Ai có đề kiểm tra 1 tiết Địa cho mk xin vs ak..... không thì cho xin cái đề cương cx được ak
Thanks trước nha
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm)
Câu 1. Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ở cột B sao cho phù hợp với các thông tin ở cột A (1,25đ)
Động vật nguyên sinh (A) | Đặc điểm (B) |
1. Trùng roi 2. Trùng biến hình 3. Trùng giày 4. Trùng kiết lị 5. Trùn sốt rét. | a. Di chuyển bằng chân giả rất ngắn, kí sinh ở thành ruột. b. Di chuyển bằng lông bơi, sinh sản theo kiêu phân đôi và tiếp hợp. c. Di chuyển bằng chân giả, sinh sản theo kiểu phân đôi. d. Không có bộ phận di chuyển, sinh sản theo kiểu phân đôi. e. Di chuyển bằng roi, sinh sản theo kiểu phân đôi. g. Di chuyển bằng chân giả, sống phổ biến ở biển. |
Câu 2. Hãy khoanh tròn vào chỉ một chữ cái (A, B, C, D) đứng trước phương án trả lời mà em cho là đúng: (2,75đ)
1. Các động vật nguyên sinh sống kí sinh là:
A. trùng giày, trùng kiết lị.
B. trùng biến hình, trùng sốt rét.
C. trùng sốt rét, trùng kiết lị.
D. trùng roi xanh, trùng giày.
2. Động vật nguyên sinh nào có khả năng sống tự dưỡng và dị dưỡng?
A. Trùng giày.
B. Trùng biến hình.
C. Trùng sốt rét.
D. Trùng roi xanh.
3. Đặc điểm cấu tạo chung của ruột khoang là:
A. cơ thể phân đốt, có thể xoang; ống tiêu hóa phân hóa; bắt đầu có hệ tuần hoàn.
B. cơ thể hình trụ thường thuôn hai đầu, có khoang cơ thể chưa chính thức. Cơ quan tiêu hóa dài từ miệng đến hậu môn.
C. cơ thể dẹp, đối xứng hai bên và phân biệt đầu đuôi, lưng bụng, ruột phân nhiều nhánh, chưa có ruột sau và hậu môn.
D. cơ thể đối xứng tỏa tròn, ruột dạng túi, cấu tạo thành cơ thể có 2 lớp tế bào.
4. Đặc điểm không có ở San hô là:
A. cơ thể đối xứng toả tròn.
B. sống di chuyển thường xuyên.
C. kiểu ruột hình túi.
D. sống tập đoàn.
5. Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở Sán lông mà không có ở Sán lá gan và sán dây?
A. Giác bám phát triển.
B. Cơ thể dẹp và đối xứng hai bên.
C. Mắt và lông bơi phát triển.
D. Ruột phân nhánh chưa có hậu môn.
6. Đặc điểm không có ở Sán lá gan là:
A. giác bám phát triển.
B. cơ thể dẹp và đối xứng hai bên.
C. mắt và lông bơi phát triển.
D. ruột phân nhánh chưa có hậu môn.
7. Nơi kí sinh của giun đũa là:
A. ruột non. C. ruột thẳng.
B. ruột già. D. tá tràng.
8. Các dạng thân mềm nào dưới đây sống ở nước ngọt?
A. Trai, Sò. C. Sò, Mực.
B. Trai, ốc sên. D. Trai, ốc vặn.
9. Những đặc điểm chỉ có ở mực là:
A. bò chậm chạp, có mai. C. bơi nhanh, có mai.
B. bò nhanh, có 2 mảnh vỏ. D. bơi chậm, có 1 mảnh vỏ.
10. Các phần phụ có chức năng giữ và xử lí mồi của tôm sông là:
A. các chân hàm.
B. các chân ngực (càng, chân bò).
C. các chân bơi (chân bụng).
D. tấm lái.
11. Người ta thường câu Tôm sông vào thời gian nào trong ngày?
A. Sáng sớm. C. Chập tối.
B. Buổi trưa. D. Ban chiều.
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 3. Vì sao nói san hô chủ yếu là có lợi ? Người ta sử dụng cành san hô để làm gì? (1,5đ)
Câu 4. Đặc điểm cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui luồn trong đất như thế nào? Nêu lợi ích của giun đất đối với đất trồng trọt. (1,5đ)
Câu 5. Cấu tạo của trai thích ứng với lối tự vệ có hiệu quả? (1đ)
Câu 6. Trình bày những đặc điểm về lối sống và cấu tạo ngoài của tôm sông. (2đ)
Đề kiểm tra 1 tiết Hóa học 8 Chương 2
Câu 1 : Đốt cháy hoàn toàn m gam chất X dung 4,48 lít O2 (đktc) thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Xác định khối lượng chất X đem dùng.
Câu 2 : Cho hỗn hợp hai muối X2SO4 và YSO4 có khối lượng 22,1 gam tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 31,2 gam BaCl2, thu được 34,95 gam kết tủa BaSO4. Tính khối lượng hai muối tan thu được.
Câu 3 : Cho 20 gam sắt III sunfat Fe2(SO4)3 tác dụng với natri hidroxit NaOH, thu được 10,7 gam sắt III hidroxit Fe(OH)3 và 21,3 gam natri sunfat Na2SO4. Xác định khối lượng natri hidroxit tham gia vào phản ứng.
Câu 4 : Cho sơ đồ phản ứng sau :
Lập phương trình hóa học của các phản ứng trên.
Câu 5 : Chọn những từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
____ là quá trình biến đổi chất này thành chất khác. Chất biến đổi trong phản ứng gọi là ____, còn ____ mới sinh ra gọi là ____ Trong quá trình phản ứng, lượng chất ____. giảm dần, còn lượng chất ____ tăng dần.
Câu 6 : Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam kẽm vào dung dịch axit clohidric HCl có chứa 7,3 gam HCl (vừa đủ). Sau phản ứng thu được dung dịch muối kẽm clorua và 0,2 gam khí hidro,
Viết phản ứng hóa học xảy ra.
Tính khối lượng kẽm clorua ZnCl2 tào thành.
A. TRẮC NGHIỆM ( 3đ)
I.Chọn hai phương án trả lời đúng trong mỗi câu sau rồi ghi vào giấy thi:(ví dụ 1a,c; 2.c,d)( 1đ)
Câu 1: Đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa là:
A. Có thời kì khô hạn;
B. Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió;
C.Thời tiết luôn diễn biến thất thường;
D.Nắng nóng, mưa nhiều quanh năm;
E.Mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và khí hậu đới lạnh.
Câu2: Vấn đề cần quan tâm giải quyết ở đới lạnh đó là:
A. Thiếu nguồn nhân lực để phát triển kinh tế.;
B. Khoáng sản ngày càng cạn kiệt;
C. Ô nhiễm nguồn nước.
D. Nguy cơ tuyệt chủng một số loài động vật quý.
E. Ô nhiễm không khí.
II.Nối các mốc thời gian ở cột A với các sự kiện ở cột B sao cho đúng rồi ghi vào giấy thi:(ví dụ 1a; 2.c…)( 1đ)
III.Dựa vào kiến thức đã học hãy điền từ (hoặc cụm từ) vào ô trống (1đ)
Ở đới ôn hòa thiên nhiên phân hóa theo……(1)……..một năm có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Các kiểu môi trường cũng thay đổi từ Bắc xuống Nam là do… (2)….,thay đổi từ Tây sang Đông do ảnh hưởng của……(3)…..và…..(4)……….
B. TỰ LUẬN( 7đ)
Câu 1:(2,0đ) Nêu vị trí và đặc điểm môi trường nhiệt đới? Nước ta thuộc kiểu môi trường nào?
Câu 2:(1,5đ) Trình bày đặc điểm về hình dạng, địa hình và khoáng sản của châu Phi?
Câu 3:(2,0đ) Nêu những nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm nước ở đới ôn hòa? Liên hệ ở địa phương về tình trạng này?
Câu 4:(1,5đ) Qua bảng số liệu dưới đây(về nhiệt độ, lượng mưa trung bình tháng), em hãy xác định địa điểm này thuộc môi trường địa lí nào trên Trái Đất? Giải thích?
Đáp án Đề thi học kì 1 lớp 7 môn Địa Lý năm 2014 Trường THCS Trần Cao Vân
A. TRẮC NGHIỆM:(3 điểm)
I. Chọn hai phương án trả lời đúng trong mỗi câu sau rồi ghi vào giấy thi:
Câu1:.B,C (0,5đ).
Câu2:.A,D.( 0,5đ)
*Lưu ý: HS chọn được 2 ý, mỗi ý đúng thì được 0,25đ, nếu chọn 1,3,4,5 ý thì không cho điểm dù có 2 ý đúng.
II.Nối các mốc thời gian ở cột A với các sự kiện ở cột B sao cho đúng rồi ghi vào giấy thi : (mỗi câu trả lời đúng 0,25đ)
Đáp án: 1-E, 2-C, 3-A, 4-B
III.Điền vào ô trống những nội dung kiến thức cho phù hợp:(mỗi ý trả lời đúng 0,25đ)
(1): thời gian; (2) vĩ độ;
(3) dòng biển; (4) gió tây ôn đới.
B. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: HS trả lời được các ý sau
* Môi trường nhiệt đới: -Vị trí: Nằm ở khoảng 50B và 50N đến chí tuyến ở 2 bán cầu.(0,5đ)
- Đặc điểm:+ Nóng quanh năm, có thời kì khô hạn, càng gần chí tuyến thời kì khô hạn càng kéo dài, biên độ nhiệt trong năm càng lớn.(0,5đ)
+Lượng mưa và thảm thực vật thay đổi từ xích đạo về chí tuyến.(0,5đ)
* Nước ta thuộc kiểu môi trường nhiệt đới gió mùa.(0,5đ)
Câu 2: HS trả lời được các ý sau
- Hình dạng: châu Phi có dạng hình khối(0,25đ), đường bờ biển ít bị chia cắt, rất ít vịnh biển, bán đảo, đảo.(0,25đ)
- Địa hình: tương đối đơn giản(0,25đ), có thể coi toàn bộ châu lục là khối sơn nguyên lớn.(0,25đ)
-Khoáng sản: nguồn khoáng sản phong phú(0,25đ), nhiều kim loại quý, hiếm ( vàng, kim cương, u-ra-ni-um…)(0,25đ)
Câu 3: HS trả lời được các ý sau
*Nguyên nhân: + Ô nhiễm biển là do váng dầu, các chất độc hại bị đưa ra biển. (0,25đ)
+Ô nhiễm nước sông, hồ và nước ngầm là do hoá chất thải ra từ các nhà máy, lượng phân hoá học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng, cùng các chất thải nông nghiệp. (0,25đ)
*Hậu quả: +Làm chết ngạt các sinh vật sống trong nước.(0,25đ)
+Thiếu nước sạch cho đời sống và sản xuất.(0,25đ)
* Liên hệ: được chất thải, rác thải ra sông, suối… nông dân phun thuốc trừ sâu trên đồng ruộng…(1đ)
Câu 4:- HS nhận dạng đúng môi trường xích đạo ẩm. (0,5đ)
- Giải thích: vì nhiệt độ trung bình năm 250C, biên độ nhiệt năm thấp 30C, mưa quanh năm, lượng mưa trung bình năm trên 1500mm.(1đ)
chúc cậu học tốt!!!!!!!!!!!!!!!
1,
âu 1. Trên thế giới khu vực có khí hậu hoang mạc phân bố ở:
A. Ven biển . C. Dọc 2 đường chí tuyến.
B. Nằm sâu trong lục địa. D. Câu B+C đúng .
Câu 2. Châu lục có khí hậu khắc nghiệt nhất hiện nay:
A. Châu Mĩ. C. Châu Á.
B. Châu Phi. D. Châu Âu.
Câu 3. Đới lạnh là khu vực giới hạn từ:
A. Chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam
B. Xích đạo đến 2 chí tuyến
C. 2 chí tuyến đên 2 vòng cực
D. 2 vòng cực đến 2 cực
Câu 4. Sự bùng nổ dân số từ những năm 50 của thế kỉ XX diễn ra ở các nước thuộc
A. Châu Á, châu Phi và Mĩ la Tinh C. Châu Âu, châu Mĩ
B. Bắc Mĩ và châu Đại Dương D. Châu Phi
Câu 5. Đới nóng nằm khoảng vị trí:
A. 5°B- 5°N C. 2 chí tuyến đên 2 vòng cực
B. Xích đạo đến 2 chí tuyến D. 2 vòng cực đến 2 cực
Câu 6. Môi trường nhiệt đới gió mùa phân bố chủ yếu ở:
A. Đông Á C. Tây Nam Á
B. Bắc Á D. Nam Á, Đông Nam Á
Câu 7. Mực nước của các đại dương dâng cao là hậu qủa trực tiếp của hiện tượng:
A. Đất bị xói mòn. C. Ô nhiễm nguồn nước.
B. Nhiệt độ Trái Đất nóng lên. D. Phá rừng đầu nguồn.
Câu 8. Để nhận biết sự khác nhau giữa các chủng tộc người ta căn cứ vào
A. Chỉ số thông minh. C. Cấu tạo cơ thể.
B. Hình thái bên ngoài cơ thể. D. Tình trạng sức khoẻ.
Câu 9. Tháp tuổi cho ta biết:
A. Độ tuổi dân số. C. Tổng số nam nữ.
B. Số người trong độ tuổi lao động. D. Câu A+B+C đúng .
Câu 10. Hình dạng của tháp tuổi có dân số trẻ:
A. Đáy tháp rộng, đỉnh tròn. C. Đáy tháp hẹp, đỉnh tròn.
B. Đáy tháp rộng, đỉnh nhọn. D. Đáy tháp hẹp, đỉnh nhọn.
Câu 11. Dân cư châu Á chủ yếu thuộc chủng tộc:
A. Ơ-rô-pê-ô-it . C. Môn-gô-lô-it .
B. Nê-grô-it. D. Người lai.
Câu 12. Thảm thực vật tiêu biểu của môi trường xích đạo ẩm là:
A. Rừng thưa. C. Rừng lá kim.
B. Rừng rậm xanh quanh năm. D. Rừng cây bụi lá cứng.
Câu 13. Xa van(đồng cỏ cao nhiệt đới) là thảm thực vật tiêu biểu cho môi trường:
A. Nhiệt đới. C. Xích đạo ẩm.
B. Nhiệt đới gió mùa. D. Hoang mạc.
Câu 14. Tác động của các đợt khí nóng và lạnh làm cho khí hậu và thời tiết ở đới ôn hòa có đặc điểm:
A. Nhiệt độ nóng lên đột ngột . C. Nhiệt độ tăng giảm đột ngột.
B. Nhiệt độ hạ xuống đột ngột . D. Tất cả đều sai .
Câu 15. Lục địa nằm hoàn toàn ở nửa cầu Bắc:
A. Lục địa Á-Âu. C. Lục địa Phi .
B. Lục địa Nam Mĩ. D. Lục địa ô-trây-li-a .
Câu 16. Những yếu tố gây nên sự biến động thời tiết ở đới ôn hòa là:
A. Đợt khí lạnh. C. Gió Tây và dòng biển nóng.
B. Đợt khí nóng. D. Câu A+B+C đúng.
Câu 17. Thảm thực vật tương ứng với môi trường ôn đới lục địa là:
A. Rừng lá rộng. C. Rừng cây bụi gai.
B. Rừng lá kim. D. Rừng rậm xanh quanh năm.
Câu 18. Đặc điểm nổi bật của khí hậu hoang mạc:
A. Nóng ẩm quanh năm. C. Mưa theo mùa.
B. Khô hạn, biên độ nhiệt lớn. D. Mưa vào thu đông.
Câu 19. Tên một hoang mạc lớn nhất thế giới:
A. Gô-bi ở châu Á. C. Ca-la-ha-ri ở Nam Phi.
B. Xa-ha-ra ở châu Phi. D. A-ra-bi-an ở Tây nam Á.
Câu 20. Cuộc sống ở đới lạnh chỉ sinh động trong thời kì:
A. Mùa hạ. C. Mùa đông.
B. Mùa thu. D. Mùa xuân.
Câu 21. Môi trường vùng núi có khí hậu và thực vật thay đổi theo:
A. Vĩ độ. C. Độ cao và hướng của sườn núi.
B. Gần biển hay xa biển. D. Gần cực hay gần chí tuyến.
Câu 22. Vùng núi ở đới ôn hòa, thực vật thường phát triển mạnh ở khu vực:
A. Sườn khuất nắng. C. Sườn đón gió lạnh.
B. Sườn khuất gió. D. Sườn đón nắng và gió ẩm..
Câu 23. Sự phân tầng thực vật theo độ cao là do sự thay đổi của:
A. Đất đai theo độ cao. C. Khí áp theo độ cao
B. Không khí theo độ cao. D. Nhiệt độ theo độ cao.
Câu 24. Các châu lục nằm hoàn toàn ở nửa cầu Nam:
A. Châu Nam Cực. C. Châu Á
B. Châu Âu. D. Châu Mĩ.
Câu 25. Vấn đề lo ngại đang đặt ra ở môi trường đới lạnh:
A. Ô nhiễm môi trường.
B. Nguy cơ tuyệt chủng các loài động vật quý hiếm.
C. Thiếu nhân lực
D. Câu B+C đúng.
2,I. TRẮC NGHIỆM: (3.0 điểm) (Chọn câu trả lời đúng nhất)
Câu 1. Đới nóng nằm ở khoảng
A. giữa hai chí tuyến.
B. giữa đới lạnh và đới ôn hòa.
C. giữa chí tuyến Bắc đến cực Bắc.
D. giữa chí tuyến Nam đến cực Nam.
Câu 2. Nguyên nhân sâu xa gây tác động tiêu cực tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng là
A. dân số tăng quá nhanh.
B. kinh tế phát triển chậm.
C. đời sống nhân dân thấp kém.
D. khai thác tài nguyên không hợp lí.
Câu 3. Khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình là
A. Bắc Phi, Nam Phi B. Trung Phi, Nam Phi C. Đông Á, Nam Á D. Nam Á, Đông Nam Á
Câu 4. Tại sao Sê-ra-pun-di là nơi có lượng mưa trung bình cao nhất thế giới?
A. Chịu tác động mạnh của gió mùa mùa đông.
B. Nằm ngay sát biển nên chịu tác động của biển.
C. Nằm ở sườn đón gió (phía nam dãy Hi-ma-lay-a).
D. Nằm gần dòng biển nóng mang theo nhiều hơi nước.
Câu 5. Để nhận biết sự khác nhau giữa các chủng tộc người ta căn cứ vào
A. cấu tạo cơ thể.
B. hình thái bên ngoài.
C. trang phục bên ngoài.
D. sự phát triển của trí tuệ.
Câu 6. Năm 2001, Việt Nam có số dân là 78,7 triệu người, trong khi diện tích là 330.991 km2. Vậy mật độ dân số của Việt Nam năm 2001 là
A. 823 người/ km2 B. 238 người/ km2 C. 832 người/ km2 D. 328 người/ km2
II. TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1. (3.0 điểm) So sánh sự khác nhau cơ bản giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị.
Câu 2. (1.5 điểm) Trình bày đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Câu 3. (2.5 điểm) Quan sát hình 4.2 và 4.3 SGK cho biết sau 10 năm: (lấy ảnh trong sách nhé ^^)
- Hình dáng tháp tuổi có gì thay đổi?
- Nhóm tuổi nào tăng về tỉ lệ?
- Nhóm tuổi nào giảm về tỉ lệ?
Đáp án đề (2):
Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Địa lý lớp 7I. TRẮC NGHIỆM: (3.0 điểm)
(Mỗi câu trả lời đúng đạt 0.5 điểm)
Câu hỏi |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
Đáp án |
A |
A |
D |
C |
B |
B |
II. TỰ LUẬN: (7.0 điểm)
Câu 1. (3.0 điểm) Sự khác nhau cơ bản giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị:
- Quần cư nông thôn: có mật độ dân số thấp (0.5 điểm); kinh tế chủ yếu là sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp (0.5 điểm).
- Quần cư thành thị: có mật độ dân số cao (0.5 điểm), kinh tế chủ yếu là sản xuất công nghiệp và dịch vụ (0.5 điểm).
- Lối sống nông thôn và lối sống đô thị có nhiều điểm khác biệt. (1.0 điểm)
Câu 2. (1.5 điểm) Đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa:
- Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió. (0.5 điểm)
- Thời tiết diễn biến thất thường (0.5 điểm). Mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn và lượng mưa có năm ít, năm nhiều nên dễ gây hạn hán hay lũ lụt. (0.5 điểm)
Câu 3. (2.5 điểm) Tháp dân số của TP Hồ Chí Minh có sự thay đổi:
mik ghi lun đáp án nhé
Câu hỏi 1: Thế nào là sống giản dị? Ý nghĩa?
a/ Sống giản dị: là sống phù hợp với điều kiện hòan cảnh của bản thân,gia đình và xã hội .
b/ Ý nghĩa:
Người giản dị dể được mọi ngưới quý mến .
Ai cũng muốn gần gũi dể thông cảm .
Giúp con người biết sống đúng mức , thắng thắng dễ chịu .
Giúp ta tập trung sức lực thời giờ vào việc làm có ích.
Tránh xa lối sống đua đòi ăn chơi có thể làm họ sa ngã...
Câu hỏi 2: Thế nào là trung thực? Liên hệ bản thân?
a/ Trung thực:là luôn tôn trọng sự thật tôn trọng chân lí, lẽ phải, sống ngay thẳng thật thà, dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
b/ Tự liên hệ .....
Câu hỏi 3: Tự trọng là gì? Vì sao mọi người cần phải có lòng tự trọng? Tìm 2 câu ca dao (tục ngữ) nói về tự trọng?
a/ Tự trọng: Là biết coi trọng ,biết giữ gìn phẩm cách ,biết điều chỉnh hành vi cá nhân cho phù hợp với với các chuẩn mực xã hội.
b/ Vì sao mọi người cần phải có lòng tự trọng:
Là phẩm chất đạo đức cao quý và cần thiết của mỗi con người
Mọi người đều cần có lòng tự trọng, bởi nhờ đó con người sẽ tránh được những việc làm xấu có hại cho bản thân, gia đình, xã hội góp phần nâng cao phẩm giá, uy tín của cá nhân, nhận được sự quý trọng của mọi người xung quanh.
* Ca dao tục ngữ: ....
Câu hỏi 4: Yêu thương con người là gì? Vì sao phải yêu thương con người? Nêu 2 câu ca dao (tục ngữ) về chủ đề yêu thương con người?
a/ Yêu thương con người:
Là quan tâm giúp đỡ làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn
b/ Biểu hiện:
Sẵn sàng giúp đỡ, thông cảm, chia sẻ.
Biết tha thứ, có lòng vị tha.
Biết hi sinh.
c/ Ý nghĩa:
Yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc, cần được giữ gìn phát huy.
Người biết yêu thương mọi người sẽ được mọi người yêu quý và kính trọng.
Câu hỏi 5: Tôn sư trọng đạo là gì? Vì sao phải tôn sư trọng đạo?
a/ Tôn sư trọng đạo:
Là tôn trọng, kính yêu, biết ơn đối với thầy cô giáo ở mọi nơi, mọi lúc.
Coi trọng và làm theo những điều thầy cô dạy bảo.
Có những hành động đền đáp công ơn của thầy cô giáo
b/ Vì sao phải tôn sư trọng đạo:
Đối với bản thân: Trở thành người tốt có ích cho xã hội
Đối với xã hội: Thầy cô giáo có công dạy dỗ, cho chúng ta những bài học, kiến thức để bước vào đời. Đó là đạo lí tốt đẹp. Truyền thống quý báu của dân tộc.
Câu hỏi 6: Đoàn kết tương trợ là gì? Ý nghĩa của đoàn kết tương trợ? Tìm ca dao (tục ngữ, danh ngôn) nói về chủ đề: Đoàn kết tương trợ?
a/ Đoàn kết tương trợ:
Đoàn kết: Thông cảm chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.
Tương trợ: Là sự liên kết đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ nhau tạo nên sức mạnh lớn hơn để hoàn thành nhiệm vụ cuả mỗi người và làm nên sự nghiệp lớn.
b/ Ý nghĩa: Giúp chúng ta dễ dàng hòa nhập vào cuộc sống với những người xung quanh và được người khác giúp đỡ.
Tạo nên sức mạnh vượt qua khó khăn
Là truyền thống quí báu của dân tộc ta ...
Câu hỏi 7: Khoan dung là gì? Ý nghĩa?
a/ Khoan dung: là rộng lòng tha thứ cho người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm.
b/ Ý nghĩa: của lòng khoan dung: Là một đức tính quí báu của con người. Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. Nhờ có lòng khoan dung cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.
Câu hỏi 8: Thế nào là gia đình văn hóa? Tại sao cần phải xây dựng gia đình văn hóa?
a/ Gia đình văn hóa: là gia đình hòa thuận hạnh phúc tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân.
b/ Ý nghĩa:
Đối với cá nhân và gia đình: Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng, giáo dục mỗi con người.
Đối với xã hội: Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình có hạnh phúc bình yên thì xã hội mới ổn định.
Vì vậy xây dựng gia đình văn hóa là góp phần xây dựng xã hội văn hóa văn minh, tiến bộ hạnh phúc.
Câu hỏi 9: Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? Chúng ta cần làm gì và không nên làm gì để phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ?
a. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ: Là nối tiếp, phát triển, rạng rỡ thêm truyền thống.
b. Chúng ta:
Chúng ta cần phải tôn trọng tự hào tiếp nối truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ. Sống trong sạch lương thiện, tiếp thu cái mới, xóa bỏ cái cũ lạc hậu.
Không làm tổn hại đến thanh danh của gia đình dòng họ.
Câu hỏi 10: Thế nào là tự tin?
* Tự tin: là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động.
- Con người cần kiên trì, tích cực chủ động học tập hoạt động xã hội tập thể không ngừng vươn lên nâng cao năng lực nhận thức để có đủ khả năng hành động một cách chắc chắn; cần khắc phục tính rụt rè, tự ti, dựa dẫm.
Câu hỏi 1: Thế nào là sống giản dị? Ý nghĩa?
a/ Sống giản dị: là sống phù hợp với điều kiện hòan cảnh của bản thân,gia đình và xã hội .
b/ Ý nghĩa:
Câu hỏi 2: Thế nào là trung thực? Liên hệ bản thân?
a/ Trung thực:là luôn tôn trọng sự thật tôn trọng chân lí, lẽ phải, sống ngay thẳng thật thà, dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
b/ Tự liên hệ .....
Câu hỏi 3: Tự trọng là gì? Vì sao mọi người cần phải có lòng tự trọng? Tìm 2 câu ca dao (tục ngữ) nói về tự trọng?
a/ Tự trọng: Là biết coi trọng ,biết giữ gìn phẩm cách ,biết điều chỉnh hành vi cá nhân cho phù hợp với với các chuẩn mực xã hội.
b/ Vì sao mọi người cần phải có lòng tự trọng:
* Ca dao tục ngữ: ....
Câu hỏi 4: Yêu thương con người là gì? Vì sao phải yêu thương con người? Nêu 2 câu ca dao (tục ngữ) về chủ đề yêu thương con người?
a/ Yêu thương con người:
Là quan tâm giúp đỡ làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn
b/ Biểu hiện:
c/ Ý nghĩa:
Câu hỏi 5: Tôn sư trọng đạo là gì? Vì sao phải tôn sư trọng đạo?
a/ Tôn sư trọng đạo:
b/ Vì sao phải tôn sư trọng đạo:
Câu hỏi 6: Đoàn kết tương trợ là gì? Ý nghĩa của đoàn kết tương trợ? Tìm ca dao (tục ngữ, danh ngôn) nói về chủ đề: Đoàn kết tương trợ?
a/ Đoàn kết tương trợ:
b/ Ý nghĩa: Giúp chúng ta dễ dàng hòa nhập vào cuộc sống với những người xung quanh và được người khác giúp đỡ.
Câu hỏi 7: Khoan dung là gì? Ý nghĩa?
a/ Khoan dung: là rộng lòng tha thứ cho người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm.
b/ Ý nghĩa: của lòng khoan dung: Là một đức tính quí báu của con người. Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. Nhờ có lòng khoan dung cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.
Câu hỏi 8: Thế nào là gia đình văn hóa? Tại sao cần phải xây dựng gia đình văn hóa?
a/ Gia đình văn hóa: là gia đình hòa thuận hạnh phúc tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân.
b/ Ý nghĩa:
Vì vậy xây dựng gia đình văn hóa là góp phần xây dựng xã hội văn hóa văn minh, tiến bộ hạnh phúc.
Câu hỏi 9: Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? Chúng ta cần làm gì và không nên làm gì để phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ?
a. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ: Là nối tiếp, phát triển, rạng rỡ thêm truyền thống.
b. Chúng ta:
Câu hỏi 10: Thế nào là tự tin?
* Tự tin: là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động.
- Con người cần kiên trì, tích cực chủ động học tập hoạt động xã hội tập thể không ngừng vươn lên nâng cao năng lực nhận thức để có đủ khả năng hành động một cách chắc chắn; cần khắc phục tính rụt rè, tự ti, dựa dẫm.
1. Thế nào là phó từ? Có mấy loại?
2. Có mấy biện pháp tu từ ? Cho VD mỗi loại
3. Viết 1 đoạn văn từ 8 -> 10 câu đề tài tự do trong đó có sử dụng phép nhân hóa, so sánh
Đó là đề khối mk
tuy ko phải đè nào cũng giống đề nào nhưng đề lớp mình là
1 a, khái niệm và tác dụng ẩn dụ, hoán dụ
b, tìm và phân tích hình ảnh hoán dụ, ẩn dụ:
''Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ''
''áo xnh cùng với áo nâu nông thôn cùng với thị thành đứng lên
I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm):
Câu 1. Trái đất nằm ở vị trí thứ mấy trong số các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời?
A. Thứ 2 B. Thứ 3 C. Thứ 4 D. Thứ 5
Câu 2. Một bản đồ có tỉ lệ 1: 2000000, khoảng cách từ A đến B trên bản đồ đo được 5cm. Vậy trên thực địa khoảng cách đó là bao nhiêu km?
A.10km B.100km C.1000km D.10000km
Câu 3. Khi các đường đồng mức nằm gần nhau, có nghĩa là bề mặt địa hình mà chúng biểu thị sẽ có dạng:
A. Bằng phẳng B. Thoai thoải C. Thẳng đứng D. Dốc
Câu 4. Để biểu thị các vùng trồng trọt trên bản đồ, người ta sử dụng kí hiệu:
A. Kí hiệu đường B. Kí hiệu điểm
C. Kí hiệu diện tích D. Kí hiệu hình học
Câu 5. Trong các tỉ lệ bản đồ sau, tỉ lệ bản đồ nào thuộc loại lớn?
A. 1: 150000 B. 1: 250000 C. 1: 500000 D. 1: 1000000
Câu 6. Kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến số:
A. 00 B. 1800 C. 1000 D. 900
II. TỰ LUẬN (7,0 điểm):
Câu 1. Thế nào là kinh độ, vĩ độ của một điểm? Viết toạ độ địa lí của các điểm A, B, C, D.
Câu 2. Tỉ lệ bản đồ là gì? Khoảng cách từ Thành phố Kon Tum đến huyện Kon Rẫy là 45 km. Trên một bản đồ khoảng cách đó đo được là 9 cm. Vậy bản đồ đó có tỉ lệ bao nhiêu? (Thực hiện phép tính) Cho biết tỉ lệ bản đồ đó thuộc loại nào?
đề cương hay đề thi vật bn...khó quá