tai sao phong kien phuong bac lai cai tri den cap huyen
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Vi sao sau khi chiem dc nc ta, cac trieu dai phong kien phuong Bac thuong to chuc lai cach cai tri va thay doi ten goi?
Chúng làm như thể nhằm mục đích đồng hóa nhân dân ta đó bn .Chúng tổ chức lại cách cách cai trị để dễ điều khiển nhân dân ta , nắm quyền hành trong nước . Còn chúng đổi tên nước ta nhằm mong muốn dân ta quên đi đất nước của mình , quên tên đất nước của mình , rồi sau đó quên đi các phong tục tập quán , truyền thống , lịch sử , cội nguồn . Mục đính chính của chúng là muốn đồng hóa nhân dân để biến chúng ta thành một phần nhỏ trong đất nươc chúng , biến người Việt thành người dân của chúng .
Mk chỉ biết nói thế thôi chớ cạn lời rồi
- Từ thế kỉ III, nhà Đông Hán suy yếu, Trung Quốc bị chia thành ba nước Ngụy - Thục - Ngô (Tam Quốc).
- Phương Bắc vẫn đặt nước ta là một châu thuộc Trung Quốc.
- Cử người Hán làm quan đến tận cấp huyện - Huyện lệnh.
- Các chính sách khác:
+ Bắt nhân dân phải nộp nhiều loại thuế (muối, sắt).
+ Lao dịch, binh dịch.
+ Đưa người Hán sang sinh sống cùng người Việt, bắt nhân dân phải học chữ Hán và tiếng Hán, tuân theo luật phát và phong tục tập quán của người Hán => Chính sách “đồng hóa”.
- Từ thế kỉ III, nhà Đông Hán suy yếu, Trung Quốc bị chia thành ba nước Ngụy - Thục - Ngô (Tam Quốc).
- Phương Bắc vẫn đặt nước ta là một châu thuộc Trung Quốc.
- Cử người Hán làm quan đến tận cấp huyện - Huyện lệnh.
- Các chính sách khác:
+ Bắt nhân dân phải nộp nhiều loại thuế (muối, sắt).
+ Lao dịch, binh dịch.
+ Đưa người Hán sang sinh sống cùng người Việt, bắt nhân dân phải học chữ Hán và tiếng Hán, tuân theo luật phát và phong tục tập quán của người Hán => Chính sách “đồng hóa”.
Đọc tiếp
+) Tổ chức bộ máy cai trị
Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu chia thành 2 quận, sáp nhập vào quốc gia Nam Việt. Thời nhà Hán, Âu Lạc bị chia làm 3 quận, sáp nhập vào bộ Giao Chi cùng với một số quận của Trung Quốc. Đến thời nhà Tuỳ và nhà Đường, nước ta lại bị chia làm nhiều châu. Từ sau khi lật đổ được chính quyền
Của Hai Bà Trưng, chính quyền đô hộ tăng cường việc kiểm soát, cử quan lại cai trị tới cấp huyện.
+) Chính sách bóc lột về kinh tế và đồng hoá về văn hoá
Chính quyền đô hộ thi hành chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề. Chúng còn cướp ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy, thực hiện chính sách đồn điền, nấm độc quyền về muối và sắt.
Quan lại trong chính quyền đô hộ dựa vào quyền hành, ra sức bóc lột dân chúng đế làm giàu.
Chu Thặng, Thứ sử Giao Châu, đã tâu với vua Hán : Giao Châu ở nơi xa cách, quan lại (người Hán) tập tục tham ô, làm đủ điều gian trá, trưỏng sử tha hổ bạo ngược, bóc lột muôn dân.
Các triều đại phong kiến phương Bắc truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán. Nhiều nho sĩ, quan lại người Hán được đưa vào đất Âu Lạc cũ để thực hiện chính sách nói trên và mở một số lớp dạy chữ Nho. Tuy nhiên, dưới thời Bắc thuộc, Nho giáo chỉ có ảnh hưởng đến một số vùng trung tâm châu, quận.
Chính quyền đô hộ áp dụng luật pháp hà khắc, thẳng tay đàn áp các cuộc nổi dậy đấu tranh của nhân dân ta.
- Những chuyển biến về kinh tế, văn hoá và xã hội
+) Về kinh tế
Công cụ bằng sắt ngày càng được sử dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp cũng như trong đời sống nhân dân. Công cuộc khai hoang, mở rộng thêm diện tích trồng trọt được đẩy mạnh. Các công trình thuỷ lợi được xây dựng. Nhờ thế, năng suất lúa tăng hơn trước. Thủ công nghiệp, thương mại có sự chuyển biến đáng kể.
1.tại vì nhân dân ta muốn giành lại được độc lập . Các cuộc đấu tranh đó thể hiện sự quyết tâm giành lại độc lập của nhân dân ta.
Bn tham khảo nhé:
Theo mìk thì tại vì khi người Hán cai quản đến cấp huyện, chúng sẽ dễ dàng cai trị chúng ta hơn, đồng thời dễ ngăn chặn các cuộc nổi dậy giống như Hai Bà Trưng thời trước.
Chúc bn học giỏi nha.