câu 1:kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đến trường nêu ý nghĩa bài ngày đầu tiên đi học
câu 2:kể một câu chuyện về nhạc sĩ Môda
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mình thấy bài này cx đc, bạn cố gắng biến đổi lời văn thành của mình nhé!
Cấu trúc luận điểm đây rồi nhé bạn!
Thời học sinh là quãng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi con người . Chính vì vậy , những kỉ niệm gắn bó với tuổi thần tiên ấy cũng sẽ không bao giờ phai nhạt trong tâm khảm chúng ta. Và với tôi, mà không, với rất nhiều người nữa, ngày khai trường đầu tiên sẽ là hồi ức tươi đẹp nhất, để lại ấn tượng sâu sắc nhất. Ngày khai trường đầu tiên của các bạn như thế nào? Còn với tôi, đó là một buổi sang mùa thu trời trong xanh. Mẹ gọi tôi dậy từ sáng sớm, rồi lại tất bật chuẩn bị cho tôi; nào quần áo đồng phục, sách vở, rồi nấu ăn sang cho cả nhà. Nhì mẹ bận rộn như vậy, tôi thầm tự nhủminhf phải vệ sinh thật nhanh chóng để mẹ không phải nhắc nhở. Ấy vậy mà cứ một lúc mẹ lại giục tôi “Quỳnh ơi nhanh lên nào không lại muộn giờ mất!” Lúc ấy, tôi nghĩ thầm, chắc khai trường sẽ có rất nhiều chú công an, nếu mình đi muộn, mẹ sợ mình sẽ bị các chú ấy bắt nên phải luôn mồm thúc tôi như vậy. Thế nên tôi quáng quàng cả lên, ăn vội mấy miếng cơm rang và lúc này, người giục mẹ tôi chở đi khai giảng sớm lại chính là tôi. Mẹ cười đôn hậu và dịu dàng nói “Cứ từ từ thôi con ạ, còn sớm mà, ăn cho no đã” Rồi tới lượt bố tôi chậm rãi nói “Hôm nay con đã là học sinh lớp một rồi, phải ngoan và biết nghe lời mọi người hơn nữa, không còn nhõng nhẽo, làm nũng bố mẹ như các em bé nữa nghe chưa! Trong lớp con phải cố gắng nghe cô giáo giảng bài, cố gắng tập đọc, tập viết, dành được nhiều điểm 10, con có hứa với bố không?” Tôi lí nhí đáp: “Dạ, có ạ!” Tôi chào bố và ra sân lên xe, mẹ chở tới trường. Con đường hôm nay thật đông đúc và nhôn nhịp, tôi nghe mẹ bảo, hôm nay , các bạn, các anh các chị cũng đi khai giảng như tôi. Tôi thích thú và tò mò về ngôi trường mới, không còn sợ chú công an như lúc ở nhà nữa. Tới rồi! Ngôi trường mới của tôi. Ôi! Đẹp quá! Tôi thốt lêntrong niềm sung sướng. Ngôi trường rộng rãivaf khang trang, trong sân trường có cả một hồ nước trong vắt và vườn câyvowis đủ các lời hoa. Đến chỗ nào tôi cũng chỉ cho mẹ những phát hiện mới của mình. Tới sân trường, tôi được mẹ dẫn vào hàng của lớp1A2. Chúng tôi, những cô bé, cậu bé học trò lớp 1bước vào lễ chào cờ đầu tiên. Tôi thắc mắc không hiếuao trên cổ của các anh chị lớp lớn, ai cũng đều đeo chiếc khăn mầu đỏ. Về sau tôi được mẹ giải thích, nếu tôi cố gắnghocj tập và đạt kết quả cao sẽ được kết nạp làm đội viên đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và cũng sẽ được đeo khăn quàng đỏnhuw các anh chị ấy. Sauk hi kết thúc nghi lễ chào cờ, cô hiệu trưởng lên nhắc nhở và căn dặn hopcj sinhnhieemj vụ năm học mới . Khi cô đánh những tiếng trống đầu tiên, cũng là lúc từng chùm bóng bay sặc sỡ được thả lên trời. Buổi lễ kết thúc và chúng tôi trở về lớp. Bất chợt, tôi nhận ra…mẹ, mẹ đâu rồi! Tôi hoảng hốt đảo mắt khắp sân trường, vẫn không thấy mẹ đâu. Tôi òa lên khóc nức nở. Bỗng tôi nhận thấy có một bàn tay đặt lên vai mình, sau đó là giọng nói nhẹ nhàng “Em bé ở lớp nào? Sao đứng ở đây khóc mà không vào lớp đi?” Tôi ngước mắt lên, một chi lớn tuổi hơn tôi, dáng cao gầy, tóc thắt hai bên . Tôi vừa nói, giọng nói nghen ngào trong tiếng khóc “Em…em học lớp 1A2. Em chẳng thấy mẹ ở đâu cả hu …hu…” Chị phì cười rồi nói: “Em bé ngốc, chắc mẹ em về rồi, em vào lớp đi, khi nào học song thì mẹ sẽ tới đón” Tôi ngây thơ hỏi chị : “Chị ơi, thế lúc nào học song hả chị? Em nghe chị hàng xóm bảo phải học 12 năm cơ, thế lúc nào em lớn em lớn em mới được gặp mẹ à chị? À chị ơi, em không biết lớp 1A2 ” “Không phải đâu em à, em học từ bây giờ đến buổi trưa, mẹ sẽ đến đón”, vừa nói chị vừa dẫn tôi tới một phòng học “Đây là lớp 1A2, em cố gắng học tập tốt nhé! Thôi chào em. Chị cũng phải về lớp đây!” Nói rồi chi chạy đi, thoắt cái đã không còn thấy chị đâu nữa. Mãi về sau này tôi mới phát hiện , mình chưa hỏi tên, nhưng cái hình ảnhcao gầy và mái tóc thắt bím hai bên của chiij đã để lại ấn tượng không bao giờ quên trong tôi. Tôi bước vào lớp, một cảm giác thật khó tả : Lạ lẫm, bỡ ngỡ và đôi chút lo sợ. Cô giaosawps xếp chỗ ngồicho chúng tôi thật nhanh chóng. Chỉ đến khi đã yên vị trong chỗ ngồi mới, tôi mới có dịp quan sát lớp học , cô giáo và những người bạn mới . Cảm giác xa lạ biến đi đâu mất, cô giáo nhắc chúng tôilaays sách vở viết bài tập viết đầu tiên. Không gian trở nên vắng lặng. Sân trường vừa đông đúc, nhôn nhịp là thế, giờ đã không còn một bóng người. Giờ đây, tôi chỉ còn nghe thấy tiếng lích chích của vài chú chim non và tiếng đọc bài của cô giáo… “Ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt tay tới trường, em vừa đi vừa khóc, mẹ dỗ dành yêu thương…Ngày đầu như thế đó, cô giáo như mẹ hiền,…” Ngày đầu tiên ấy trôi qua, nhưng những cảm xúc sẽ không bao giờ mờ phai, và với tôi, cái ngày ấy như chỉ mới là ngày hôm qua mà thôi , những vui , buồn, hạnh phúc, thích thú, bỡ ngỡ, lo sợ trong ngày đầu tới lớp là những dư âm tới tận mai sau.
p/s: Bạn lớp mấy vậy?
Lớp 8. Muốn tham khao thêm mấy bài để viết cho xuôi bạn ạ. Thanks nha. :v
Sau Tết, những buổi sớm mai thường se lạnh. Ngôi trường cấp một nhỏ nhắn còn ẩn hiện trong màn sương mỏng lửng lơ. Tuy mùa đông đã cởi chiếc áo xanh của mình để đón rước nàng xuân, thế mà ngôi trường vẫn còn như ngủ rất kĩ trong khí trời có gió heo may…
Rồi ông mặt trời ló dạng. Nắng rải vàng sân trường, nắng như những lớp bụi óng len lỏi vào trong lớp học. Nắng rực rỡ và chiếu sáng các khuôn mặt đầy sức xuân của lớp tôi. Ngôi trường đã thức dậy.
Tụ tập tại lớp là eác bạn nhỏ lớp 1A chúng tôi. Ai cũng hăng hái kể chuyện ngày xuân trong dịp nghỉ Tết vừa qua. Bé Mai với bím tóc mềm hoe hoe vàng, ngúng nguẩy đôi bướm trên đầu trông thật dễ thương. Bạn ấy khoe: "Năm nay, mẹ tôi đưa tôi xuống thuyền, dắt tôi về với ngoại nè, ở quê ngoại lạ lắm nghe, có dừa nước có cây bần mà quả của nó chắc là ăn ngon lắm!". Nam là một cậu bé lí lắc nhất lớp tôi cướp lời: "Tớ cũng về quê nội của tớ chứ bộ. Ở đó cũng có bần, tớ đã ăn no rồi, chát ơi là chát, đâu ngon lành gì. Nghe nói ăn nhiều là chết vì ngộ độc đấy!…".
Bỗng có tiếng nói từ bức tường trước mặt: "Các bạn ơi, cho tôi tâm sự vài lời cùng các bạn với!". Tất cả chúng tôi ngơ ngác, mọi người đều đưa cặp mắt nhìn lên tấm bảng đen và quay lại nhìn nhau.
– "Ai vậy kìa…" – Mai lúng túng.
– "Chẳng lẽ bảng lại nói được sao" – Nam im thin thít rồi nghi ngờ hỏi.
– "Đúng đấy, chính tôi là Bảng Đen đang nói với các bạn đấy! Các bạn có cho tôi được nói đôi lời đầu năm mới không?".
Mai chau mày:
– "Nhưng mà Bảng ơi, "tâm sự" là cái gì, tôi không hiểu!".
– Ừ nhỉ, sao lại không nói chuyện như tụi mình mà lại "tâm sự"? 'Tâm sự' nghĩa là bạn định bày trò chơi cho chúng tôi phải không hở Bảng? – Nam cũng thắc mắc như Mai.
– Không đâu, tâm sự nghĩa là chúng mình trò chuyện thân mật với nhau dấy mà!
– À, vậy thì Bảng cứ nói chuyện với chúng tôi đi. Đầu năm nghe Bảng nói chuyện chắc cũng thú vị lắm đây! Nam lên tiếng.
Đảng Đen chậm rãi tiếp lời: "Chắc có lẽ từ khi bước vào lớp học này, cho đến hôm nay, đã bao lần các bạn theo bàn tay cô giáo nhìn thấy những chữ viết và những con số. Nhưng đã có bạn nào nghĩ và chú ý đến tôi chưa? Tôi không tự khoe mình đâu nhưng cũng thật là tủi thân khi thấy mình làm việc có ích cho mọi người mà lại bị mọi người hất hủi và hành hạ.
– Ủa, đã có ai đối xử tệ với Bảng Đen thế hở bạn? Mai lên tiếng cắt ngang lời Bảng Đen.
– Bạn hãy nhìn lên mặt bên phải của tôi thì rõ. Bạn có thấy những vết dao rạch chằng chịt với việc khắc những chữ a, b, c xiêu xọ không thể xóa được trên mặt tôi đấy không? Và phía bên trái, bạn không thấy một mảng sơn của tôi đã bị bong ra do một quả banh các bạn đá trong lớp đập vào đó sao? Bạn hãy nhìn góc dưới của tôi đi, nó bị vênh ra và gãy mép, đó là do các bạn treo tôi trên hai sợi dây thép nhỏ xíu cho nên một lần các bạn níu lấy tôi để quét mạng nhện và tôi rớt xuống mới ra cơ sự đó
Thời gian thấm thoát trôi đi, đã ba năm rồi, tôi vẫn còn nhớ. Hồi học lớp Hai, tôi và Quỳnh rủ nhau ra vườn hoa trong trường chơi vào giờ giải lao.
Buổi sáng hôm ấy là một buổi sáng mùa xuân, không khí ấm áp, chúng tôi tha hồ hít thở bầu không khí trong lành. Vườn trường có nhiều sắc hoa. Tôi thích nhất là cây hoa cúc vàng. Nó nhiều cánh, nhị ở giữa, cánh hoa mềm mại xếp đều vào nhau; hương hoa thơm thoang thoảng và trông thật dễ thương, sắc hoa màu vàng rực rỡ. Tôi nói:
- Quỳnh ơi, xem kìa, hoa cúc mới đẹp làm sao!
Quỳnh bĩu môi:
- Ờ đẹp thật! Nhưng làm sao đẹp bằng hoa hồng. Hoa hồng là bà chúa của các loài hoa.
Tôi và Quỳnh mải tranh cãi với nhau, ai cũng cho ý mình là đúng và có lí cả. Suốt thời gian đầu Quỳnh vẫn bảo vệ ý đúng của mình. Quỳnh giận tôi thật rồi! Từ góc vườn, bác bảo vệ lại gần chúng tôi:
- Này hai cháu, từ nãy đến giờ bác đã nghe hai cháu tranh cãi với nhau việc hoa nào đẹp hơn rồi. Bây giờ bác nói cho hai cháu nghe nhé: “Hoa nào cũng đẹp, mỗi hoa có một vẻ đẹp riêng. Cái chính là chúng ta phải biết chăm sóc cho hoa đẹp hơn, tươi hơn và đâm chồi để nở ra nhiều hoa khác”. Tôi và Quỳnh nghe bác nói mới hiểu ra. Lúc bấy giờ chúng tôi nhìn nhau với ánh mắt vui vẻ như ban đầu. Vườn hoa trước mắt chúng tôi lúc bấy giờ như đẹp hơn.
Bây giờ chúng tôi đã lớn. Ba năm qua, kỉ niệm thời thơ ấu vẫn đọng mãi trong tôi: Một tình bạn đẹp, một kỉ niệm khó quên.
đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê
Với tuổi học trò, ai cũng có cái nao nao của buổi tựu trường, Nhưng lần này, tôi tự nhiên thấy lạ: lần đầu tiên tôi đến với mái trường THPT.Bao niềm vui, sự hảnh diện và cả sự rụt rè bỡ ngỡ cứ xen lẫn trong tôi với nhũng ấn tượng sẽ đọng lại mãi trong lòng.
Ngày đầu tiên đến trường – đó là một ngày nắng ấm, khí trời dìu dịu êm ái , theo sự thông báo của nhà trường , tôi đã chuẩn bị đủ tất cả mọi thứ nào là quần áo, giày dép, tập sách…. Nhưng lòng tôi vẫn cứ xôn xao khó tả. Bởi trước mắt tôi lúc này là một khung trời mới: bạn bè, thầy cô, trường lớp… đều mới tinh.Trong những năm trước, sau ba tháng hè nghỉ học, chúng tôi lại trở về mái trừơng thân quen với những hàng cây, ghế đá,..in đậm bao kỹ niệm của những lần nô đùa cùng bè bạn. Còn năm nay, tôi đã bước chân vào ngưỡng cửa cấp ba - một chân trời hoàn toàn mới lạ. Ngôi trường tôi học năm nay rất khang trang, và không gian thoáng đãng..Từ cổng trường là một hàng cây me già rợp bóng mát dẫn lối vào các dãy phòng học ba tầng uy nghi, đẹp đẽ . Nào là hàng cây, phòng học, cột cờ ….tất cả đều dập vào mắt tôi, khiến lòng không thể nén lại được cảm xúc ngỡ ngàng , bao niềm vui sướng và tôi đã thốt lên: “Ôi! Ngôi trường đẹp quá!”.
Chúng tôi, các lớp 10 cũng như anh chị lớp 11 dược phân công về các lớp. Tôi thầm ước sao cho mình có thể học chung với một số người bạn cũ. Tiếc thay, lớp tôi học hoàn toàn là bạn lạ. “Nhưng dần rồi mình cũng sẽ quen với những bạn ấy thôi” - Tôi tự an ủi mình như thế. Sau mấy phút bỡ ngỡ ban đầu, tôi thấy cô giáo chủ nhiệm bước vào. Dáng đi, hình ảnh của cô làm cho tôi gợi nhớ về cô giáo chủ nhiệm năm lớp 9.Vẫn một dáng người thon thả, đôi mắt hìên lành, mái tóc đen dài.. Chính hình ảnh có của cô đã làm cho tôi phần nào bớt đi sự lo lắng vì xung quanh tôi toàn là bạn lạ. Lởi đầu tiên cô nói với chúng tôi là những lời dạy bảo ân cần về ý thức và trách nhiệm đối với bản thân, trường, lớp, trong học tập và rèn luyện trong năm học đầu tiên của ngưỡng cửa cấp ba.Tôi nghĩ đó là bài học đầu tiên mà tôi có thể có được ở ngôi trường mới này..
Ấn tượng nhất trong tôi là ngày khai giảng. Trong trang phục là một bộ đồ dài trắng tinh, tôi ra dáng là một nữ sinh thực sự. Tôi vừa thèn thẹn vừa cảm thấy mình như trưởng thành hơn. Tiếng trống khai trường do thầy hiệu trưởng gióng lên vang xa và âm thanh đó như lưu vào trong tôi một cảm xúc xao xuyến, lạ lùng. Tôi biết là từ hôm nay tôi hoà nhập vào một môi trừong mới.
Tôi được học trong một ngôi trường có bề dày thành tích và truyền thống dạy học - Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt, bản thân tôi có biết bao nhiêu niềm vui sướng và lòng tự hào và có xen lẫn một vài nỗi lo sợ . Nhưng điều quan trọng trong tôi lúc này, tôi hứa sẽ quyết tâm học tập và rèn luyện sao cho xứng đáng với truyền thống của nhà trường.
Với bao nhiêu diều suy nghĩ trong tôi , có cả niềm vui xen lẩn niềm kiêu hảnh và cả sự thẹn thùng bỡ ngỡ và một chút lo lắng…. Bấy nhiêu cảm xúc của những ngày đầu tiên đó dưới mái trường THPT chắc chắn sẽ đọng lại mãi trong lòng tôi như một dấu ấn không thể phai mờ …
Hàng năm cứ đến ngày khai trường, lòng tôi lại nao nao đến khó tả. Cái cảm giác bâng khuâng đến xao xuyến - và ngày này đã trở thành kỷ niệm khó phai trong ký ức của tuổi thơ tôi...
Vài hôm trước ngày khai giảng, ba mẹ tôi hối hả mua cho anh em chúng tôi từng cái áo, cái quần, đôi dép... đến cái nón, cây viết và cẩn thận bao bìa, dán nhãn cho anh em tôi từng quyển tập, quyển sách. Cả đêm, ba mẹ vẫn không ngủ để chuẩn bị chu đáo mọi thứ cho chúng tôi ngày mai đến trường. Hẳn là để chúng tôi có được niềm vui ngày tựu trường, gánh nặng trên vai của ba mẹ đã phải nhiều hơn, nhưng tôi vẫn cảm nhận được niềm hạnh phúc tràn đầy trong mắt của ba mẹ.
Trời vừa rạng sáng, tôi đã vội vàng mặc quần áo mới, mang đôi giày "ba-ta" trắng tinh vào và đứng soi trước gương. Tôi khẽ mỉm cười sung sướng: "Ừ, giờ thì mình đã là học sinh cấp ba rồi nhé!". Rồi tôi đạp xe nhanh chóng đến trường với niềm vui hớn hở: sắp gặp bạn bè và thầy cô mới...
Hàng cây quen thuộc bên đường ngày nào, giờ sao khác quá. Có lẽ chúng cũng rạo rực như chúng tôi. Những hạt sương tối qua vẫn còn lấm tấm trên lá, đang long lanh dưới nắng mai vàng rỡ, vô cùng ngoạn mục. Dường như mọi vật đều tràn đầy sức sống.
Bước chân vào ngôi trường cấp ba, tất cả mọi thứ đều lạ lẫm, bỡ ngỡ đối với tôi. Ngôi trường mới này có khuôn viên lớn hơn, cây cỏ và hoa kiểng nhiều hơn so với trường cũ của tôi. Nhiều phòng học dài cứ nối tiếp nhau... Tôi ngơ ngác kiếm tìm lớp học của mình, bước đi tới lui liên tục làm trán ướt đẫm cả mồ hôi.
Tôi cố đảo mắt xung quanh để tìm một đứa bạn cũ nhưng cũng đành thất vọng. Tất cả đều là bạn mới, lạ lẫm. Ai cũng trang phục chỉnh tề, tươm tất từ đầu tóc, mặt mũi đến giày dép. Mọi thứ đều sạch sẽ, mới tinh. Dường như các bạn đều muốn khám phá tất cả những cái còn bỡ ngỡ xung quanh mình, với tâm trạng hớn hở và rạo rực.
Thỉnh thoảng, tôi nhìn thấy có vài anh chị năm trước đang tụm năm, tụm bảy trò chuyện ríu rít. Các anh chị trông có vẻ tự tin hơn so với chúng tôi. Họ bắt chuyện và hướng dẫn tận tình cho chúng tôi biết chỗ của căn tin, thư viện, nhà sách, giới thiệu cho chúng tôi biết sơ nét về từng giáo viên sẽ dạy mình... Chúng tôi cứ ngơ ngác lắng nghe hướng dẫn của các anh chị.
Tiếng kẻng vang lên, báo hiệu giờ vô lớp, khác với tiếng trống quen thuộc của trường cấp hai ngày nào. Chúng tôi nhanh chóng xếp hàng và chờ giáo viên chủ nhiệm xuống lớp. Tâm trạng bạn nào cũng náo nức và hồi hộp. Bỗng tôi nghe có tiếng hỏi thăm quen thuộc và thân thương: "Bạn tên gì? Nhà ở đâu? Năm rồi học trường nào vậy...?"
Nhiều năm trôi qua nhưng những cảm xúc về ngày khai giảng đối với tôi khó có thể diễn tả hết, nó đã in sâu vào con tim của tôi từ bao giờ. Và mỗi năm cứ đến ngày này là lòng tôi lại dâng lên những cảm xúc da diết đến không nguôi...!.
Học tốt !Nabi Rain
“Ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt em tới trường, em vừa đi vừa khóc. Mẹ dỗ dành yêu thương,...” Đó là những cảm xúc đầu tiên của tôi khi chuẩn bị vào lớp một. Khi tôi ngân nga bài hát này thì lòng tôi lại nhớ đến những kỉ niệm đẹp của ngày đầu tiên đi học.
Nhớ lại lúc ấy, cái thuở tôi còn bé xíu cùng mẹ bước chân vào một ngôi trường tiếu học rộng thênh thang. Khi mới vừa bước chân vào trường thì tôi nắm lấy tay mẹ tôi thật chặt chứ không như những lúc ở nhà; đi đâu cùng được và cũng chẳng sợ gi. Có lẽ vì tôi đã quá quen với từng con hèm nhỏ ở nhà tôi nên tôi chẳng sợ gì cả, tôi chạy bỏ mẹ lại thật xa. Vậy mà lúc ấy tôi lại chẳng dám rời khỏi mẹ dù chỉ một bước. Giờ học bắt đầu, cồng trường đóng lại, tôi bơ vơ trong lớp nhìn ra ngoài cổng xem còn có mẹ không. Tôi như ở một thế giới hoàn toàn khác khi tôi vừa chia tay mẹ. Lúc đó tôi chẳng biết phải làm gì chỉ biết đứng đỏ mà khóc. Và rồi, cô đến bên tôi, cô nắm lấy tay tôi và cô nói ràng: “Đừng sợ, có cô đây” Tôi nghe cô nói, lời nói thật ngọt ngào và dịu dàng biết bao. Tôi cứ ngỡ cô là người mẹ thứ hai của tôi, che chở, quan tâm, chăm sóc và dạy dỗ tôi. Tôi lúc ấy không còn đi chơi như ngày trước nữa mà tôi đã đi học.
Ngày đầu đi học thật khó, tôi chẳng biết gì cả. Tôi chẳng biết cầm bút, chẳng biết sách vở là gì nhưng điều đó chẳng khó gì khi có cô bên cạnh tôi. Cô đã chỉ tôi cách cầm bút, tập cho tôi viết chữ. Và rồi ba tiếng trống trường vang lên, báo hiệu giờ về đã đến. Những bạn khác thì được ba mẹ đón về nhà. Cô cũng về nhà, chỉ còn lại một mình tôi - cậu học trò lớp một cô đơn trong căn phòng lạnh lẽo. Tôi đã khóc, khóc rất to rồi đột nhiên có ai đó khẽ đặt tay lên vai tôi và nói: “Mình về nhà thôi con”, lúc đó tôi mới nhận ra là mẹ đã ở bên tôi.
Ôi! Sao tôi thương đến thế, sao tôi nhớ đến thế. Cái ngày đầu tiên đi học của tôi. Cái ngày mà tôi có nhiều ki niệm nhất trong tuổi thơ của mình.
Đã mấy năm trôi qua rồi, bây giờ tôi đã khôn lớn. Như thể nghe thấy tiếng trống vang lên buổi tựu trường đầu tiên của tôi và tôi cũng tưởng rằng điều đó như vừa mới xảy ra thôi.
Vào tối hôm trước khi buổi tựu trường đầu tiên của tôi, ba tôi chuẩn bị cặp sách, mẹ thì ủi quần áo để chuẩn bị cho tôi đi học vào ngày mai. Mọi thứ đều đã được chuẩn bị sẵn sàng. Tôi thì háo hức đợi đến ngày mai vì đó cũng chính là sự tự hào của bố mẹ. Mong ước của họ là thấy con mình được cấp sách đến trường. Sáng hôm đó, tôi thức dậy thật sớm và vệ sinh cá nhân xong, tôi tự mặc quần áo của mình, đeo cặp sách sẵn sàng. Ọuang cảnh trên con đường thật kì lạ, khác hẳn so với trước đây, mọi thứ xung quanh đều được thay đổi. Từ những bãi đất trống đã thành những ngôi nhà lớn, từ những con đường hẹp đã trở thành một con đường rộng rãi, thoáng mát. Khi đến trường, tôi thấy ngôi trường “ôi chao, sao rộng lớn quá vậy? kèm theo đó là một sự ngạc nhiên trên gương mặt của tỏi. Tôi bị choáng ngợp và không dám bước vào nhưng khi thấy ai ai cũng đang vui vẻ bước vào thì tôi lại suy nghĩ lại, bước qua cánh cổng đó là một thế giới kì diệu sẽ mở ra. Thế giới kì diệu ấy sê giúp chúng ta khôn lớn, biết được những kiến thức cần có và quen biết được nhiều bạn bè mới, thầy cô mới, mang đến cho ta biết bao điều thú vị. Lúc xếp hàng, ai ai cũng đều đứng nghiêm chỉnh để đi vào lớp. Bước vào lớp học, tôi thấy rất tuyệt vời vì bàn ghế được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng. Các lớp khác cũng đều như vậy. Tôi nghe nói bên Nhật, ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, ai ai cũng tạm thời gác công việc của mình để tham gia buổi lề khai giảng năm học mới. Đối với người Nhật, đó chính là ngày quan trọng nhất. Tới khi gặp cô giáo chủ nhiệm, tôi cứ sợ ràng cô sẽ rất nghiêm khắc và rất dữ cho tới khi qua tiết học đầu tiên thỉ tôi mới biết rằng cô là một cô giáo rất nhiệt tình trong việc giảng dạy, hiền lành, yêu thương và tận tình giúp đờ chúng tôi trong việc học tập. Sau khi học hết ngày đầu tiên thì tôi lại mong ước ngày hôm sau mau mau đến để tôi được đi học và khám phá nhiều điều thú vị hơn nữa.
Suốt mấy năm qua, kí ức đó sẽ luôn luôn ghi khắc trong tim tôi. Nhớ lắm kí niệm tuổi học trò ơi!
Bạn tham khảo nè :
Đề 1 :
Nhân lúc soạn lại tủ sách cũ để sắp xếp góc học tập cho niên học mới khi bước vào lớp 8, em làm rơi ra một tấm ảnh kỉ niệm năm lớp một, chụp cùng bè bạn ngày lãnh thưởng cuối năm. Nhìn gương mặt ngây thơ của em và các bạn trong ngày ấy... bao kỉ niệm ngày đầu tiên nhập học trường tiểu học lại trở về trong trí óc em, rõ ràng như một cuốn phim... .
Đó là một buổi sáng đầu tháng 9. Sau một đêm mưa, trời Sài Gòn nắng ấm dìu dịu... Mẹ gọi em dậy sớm, mặc vào cho em một chiếc áo trắng tinh cổ lá sen và chiếc váy màu xanh nước biển mà mẹ đã ủi kĩ đêm qua. Mẹ bảo em quay đi quay lại mấy vòng., em lúng túng làm theo lời mẹ với nỗi hồi hộp... Rồi mẹ ôm em vào lòng và bảo:
- Con gái mẹ giờ đã lớn rồi, năm nay con không mặc áo đầm bông đi nhà trẻ nữa, con đến trường này học lớp một. Cô giác sẽ thay mẹ dạy con những điều mới, điều hay con phải ngoan ngoãn nhé!
Đi đường, em lo lắng tự nhủ: Không biết cô giáo có khó lắm không nhỉ? Sao mà cuốn sách "Tiếng Việt" mẹ mua nhiều chữ đến thế? Mình có học hết và nhớ hết không nhỉ? Còn cuốn sách Toán và bao nhiêu cuốn sách nữa, sao mà nó dày cộm, không như các cuốn sách tô màu của nhà trẻ!... Hai bên đường, người và xe chạy ngược xuôi, nườm nượp, em ngồi sau xe của mẹ, nghe loáng thoáng tiếng mẹ dặn dò:
- Con vào trường, phải lễ phép chào các thầy, các cô con nhé, tìm xem lớp một C ở đâu, thì đứng vào xếp hàng, nếu bạn nào chen lấn thì con cứ tạm nhường nhịn bạn; nếu bạn nào bắt nạt con, phải nói khéo, nếu bạn vô lí cố tình gây chuyện thì con phải mách cô giáo, đừng gây gổ với các bạn con nhé!...
Đã đến cửa trường, nghe mẹ dặn thế, tôi càng ngại ngần bước vào sân... mặt tôi ngẩn ra... nhìn mẹ lo âu như chực khóc! Mẹ tôi cười xòa, ôm tôi mà nói:
- Mẹ lo xa mà dặn con thế thôi, chứ trường này, các bạn con cũng có cha mẹ, dặn dò, dạy dỗ các bạn như ba mẹ đã dạy dỗ, dặn dò con vậy mà! Này nhé: Hôm nọ xem danh sách lớp con, thấy có tên của bạn Bình Minh và bạn Anh Dũng, cùng là bạn của lớp mẫu giáo cũ, con có nhớ không?
Nghe đến đó, tôi mới hết rưng rưng nước mắt, mỉm cười và gật đầu, tạm biệt mẹ. Cầm chiếc cặp nặng nề và to kềnh càng ấy, tôi lúng túng bước vào sân trường, cổng trường dầy đăch học sinh... tôi ngước nhìn bốn bên xem lớp 1C của tôi ở đâu, nhưng tôi chỉ thấy loáng thoáng các anh, các chị lớp bốn, lớp năm đang chạy quanh tôi, chơi trò rượt bắt một cách vui vẻ... .Những anh chị ấy làm tôi không tìm đường đến lớp mình, nhưng sau lại cho tôi cảm giác yên tâm: Ngôi trường này là một nơi vui vẻ, có lẽ ít ngày sau, tôi sẽ cùng bạn Bình Minh, Anh Dũng và các bạn mới chơi đùa nơi đây! Nghĩ vậy, tôi mỉm cười và có thêm kiên nhẫn, tìm ra lớp mình?
Vừa rảo bước trên sân tìm lớp, trong trí tôi vừa lúc vừa nhớ lại giọng đọc một bài văn hay của mẹ tôi đêm qua: "Con ơi! Hiện thời, không một đứa trẻ nào mà không đi học. Con hãy nghĩ đến những lúc người thợ làm lụng cặm cụi cả ngày, tối đến còn phải cắp sách đi học, những cô thiếu nữ suốt tuần bị giam giữ trong xưởng, chủ nhật đến, cũng rủ nhau đi học, những binh lính hết giờ luyện tập cũng đem sách vở ra học, viết. Cho đến những đứa trẻ mù, trẻ cảm, chúng cũng đều đi học cả.
Mỗi buổi sáng, lúc con ra đường, con hay nghĩ cũng vào giờ này, trong thành phố ta có thể có đến ba vạn đứa trẻ cũng như con, đi "chầu" lớp học trong ba tiếng đồng hồ để được mở mang trí tuệ... Con hãy tưởng tượng cũng vào giờ này, có những đứa trẻ lếch thếch trên những con hẻm nhà quê, rảo bước trong các thành phố phường huyên náo, dưới bầu trời oi ả hay trong cơn mưa tuyết lạnh lùng, chúng đi thuyền ở xứ chẳng chịt sông ngòi, chúng phải cưỡi ngựa trên nhhuwngx cánh đồng không mông quạnh hay ngồi xe trượt trên những bãi băng giá lạnh, chúng xuống lũng, lên đồi, chúng xuyên rừng, lội suối, chúng vượt qua những ngọn đồi hẻo lánh hoang vu. Ăn mặ hàng nhìn lối khác nhau, nói băng trăm thứ tiếng khác nhau... Từ ngôi trường lấp lánh trong tuyết xứ Canada đến nóc trường hẻo lánh lẫn trong khóm gồi xứ Ả Rập, có tới hàng triệu triệu đứa trẻ cùng học một điều giống nhau bằng các thể thức khác nhau... Trong cái "tổ kiến học sinh" ấy, con được hân hạnh dự phần...
Cố lên, tên lính nhỏ trong đạo quân lớn lao kia! Cố lên con ơi, lấy sách vở làm khí giới, lấy lớp học làm quân đội, lấy thế giới làm bãi chiến trường, coi sự ngu dốt là thù địch và lấy sự văn minh của nhân loại làm cuộc khải hoàn, con phải phấn đấu luôn luôn và chớ hề làm tên lính hèn nhát!"
Khi tôi đứng xếp hàng vào lớp 1C một lúc sau thì cô giáo mới của chúng tôi xuất hiện. Đó là cô N, một cô giáo có dáng vẻ tận tụy và gầy gò. Cô hướng dẫn chúng tôi so hàng rồi dắt chúng tôi lên lớp. Buổi học ấy, cô giáo xếp chỗ ngồi, chia tổ cho chúng tôi. Điểu vui nhất là tôi và bạn Bình Minh lại được xếp vào cũng một tổ. Cô còn dặn chúng tôi phải mua bao nhiêu quyển vở, bao bìa dán nhãn ra sao. Những quy định về kỉ luật, cách giơ tay phát biểu và những trường hợp sẽ được cô khen thưởng... Tôi càng ngày càng thấy có nhiều điều mới và hay...
Reng... Reng... giờ ra chới ấy, tôi đã cùng bạn Bình Minh và một bạn mới chạy chơi rượt bắt , nhưng rủi sao, khi gần bắt được bạn Minh thì tôi trượt chân ngã, máu rướm ra ở đầu gối. Các chị lớp lớn chỉ cho chúng tôi "phòng y tế". Hai bạn cùng dìu tôi về phòng y tế. Nhìn vẻ mặt lo lắng của các bạn cũ và mới, tôi cảm động quá, nhìn các bạn mỉm cười: "Không sao, không có đau đâu mà, hay mình chơi tiếp nhé?". Nhưng bạn Minh nói: "Thì bạn cứ vô nhờ cô y tá băng lại đi, rồi mình chơi tiếp được mà!"
Những giọt "An côn" làm tôi rát quá, xuýt xoa, nhăn nhó. Nhưng sau khi cô y tá lau chùi và băng bó xong, tôi lại hết đau ngay. Chúng tôi lại tiếp tục vui đùa trên những dãy hành lang lớp một.
Vậy mà khi vào học tiếp hai tiết nữa, tôi thấy bụng đói và nhớ mẹ lạ lùng, tôi cố quên hình ảnh mẹ để nghe cô giảng... cho đến khi trống trường báo hiệu tan học.
Bỗng một giọng nói đột ngột vang lên: "Con ơi, ngồi làm gì ở đó mà lâu thế? Con dọn dẹp, sắp xếp xong chưa? Đi ăn cơm nào!" Tôi giật mình nhìn lại, thì ra mẹ đã kéo tôi về thực tại: năm học lớp tám đang chờ đón tôi. Tạm biệt mùa hè!
Đề 2 : ( Tham khảo )
Thời gian trôi đi nuôi dưỡng tâm hồn con người, giúp ta trưởng thành hơn cả về thế chất, tinh thần và chắp cánh cho ta những ước mơ, những hi vọng vào tương lai. Giống như mọi người, dòng xoáy của thời gian cho tôi sự trưởng thành để một ngày tôi chợt nhận ra: “Tôi đã lớn khôn”.
Con người tôi đang ngày càng lớn lên theo năm tháng. Nhớ ngày nào, tôi còn là con bé con nhút nhát chỉ biết tò tò theo sau chân mẹ, thế mà bây giờ, cô nhóc ấy đã trở thành một học sinh Trung học cơ sở, cao hơn cả mẹ. Tôi không chỉ lớn hơn mà tầm tay cũng xa hơn trước. Tôi có thế dễ dàng lấy những cuốn từ điển trên giá cao nhất xuống, có thể giúp mẹ treo quần áo lên mắc tủ mà không cần bắc ghế, có thế giúp bố khiêng thang lên gác thượng để sửa ăng-ten, có thể đi hết một đoạn đường núi dài không cần có ai dắt hay cõng... Những việc ấy hồi nhỏ tôi chưa đủ sức thì bây giờ đều trở nên đơn giản, dễ dàng. Tôi cũng không còn cảm thấy tự hào khi giúp bố mẹ làm những công việc nhà nữa, tất cả đều đã trở thành những việc làm thường ngày của tôi, không có gì khó khăn hay quá sức cả. Cái cảm nhận mình đang lớn lên ban đầu đối với tôi còn rất mở hồ nhưng càng lúc tôi càng nhận thức được rõ ràng hon.
Tôi không chỉ lớn lên ở con người mà còn lớn lên trong suy nghĩ của mình. Trước đây, tôi chỉ biết đến trường và học theo các bạn mà chẳng cần lo nghĩ xa xôi gì hết. Ngay cả việc vào học trường cấp hai, tôi cũng đế cho bố mẹ quyết định. Hồi đó, tôi hầu như dựa dẫm hết vào bố mẹ nhưng dần dần, tôi cũng biết tự lo cho mình. Sau mỗi học kì, tôi biết tự xem lại kết quả học tập của mình, so sánh với các bạn khác và kết quả năm học trước đế rút kinh nghiệm cho mình tiến bộ hơn. Trong một tập thế mà ý thức thi đua luôn được đề cao, tôi cũng đã học tập được rất nhiều tò các bạn mình. Tôi biết rằng không ai có thế hiểu mình cần gì hơn chính bản thân mình. Tôi đã có suy nghĩ và ý kiến riêng, tôi có thế tự lo cho mình. Không giống như lúc còn nhỏ (luôn hành động theo bản năng và ý muốn của riêng mình), tôi hiếu rằng không thế không chú ý tới mọi người xung quanh. Tôi đang học cách sống để không phải tranh giành, học cách nhường nhịn và chấp nhận suy nghĩ của người khác. Mỗi người nhìn nhận suy nghĩ theo một chiều hướng khác nhau, điều cần thiết là tôi biết lúc nào cần hiểu và khi nào cần thuyết phục cho người khác hiểu mình.
Từ sự khôn lớn ấy, tôi cũng tự đặt cho mình những ước mơ. So với khi còn nhỏ thì những mong muốn ấy đã không còn chỉ là nhũng ý muốn bộc phát, mơ mộng, viển vông nữa. Thời gian đã cho tôi sự chín chắn trong những quyết định cho tương lai. Trước kia, ước muốn của tôi có nhiều vô số mà bây giò’ tôi cũng không còn nhớ hết nữa. Khi ấy, tôi chỉ biết nhìn mọi thứ một cách đon giản, thấy ai làm gì hay hay thì cũng mong muốn mình có thế làm được như vậy. Thế nhưng bây giờ thì tôi hiếu rằng chẳng có mục tiêu nào có thế đạt được một cách đơn giản mà không cần có cố gắng của chính mình. Tôi chẳng mấy khi nghĩ tới những điều con nít như khi còn nhỏ mà suy nghĩ rất kĩ đế tự đánh giá khả năng của mình và đặt ra một mục tiêu chắc chắn. Tôi không muốn phải thay đối mơ ước của mình cho dù tôi có lớn hơn nữa. Hiện nay, tôi vẫn chưa biết ước mơ lớn nhất trong tương lai của mình là gì nhưng khi đã có thể quyết định được, tôi sẽ luôn hi vọng và cố gắng hết sức để đạt được.
Nhưng ước mơ ấy càng lớn bao nhiêu, tôi càng nhận thức được trách nhiệm của mình bấy nhiêu. Trước hết, tôi cần có bổn phận đối với những người xung quanh. Là một người con, tôi phải nỗ lực phấn đấu trưởng thành để không phụ công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà. Là một người trò, tôi phải cố gắng học tập, tu dưỡng đạo đức xứng đáng với sự dạy dỗ của các thầy cô giáo. Là một người bạn, tôi cần học tập và giúp đỡ các bạn của mình để cùng tiến bộ hơn... Tôi hiếu rằng bất cứ ai cũng có trách nhiệm riêng. Khi tôi đã là một học sinh khoác trên người bộ đồng phục của trường Ngô Sĩ Liên thì đi đâu tôi cũng là đại diện cho ngôi trường của mình. Tôi hiếu rằng mọi người có thể nhìn nhận và đánh giá ngôi trường thân yêu theo nhừng hành vi ứng xử của tôi. Khi tôi là một người Hà Nội thì tôi là đại diện cho con người thủ đô và khi tôi là người Việt Nam thì tôi cũng là đại diện cho cả dân tộc mình. Càng suy nghĩ về những trách nhiệm ấy tôi cũng cảm nhận được sức nặng đặt trên vai mình.
Sự trưởng thành của tôi không chỉ bản thân tôi biết mà mọi người xung quanh cũng đều công nhận. Hè vừa rồi, nhà nội tôi có một niềm vui rất lớn: Người bác của tôi đã sống bên Mĩ gần hai mươi năm cùng với hai cô con gái đã trở về thăm quê hương. Suốt thời gian ấy, bác và hai chi sống ở nhà tôi, bà tôi cũng dọn từ quê ra. Ở nhà nhộn nhịp, đông vui hơn nên công việc cũng nhiều hon trước. Trong khi bố mẹ vẫn phải đi làm, còn chị Thu thì đang thi học kì, chỉ có tôi ở nhà cùng bác tiếp khách và dọn dẹp nhà cửa. Tôi đã cố gắng làm được nhiều việc nhà để bác và bà được nghỉ ngơi. Một hôm, trong bữa cơm bác đã khen tôi làm bố tôi rất vui và hài lòng. Tối hôm đó, trước khi tôi đi ngủ, mẹ nói với tôi:
- Con gái mẹ đã lớn nhiều rồi đấy!
Tôi sung sướng đi vào giấc ngủ không chỉ vì lời khen của mẹ hay của bác mà vì niềm vui khi thấy bố mẹ tự hào về mình - có nghĩa là tôi đã lớn khôn. Cho dù trách nhiệm có to lớn tới đâu, cho dù ước mơ còn là một khoảng cách rất xa và khó khăn, tôi vẫn sẽ không ngừng cố gắng, bởi tôi biết rằng xung quanh mình vẫn còn những người thân yêu luôn sẵn sàng giúp đỡ tôi bất cứ lúc nào.
Trong kí ức tuổi học sinh của mình, kỉ niệm sâu đậm nhất đối với tôi có lẽ đó chính là ngày khai trường đầu tiên của mình. Ngày khai trường ấy dù cách đây nhiều năm rồi nhưng mỗi khi nhớ lại tôi vẫn nhớ rõ từng sự kiện, từng cảm xúc của tôi. Có lẽ bởi đó chính là lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với một môi trường hoàn toàn mới mẻ ngoài gia đình và người thân của mình, nên không tránh khỏi những cảm xúc lo lắng, bồi hồi. Lạ lẫm với tất cả mọi thứ, lo lắng với những thứ mới lạ xung quanh mình, đó là những cmar giác mà tôi sẽ không bao giờ quên được.
Trước khi bước chân vào lớp Một, tôi vẫn là một đứa bé vô cùng ngây thơ, hồn nhiên sống trong sự bao bọc, che chở yêu thương của bố mẹ và cả gia đình. Ngoài mái nhà của mình và những nơi công cộng của địa phương mình thì tôi chưa từng đến một không gian, một môi trường nào khác, vì vậy mà không gian trường học đối với tôi lúc đó mà nói nó vô cùng mới mẻ. Để cho tôi bớt lạ lẫm thì bố mẹ tôi thường xuyên nói chuyện với tôi về trường học, mẹ tôi nói đó cũng giống như ngôi nhà thứ hai của tôi vậy, vì ở đó sẽ có thầy cô yêu thương, dạy dỗ tôi tựa như bố mẹ, hơn nữa tôi còn có những người bạn mới, khi đi học tôi sẽ thích thú và có nhiều niềm vui.
Được bố mẹ động viên hàng ngày thì tôi cũng dần quen với tên gọi “trường học”, hơn nữa, khi nhìn anh trai và các anh chị trong xóm ngày nào cũng đến trường cũng khiến tôi vô cùng tò mò. Bởi mỗi khi đi học về anh trai của tôi sẽ kể đủ thứ chuyện, nào là hôm nay anh được điểm mười môn toán, anh được cô giáo khen vì lao động tốt, hay hôm nay anh chơi những trò chơi mới thú vị ra sao. Câu chuyện của anh vô cùng hấp dẫn nên lúc nào tôi cũng chú ý lắng nghe, tôi càng tò mò hơn về trường học, nơi mà ngày nào anh tôi cũng rất vui vẻ khi trở về.
Khi biết mình sắp phải đi học, tôi không hề sợ hãi mà ngược lại tôi lại có chút mong chờ, vì không biết ở đó như thế nào, sẽ vui vẻ ra sao. Trước ngày khai trường, mẹ tôi đã đi chợ và mua về cho tôi rất nhiều sách vở mới, cặp xách mới làm tôi rất vui, và dù còn chưa biết chữ nhưng tôi cũng mang sách ra bàn học, nâng niu mở từng trang sách, động tác rất nhẹ nhàng vì tôi rất sợ chẳng may mình nhỡ tay thì quyển sách xinh đẹp này sẽ rách. Trong cuốn sách ngoài những thứ tôi chưa thể hiểu thì còn có rất nhiều những hình vẽ đầy đủ màu sắc, những bức tranh đều rất đẹp.
Ngoài sách vở mới thì mẹ còn mua cho tôi một chiếc cặp sách màu hồng, trên đó có in hình của búp bê baby tóc vàng, đây chính là chiếc cặp đeo, chúng dùng để đựng sách vở để cho tôi đến lớp. Và một món quà đặc biệt của mẹ dành cho tôi nhân dịp tôi vào lớp Một, đó chính là một bộ váy rất đẹp, chiếc váy có hai phần, phần áo tay bồng và phần chân váy xếp li vô cùng điệu đà, tôi vui lắm vì ngày khai trường sắp tới này tôi không chỉ có cặp xách mới, sách vở mới mà còn được trưng diện một bộ quần áo đẹp. Tôi càng mong chờ hơn đến ngày khai trường, mong nó nhanh nhanh đến.
Cuối cùng, ngày khai trường cũng đến, đó là ngày mùng hai tháng chín, mẹ tôi đã dậy thật sớm để giúp tôi chuẩn bị đồ ăn sáng và quần áo, đồ dùng. Hôm ấy vì háo hức nên tôi cũng dậy từ rất sớm mà không cần mẹ phải gọi như những ngày bình thường, mọi hoạt động của tôi cũng nhanh nhẹn khác lạ, từ đánh răng rửa mặt đến ăn sáng mà không lề mề, ủ rũ như những buổi sáng khác. Trong lúc ăn sáng cả ông bà và bố mẹ ai cũng đều nói em sắp là học sinh lớp một rồi, đến lớp phải ngoan nhé, làm tôi vui vô cùng vì nghĩ mình đã lớn hơn rồi, từ nay mình sẽ hàng ngày đến trường như anh trai của mình.
Hôm nay, vì mẹ bận việc nên bố đã giữ nhiệm vụ đưa tôi đến trường. Ngồi trên chiếc xe đạp của bố tôi rất hồi hộp vì sắp tới đây tôi đã được đến trường học, và ở đó tôi sẽ khám phá được tất cả những niềm vui, những điều kì diệu mà anh trai của tôi thường nói. Trên đường đi tôi cứ ríu rít hỏi bố: “Bố ơi sắp đến trường rồi phải không ạ?” rồi “Ở trường có nhiều bạn không bố”, những câu hỏi liên tiếp, dồn dập khiến bố tôi không trả lời kịp. Bố chỉ phì cười mà nói “Sắp đến rồi, ở đấy có rất nhiều bạn nha” làm tôi đã hồi hộp càng thêm hồi hộp.
Khi đến trường học tôi có chút lo lắng, sợ hãi vì ở đây rất đông người, có những bạn chỉ tầm tuổi tôi, cũng có những anh chị lớn tuổi hơn mình, không khí vô cùng nhộn nhịp, ồn ào. Nhìn nhiều bạn cũng nắm tay bố mẹ đến trường nhưng đến nơi thì òa khóc nức nở làm tôi cũng rất muốn khóc theo. Nhưng có bố bên cạnh tôi không sợ hãi nữa, gương mẫu đứng vào hàng đầu tiên nên tôi được cô giáo tuyên dương và bố em thì rất tự hào. Đó là những kỉ niệm giản đơn nhưng có lẽ không bao giờ tôi có thể quên được về ngày khai trường đầu tiên của mình.
Dế Mèn phiêu lưu kí là một truyện viết cho thiếu nhi rất đặc sắc của Tô Hoài. Trong truyện, tác giả đã xây dựng nhân vật chính là chú Dế Mèn với những nét tính cách, phẩm chất thật đáng yêu, đáng quý. Nhưng nhân vật mà em ấn tượng nhất là chú dễ choắt. Dù chỉ xuất hiện ở những phần đầu câu chuyện nhưng những câu nói cuối cùng của chú trước khi mất nhưng nó làm cho mỗi độc giả mãi không thể nào quên. Cậu là một người có thân hình nhỏ bẻ nhưng khá am hiểu sự đời, cách đối đãi với mọi người xung quanh. Bằng chứng là câu nói cuối cùng của Dế Choắt ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình. Chỉ vài câu thôi, nhưng nó đã làm thay đổi một Dế Mèn kiêu căng, ngạo mạn lúc bấy giờ. Vậy mỗi người chúng ta hãy học theo Dễ Choắt, đừng bao giờ kiêu căng, làm việc bậy bạ mà ảnh hưởng đến cả mình, cả người khác
De men trong bai " Bai học đường đời đầu tien" được tác giả khắc hoa là một chàng dế thanh niên cường trang khỏe mạnh. Trước hết, Dế Mèn mang vẻ đẹp ngoai hình rất đáng yêu. Tôi càng chứ mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Đầu to, nổi từng tảng,rất bướng. Hai cái răng Đen nhánh. Sợi dâu dài uốn cong. Nhưng de men lại có những nét tính cách đáng trách. Rất kiêu căng ngạo mạng, luôn cho mình đứng đầu thiên hạ. Dám ca khịa với tất cả bà con trong xóm. Xốc nổi, không chịu suy nghĩ chú đã bày trò trêu chị Cốc dẫn đến cái chết thảm thương của De Choắt. Cuối cùng, de men cũng biết phục thiện, biết ăn năn hối lỗi và từ đó rút ra bài học đường đời cho mình. De men là một hình ảnh đẹp và sinh động.
Bây giờ đã là học sinh lớp 7 nhưng kỷ niệm về buổi đầu tiên đi học thạt khó quên. Em còn nhớ đó là một buổi sang mùa thu thật đẹp. Hôm đó mẹ đưa em đến trường. Bầu trời trong xanh, nắng vàng như mật ong trải khắp sân trường. Ngôi trường thật lớn và rất đông người. Em rụt rè nép bên mẹ, không dám rời tay. Nhưng cô giáo đã đến bên em dịu dàng vỗ về. Cô đón em vào lớp và giới thiệu với các bạn để làm quen. Cái lo sợ và hồi hộp trong em tự nhiên biến mất. Lúc đó, em đã bắt đầu thấy yêu lớp học của mình.
C1:
Vậy là năm nay em đã là một học sinh lớp 7 rồi đó, đã là một cô học sinh chững chạc không như ngày này của 7 năm về trước. Tám lần được dự lễ khai trường, nhưng buổi khai trường đầu tiên vào lớp Một vẫn luôn để lại trong kí ức em ấn tượng sâu đậm nhất và có lẽ em sẽ không bao giờ quên được kỉ niệm vào ngày hôm đó.
Đêm hôm trước ngày khai giảng, em sống trong tâm trạng nôn nao, háo hức, chắc đó cũng là tâm trạng chung của những bạn mới bắt đầu đi học như em. Có một điều gì đó lạ lắm, quan trọng lắm đang xảy ra trong căn nhà bé nhỏ của gia đình em. Như thường lệ Mẹ luôn là người chuẩn bị đầy đủ những thứ cần thiết cho em. Những cuốn sách giáo khoa, những cuốn vở gi bài đủ loại với những hình chuột Mic Key, công chúa váy hồng … . Chiếc bảng nhỏ, phấn viết, đồ lau, bút mực, bút chì… đủ cả. Em xếp gọn từng thứ trong chiếc cặp xinh xinh có hai quai để đeo lên vai cho tiện. Tất cả mọi thứ đã sẵn sàng cho một ngày khai trường ấn tượng.
Hôm đó, mọi người thức rất khuya để chuyện trò, bàn bạc mà đương nhiên nhân vật chính là em. Mẹ mặc thử cho em bộ đồng phục học sinh Tiểu học: áo sơ mi trắng cộc tay và chiếc quần tây màu tím than. Đứng trước gương, em thấy mình lạ quá liền bật cười ngượng nghịu. Bà nội xoa đầu khen: “Cháu bà lớn rồi, trông chững chạc ghê! Ngày mai, cháu đã là cậu học sinh lớp Một! Cố học cho thật giỏi, cháu nhé!”
Dù là một cô bé dễ ngủ nhưng buổi tối hôm đấy em phải nằm rất lâu mới có thể ngủ được. Bao nhiêu những suy nghĩ tưởng tượng về ngày mai cứ hiện lên trong đầu của em. Đầy thú vị những cũng không khỏi lo lắng hồi hộp.
Sáng hôm sau, mẹ chở xe đưa em tới trường. Ngồi sau xe, em nhìn cảnh vật hai bên đường thấy cái gì cũng mới, cũng lạ. Ngôi trường Tiểu học Đàm Duy Thành chỉ cách nhà khoảng cây số mà sao em cảm thấy xa ghê! Trước cổng trường là tấm băng-rôn đỏ nổi bật dòng chữ vàng tươi: Chào mừng năm học mới 2010 – 2011. Hai hàng cờ đuôi nheo đủ màu phất phới trong gió sớm trông giống như những bàn tay xinh xinh đang vẫy vẫy. Niềm vui tràn ngập nơi nơi, từ bầu trời trong xanh, từ màu nắng tinh khôi, từ tiếng chim líu lo trong vòm lá lóng lánh sương thu từ những gương mặt trẻ thơ ngời ngời hạnh phúc và tin tưởng.
Trong sân trường, người đông như hội. Các bạn trai tỏ ra mạnh dạn hơn. Các bạn gái ngại ngùng quấn bên chân mẹ, chẳng nỡ rời. Em cũng vậy. Nhìn ngôi trường ba tầng rộng lớn, em cảm thấy mình nhỏ bé làm sao! Mẹ khuyên em hãy bình tĩnh, vui vẻ và tập làm quen với chỗ đông người. Tuy đã rất cố gắng nhưng tim em vẫn đập thình thịch pha lẫn cảm xúc rất khó tả.
Một hồi trống vang lên giòn giã. Lễ khai giảng sắp bắt đầu. Các anh chị học sinh lớp lớn khăn quàng đỏ thắm trên vai đã xếp hàng ngay ngắn. Phụ huynh trao con cho các thầy cô giáo chủ nhiệm lớp Một. Đây đó nổi lên tiếng khóc thút thít, tiếng gọi mẹ nho nhỏ. Em không khóc nhưng nước mắt cũng rơm rớm quanh mi. Một nỗi xúc động khó tả dâng lên trong lòng. Em bịn rịn rời tay mẹ, cùng các bạn xếp hàng theo lớp.
Buổi khai giảng đầu tiên trong đời học sinh mới long trọng và trang nghiêm làm sao! Tiếng trống trường thôi thúc, náo nức lòng người. Lá cờ Tổ quốc bay phần phật trên đỉnh cột. Giáo viên và học sinh đứng nghiêm, mắt hướng về lá Quốc kì. Tiếng quốc ca vang vang trên sân trường rực nắng.
Cô Hiệu trưởng đọc lời khai giảng năm học. Sau đó cô dặn dò, khuyên nhủ chúng em nhiều điều. Cô chúc chúng em học tập ngày càng tiến bộ.
Buổi lễ kết thúc, chúng em theo cô Hồng về nhận lớp, Lớp Một A gồm bốn chục học sinh. Em rất vui khi gặp lại Sơn và Hải, hai bạn học chung ở trường Mẫu giáo Sơn Ca. Chỉ một lúc sau, em đã biết tên các bạn ngồi cùng bàn là Hoa, Tâm và Ngọc. Những câu chào hỏi rụt rè làm quen cùng những ánh mắt bỡ ngỡ thật dễ thương!
Tan học, mẹ đã đợi sẵn ở cổng trường. Ríu rít như chú chim non, em kể cho mẹ nghe những chuyện về buổi khai trường, cho đến bây giờ, những hình ảnh ấy vẫn hiện lên nguyên vẹn trước mắt em. Nó đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ không thể nào quên của thời thơ ấu.
C2:
Vôn-gang A-ma-đơ Mô-da là nhạc sĩ thiên tài, một ngôi sao chói lọi, một thần đồng trong lịch sử âm nhạc thế giới. Tất cả những từ đẹp đẽ nhất để nói về tài năng âm nhạc đều xứng đáng có thể dành cho ông. Mô-da được mệnh danh là “Mặt trời âm nhạc” do tài năng kiệt xuất, độc nhất vô nhị, cũng như tính chất âm nhạc rất trong trẻo, rực rỡ, tươi sáng. Ngay từ khi còn sống, cuộc đời của Mô-da đã có nhiều chi tiết đặc biệt. Vì thế, theo dòng thời gian, cuộc đời ông được tô điểm bằng nhiều câu chuyện mang nét huyền thoại, không rõ hư hay thực.
Câu 1 :
Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập. Năm nay tôi đã lên lớp 8, đã quá quen với không khí học đường, nhưng nhìn lại chiếc cặp chú tôi tặng tuần trước làm tôi thêm bồi hồi, xao xuyến và nhớ lại những kỉ niệm ngây thơ, bé bỏng của một cậu bé chập chững bước vào cổng trường trong bàn tay gầy guộc nhưng đầy tình thương của bà tôi.
Ấy là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Hôm ấy, trời thu se se lạnh, mây bồng bềnh trôi, đó cũng là biểu hiện của một ngày khai trường đang đến, một năm học mới bắt đầu. Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng. Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng. Hôm nay bà sẽ là người đưa tôi đến trường, bố mẹ tôi công tác xa nên không thể đưa tôi đi được, nhưng nghe bà tôi nói bố mẹ tôi cũng háo hức cái ngày này lắm. Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng sông nước mang đầy nét thôn quê và sự dân dã. Trên đường đi học, bà cháu tôi phải đi qua một con sông. Bác lái đò đã chờ sẵn chúng tôi ở đó. Tôi thấy nét mặt của bác tươi hơn mọi ngày, phải chăng đó cũng vì cái ngày hôm nay, cái ngày mà mọi người gọi là “ngày tựu trường” – trong đầu tôi nghĩ vậy. Trên đò có rất nhiều các bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt bọn trẻ, trong đó có cả mấy đứa thường đi thả diều với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như bà tôi vậy. Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Tâm hồn tôi bấy giờ nặng trĩu nhưng rồi lại nhẹ nhàng như những cánh hoa tươi rực rỡ trong nắng mai cùng những giọt sương sớm bởi bà tôi đang bên cạnh cùng những dập dềnh của sóng nước. Đang mải mê suy nghĩ, chợt tiếng bác lái đò gọi to làm tôi giật mình: “Các cháu xuống nào, chúc các cháu vui vẻ nhé” Câu nói ấy thật quen thuộc bởi mỗi lần tôi đi đò của bác đều được nghe nhưng hôm nay sao câu nói ấy lại in sâu vào tâm trí tôi như vậy. Nó như động lực giúp tôi mạnh mẽ thêm trong tâm trạng như hiện giờ. Tôi mạnh dạn chủ động nắm tay bà bước xuống đò. Làn gió nhè nhẹ thổi qua, xoa đi cái nóng nực khi ngồi đò và cái bồi hồi của tâm trạng. Ô kìa, kia có phải là trường học, nơi mà tôi sẽ đến. Tôi lờ mờ nhận ra như vậy vì thấy nó khang trang và to lớn hơn bất cứ cái nhà nào mà tôi từng gặp. Bà xoa đầu tôi, nhẹ nhàng nói: “Cháu yêu, trường học của chúng ta đây rồi. Đây sẽ là nơi tu dưỡng đạo đức và kiến thức cháu”. Tôi ngẫm nghĩ mãi về câu nói ấy nhưng vẫn không hiểu vế sau, tôi cho rằng đó là một câu nói mang tính chất nghệ thuật mà các anh chị trong làng vẫn thường hay nói văn vẻ. Quả thực tâm trạng tôi mỗi lúc thay đổi. Bây giờ tôi không còn cảm thấy quá sợ nữa nhưng không hiểu sao chân tôi cứ díu lại. Dù vậy nhưng tôi vẫn cố nhảy theo những bước chân của bà. Đi được một đoạn thì ngôi trường đã hiện rõ trước mắt. Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn với những chữ viết lằng nhằng khó hiểu. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Bạn thì níu chân mẹ, người thì mếu máo. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào bà và cũng nghẹn ngào khó tả. Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Nhưng nhớ tới những lời mà bố mẹ tôi vẫn hay nựng nịu cùng với sự dỗ dành của bà. Tôi lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người. Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: “Bà cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của cháu” Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi nhớ đến mẹ. Tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô.
Đã vào lớp học, tôi ngước nhìn ra ngoài cửa sổ và tìm hình dáng thân thương của bà tôi trong lớp người chen chúc cố gắng dặn dò con cái cẩn thận trước khi ra cổng trường. Bà cũng nhẹ nhàng nói với tôi: “Cháu cố gắng ở lại ngoan nhé, trưa bà đón về”. Câu nói ấy của bà khiến tôi không còn lo sợ gì nữa. Bỗng tôi lại nghe thấy giọng nói ngọt ngào khi nãy vang lên. Thì ra cô giáo đang giới thiệu về mình. Thực sự bây giờ trong lòng tôi không còn một mối bận tâm nào nữa, tôi hoàn toàn bình tĩnh và chúng tôi đang bắt đầu làm quen với cô giáo.