Suy nghĩ của em về vấn đề:" Mồ hôi rơi trên những con đường nơi rẻo cao Tổ quốc của những thầy cô trong mùa nắng để nuôi ước mơ cho các em thơ.".
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Yêu cầu:
Cần nêu cảm nhận của riêng mình về trách nhiệm của mình với quê hương, đất nước trong xã hội ngày nay, cần khẳng định trách nhiệm hàng đầu là học tập, rèn luyện để trở thành công dân tốt, có ích cho xã hội. Có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau những lập luận phải chặt chẽ, thuyết phục.
Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
Tuổi hai mươi làm sao không tiếc?
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ Quốc?
(Trường ca “Những người đi tới biển” – Thanh Thảo)
Những câu thơ trên của Thanh Thảo đã thể hiện lí tưởng cao đẹp của thế hệ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Qua đó tác giả nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta hôm nay: Bất cứ thời đại nào, mỗi con người chúng ta nhất là thế hệ thanh niên cũng luôn phải ý thức vai trò trách nhiệm của mình đối với đất nước. Trước tiên thế hệ trẻ phải xác định tư tưởng, tình cảm, lí tưởng sống của mình: yêu quê hương đất nước, tự hào tự tôn dân tộc, có ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc; lao động, học tập để khẳng định bản lĩnh, tài năng cá nhân và phục vụ cống hiến cho đất nước, sẵn sàng có mặt khi Tổ Quốc cần. Thời đại ngày nay, xu thế toàn cầu là xu thế hội nhập, khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ cao, vậy thế hệ trẻ cần phải học tập tích lũy tri thức để góp phần phát triển đất nước theo kịp thời đại, hội nhập với xu thế phát triển chung của quốc tế. Bên cạnh đó, phải rèn luyện sức khỏe để có khả năng cống hiến và bảo vệ đất nước. Đồng thời thanh niên cũng cần quan tâm theo dõi đến tình hình chung của đất nước, tỉnh táo trước hành động của mình không bị kẻ xấu lợi dụng. Về vấn đề chủ quyền biển đảo, thanh niên cần hưởng ứng và tích cực các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Internet, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên các diễn đàn, đồng thời kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi vi phạm xâm phạm chủ quyền biển, hải đảo thiêng liêng của Tổ Quốc, phải luôn có “trái tim nóng, cái đầu lạnh”.
Như vậy, xây dựng và bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm thiêng liêng của thanh niên nói riêng và của mỗi con người Việt Nam nói chung.
Trong ngày đầu mới đến trường tôi vẫn nhớ những dòng thơ đầu tiên được học nói về tình yêu quê hương đất nước. Và rồi bài học ấy cứ theo tôi mãi trên những chặng đường dài rộng của cuộc đời.
“Quê hương là gì hả mẹ?
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hả mẹ?
Ai đi xa cũng nhớ nhiều...”
Yêu Tổ quốc từ những đôi mắt trẻ thơ, từ đôi bàn tay em lấm lem, đôi bàn chân nhỏ chẳng còn biết đau trong những ngày vượt đường xa đến trường. Đôi bàn tay em, có lẽ biết cầm liềm, cầm cuốc trước khi biết cầm bút. Đôi bàn tay chai sạm và rám nắng. Những đôi chân trần, những manh áo mỏng ngày đông, những chiếc cặp lồng, túi bóng cơm mang theo mà trong đó chỉ có cơm trắng và chút rau rừng… nhưng các em vẫn đến trường, trong lòng rộn vang lời ca:
“Hôm nay đi học xa
Đường tương lai thật gần”
Yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi tảo tần. Mồ hôi rơi trên những cánh đồng cho lúa thêm hạt. Mồ hôi rơi trên những công trường cho những ngôi nhà thành hình, thành khối. Mồ hôi rơi trên những con đường nơi rẻo cao Tổ quốc của những thầy cô trong mùa nắng để nuôi ước mơ cho các em thơ. Mồ hôi rơi trên thao trường đầy nắng gió của những người lính để giữ mãi yên bình và màu xanh cho Tổ quốc… Có nhiều lắm những giọt mồ hôi. Và phải chăng vì thế mà vị của Tổ quốc lại mặn mà đến vậy?
Yêu Tổ quốc từ những câu chuyện và những con người bình dị ta gặp thường ngày. Câu chuyện về chàng trai Đỗ Duy Hiếu thủ khoa trên đôi nạng gỗ, về chàng VĐV Nguyễn Hà Thanh và nghị lực vượt qua 5 năm chấn thương để được trở lại thi đấu và mang huy chương vàng về cho Tổ quốc. Câu chuyện về chàng trai người dân tộc Ngô Phi Long đã bắt đầu giấc mơ vàng Olympic từ tủ sách nhỏ của ba mẹ. Có rất nhiều người, nhiều câu chuyện để thấy yêu thêm Tổ quốc.
Tình yêu đất nước là những gì bình dị nhất nhưng cũng thiêng liêng nhất.
Cô giáo trẻ ra trường, bỏ lại sau lưng Hà Nội để lên vùng cao dạy chữ cho các em nhỏ. Nơi “rừng thiêng nước độc”, có khi đi bộ cả chục cây số trong mưa gió mà vẫn muốn được ở lại mãi với các em, để nuôi lớn những giấc mơ học trò. Đó chẳng phải là yêu nước hay sao?
Những cô cậu sinh viên, bỏ lại sau lưng mùa hè được vui chơi, đi du lịch để đến với những bản làng nghèo khó, cùng người dân xây nhà, làm đường. Mùa hè của họ có ý nghĩa hơn vì đã góp thêm màu xanh cho những bản làng từ những việc làm bình dị. Đó cũng chẳng phải là yêu nước hay sao?
Những chàng lính trẻ, gác lại một bên nỗi nhớ nhà, bỏ sang một bên mối tình đầu chớm nở để lên đường nhập ngũ. Có những nỗi thao thức hàng đêm, có những lúc thấy nhớ nhà, nhớ đất liền đến cồn cào… nhưng chưa bao giờ những người lính trẻ quên nhiệm vụ. Các anh vẫn chắc tay súng nơi đầu sóng ngọn gió để bảo vệ sự bình yên cho đất nước. Đó chẳng phải là yêu nước hay sao?
Tình yêu nước luôn thường trực trong mỗi con người. Tình yêu ấy có khi là nguồn động lực, cũng có lúc sẽ biến thành sức mạnh để hành động. Yêu Tổ quốc từ những điều bình dị và thể hiện tình yêu ấy từ những việc làm nhỏ nhưng đầy ý nghĩa. Đó là tình yêu của những người trẻ hôm nay. Họ cũng sẽ giống như ông cha, là những nốt trầm mãi xao xuyến trong bản hòa ca chung của dân tộc, là những mùa xuân nho nhỏ góp thành mùa xuân lớn của đất nước…