một đêm thanh vắng , em ngồi học bài : kim đồng hồ hốt hả từng bước đi của thời gian hãy tả lại cảnh đó và tưởng tượng quatiếng tích tắc tích tắc . chiếc đồng hồ muốn nói với em điều gi
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Mở bài
- Giới thiệu cảnh đêm thanh vắng ngồi học bài, nghe tiếng kim đồng hồ điểm bớc đi của thời gian
b. Thân bài
*** Yêu cầu:
- Tả cảnh đêm khuya thanh vắng : thời gian, không gian, cảnh vật, hoạt động của con ngời
- Cảnh chiếc đồng hồ hối hả điểm từng bớc đi của thời gian ( tưởng tượng, lồng tả cảnh với kể chuyện và biểu cảm )
- Lời khuyên chí tình chí lí của chiếc đồng hồ: thời gian là vàng ngọc, không đợi chờ ai, biết tiết kiệm thời gian, vơn lên trong hiện tại và tơng lai, làm việc, học tập cần cù, chăm chỉ
c. Kết luận
- Cảm nghĩ, suy nghĩ, liên tởng của học sinh
“Vua Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái rất đẹp tên là Mị Nương...”
Tôi cầm quyển sách, đứng nghiêm và đọc rõ ràng. Tôi tưởng như mình đang đứng trước lớp trong giờ giảng văn ngày mai. Mới tám giờ tối cả nhà còn thức cả. Bé Minh, đứa em lên bốn của tôi, chốc chốc lại nhảy lên la lớn:
- Anh Phương đọc hay quá!...
Chiếc đồng hồ trên nóc tủ kêu lên những tiếng tích tắc nho nhỏ “Tốt....Tốt... Tốt...”
- Không hiểu sao, tôi lại nghe tiếng đồng hồ nói vậy. “Tốt... Tốt” nghe giống tiếng thầy giáo mỗi lần khen chúng tôi. Tôi mỉm cười và đọc say sưa. Mười giờ.
Cả nhà đi ngủ, chỉ còn một mình tôi với ngọn đèn dầu leo lét. Gió từ cánh đồng sau nhà thổi tới: ngọn đèn nghiêng qua, nghiêng lại, có lúc như chỉ còn là một sợi chỉ xanh lét. Tôi vội vàng chạy ra đóng cửa. Ôi mệt quá!. Một làn gió mùa thổi tới. Tôi hít căng lồng ngực. Một khoáng không gian nho nhỏ trong cơ thể tôi chứa đầy hương thơm ngòn ngọt, man mát của sen hồ và mùi nồng nồng, ngai ngái của đất bùn... Tất cả quyện lấy nhau, tạo thành hương vị riêng của đồng nội. Trời đầy sao và không gian tràn ngập hơi nước. Tôi khép cửa lại mà lòng lưu luyến.
Tôi lại ngồi bàn và cố quên đi mấy tiếng ếch đang ộp oạp ở bên ngoài vọng tới. Những tiếng đồng hồ trên tủ thì tôi nghe mồn một:
“Thòi gian - vàng bạc... Thời gian - vàng bạc”.
Tôi bực mình:
- Thời gian là vàng bạc thì anh hãy để tôi yên. Tôi còn làm bài chứ.
Chợt tôi nghe một giọng nói ồm ồm cất lên:
- Ta nghe cháu đọc hay quá. Ta cũng muôn kể chuyện của ta.
- Ai nói? - Tôi nhìn quanh, không thấy một bóng người. Cái giọng ấy lại vang lên.
- Ta là cái đồng hồ đây. Cháu đừng sợ, đừng sợ.
- Cháu ạ
- Bác lại lên tiếng - Thời gian có quá khứ, hiện tại và tương lai.
Ta già, nên ta biết nhiều chuyện quá khứ. Cháu đã nghe ai kể chuyện: Sơn Tinh - Thủy Tinh phần hai chưa?
Thì ra truyện Sơn Tinh - Thủy tinh tôi đọc lúc này gợi cho bác đồng hồ nhớ tới câu chuyện khác. Nhưng làm gì có truyện Sơn Tinh - Thủy Tinh phần hai. Lạ quá! Thôi hãy nghe bác đồng hồ nói gì.
Mười năm... Hai mươi năm... Một trăm năm... đụng độ nẩy lửa giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh tưởng theo thời gian mà dẫn đến bị quên đi. Người ta tưởng mối hiềm khích xưa đã lùi vào dĩ vãng. Nhưng càng ngày nó càng dữ dội. Đã bao lần vua Thủy Tề xuất quân mà thua vẫn hoàn thua. Nhà vua ức lắm. Lần này, ngài lại ra quân. Đứng trước ba quân, nhà vua hét lớn:
- Hỡi ba quân! Chúng ta phải sinh tử một phen cuối cùng với Sơn Tinh!. Ta và chúa Tản Viên không thể đội trời chung!
- Muôn tâu bệ hạ! Chúng ta không nên nóng vội. - Một tiếng trầm trầm nhưng rắn chắc vang lên.
Thủy Tể quắc mắt, vung gươm. Tiếng gươm xé gió làm cả mặt nước sủi bọt, sóng đánh ầm ầm:
- Ai? Có phải quan văn Cá Chuối đó không? – Ngài quát.
- Tâu bệ hạ! Ta ra đi lần này phần thua là nắm chắc. Chi bằng ta hãy dùng kế hiểm.
Mặt Thủy Tinh dịu lại, phán:
- Vậy kế chi, nói thử ta xem:
Quan văn Cá Chuối rạp mình, ghé tai vua nói nhỏ hồi lâu. Mặt Thủy Tinh sáng lên. ra lệnh bãi chầu, mặc cho tướng sĩ ngạc nhiên không hiểu.
Lại nói về Sơn Tinh.
Một năm... Hai năm... Ba năm... vẫn không thấy Thủy Tinh động tĩnh gì. Sơn Tinh tự nhủ: “Có lẽ vì sợ chết khiếp rồi, chẳng còn dám bén mảng đến đây nữa”.
Rồi vua nghĩ đến những trận thắng huy hoàng thuở trước. Ngày này qua ngày khác, nhà vua chỉ nằm bên chén rượu, bàn cờ mà mơ mơ màng màng. Đây là trận thắng đầu tiên, ta đem Mị Nương về. A ha! Người cứ nổi sóng, nổi gió nữa đi! Ta đã hóa phép cho đỉnh núi cao chạm mây. Suốt đời mi không thể dâng nổi ngọn sóng lên tới đây được. Sơn Tinh chỉ sông với quá khứ vàng son, quên mất việc luyện binh, luyện phép. Thân thể cường tráng của ngài bỗng chốc trở nên lọm khọm. Bệnh tật đã đến với ngài. Triều đình sợ phép ngài không dám nói một lời. Duy chỉ có quan tể tướng tên gọi “Voi độc ngà” là không sợ, tâu lên:
- Tâu đại vương, Thủy Tề không đánh, chắc có độc kế của y. Đại vương không lo liệu việc quân, chỉ nghĩ đến quá khứ vàng son, đến khi Thủy Tể kéo đến, lúc đó liệu quá khứ huy hoàng có thể giết nổi quân thù không?
Chỉ nghe có thế. Sơn Tinh đã quát lên:
- Tên quan kia, mi định dạy khôn ta ư? Ta trọng mi có chút tài vậy mà...
Quan tể tướng biết mình không lay chuyên nổi Sơn Tinh, cáo lui ra về với rừng sâu, ngày đêm chiêu mộ quân sĩ, luyện tập cung tên.
Thấm thoát đã gần mười năm trôi qua. Trong mười năm ấy Sơn Tinh ngồi yên quên luyện tập, quên đất nước: cùng thời gian đó Thủy tinh đã làm bao nhiêu việc: thành lập thêm những đội quân cảm tử vô cùng tinh nhuệ, học thêm được nhiều phép hô phong hoán vũ v.v... và nhất là đã mua chuộc được họ hàng nhà mối, làm nội ứng.
Ngày ra quân đã điểm. Thủy Tề cưỡi trên con sóng bạc đầu, dẫn đầu đội quân điệp điệp, trùng trùng đến chân núi Tản. Thủy Tề thét lớn:
- Hỡi tên chúa núi Tản Viên! Đã đến ngày ta hỏi tội mi đây!
Sơn Tinh bước ra, từ trên cao nhìn xuống, cố hét, nhưng đâu còn cái âm vang dội đất trời thuở xưa nữa:
- Ta báo cho người hay, néu muôn vẹn toàn, hãy lui quân. Ngươi còn nhớ những trận giao chiến ngày trước chứ!
Đến lúc vận nước ngàn cân treo sợi tóc mà Sơn Tinh vẫn còn sống với quá khứ và không biết gì đến hiện tại.
Không để cho Sơn Tinh dứt lời. Thủy Tinh hô lớn:
- Ba quân! Đánh!
Và thế là đất trời chuyển động. Nước dâng cao, còn núi vẫn đứng nguyên không động cựa. Sơn Tinh giở phép thần thông nhưng không còn linh nghiệm. Ngài định nhấc ngọn núi phía tây, ngọn núi phía tây không nhúc nhích. Ngài lại định kê hòn núi phía đông, nó vẫn đứng trơ trơ. Ngài hô quân sĩ, chỉ nghe lác đác vài ba tiếng dạ vâng lập cập của bọn cảnh vệ. Ngài hối hận, cuống cuồng, nhưng đã muộn rồi. Ngài nhắm mắt chờ chết.
Nhưng bỗng Ngài nghe tiếng động ầm ầm. Ngài mở mắt và thấy một cảnh tượng lạ lùng. Dưới nước màu đỏ ngầu, những tên tướng, những đám tàn binh của Thủy Tề đang dẫm xác lên nhau chạy trốn. Đất đá trên núi vẫn ầm ầm lao xuống, Sơn Tinh không tin ở mắt mình nữa. Ngài dụi mắt. Đúng! Kia là Tể tướng “Voi độc ngà” đang đứng trước đoàn quân hùng dũng. Voi tiến lại bên Ngài và quỳ lạy. Dưới nước. Thủy Tinh dốc sức đẩy con sông cuối cùng để phá đi dãy núi. Nhưng Thủy Tinh đã thất bại vì họ hàng nhà mối đã bị quan Tể tướng phát hiện và trừng trị khi chúng thực hiện âm mưu bán nước.
Trời lại lặng, nước lại trong xanh, một màu xanh hiền hòa như chưa hề có trận kịch chiến vừa mới xảy ra.
Sơn Tinh hối hận, nước mắt tuôn rơi, miệng nói:
- Ôi ! Ta chi sống với quá khứ mà không biết nghĩ đến hiện tại và tương lai. Nếu chẳng may Thủy Tinh thực hiện được ý đồ thì ta ân hận suốt đời.
Bác đồng hồ kể chuyện xong và khuyên tôi:
- Bác biết cháu học tốt những năm vừa qua. Nhưng cháu ơi, đừng có ôm ấp lấy quá khứ vàng son của mình mà chủ quan kiêu ngạo. Cháu phải nhớ luôn luôn vươn lên trong hiện tại và trong tương lai. Vươn lên không ngừng cháu ạ: bởi vì thời gian là vô tận, ai đoán được tương lai sẽ dừng lại ở lúc nào?
Xong câu chuyện, bác đồng hồ lại trở về công việc thầm lặng của mình. “Tích tắc... tích tắc”.
Tôi nghe âm thanh ấy như nghe lời bác nhắn với người đời sau:
“Làm việc, làm nữa, làm mãi! Học, học nữa, học mãi”
+ Tưởng tượng được thời gian đặc biệt là không gian để tạo không khí cho sự việc được kể: Có thể là đêm khuya, mọi người trong nhà đã chìm sâu vào giấc ngủ, chỉ còn lại mình em với những đồ dùng học tập và bên cạnh là bác đồng hồ vẫn đang miệt mài làm viêc…
+ Tưởng tượng ra câu chuyện mà chiếc đồng hồ sẽ kể qua đó sẽ bộc lộ được ý nghĩa của câu chuyện, chính là điều mà chiếc đồng hồ muốn nói với em. Phần này hoàn toàn cho phép học sinh tưởng tượng có thể là một câu chuyện đã được học trong chương trình nhưng tưởng tượng ra kết cục khác hay viết tiếp cho câu chuyện ấy( thích hợp với những câu chuyện dân gian mà học sinh đã học ở kỳ 1, nội dung câu chuyện là vấn đề quan trọng để gợi ra ý nghĩa mà chiếc đồng hồ muốn nói) Ví dụ từ truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, học sinh tưởng tượng phần hai để nêu ra bài học về thái độ chủ quan, chỉ sống với quá khứ huy hoàng mà không chuẩn bị cho tương lai…Chẳng hạn thần Sơn Tinh, sau khi đã lấy được Mị Nương thì thỏa sức vui chơi, coi thường thần Thủy Tinh,. Vị thần núi, chẳng chịu luyện tập, sức vóc suy yếu, không nghe cận thần…Trong khi đó Thủy Tinh chẳng quên mối thù, đêm ngày luyện tập chờ cơ hội để đánh trả…Từ đó gợi ra ý nghĩa, bài học trong cuộc sống.
+ Có thể tưởng tượng một câu chuyện hoàn toàn mới song điều nêu ra từ câu chuyện phải có ý nghĩa nhất định đặc biệt gắn việc việc học và lứa tuổi của mình…
- Mở bài:
+ Nêu tình huống nghe được cuộc trò chuyện của chiếc ghế gãy đối với chiếc bàn.
- Thân bài:
Kể lại nội dung cuộc trò chuyện của ghế gãy.
+ Ghế đau đớn, kêu rên - Tâm trạng buồn chán.
+ Cái bàn, ghế bên cạnh đều có chung tâm trạng buồn, lo âu, tức giận, oán trách những cô câu học sinh ý thức kém không hiểu biết về giá trị của bàn ghế đối với học sinh.
+ Thầm ghen tị với những bàn ghế bên cạnh đã may mắn không bị như mình.
+ Ghế mong muốn các bạn học sinh được giáo dục nhiều hơn về lợi ích của bàn ghế, có ý thức bảo vệ của công.
+ Thái độ của bản thân khi nghe câu chuyện, cảm thông, tức giận cho chiếc ghế bất hạnh, tự hứa sẽ chăm sóc,hiểu giá trị của bàn ghế đối với mỗi học sinh trong học tập.
- Kết bài:
+ Suy nghĩ của bản thân về cuộc trò chuyện nghe được.
+ Nhắc nhở mọi người cẩn bảo vệ của công.
- Mở bài:
+ Nêu tình huống nghe được cuộc trò chuyện của chiếc ghế gãy đối với chiếc bàn.
- Thân bài:
Kể lại nội dung cuộc trò chuyện của ghế gãy.
+ Ghế đau đớn, kêu rên - Tâm trạng buồn chán.
+ Cái bàn, ghế bên cạnh đều có chung tâm trạng buồn, lo âu, tức giận, oán trách những cô câu học sinh ý thức kém không hiểu biết về giá trị của bàn ghế đối với học sinh.
+ Thầm ghen tị với những bàn ghế bên cạnh đã may mắn không bị như mình.
+ Ghế mong muốn các bạn học sinh được giáo dục nhiều hơn về lợi ích của bàn ghế, có ý thức bảo vệ của công.
+ Thái độ của bản thân khi nghe câu chuyện, cảm thông, tức giận cho chiếc ghế bất hạnh, tự hứa sẽ chăm sóc,hiểu giá trị của bàn ghế đối với mỗi học sinh trong học tập.
- Kết bài:
+ Suy nghĩ của bản thân về cuộc trò chuyện nghe được.
+ Nhắc nhở mọi người cẩn bảo vệ của công.
I/Mở bài : Giới thiệu đối tượng miêu tả ; Ý diễn đạt :
- “Bác Hồ là vị Cha chung
Là sao Bắc Đẩu, là Vầng Thái Dương”
- Vâng,trong nền văn học nước ta, rất nhiều, rất nhiều tác phẩm được ra đời nhằm khẳng định công lao Cách mạng của Người.
- Tiêu biểu cho việc đó, nhà thơ Minh Huệ từng viết bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” miêu tả hình ảnh Bác vào đêm không ngủ trên đường đi chiến dịch thật gần gũi, sâu sắc.
II/Thân bài
1) Miêu tả hình dáng : Ý diễn đạt :
a. Tả bao quát
- Trong trí tưởng tượng của tôi, Bác được khắc họa như một ông tiên hiền lành, phúc hậu.
- Vì luôn lao tâm khổ tứ lo cho vận nước, lo cho nhân dân nên vóc dáng Bác trở nên gầy gò trong bộ quần áo sờn bạc cùng đôi dép mòn cũ kĩ theo sự tận tụy tháng ngày.
b. Tả chi tiết
- Dưới vầng trán cao rộng của vị lãnh tụ vĩ đại, đôi mắt sáng ngời, sâu thẳm với những vết chân chim – dấu tích thời gian chống giặc – lúc nào cũng chan chứa niềm yêu thương.
“ Mắt hiền sáng tựa vì sao
Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời”
- Ấy vậy mà khi chạm trán kẻ thù hay xử phạt, đôi mắt ấy chợt nghiêm lại, cương quyết.
- Nước da ngăm ngăm nắng gió điểm xuyết đồi mồi.
- Đôi vai Người rộng tựa gánh vác non sông.
- Mái tóc, chòm râu bạc trắng như cước. Mỗi lần suy nghĩ, Bác Hồ lại đưa bàn tay gân guốc, ấm áp lên vuốt vuốt râu, ra vẻ rất ưu tư.
- Giọng nói từ tốn , rõ ràng, khúc chiết khi diễn giải cặn kẽ một vấn đề.
- Theo đó là những bước chân khoan thai, chậm rãi nhưng vững chắc tiến về phía trước.
- Ôi, Người Cha của chúng ta mới giản đơn và bình dị làm sao !
2) Miêu tả hoạt động,tính tình
- Là một vị lãnh tụ kháng chiến, Bác luôn quyết đoán, bao dung nhưng nghiêm khắc, quan tâm nhân dân làm ai ai cũng đem lòng kính trọng
- Điển hình, một đêm mưa gió, sương phủ bạc lều tranh xác xơ , Bác Hồ vẫn thức trắng lo cho chiến dịch, lo cho đoàn quân ( điều này cho thấy Bác là người …) nhạy bén, nhìn xa trông rộng .
- Rồi Bác đi dém chăn từng người một với những bước chân nhẹ nhàng, chậm rãi.
- Trước mắt anh Đội viên Chắt, hình bóng Bác hiện ra “cao lồng lộng”, lòng Người còn ấm hơn ngọn lửa hồng.
- Thổn thức, anh nhiều lần khuyên Bác ngủ nhưng Bác đều từ chối.
- Tại sao ư ? Dáng ngồi đinh ninh, chòm râu trắng cước im phăng phắc, thì ra Bác không chỉ ưu tư về đoàn dân công ngủ ngoài rừng “màn trời chiếu đất”mà còn đang suy ngẫm về vận mệnh đất nước, đường lối Cách mạng.
=> Ôi, vầng Thái dương, người Cha già dân tộc thật cao cả xiết bao !
III/Kết bài : Nêu cảm xúc, bài học rút ra, đối chiếu bản thân : Ý diễn đạt
- Hồ Chí Minh là một hình tượng cao đẹp của VN, là một vị lãnh tụ tài giỏi, là người cha già dân tộc và cũng là một nhân cách lớn.
- Qua bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”, ta đã thấy được phần nào cách ứng xử, sự chăm lo, quan tâm của Bác đã trở thành bài học cho thế hệ sau.
- Noi gương Người, tôi quyết tâm học tập, rèn luyện đạo đức của Người để trở thành một công dân tốt, góp phần phát triển xã hội, xây dựng đất nước .
- Bác ơi, Bác sẽ mãi là vị lãnh tụ, là Người cha già dẫn dắt chúng con – con dân đất Việt
“ Con đang đi giữa đêm trường
Nhờ Cha soi đuốc dẫn đường cho con”.
Bài làm chi tiết:
Minh Huệ với bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là hiện tượng thi sĩ bất tử với một giai phẩm văn chương. Độc đáo bởi vì một nhà thơ xứ Nghệ, sử dụng làn điệu dân ca hát dặm Nghệ Tĩnh đã ca ngợi tình thương người mênh mông của một người con vĩ đại của xứ Nghệ - Bác Hồ kính yêu.
Bài thơ gần như một truyện cổ tích vừa thực vừa mộng dẫn hồn ta vào một không khí lung linh huyền thoại: một ông tiên với chòm râu im phăng phắc, bỗng cao lung linh trước ngọn lửa hồng chập chờn giữa rừng khuya. Một đêm đông lạnh lẽo mưa lâm thâm thời chiến tranh, loạn lạc. Xung quanh đông lửa là những chiến binh trẻ (tiên đồng) đang nằm ngủ. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật ấy đá góp phần đặc sắc tạo nên sắc điệu ngữ trữ tình thẩm mĩ của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.
Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả, ngôn ngữ nhân vật, và bình luận trữ tình hoà quyện trong những vần thơ năm chữ dung dị, lắng đọng, liền mạch, mến thương.
Hình ảnh Bác Hồ được khắc hoạ rất đậm nét qua tâm hồn anh đội viên. Mối quan hệ giữa lãnh tụ với chiến sĩ trở thành tình bác - cháu, cha - con. Tố Hữu từng viết: Người là Cha, là Bác, là Anh - Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ (Sáng tháng Năm), ở đây Minh Huệ đã cảm nhận được:
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột.
Bác nhón chân nhẹ nhàng...
Việc làm đốt lửa, hành động đi đém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng - đã thể hiện sự chăm chút yêu thương của Người Cha mái tóc bạc đối với từng người lính như tình cha - con, tình ông - cháu.
Chú đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên. Chất thơ vừa thực vừa mơ đầy ân tượng:
Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng.
Ngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo. Trong mái lều xơ xác, suốt đêm Lặng yèn bên bếp lửa - vẻ mặt Bác trầm ngâm. Bác vẫn ngồi... Bác vẫn không ngủ, Chí lo muôn mối như lòng mẹ... (Tố Hữu). Bác vĩ đại và ấm áp biết bao! Một so sánh rất đẹp, rất thơ đã ca ngợi tình nhàn ái Hồ Chí Minh:
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
Tình huống thơ được đẩy tới cao trào. Chế Lan Viên trong Người đi tìm hình của nước từng viết: Hiểu sao hết tấm lòng lãnh tụ. . Anh đội viên cũng vậy, anh chưa hiểu vi sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nghe Bác nói, anh đội viên vui sướng mênh mông. Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ:
Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn
Trời thì mưa lâm thăm
Làm sao cho khỏi ướt!
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau....
Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ đã sáng tạo nên một số chi tiết nghệ thuật rất cụ thể và điển hình về mái tóc, chòm râu, ngọn lửa, bóng Bác, vẻ mặt trầm ngâm, về hành động, cử chỉ (đốt lửa, dém chăn, nhón chân...) nhằm tô đậm và ca ngợi tình thương bao la của Bác Hồ kính yêu. Chòm râu là một nét vẽ thân tình bức chân dung lãnh tụ gợi lên sự gần gũi, thân thiết mà cao cả, thiêng liêng:
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc.
Bên cạnh hình ảnh Bác Hồ là hình ảnh anh đội viên, được nhà thơ thế hiện khá đẹp. Anh chợt thức giữa đêm khuya, và vô cùng nhạc nhiên suy nghĩ:
Mà sao Bác vẫn ngồi - Đêm nay Bác không ngủ.
Thương Bác, anh khẽ nói: Bác ơi! Bác chưa ngủ? - Bác có lạnh lắm không?. Anh bồn chồn lo lắng:
Anh nằm lo Bác ốm....
Cảm xúc của anh đội viên phát triển theo chiều dài của thời gian đêm khuya:
Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi...
Lần thứ ba thức dậy...
Người lính trẻ nằng nặc, thiết tha:
Mời Bác ngủ Bác ơi!
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi! Mời Bác ngủ!
Nghe Bác nói về tình thương và nỗi lo, ... anh đội viên vô cùng hạnh phúc vì đã thấm hiểu tấm lòng và sự vĩ đại của lãnh tụ:
Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác.
Qua hình ảnh anh đội viên, Minh Huệ đã thể hiện một cách chân thành cảm động lòng kính yêu của đồng bào và chiến sĩ đói với Hồ Chủ tịch vĩ đại.
Đêm nay Bác không ngủ mãi mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung đúc, chan hoà trong một tình yêu lớn: "yêu nước, thương người". Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa hồng, mái tóc bạc, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác.
Sau những ngày hành quân vất vả, đơn vị dừng chân ở một cánh rừng vàghỉ lại trong túp lều tranh trống trải, đơn sơ.
Hôm đấy trời mưa lâm thâm, những hạt mưa dày phủ lên trên mái lều. Gió lùa qua khe cửa, rút từng hồi, hú từng cơn. Không gian lạnh tái tê, thỉnh thoảng có những làn gió thôi vào lạnh buốt như cứt da cắt thịt, Đêm tối sâu thăm thẳm, đêm đã khuya, các anh chiến sĩ đều đã ngủ sau.
Bên bếp lửa, Bác vẫn thao thức chưa ngủ. Ánh lửa bập bùng, ngọn lửa hồng cháy rực sưởi ấm, xua tan đi cái lạnh giá của mùa đông. Dáng Bác ngồi trầm ngâm, vẻ mặt suy tư nghĩ ngợi. Bác mặc bộ quần áo xanh đã sờn, bạc màu theo thời gian.
Người đã già đi nhiều, đôi mắt sáng như sao đã có nhiều nếp nhăm, thâm quầng trũng sâu của những đêm thao thức không ngủ.
Bác cho thêm củi vào lửa, tiếng nổ lách tách, , bếp lử hồng rực lên. Rồi Bác đứng lên đến chố các anh ân cần, nhẹ nhàng đặp lại chăn cho từng người. Bác nhón chân nhẹ nhàng sợ các anh thức giấc. Bác yêu thương, lo lắng cho các anh bộ đội như tình cảm của người Cha đối với các con. Chợt, một anh đội viên thức dậy, thấy Bác vẫn chưa ngủ thổn thức cả nỗi lòng anh hỏi nhorL "Bác ơi, sao bây giờ Bác vẫn chưa ngủ, ngoài trời vẫn mưa, Bác có lạnh không?"
Giọng Bác ấm áp, hiền từ nói: "Chú cứ việc ngủ ngon, ngày mai còn đi đánh giặc, chú không phải lo đâu!".
Anh nhỏ nhẻ: "Vâng ạ, nhưng trong lòng vẫn bồn chồn.
Được ở bên Bác anh bộ đội cảm nhận tình yêu thương bao lao vô bở bến còn ấm hơn mọi ngọn lửa.
Chiến dịch vốn còn dài, còn nhiều gian khổ, khó khăn, đường đi thì hiểm trở, lắm dốc, lắm ụ. Bác không ngủ lấy sức đâu mà đi? Cuộc kháng chiến còn trường kì, vì vậy Bác không thể ngủ được.
Gà đã gáy canh ba, rừng khuya sâu thăm thẳm, vắng lặng, vậy mà Bác vẫn chưa ngủ. Thức dây sau lần thứ ba, anh bội viên hốt hoảng giật mình vì Bác vẫn chưa ngủ. Bác vẫn ngồi đó, vẻ mặt đinh ninh, chòm sâu im phăng phắc. Anh đội viên quá lo lắng, nằng nặc mời Bác ngủ: "Mời Bác ngủ Bác ơi, trời sắp sáng rồi"
Lần này, Bác mới thổ lộ rõ tâm tình của mình: " Chú cứ việc ngủ ngon đi, Bác thức thì mặc Bác, Bác mà ngủ thì thấy không anh lòng, Bác lo cho dân, cho nước, lo cho các anh đối mặt với nhiều khó khăn" "Bác lo cho đoàn dân công phải ngủ ngoài rừng không đủ chăn chiếu, trời thì mưa rét làm sao cho khỏi ướt" Bác chỉ mong trời mau sáng để các anh đỡ lạnh. Giọng nói của Người xót xa đầy yêu thương.
Anh đội viên cảm động, thức luôn cúng Bác. Bên ngoài, trời sắp sáng, bếp lửa cũng sắp tàn. Vậy là trọn cả một đêm Bác không ngủ.
Tấm lòng của Bác bao la, rộng lơn như biển cả mệnh mông. Suốt một đời Bác vì dân vì nước, hi sinh hết thảy chỉ quên mình. Em rất yêu quý và kính trọng Bác - vị cho già kính yêu của dân tộc.
Đêm nay chỉ là một trong vô số đêm Bác không ngủ nên đối với Bác chỉ là lẽ thường tình.
trả lời :
1 : Đêm thanh, cảnh vắng ,bốn bề lặng ngắt như tờ chỉ nghe tiếng cá ''tắc tắc'' ở dưới đám rong, mấy tiếng chim kêu ''oác oác'' ở trong bụi niễng .
2: đêm im ắng , cảnh vắng và cảnh thơ mộng , mát mẻ cho chúng ta cảm giác thật yên bình .
3;Trăng sáng rọi vào các gợn sóng lăn tăn , Thuyền ra khỏi bờ thì hây hẩy gió đông nam ,sóng vỗ rập rình .
sai thì xin lỗi :P
Câu văn tác giả miêu tả âm thanh của cảnh đêm trăng trên Hồ Tây là : đêm thanh cảnh vắng , bốn bề lặng ngắt như tờ chỉ nghe tiếng cá " tắc " ở dưới đám rong , mấy tiếng chim kêu " oác oác" ở trong bụi niễng
????
Đó là các từ chỉ hoạt động:kêu , về.
Đó là các từ chỉ trạng thái:trong vắt,phẳng lì
a. Mở bài
- Giới thiệu cảnh đêm thanh vắng ngồi học bài, nghe tiếng kim đồng hồ điểm bớc đi của thời gian
b. Thân bài
*** Yêu cầu:
- Tả cảnh đêm khuya thanh vắng : thời gian, không gian, cảnh vật, hoạt động của con ngời
- Cảnh chiếc đồng hồ hối hả điểm từng bớc đi của thời gian ( tưởng tượng, lồng tả cảnh với kể chuyện và biểu cảm )
- Lời khuyên chí tình chí lí của chiếc đồng hồ: thời gian là vàng ngọc, không đợi chờ ai, biết tiết kiệm thời gian, vơn lên trong hiện tại và tơng lai, làm việc, học tập cần cù, chăm chỉ
c. Kết luận
- Cảm nghĩ, suy nghĩ, liên tởng của học sinh