ĐỀ 3
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm): Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
CỤC NƯỚC ĐÁ VÀ DÒNG CHẢY
Mưa, mưa đá! Một cục nước đá to lông lốc rơi bộp xuống. Thích quá,
dòng chảy tay dang rộng, miệng nói lớn:
- A! Vui lắm mà! Cục nước đá hòa nhập ngay với chúng tôi.
- Không được. - Cục đá lạnh lùng đáp - các anh đục ngầu bẩn thỉu thế kia,
ta trong trắng to đẹp nhường này, bạn bè hòa nhập với các anh sao được?
Dòng chảy chưa kịp trả lời thì cục nước đá đã buông tiếp những lời đầy
kiêu ngạo:
- Bảo cho các anh biết rằng: Biển cả, trời xanh mới là nơi hòa nhập dung
thân của ta.
- Hày dà! Ở một mình không được đâu, hòa nhập với chúng tôi đi.
Nói xong dòng chảy cười xòa rồi ào ra sông, ra biển. Còn lại một mình
buồn thiu, cục nước đá khóc, lúc sau thì tan ướt ở một góc sân.
(Trích 109 truyện ngụ ngôn Việt Nam hiện đại, NXB Hồng Đức, trang
144)
Câu 1: (3,0 điểm) Đọc kĩ các câu hỏi sau và khoanh tròn vào chữ cái trước đáp
án đúng nhất:
1. Văn bản trên thuộc thể loại/tiểu loại nào?
Điểm Lời phê của thầy, cô giáo
A. Văn bản thơ. B. Văn bản truyện.
C. Văn bản thông tin. D. Văn bản tản văn.
2. Dòng nào nêu đúng các sự việc chính trong truyện?
A. Cục nước đá rơi – dòng nước rủ nhập vào - cục nước tan ở góc sân.
B. Dòng nước chảy qua rủ nhập vào - cục nước từ chối, tan ở góc sân.
C. Mưa - dòng nước chảy qua rủ nhập vào - cục nước từ chối – cục nước đá tan.
D. Mưa - cục nước đá rơi - dòng nước rủ nhập vào - cục nước từ chối - cục
nước khóc, tan ở góc sân.
3. Từ “dòng chảy - chúng tôi” trong những câu văn sau thuộc phép liên kết
nào?
“Mưa, mưa đá! Một cục nước đá to lông lốc rơi bộp xuống. Thích quá,
dòng chảy tay dang rộng, miệng nói lớn:
- A! Vui lắm mà! Cục nước đá hòa nhập ngay với chúng tôi.”
A. Phép lặp. B. Phép thế.
C. Phép nối. D. Tất cả các đáp án trên.
4. Mối quan hệ giữa cục nước đá – dòng chảy thể hiện mối quan hệ nào sau
đây?
A. Quan hệ giữa bộ phận và toàn thể. B. Quan hệ giữa cá nhân với cộng
đồng.
C. Quan hệ nguyên nhân - kết quả. D. Quan hệ giữa cá nhân với cội
nguồn.
5. Cục nước đá trong truyện tượng trưng cho kiểu người nào trong xã hội?
A. Kiêu căng, tự phụ. B. Ảo tưởng sức mạnh bản thân, hiếu
thắng.
C. Kiêu ngạo, dễ quên nguồn cội. D. Khao khát khám phá, chinh phục.
6. Bài học ngụ ý được gửi gắm qua câu chuyện trên là:
A. Không nên sống một mình, chê bai, khinh thường người khác.
B. Sống hòa đồng, biết thích nghi hoàn cảnh và trân trọng nguồn gốc.
C. Cần khiêm tốn, chịu khó hòa nhập cuộc sống xung quanh.
D. Không nên kiêu căng, tự phụ.
Câu 2 (1,0 điểm). Cục nước đá tan ướt ở góc sân có phải kết cục xứng đáng với
nó không? (Lý giải dựa trên căn cứ từ văn bản đọc - trả lời khoảng 6-8 dòng).
Câu 3 (2,0 điểm). Từ văn bản trên hãy viết đoạn văn khoảng 8 câu nêu ý nghĩa
của việc sống hòa đồng với mọi người xung quanh.
II. VIẾT (4.0 điểm):
Bên cạnh những học sinh ôn tập, kiểm tra nghiêm túc, vẫn còn một bộ phận
các em có thói quen chưa tốt như lười học, thiếu trung thực trong thi cử…
Em hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 1,5 trang giấy kiểm tra) để bày
tỏ sự tán thành của em với ý kiến: “Gian lận, quay cóp trong thi cử là một thói
xấu cần loại bỏ”.