K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 2 2017

...cố tìm mà hiểu" chỉ cái nhìn người, nhìn đời một cách toàn diện, sâu sắc; cái nhìn thấu tư tưởng, tình cảm; cái nhìn phát hiện bản chất người, bản chất đời ẩn sau những "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,..."
- Nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, ta dễ trở thành tàn nhẫn, lạnh lùng trước nỗi đau khổ của người khác.
- Khi người ta đau khổ, "cái bản tính tốt của người ta" - sự quan tâm, cảm thông thường bị "che lấp" bởi những lo lắng, ích kỉ.
- Cách ứng xử "Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận" thể hiện lối ứng xử bao dung, độ lượng; một thái độ sống rất đáng trân trọng, ngợi ca.
=> Như vậy nhân vật ông giáo trong truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao đã đúc kết một tư tưởng thật đúng đắn. Trong cuộc sống chúng ta phải nhìn người, nhìn đời bằng đôi mắt bao dung, độ lượng, phải sống bằng tình thương, lòng nhân ái.
2. Phân tích, chứng minh:
Khẳng định đây là một quan niệm đúng đắn và có ý nghĩa sâu sắc đối với cuộc sống của chúng ta.
- Bao dung, độ lượng là một đạo lí tốt đẹp được nhân dân ta đúc kết, răn dạy nhau từ bao đời nay (Dẫn chứng).
- Ứng xử vị tha, đối đãi bằng tình thương sẽ giúp những người xung quanh ta sống tốt đẹp hơn; cảm hóa được con người từ bỏ cái xấu xa hướng tới cái thiên lương trong sáng (Dẫn chứng).
- Thấu hiểu, cảm thông với những người xung quanh, ta cũng sẽ nhận được sự trân trọng, biết ơn của người khác đối với mình. Đồng thời giúp ta thiết lập được nhiều mối quan hệ tốt đẹp. Đây là một cách giúp chúng ta tự hoàn thiện chính mình (Dẫn chứng).
- Sống thiếu bao dung, độ lượng, thiếu tình thương con người sẽ trở nên lạnh lùng, tàn nhẫn (Dẫn chứng).
3. Bàn luận, liên hệ thực tiễn:
- Thái độ sống của nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao là rất cần thiết trong cuộc sống hôm nay và mai sau của chúng ta.
- Tuy nhiên ngày nay trong cuộc sống vẫn còn những hiện tượng sống thờ ơ, lạnh lùng, tàn nhẫn với những người xung quanh (Dẫn chứng). => Những lối sống ấy cần đáng lên án, phải loại trừ ra khỏi đời sống.
- Mặt khác muốn nhìn đời, nhìn người bằng đôi mắt nhân ái, bản thân chúng ta cần không ngừng trau dồi, tích lũy vốn sống; phân biệt tốt xấu, đúng sai để đánh giá cuộc sống khách quan, đa chiều.
- Sống nhân đạo, đối xử vị tha độ lượng với những người xung quanh sẽ góp phần làm cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn.

Câu 2.(6,0 điểm)
A. Về kĩ năng:
Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài nghị luận văn học có bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ. Diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, văn viết có cảm xúc. Chọn lọc dẫn chứng tiêu biểu để phân tích, chứng minh làm sáng tỏ vấn đề.
B. Về kiến thức:
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản đáp ứng được những nội dung sau:
- Giải thích nhận định.
- Chứng minh vấn đề qua tác phẩm: Ánh sáng của tác phẩm ấy là gì? Soi rọi vào tư tưởng, tình cảm của mình ra sao? Ấn tượng và sức sống lâu bền của nó với thời gian…
1.Giải thích nhận định:
- Tác phẩm lớn: tác phẩm mang dấu ấn của từng giai đoạn, từng thời kì, mở ra trước mắt người đọc những hiểu biết phong phú về cuộc sống xã hội con người, hướng con người đến những điều tốt đẹp. Vẻ đẹp thẩm mĩ của tác phẩm làm lay động bao trái tim người đọc và có sức sống lâu bền với thời gian.
- Ánh sáng của tác phẩm: là cảm xúc, tâm sự, tấm lòng, tinh thần của thời đại…mà nhà văn đã chuyển hoá vào trong tác phẩm. Ánh sáng ấy có khả năng kì diệu trong việc tác động vào nhận thức, tư tưởng, tình cảm của ta, chiếu toả soi rọi vào sâu thẳm tâm trí ta, làm thay đổi mắt ta nhìn, óc ta nghĩ…
- Mỗi tác phẩm mang một ánh sáng riêng in đậm dấu ấn, phong cách riêng của nhà văn, từ cách đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, bày tỏ quan điểm, cách nhìn cuộc sống đều mang nét riêng độc đáo.
2.Chứng minh qua “Lặng lẽ Sa Pa”:
- Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn nhẹ nhàng, trong trẻo, giàu chất thơ của Nguyễn Thành Long. Đây là một tác phẩm đẹp từ nội dung đến hình thức nghệ thuật. Trong tác phẩm nhà văn đã xây dựng được những hình tượng nhân vật độc đáo, giàu lí tưởng tiêu biểu cho phẩm chất của con người Việt Nam trong công cuộc lao động xây dựng quê hương đất nước.
- Trước hết về giá trị nội dung: có thể xem tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của con người lao động bình thường mà cao cả, những mẫu người của một giai đoạn lịch sử có nhiều gian khổ, hi sinh nhưng cũng thật trong sáng đẹp đẽ.
+ Ánh sáng người đọc đón nhận từ tác phẩm trước hết là âm vang của cuộc gặp gỡ giữa ông hoạ sĩ, cô kĩ sư nông nghiệp và anh thanh niên khí tượng. Ở những con người này ánh lên những phẩm chất tốt đẹp đã thành bản chất bền vững, những quan niệm đạo đức trong sáng, cao cả và một ý chí kiên định cách mạng, tất cả đã được tôi luyện trong thử thách của chiến tranh, nay đang được tiếp tục củng cố, phát huy trong công cuộc xây dựng xã hội mới.
(D/c và phân tích dẫn chứng).
+ Tác phẩm rọi vào trong lòng người đọc những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống của lao động tự giác về con người và về nghệ thuật.
Cuộc sống của mỗi người chỉ thật sự có ý nghĩa khi mọi việc làm của họ đều xuất phát từ tình yêu cuộc sống, yêu con người, yêu mến tự hào về mảnh đất mình đang sống.
Con người cần phải biết sống có lý tưởng, say mê với công việc, hiểu được ý nghĩa công việc mình làm.
Vẻ đẹp của con người lao động chính là mảnh đất màu mỡ để người nghệ sĩ ươm mầm.
(Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)
- Về giá trị nghệ thuật: thứ ánh sáng đặc biệt của Lặng lẽ Sa Pa mà người đọc cảm nhận được toả ra từ chất thơ bàng bạc xuyên suốt tác phẩm.
+ Chất thơ trong cốt truyện, chất thơ thấm đượm trong bức tranh phong cảnh thiên nhiên.
Mỗi câu mỗi chữ khắc hoạ bức tranh thiên nhiên đều giàu sức tạo hình, rực rỡ sắc màu, nhịp điệu êm ái như một bài thơ. Cảm xúc trước cảnh mới lạ ấy truyền cho người đọc những rung động thẩm mĩ về vẻ đẹp của tác phẩm, làm dội lên ước muốn một lần được đặt chân lên Sa Pa.
(Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)
+ Chất thơ trong nét đẹp tâm hồn của nhân vật, trong ngôn ngữ và giọng điệu kể chuyện nhẹ nhàng trong sáng. Ngôn ngữ truyện như dòng nước mát trôi vào tâm trí người đọc, khơi gợi bao khao khát về một vùng đất lặng lẽ mà thơ mộng.
(Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)
- Ánh sáng toả ra từ Lặng lẽ Sa Pa là một thứ ánh sáng rất riêng. Nó đem lại cho người đọc những cảm nhận mới mẻ thâm trầm, sâu sắc: Lặng lẽ Sa Pa - mới đọc tên, ngỡ nhà văn nói về một điều gì …. im ắng, hắt hiu, giá lạnh; nhưng kì diệu thay trong cái lặng lẽ của Sa Pa vẫn ngân lên những âm thanh trong sáng, vẫn ánh lên những sắc màu lung linh, lan toả hơi ấm tình người và sự sống. Từ đó làm cho người đọc thấy tin yêu cuộc sống, bồi đắp lí tưởng sống cao đẹp - sống cống hiến dựng xây quê hương đất nước.

...cố tìm mà hiểu" chỉ cái nhìn người, nhìn đời một cách toàn diện, sâu sắc; cái nhìn thấu tư tưởng, tình cảm; cái nhìn phát hiện bản chất người, bản chất đời ẩn sau những "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,..."
- Nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, ta dễ trở thành tàn nhẫn, lạnh lùng trước nỗi đau khổ của người khác.
- Khi người ta đau khổ, "cái bản tính tốt của người ta" - sự quan tâm, cảm thông thường bị "che lấp" bởi những lo lắng, ích kỉ.
- Cách ứng xử "Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận" thể hiện lối ứng xử bao dung, độ lượng; một thái độ sống rất đáng trân trọng, ngợi ca.
=> Như vậy nhân vật ông giáo trong truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao đã đúc kết một tư tưởng thật đúng đắn. Trong cuộc sống chúng ta phải nhìn người, nhìn đời bằng đôi mắt bao dung, độ lượng, phải sống bằng tình thương, lòng nhân ái.
2. Phân tích, chứng minh:
Khẳng định đây là một quan niệm đúng đắn và có ý nghĩa sâu sắc đối với cuộc sống của chúng ta.
- Bao dung, độ lượng là một đạo lí tốt đẹp được nhân dân ta đúc kết, răn dạy nhau từ bao đời nay (Dẫn chứng).
- Ứng xử vị tha, đối đãi bằng tình thương sẽ giúp những người xung quanh ta sống tốt đẹp hơn; cảm hóa được con người từ bỏ cái xấu xa hướng tới cái thiên lương trong sáng (Dẫn chứng).
- Thấu hiểu, cảm thông với những người xung quanh, ta cũng sẽ nhận được sự trân trọng, biết ơn của người khác đối với mình. Đồng thời giúp ta thiết lập được nhiều mối quan hệ tốt đẹp. Đây là một cách giúp chúng ta tự hoàn thiện chính mình (Dẫn chứng).
- Sống thiếu bao dung, độ lượng, thiếu tình thương con người sẽ trở nên lạnh lùng, tàn nhẫn (Dẫn chứng).
3. Bàn luận, liên hệ thực tiễn:
- Thái độ sống của nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao là rất cần thiết trong cuộc sống hôm nay và mai sau của chúng ta.
- Tuy nhiên ngày nay trong cuộc sống vẫn còn những hiện tượng sống thờ ơ, lạnh lùng, tàn nhẫn với những người xung quanh (Dẫn chứng). => Những lối sống ấy cần đáng lên án, phải loại trừ ra khỏi đời sống.
- Mặt khác muốn nhìn đời, nhìn người bằng đôi mắt nhân ái, bản thân chúng ta cần không ngừng trau dồi, tích lũy vốn sống; phân biệt tốt xấu, đúng sai để đánh giá cuộc sống khách quan, đa chiều.
- Sống nhân đạo, đối xử vị tha độ lượng với những người xung quanh sẽ góp phần làm cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn.

Câu 2.(6,0 điểm)
A. Về kĩ năng:
Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài nghị luận văn học có bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ. Diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, văn viết có cảm xúc. Chọn lọc dẫn chứng tiêu biểu để phân tích, chứng minh làm sáng tỏ vấn đề.
B. Về kiến thức:
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản đáp ứng được những nội dung sau:
- Giải thích nhận định.
- Chứng minh vấn đề qua tác phẩm: Ánh sáng của tác phẩm ấy là gì? Soi rọi vào tư tưởng, tình cảm của mình ra sao? Ấn tượng và sức sống lâu bền của nó với thời gian…
1.Giải thích nhận định:
- Tác phẩm lớn: tác phẩm mang dấu ấn của từng giai đoạn, từng thời kì, mở ra trước mắt người đọc những hiểu biết phong phú về cuộc sống xã hội con người, hướng con người đến những điều tốt đẹp. Vẻ đẹp thẩm mĩ của tác phẩm làm lay động bao trái tim người đọc và có sức sống lâu bền với thời gian.
- Ánh sáng của tác phẩm: là cảm xúc, tâm sự, tấm lòng, tinh thần của thời đại…mà nhà văn đã chuyển hoá vào trong tác phẩm. Ánh sáng ấy có khả năng kì diệu trong việc tác động vào nhận thức, tư tưởng, tình cảm của ta, chiếu toả soi rọi vào sâu thẳm tâm trí ta, làm thay đổi mắt ta nhìn, óc ta nghĩ…
- Mỗi tác phẩm mang một ánh sáng riêng in đậm dấu ấn, phong cách riêng của nhà văn, từ cách đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, bày tỏ quan điểm, cách nhìn cuộc sống đều mang nét riêng độc đáo.
2.Chứng minh qua “Lặng lẽ Sa Pa”:
- Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn nhẹ nhàng, trong trẻo, giàu chất thơ của Nguyễn Thành Long. Đây là một tác phẩm đẹp từ nội dung đến hình thức nghệ thuật. Trong tác phẩm nhà văn đã xây dựng được những hình tượng nhân vật độc đáo, giàu lí tưởng tiêu biểu cho phẩm chất của con người Việt Nam trong công cuộc lao động xây dựng quê hương đất nước.
- Trước hết về giá trị nội dung: có thể xem tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của con người lao động bình thường mà cao cả, những mẫu người của một giai đoạn lịch sử có nhiều gian khổ, hi sinh nhưng cũng thật trong sáng đẹp đẽ.
+ Ánh sáng người đọc đón nhận từ tác phẩm trước hết là âm vang của cuộc gặp gỡ giữa ông hoạ sĩ, cô kĩ sư nông nghiệp và anh thanh niên khí tượng. Ở những con người này ánh lên những phẩm chất tốt đẹp đã thành bản chất bền vững, những quan niệm đạo đức trong sáng, cao cả và một ý chí kiên định cách mạng, tất cả đã được tôi luyện trong thử thách của chiến tranh, nay đang được tiếp tục củng cố, phát huy trong công cuộc xây dựng xã hội mới.
(D/c và phân tích dẫn chứng).
+ Tác phẩm rọi vào trong lòng người đọc những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống của lao động tự giác về con người và về nghệ thuật.
Cuộc sống của mỗi người chỉ thật sự có ý nghĩa khi mọi việc làm của họ đều xuất phát từ tình yêu cuộc sống, yêu con người, yêu mến tự hào về mảnh đất mình đang sống.
Con người cần phải biết sống có lý tưởng, say mê với công việc, hiểu được ý nghĩa công việc mình làm.
Vẻ đẹp của con người lao động chính là mảnh đất màu mỡ để người nghệ sĩ ươm mầm.
(Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)
- Về giá trị nghệ thuật: thứ ánh sáng đặc biệt của Lặng lẽ Sa Pa mà người đọc cảm nhận được toả ra từ chất thơ bàng bạc xuyên suốt tác phẩm.
+ Chất thơ trong cốt truyện, chất thơ thấm đượm trong bức tranh phong cảnh thiên nhiên.
Mỗi câu mỗi chữ khắc hoạ bức tranh thiên nhiên đều giàu sức tạo hình, rực rỡ sắc màu, nhịp điệu êm ái như một bài thơ. Cảm xúc trước cảnh mới lạ ấy truyền cho người đọc những rung động thẩm mĩ về vẻ đẹp của tác phẩm, làm dội lên ước muốn một lần được đặt chân lên Sa Pa.
(Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)
+ Chất thơ trong nét đẹp tâm hồn của nhân vật, trong ngôn ngữ và giọng điệu kể chuyện nhẹ nhàng trong sáng. Ngôn ngữ truyện như dòng nước mát trôi vào tâm trí người đọc, khơi gợi bao khao khát về một vùng đất lặng lẽ mà thơ mộng.
(Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)
- Ánh sáng toả ra từ Lặng lẽ Sa Pa là một thứ ánh sáng rất riêng. Nó đem lại cho người đọc những cảm nhận mới mẻ thâm trầm, sâu sắc: Lặng lẽ Sa Pa - mới đọc tên, ngỡ nhà văn nói về một điều gì …. im ắng, hắt hiu, giá lạnh; nhưng kì diệu thay trong cái lặng lẽ của Sa Pa vẫn ngân lên những âm thanh trong sáng, vẫn ánh lên những sắc màu lung linh, lan toả hơi ấm tình người và sự sống. Từ đó làm cho người đọc thấy tin yêu cuộc sống, bồi đắp lí tưởng sống cao đẹp - sống cống hiến dựng xây quê hương đất nước.

268 lượt thích66 bình luận57 lượt chia sẻ
14 tháng 4 2020

Ý nghĩa : khẳng định ý chí giành độc lập của dân tộc, mong đất nước mãi mãi thanh bình , yên vui , tươi đẹp như một vạn mùa xuân

14 tháng 4 2020

Sau khi đánh bại quân Lương, Triệu Quang Phục lên ngôi vua (Triệu Việt Vương), tổ chức lại chính quyền. 20 năm sau, Lý Phật tử từ phía Nam kéo quân về cướp ngôi. Lý Phật tử lên làm vua, sử cũ gọi là Hậu Lý Nam Đế.Vua Tùy đòi Lý Phật tử phải sang chầu, nhưng ông thoái mác không đi. Lý Phật tử cho tăng thêm quân ở những thành trọng yếu như Long Biên (Bắc Ninh), Ô Diên (Hà Nội), còn mình thì cầm quân giữ thành ở Cổ Loa (Hà Nội).Năm 603, mười vạn quân Tùy tấn công Vạn Xuân. Lý Phật tử bị vây hãm ở Cổ Loa, rồi bị bắt giải về Trung Quốc.

’’Vạn’’ tức là muời ngàn, ’’Xuân’’ tức là mùa xuân, là mùa của lễ hội đầm ấm. Ở đây Lý Nam Đế muốn đất nước chúng ta trường tồn mãi mãi

17 tháng 4 2019

Hiện nay, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì nhu cầu tìm hiểu tri thức nhân loại ngày được mở rộng. Con người phải biết nhiều thứ tiếng để trao đổi với nhau trên nhiều quốc gia. Kiến thức ngày càng rộng lớn, con người không thể chỉ biết một mà phải biết nhiều, không chỉ nắm tình hình trong nước mà còn cả thế giới, không chỉ biết cảnh vật ở quốc gia mình mà còn biết thêm những cảnh vật của nhiều nước trên thế giới. 
Ngày nay, truyền thông được mở rộng, con người có thể ngồi một nơi mà biết và truy cập nhiều thông tin trên thế giới, nhưng không biết sử dụng thông tin thì cũng như không biết chữ. Việc học là để giúp ta chọn lọc thông tin, phân tích và sử dụng thông tin chính xác. 
Nói đến tiêu chí đánh giá dân trí của một quốc gia thì chưa có tiêu chí nào rõ ràng và chính xác. Trước đây, người dân không biết chữ, biết đọc, biết viết thì tìm cách dạy cho họ biết đọc, biết viết. Còn bây giờ biết đọc, biết viết là chưa đủ mà còn phải biết chọn lọc thông tin, vận dụng thông tin vào cuộc sống, còn phải biết trao đổi với mọi người và còn phát triển ngôn ngữ của mình.
Các dân tộc sống chung với nhau trên cùng lãnh thổ để có cuộc sống tốt đẹp, hòa thuận thì không chỉ biết phong tục, tập quán của nhau, biết yêu thương nhau mà còn phải biết ngôn ngữ của nhau nữa. Do đó, học là để biết, học là để hiểu, học là để làm và học còn để chung sống hòa bình với nhau. Như vậy, chúng ta cần phải học thì con đường chúng ta đi ít gặp chông gai trắc trở hơn, nếu không học tầm nhìn của ta bị thiển cận, nhìn không xa, bàn không tới, đi không lâu và dễ gặp sai lầm. Như Bác Hồ đã dạy “Đi đường mà biết rõ đường, thì đi thoải mái và thấy như đường dài mà ngắn lại. Đi đường mà không biết trước những chặng phải đi qua, thì mò mẫm, không rõ xa gần, chỉ thấy đường dài thăm thẳm, đi chưa được mấy đã thấy mệt”.
Việc học sẽ giúp chúng ta tìm ra con đường đúng đắn và ngày càng mở rộng ra cho ta nhiều cơ hội mới. 
Học nhiều nhưng không thừa, càng học rộng, hiểu biết càng nhiều và giúp chúng ta giải quyết công việc tốt hơn, càng trau dồi kiến thức, tâm chúng ta càng sáng hơn như câu “ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý”. Việc học như viên ngọc phải rèn giũa thường xuyên và càng mở rộng phạm vi học tập, không chỉ học tri thức mà còn trau dồi đạo đức và phải thực hành. Học phải đi đôi với hành, Hồ Chí Minh là người luôn quan tâm đến việc học đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tiễn, nói đi đôi với làm “Lý luận mà không có thực tiễn thì trở thành lý luận suông, thực tiễn mà không có lý luận thì trở thành thực tiễn mù quáng”. Người có kinh nghiệm thì chưa đủ mà cần phải có lý luận đi kèm, người có lý luận thì phải đem ra thực hành, giữa học và hành phải luôn luôn đồng thuận với nhau. Nói mà không làm thì không giỏi, làm mà không có lý luận đi kèm thì sẽ rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm, công việc sẽ không đi đến nơi. Lênin cũng có câu “Học, học nữa, học mãi” là việc học không bao giờ ngừng, học một rồi phải học lên hai, hai rồi lên ba, học đến suốt đời. 
Việc học không phải lên lớp nghe giảng bài thì mới được gọi là học, mà việc học được tổ chức mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm, chúng ta có thể học khi ta đang làm, học trong khi đang vui chơi. Học không kén chọn ai, ai cũng có thể học, học nhiều hơn nữa. Việc học không có nghĩa là có người hướng dẫn mà người học có thể tự tổ chức việc học cho mình. Vai trò tự học rất quan trọng, người học mà không có tính tự học thì học không đến nơi, không giỏi, còn người học mà có tính tự học thì học nhiều hơn dự tính của mình. 
Việc học không chỉ giúp chúng ta tìm cho mình một nghề mà còn giúp chúng ta nhận biết thế giới, phân tích và giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Vì trong cuộc sống mỗi bước ta đi tới luôn có những khó khăn và thách thức, làm thế nào vượt qua nó, đó là do thái độ của ta nhìn nhận nó và giải quyết nó theo hướng khoa học, mà chính việc học vạch ra cho ta. 
Vậy khi chúng ta càng học rộng con đường chúng ta đi càng dài, càng rộng, càng đi tới càng thu nhiều kết quả tốt. Do đó chúng ta cần vượt qua nhiều gian khó, thử thách dùng chiếc khóa học tập để mở ra cho mình nhiều cánh cửa, nhiều cơ hội và nhiều con đường rộng mở cho ta đi tới thành công. Sau này, dù ở cương vị nào, chúng ta nhìn nhận lại cuộc sống của mình và tự hào rằng “việc học là vô giá”. 
Nhưng có mấy ai hiểu hết giá trị của việc học, do đó mà có nhiều người xem việc học như trò đùa, cưỡi ngựa xem hoa, thích hưởng thụ mà không lao động, nên có nhiều thanh thiếu niên lơ là việc học tập và nhất là lơ là tương lai của mình. Thực trạng hiện nay đang diễn ra vấn nạn, nhiều thanh thiếu niên lơ là việc học, học không nhiệt tình, xem việc học như là hàng hóa, học để lấy bằng đối phó không vì tay nghề vững chắc, nên các em bỏ qua việc học thậm chí còn xem thường người dạy mình. 
Giá trị của việc học bị xem nhẹ, trước đây có câu “người ta lấy thúng đong lúa, có ai lấy thúng đong chữ bao giờ”, do kém hiểu biết nên họ xem trọng việc ruộng nương hơn học, còn bây giờ người ta coi trọng đồng tiền hơn việc học thực thụ. 
Trước thực trạng đáng buồn như hiện nay, chúng ta cần làm gì để tất cả nhìn nhận lại việc học, quan tâm và đầu tư vào việc học. Có rất nhiều công trình từ thiện chung tay giúp đỡ các em nghèo khó học giỏi, những em vì hoàn cảnh mà bỏ học, nhưng chưa có tổ chức nào giúp đỡ các em có điều kiện mà lơ là việc học lôi kéo các em vào việc học để giáo dục các em thành người có ích cho xã hội. Chính gia đình là người bạn của các em, khuyến khích, động viên các em trở lại trường học và rèn luyện các em thành người hữu dụng mai sau. Gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong việc học tập của các em.
Đây cũng là mong muốn của tất cả những giáo viên đến các bậc phụ huynh hãy quan tâm nhiều hơn đến việc học của các em và rèn luyện nhân cách cho các em. Cùng chung tay giáo dục các em ngày càng tốt hơn. Đúng với lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Hãy là bạn của các em để giúp đỡ các em nhiều hơn trong học tập, trong cuộc sống và trên con đường đi tới của đất nước. 

_Hok tốt_

29 tháng 12 2020

b) “Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người”:- Với cách hiểu như trên thì thấy tình quê hương đất nước có ý nghĩa to lớn trong nhân cách một con người.- Đối với tuổi trẻ, hai câu thơ cảnh tỉnh những kẻ không nhớ quê hương, cội nguồn và nhấn mạnh phải chăm lo bồi đắp tình cảm quê hương như đã nêu. Không nên chỉ chăm lo bồi dưỡng trí tuệ, sức khỏe, vật chất,...(Có thể nêu dẫn chứng về số phận của những kẻ phản bội quê hương, đất nước).

29 tháng 12 2020

cảm ơn bạnnn

 

2 tháng 11 2019

Ý nghĩa nhan đề “Buổi học cuối cùng”:

- Kết thúc những ngày sống trong độc lập tự do

- Báo hiệu những ngày đen tối dưới ách phát xít Đức

- Sự tiếc nuối đối với việc không được học tiếng mẹ đẻ

2 tháng 8 2021

Ý nghĩa: Tiếng thơ của thầy hay, truyền cảm làm cho mọi vật trở nên đẹp và tươi tốt hơn. Khiến cho cuộc sống thêm ý nghĩa và thú vị hơn.

8 tháng 3 2023

Gợi ý phân tích nội dung như sau: 

Hai câu thơ trên một thời  đã gây cho Quang Dũng bao sóng gió. Người ta bảo anh lính Vệ quốc mà nhớ như vậy là lãng mạn tiểu tư sản, là yếu đuối. Đúng là quan niệm văn học một thời chỉ lấy niềm vui làm hào khí diệt thù, nhưng chẳng lẽ nỗi nhớ lại cứ phải giống nhau? Nếu anh bộ đội xuất thân từ nông dân, nỗi nhớ của họ chân chất “giếng nước, gốc đa, gian nhà” thì chẳng lẽ những người lính Hà Nội lại không được phép nhớ về những điều thân quen nhất? Nhớ về “dáng kiều thơm” là chất men say lãng mạn, vùng kí ức bừng sáng trong tâm trí thực sự cần thiết để tiếp thêm sức mạnh cho người lính, để họ vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh. Vì thế “dáng kiều thơm” được Quang Dũng thể hiện thực sự là một nét đẹp tăng thêm vẻ đẹp tâm hồn người lính Tây Tiến, hào hùng mà hào hoa, lãng mạn.