gian như ngừng trôi”. Ca Huế, chính là nội tâm con gái Huế “thật phong phú và âm thầm, kín đáo và sâu thẳm”. Nhận xét ấy rất xác đáng, rất phong tình và tài hoa. Câu văn như rung động, cảm xúc dồn nén lại, lắng đọng và bâng khuâng
Với cảm xúc “hồn thơ lai láng" của một lữ khách đã giới thiệu cho ta biết các điệu hò, bài ca Huế, hình ảnh các nhạc công và các ca nhi tài hoa, điệu nghệ, cách trình diễn những đêm ca Huế trên sông Hương. Câu văn của Hà Ánh Minh rất giàu chất thơ khi viết về thiên nhiên, gió, trăng, sóng, con thuyền, chùa Thiên Mụ, tháp Phước Duyên... cảnh và tình, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật và tâm trạng nghệ thuật đồng hiện. Câu hát, lời ca và tiếng đàn du dương hòa quyện, được nói đến với bao cảm xúc dạt dào.
BPTT ở đoạn văn trên là ẩn dụ
tác dụng : ý muốn diễn đạt niềm đam mê của các nhạc công , người dân xứ Huế đối với âm nhạc truyền thống dân tộc
--> tăng hiệu quả diễn đạt hơn cho đoạn văn , làm cho đoạn văn nghe hay và sâu sắc hơn qua đó cũng thể hiện sự tinh tế , học thức của tác giả.
- Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa - âm nhạc thanh lịch, tao nhã.
- Ca Huế khiến người nghe quên cả không gian, thời gian, chỉ còn cảm thấy tình người.
- Ca Huế làm giàu tâm hồn con người, hướng con người đến những vẻ đẹp của tình người xứ Huế: trầm tư, sâu lắng, đôn hậu…
- Ca Huế mãi mãi quyến rũ, làm say đắm lòng người bởi vẻ đẹp bí ẩn của nó.
Vẻ đẹp thần huyền bí kì diệu trên sông Hương để thể hiện một các chân thực. Tiếng gà gáy giản gị mộc mọc bên làng, cùng với tiếng chuông như đưa ta vào những giác ngủ năm canh. Khoang cảnh lúc này thật tĩnh lặng, thư giản. Tác giả còn so sánh thời gian và không gian như lắng đọng lại, chậm dần dần để con người cảm thụ được những điều ấy.
Vẻ đẹp thần huyền bí kì diệu trên sông Hương để thể hiện một các chân thực. Tiếng gà gáy giản gị mộc mọc bên làng, cùng với tiếng chuông như đưa ta vào những giác ngủ năm canh. Khoang cảnh lúc này thật tĩnh lặng, thư giản. Tác giả còn so sánh thời gian và không gian như lắng đọng lại, chậm dần dần để con người cảm thụ được những điều ấy.
Hà Ánh Minh, một lữ khách thích giang hồ, lần đầu được thưởng thức một đêm ca Huế trên sông Hương không bao giờ có thể quên. Lúc bước xuống thuyền rồng “với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu”. Lúc nằm trên dòng Hương thơ mộng để nghe ca Huế “với tâm trạng chờ đợi rộn lòng”. Say đắm trong lời ca tiếng nhạc du dương, tác giả cảm thấy: “Không gian như lắng đọng. Thời gian như ngừng trôi”. Ca Huế, chính là nội tâm con gái Huế “thật phong phú và âm thầm, kín đáo và sâu thẳm”. Nhận xét ấy rất xác đáng, rất phong tình và tài hoa. Câu văn như rung động, cảm xúc dồn nén lại, lắng đọng và bâng khuâng.
Theo tác giả "Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, nhã nhạc trang trọng uy nghi nên có thần thái của ca nhạc thính phòng, thể hiện theo hai dòng lớn điệu Bắc và diệu Nam, với trên sáu mươi tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc...". Ca Huế là sự hoà quyện, giao lưu giữa chất dân gian mộc mạc và chất bác học trau chuốt, đạt tới độ hoàn thiện, hoàn mĩ. Vì thế, thưởng thức ca Huế, nhất là trong khung cảnh đêm trăng ngời sáng, trên sông nước Hương Giang bồng bềnh, cận kề ngay cạnh các nghệ sĩ nam thanh nữ tú là một thú vui tao nhã đầy sức quyến rũ. Nói khác đi, đây là một sinh hoạt văn hoá thanh cao, lịch sự, dễ gây được cảm tình và lòng yêu mến giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên. Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm. Hà Ánh Minh, người viết văn bản này, người được trực tiếp dự một đêm ca Huế trên sông Hương đã cảm nhận được vẻ đẹp như thế về con gái Huế, và chắc cũng đã nhiều phút xao xuyến, đắm say, yêu mến những bài ca, khúc nhạc, ánh trăng, mặt nước, con thuyên rồng, đất trời cùng tất cả con người xứ Huế. Còn chúng ta đọc bài bút kí này, dự một đêm ca Huế trên sông Hương, qua ngôn từ, hình ảnh, nhạc điệu, ý và tình của văn chương, cũng thấy lòng bồi hồi thích thú. Ca Huế vốn phong phú đa dạng. Cảnh và người xứ Huế mộng và thơ. Tác giả đã sử dụng ngòi bút miêu tả hài hoà với kể chuyện ; biểu ý hài hoà với biểu cảm, liệt kê được khá nhiều danh từ gọi tên các bài ca, các khúc nhạc, nhạc cụ ; hài hoà với nhiều tính từ, động từ đặc tả tính chất, động tác ; câu văn dài ngắn, khoan nhật, co duỗi, lên bổng, xuống trầm,... đã tái hiện được một bức tranh sinh động của đêm nghe ca Huế trên sông Hương. Nghệ thuật ấy, ý và tình ấy phần nào đã tương xứng với những nét đẹp văn hoá của xứ Huế...
Tham khảo đi bạn:“Ca Huế trên sông Hương ” là một bài tùy bút đặc sắc, giàu chất thơ của Hà Ánh Minh trên báo: “Người Hà Nội”. Bài viết làm ta phần nào cảm nhận được vẻ đẹp phong phú, đặc sắc, độc đáo của những điệu hò, bài lí, những bài dân ca Huế. Những tiếng đàn réo rắt, du dương, đầy sức quyến rũ, thể hiện một cách tuyệt đẹp tâm hồn người Huế xưa và nay. Xứ Huế
mộng mơ nổi tiếng với những điệu hò như: Chèo cạn; Bài thai; Hò đưa linh; Hò giã gạo; Hò mái nhì; Hò mái đẩy; Ru em; Dã diệp; Dã vôi…Những làn điệu dân ca này phản ánh cuộc sống sinh hoạt, tâm hồn của người Huế.Bà con xứ Huế cất tiếng hò trong lao động sản xuất; trong sinh hoạt đồng quê. Nổi bật nhất chính là thưởng thức ca Huế trên thuyền rồng, đi dọc dòng sông Hương dưới ánh trăng, ánh ánh đèn điện lung linh, làm cho những làn điệu dân ca này trở nên tha thiết. Ngồi trên khoang thuyền được nghe ca Huế với giàn nhạc phong phú như: đàn tranh; đàn nguyệt; đàn tì bà; đàn nhị; đàn tam; đàn bầu; sáo; cặp xanh như các vị vua chúa ngày xưa thì còn gì bằng. điều đó đã chứng tỏ người dân xứ Huế thật tài ba và tâm hồn họ phong phú đến nhường nào! Ca Huế được hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình. Nhã nhạc trang trọng, uy nghi nên có thần thái của ca nhạc thính phòng. Ca Huế rất phong phú, đa dạng về mặt âm hưởng, đạm đà chất nhạc dân ca. Tuy chưa được nghe ca Huế lần nào nhưng qua bài: “Ca Huế trên sông Hương”, em đã hiểu được nét đạp mộc mạc nhưng rất đỗi trữ tình trong dân ca Huế, đó là một nét đẹp văn hóa của xứ Huế mộng mơ.