Hãy viết một đoạn văn ngắn tả cảnh phố cổ Hội An có sử dụng câu rút gọn và câu đặc biệt.
Mình sẽ tick cho 5 bạn nhanh nhất nha
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo!
a)Viết 1 đoạn hội thoại ngắn có sử dụng câu rút gọn
Bài làm
Đoạn hội thoại sử dụng câu rút gọn :
Mẹ : Con đi chơi đâu mà giờ này mới về vậy ?
Con : Con chỉ đi đến nhà đứa bạn chơi thôi mà.
Mẹ : Thế con có biết gia đình ngày mai có việc bận không ?
Con : Ngày mai ạ ?
Mẹ : Ngày mai. Vào chuẩn bị quần áo rồi ngủ đi. Ngày mai phải dậy sớm lắm đó.
Anh : Thế thì em đi cùng ai ?
Con ( em ) : Các bạn nữ. Anh biết rồi mà.
Câu rút gọn chủ ngữ : Vào chuẩn bị quần áo rồi ngủ đi.
⇒ Câu hoàn chỉnh : Con vào chuẩn bị quần áo rồi ngủ đi.
Câu rút gọn vị ngữ : Các bạn nữ.
⇒ Câu hoàn chỉnh : Các bạn nữ cùng đi với em.
Câu rút gọn cả chủ ngữ lần vị ngữ : Ngày mai.
⇒ Câu hoàn chỉnh : Ngày mai, gia đình mình mình phải dậy sớm đi có việc.
b)
Quê hương là cả bầu trời của kí ức trong tôi. Chao ôi! COn đường làng dài, quanh co. Những rặng tre ngà đung đưa mình trong gió. Cây đa già vững vàng trước bão giông và dưới gốc đa là bà bán nước xởi lởi, là những cô bác nông dân gương mặt đẫm mồ hôi. Cánh đồng lùa bao la, bát ngát vàng ươm và thơ mùi lúa chín. Dòng sông uốn lượn nặng đỏ au phù sa. Bóng người thấp thoáng trên những con thyền ra khơi. Cảnh làng quê bình lặng đến lạ!
Bạn tham khảo tại đây
Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 câu) tả cảnh quê hương trong đó có một vài câu đặc biệt - 7 Bài văn mẫu tả cảnh quê hương lớp 7 - VnDoc.com
tham khảo !! xong k nha
Bài làm :
Một năm… hai năm… ba năm… đã lâu lắm rồi tôi mới trở về quê hương vào một ngày cuối năm. Mùa xuân! Bầu trời quê tôi như bớt đi những sắc mây u ám, ló rạng những tia nắng vàng ấm áp. Những chồi lá non đang dần hé nở trên cành cây cao sau một giấc ngủ đông dài. Cánh hoa xuân khẽ rung rinh trong làn gió nhẹ, khoe sắc hương đón chào mùa mới sang. Những chú chim non uống những giọt sương đêm còn sót lại trên cành lá rồi líu lo cất tiếng hót vang xa. Quê hương ơi! xuân đã về trong náo nức của muôn loài.
Học tốt!!!
1. Câu tục ngữ " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta về con người và xã hội. Câu tục ngữ gồm 2 vế,sử dụng hình ảnh ẩn dụ. "Ăn quả" là những người hưởng thụ những trái quả ngon ngọt, mát lành ; "kẻ trồng cây" là những người tạo nên những trái quả ngon ngọt đó ; "nhớ" là hành động biết ơn. Câu tục ngữ muốn đề cao một đạo lí, truyền thống, lời khuyên cho tất cả mọi người về lòng biết ơn bởi trong tự nhiên không có một thành quả nào mà không nhờ tới công sức của con người. Vì thế, chúng ta khi hưởng thụ thành quả phải biết trân trọng, giữ gìn những thành quả tốt đẹp mà những tiền nhân đã tạo ra. Làm như thế là đã có lòng biết ơn. Câu tục ngữ trên rất hay và giàu ý nghĩa, nó mang giá trị trường tồn.
2. Vậy là đã hai năm trôi qua từ khi tôi bước đi tạm biệt ngôi trường cấp 1 yêu dấu này. Ôi! Sao nhớ quá! Những hình ảnh về buổi đầu tiên đến trường cứ gợi lên mãi trong tâm trí tôi. Tất cả hiện lên thật quá đỗi thân thương. Hình ảnh thầy cô, hình ảnh bạn bè và cả hình ảnh sân trường giờ ra chơi. Ngày mai, tôi sẽ chuyển đến một nơi rất xa cùng với gia đình mình nhưng có lẽ những kỉ niệm về ngôi trường đặc biệt này tôi sẽ mãi không bao giờ quên.
3. Ông cha ta đã căn dặn con cháu dù trong hoàn cảnh này cũng phải sống lương thiện, sống tốt đẹp, tuyệt đối không được đánh mất đi phẩm giá của mình. Kinh nghiệm này đã được dân gian đúc kết qua câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm". Vậy đói, rách, sạch, thơm có nghĩa là gì? Đói, rách ở đây đều chỉ sự thiếu thốn của con người. Rách là tình cảnh nghèo nàn, rách nát. Thơm có nghĩa là đẹp đẽ, sạch sẽ. Câu tục ngữ đã đưa đến cho chúng ta một thông điệp vô cùng ý nghĩa, đó là dù trong hoàn cảnh nào bạn cũng phải giữ cho mình những phẩm chất tốt đẹp nhất, cao quý nhất của con người. Trong cuộc sống, có rất nhiều người nghèo, hoàn cảnh thiếu thốn nhưng họ luôn nỗ lực, chăm chỉ làm việc để vượt qua số phận. Họ không bao giờ nghĩ đến chuyện ăn cắp, ăn trộm một tài sản quý giá của ai đó để làm giàu cho bản thân. Tuy nhiên vẫn có những người không thiếu thốn, có đủ khả năng lao động nhưng suốt ngày đi cướp của, ăn cắp bởi lẽ họ là những người lười lao động và không màng đến những phẩm chất tốt đẹp của con người. Thật vậy, hãy là người sống tốt, sống sạch! Đừng để những bóng đen ở ngoài kia che lấp đi ánh sáng của bạn.
=> Câu đặc biệt: Thật vậy, hãy là người...
Vậy là đã hai năm trôi qua từ khi tôi bước đi tạm biệt ngôi trường cấp 1 yêu dấu này. Ôi! Sao nhớ quá! Những hình ảnh về buổi đầu tiên đến trường cứ gợi lên mãi trong tâm trí tôi. Tất cả hiện lên thật quá đỗi thân thương. Hình ảnh thầy cô, hình ảnh bạn bè và cả hình ảnh sân trường giờ ra chơi. Ngày mai, tôi sẽ chuyển đến một nơi rất xa cùng với gia đình mình nhưng có lẽ những kỉ niệm về ngôi trường đặc biệt này tôi sẽ mãi không bao giờ quên.
+ Câu đặc biệt: in đậm
+ Câu rút gọn: in nghiêng
+ Trạng ngữ: gạch chân
Mik lam de khac
Học tập! Đây chính là một hành trình dài của cuộc đời mỗi con người. Học tập giúp chúng ta có thêm kkiến thức, tích lũy được nhiều điều hay, có ích để áp dụng vào cuộc sống quang ta. Học tập cũng đưa chúng ta đến những chân trời mới, giúp ta cảm nhận sâu sắc hơn vẻ đẹp của cuộc sống này. Chúng ta không chhỉ học từ thầy cô giáo trên trường lớp mà chúng ta còn có thể học từ bạn bè, từ chính những người thân trong gia đình mình. Chỉ có một con đường dẫn đến thành công đó chính là học tập. Không chỉ học mỗi kiến thức trong sách vở. Học cách làm người, cách đối nhân xử thế, cách giải quyết khod khăn trong cuộc sống cũng là rất cần thiết. Như ông cha ta đã nói:"học ăn, học nói, học gói, học mơ" hay như lời dặn của chủ tịch Hồ Chí Minh "học, học nữa, học mãi", ta thấy được việc học tập thật sự rất quan trọng. Học tập không phải là chuyện một sớm một chiều mà là chuyện cả đời của con người. Để hoàn thiện bản thân, để góp sức đưa đất nước đi lên, chúng ta phải không ngừng học tập và học tập sẽ đưa chúng ta đến với thành công.Câu đặc biệt: Học tập!Tham khảo:
Xuân! Xuân đến thật rồi. Trong vườn, cây cối bỏ đi cái áo khoác mà đã mang suốt mùa đông lạnh lẽo để thay vào đó là bộ quần áo mới mang màu xanh, màu êm dịu. Hoa khoe sắc, lộng lẫy. Xuân nhẹ nhàng gói mưa vào trong nắng, chập chờn những cơn mưa vội vã ban chiều, không mỏng manh. Xuân ôm từng hạt nắng trong từng bông cúc vàng, nhuộm sắc những cơn mưa phùn nhỏ còn đọng sương. Cơn mưa phùn vô tình đã làm mùa xuân rét ngọt, một cái rét tượng trưng. Những luồng gió nồm cứ thổi, thổi mãi thành cái đẹp của mùa xuân. Ôi ! Thật là đẹp.
Câu đặc biệt : Xuân !
Câu rút gọn : Ôi ! Thật là đẹp.
Xuân! Xuân đến thật rồi. Trong vườn, cây cối bỏ đi cái áo khoác mà đã mang suốt mùa đông lạnh lẽo để thay vào đó là bộ quần áo mới mang màu xanh, màu êm dịu. Hoa khoe sắc, lộng lẫy. Xuân nhẹ nhàng gói mưa vào trong nắng, chập chờn những cơn mưa vội vã ban chiều, không mỏng manh. Xuân ôm từng hạt nắng trong từng bông cúc vàng, nhuộm sắc những cơn mưa phùn nhỏ còn đọng sương. Cơn mưa phùn vô tình đã làm mùa xuân rét ngọt, một cái rét tượng trưng. Những luồng gió nồm cứ thổi, thổi mãi thành cái đẹp của mùa xuân. Ôi ! thật là đẹp.
Câu đặc biệt : Xuân !
Câu rút gọn : Ôi!Thật là đẹp
Tham khảo:
Em bước đi trên con đường đất đỏ nơi Quảng Ngãi quê em. Những cơn gió mát rượi thổi qua, làm phất phơ cánh diều trước gió. Trước lũy tre làng, mấy bác nông dân đang tựa lưng ngồi nghỉ, trên tay cầm chén trà nhâm nhi. Trời đã xế chiều, mọi người từ trên những cánh đồng cũng đã rải chân về ngôi nhà của mình. Lúc đầu chỉ có 1, 2 người. Rồi sau đó là 5, 6 người. Đi thành từng hàng. Nói chuyện vui vẻ với nhau. Nhanh quá! Một ngày làm việc đã lại kết thúc, và một ngày mới lại sắp bắt đầu ở nơi làng quê êm ấm quê em.
- Câu rút gọn: In nghiêng
- Trạng ngữ: in đậm
Quê hương em mới tươi đẹp làm sao! Những con đường làng quanh co trải dài tít tắp. Hai bên đường là những lũy tre xanh rì rào trong gió. Con đường đất trải dài đến vô tận. Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông ở quê hương em đều có những vẻ đẹp rất riêng. Xuân về quê em như thay áo mới, màu sắc của chồi non của hoa màu bung nở rực rỡ làm lên một vùng đất trời tràn ngập sức sống. Những ngày hè, tiếng ve kêu râm ran trên vòm cây xanh lá. Cây đa nơi đầu đình là nơi đông người tập trung nhất. Nào trẻ con, người già, tiếng cười đùa rôm rả vang vọng khắp không gian làng quê, những bóng cây xanh như mở ra một khoảng trời xanh mát mới, không còn cái nóng như thiêu đốt của nắng hạ mà chỉ còn những cơn gió, những câu chuyện trò của trẻ nhỏ, người già. Chiều chiều, trên những cánh đồng lúa vàng , những đàn cò bay lả bay la. Những cơn gió hè mang theo hương đồng cỏ nội bay đi khắp con đường làng. Hương lúa mới quyện vào mùi đất đai như một dấu ấn tuyệt vời nhất mà em chẳng thể nào quên nơi quê hương mình. Thu sang, lá vàng lại làm cho bức tranh quê thêm bao phần thơ mộng, khung cảnh ấy gợi lên những rung động, những hoài niệm thân quen. Đông về, không gian yên lặng và chỉ còn tiếng rít của những cơn gió buốt lạnh. Cây cối khi ấy gầy gò và yếu ớt nhưng vùng đất ấy vẫn âm thầm cố gắng nuôi trong mình dòng chảy tràn trề nhựa sống để rồi khi xuân sang lại thêm phần rực rỡ, sáng tươi. Quê hương! Hai tiếng gọi ấy thật thân thương và gần gũi. Mảnh đất ven bờ sông Hồng được nhận biết bao phù sa, làm lên vùng quê trù phú và màu mỡ, đẹp đẽ đến như vậy. Ôi! Yêu biết mấy quê hương tươi đẹp của mình!
Câu rút gọn : Yêu biết mấy quê hương tươi đẹp của mình!
Câu đặc biệt : Ôi!
Câu có trạng ngữ : Chiều chiều, trên những cánh đồng lúa vàng , những đàn cò bay lả bay la.
Đã đi qua những ngày tết cổ truyền, tôi lại bước chân lên tàu và đi đến một miền đất xa xôi mà tôi đã chọn để học tập, tôi đi xa bà, xa ông, xa bạn bè, đặc biết nhất là xa quê hương. Ôi! Hai tiếng quê hương! Nhớ quê! Tôi chỉ biết khóc tôi thấy đâu đây vị ngọt ngào của nước mắt, chính quê hương đã ban cho tôi giọt nước mắt ngọt ngào đó, Ngày mai, tôi sẽ đi xa nơi đây đến phương trời kia không phải là phương trời quen thuộc như mỗi lần tôi nằm dưới bãi cỏ và ngắm nhìn bầu trời xanh kia. Đi! Thật xa gặp những con người mới ở xứ lạ. Tôi sẽ cố gắng học thật tốt dưới mảnh đất xa lạ ấy, quê hương tôi nằm ở đây trong con tim tôi đây này.
+Câu đặc biệt: chữ nghiêng
+Trạng ngữ: chữ vt đậm và nghiêng
hihi
Hội An! Vẻ đẹp tự nhiên do chính con người và thiên nhiên tạo ra chúng ta sẽ không thấy những toàn nhà cao ngất hay những biển đèn quảng cáo rực rỡ mà đều là những ngôi nhà mang phong cách cổ xưa. Vì thế những đêm trăng bạn có thể chiêm ngưỡng ánh trăng vằng vặc trên cao mà bạn khó có thể bắt gặp ở chốn phồn hoa đô thị. Tất cả đem đến cho du khách một cảm giác sâu lắng khó tả.Mặc dù toả sáng nhờ những ngọn điện thông thường, nhưng ánh sáng của đèn lồng mờ dịu và phảng phất dấu ấn của thời gian xưa cũ. Những chiếc đèn tròn, treo lủng lẳng dưới những mái hiên theo phong cách Trung Hoa. Còn hai bên cửa ra vào là những chiếc đèn quả trám hoặc ống dài kiểu Nhật Bản… Tất cả đã tạo lên một thế giới vô cùng lung linh, huyền ảo.Đặc biệt vào lễ hội hoa đăng, phố cổ còn đẹp và lãng mạnh hơn nữa. Với mục đích bảo tồn nét đẹp di sản văn hóa ở Hội An, những người dân nơi đây vào những đêm Rằm hàng tháng đều ngừng sử dụng các thiết bị điện như tivi, radio, đèn đường, đèn neon. Thay vào đó, cả khu phố cổ sẽ được chiếu sáng bởi những chiếc đèn lồng giấy treo dọc khắp con phố.
Hội An là một thị xã nhỏ bé nằm trên đất Quảng Nam, là nơi chứng kiến hai cuộc giao thoa văn hóa lớn trong lịch sử Việt. Lần thứ nhất là cách đây hơn 5 thế kỷ, khi nước Đại Việt tiến về phương nam mở mang bờ cỏi, và lần thứ hai là cách đây 2 thế kỷ, khi người Phương Tây theo các chiến thuyền và thương thuyền đặt chân lên mảnh đất này với ý đồ truyền bá và thôn tính. Cả hai sự kiện đó đều kéo theo tương tác văn hoá lớn lao và nền văn hóa việt đã vượt qua thử thách đồng hóa để tự cải biến và tồn tại cùng thời cuộc.Bên cạnh đó Hội An còn là một cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á vào thế kỷ 15 và 16, vẫn còn được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo, là phố cổ duy nhất ở Việt Nam còn giữ được tương ứng nguyên trạng với lối kiến trúc nhà ở truyền thống có niên đại cách đây từ 2 đến 3 trăm năm, xen vào những ngôi nhà ở là những công trình kiến trúc tôn giáo cũng như đền miếu, hội quán… Là nơi có môi trường sinh thái nhân văn rất độc đáo. Bao xung quanh đó là các làng nghề và những cảch sinh hoạt trên sông nước. Đây cũng là di tích của ba cộng đồng người cùng sinh sống là người Việt, Trung Hoa và Nhật Bản.Chính những điều này mà Hội An được UNESCO công nhận di sản văn hóa vào tháng 12 năm 1999.