III. DẠNG ĐỀ:
ĐỀ 1.
I. ĐỌC – HIỂU: (3 điểm)
Đọc kĩ đoạn thơ sau:
… Bao giờ cho tới mùa thu
Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
Bao giờ cho tới tháng năm
Mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao
Ngân hà chảy ngược lên cao
Quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm…
Bờ ao đom đóm chập chờn
Trong leo lẻo những vui buồn xa xôi
Mẹ ru cái lẽ ở đời
Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn
Bà ru mẹ…mẹ ru con
Liệu mai sau các con còn nhớ chăng…
(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa – Nguyễn Duy)
Thực hiện yêu cầu
1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. (0,5 điểm)
2. Xác định 2 từ láy sử dụng trong đoạn thơ. (0,5 điểm)
3. Em hiểu như thế nào về câu thơ “sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn”? (1 điểm)
4. Theo em tác giả muốn nhắn nhũ điều gì qua đoạn thơ sau: (1 điểm)
Mẹ ru cái lẽ ở đời
Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn
Bà ru mẹ…mẹ ru con
Liệu mai sau các con còn nhớ chăng…
II. TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. (2 điểm) Kết thúc văn bản “Cổng trường mở ra”, tác giả Lí Lan có viết: “Đi đi con, hãy can đảm lên thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
Em hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về “thế giới kì diệu” mà người mẹ nói đến trong câu văn.
Câu 2. (5 điểm) Cảm nghĩa về người thân của em (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em.)
ĐỀ 2.
I. ĐỌC –HIỂU: (3,0 điêm)
Đọc đoạn thơ sau:
“… Ôi cơn mưa quê hương
Đã ru hát hồn ta thuở bé,
Đã thấm nặng lòng ta những tình yêu chớm hé.
Nghe tiếng mưa rơi trên tàu chuối, bẹ dừa,
Thấy mặt trời lên khi tạnh những cơn mưa,
Ta yêu quá như lần đầu mới biết
Ta yêu mưa như yêu gì thân thiết
Như tre, dừa, như làng xóm quê hương
Như những con người – biết mấy yêu thương…”
(Nhớ cơn mưa quê hương – Lê Anh Xuân)
Câu 1: (0,5 điểm)
Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.
Câu 2: (0,5 điểm)
Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong 4 dòng thơ cuối của đoạn thơ trên.
Câu 3: (1,0 điểm)
Nội dung chính cảu đoạn thơ trên?
Câu 4: (1,0 điểm)
Cảm nhận của em về những dòng thơ sau:
“… Ôi cơn mưa quê hương
Đã ru hát hồn ta thuở bé,
Đã thấm nặng lòng ta những tình yêu chớm hé.
II. Tập làm văn: (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 100 từ), nêu suy nghĩ của em về tình bạn trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của tác giả Nguyễn Khuyến.
Câu 2: (5,0 điểm)
Cảm nghĩ của em về mái trường thân yêu.
ĐỀ 3.
I. ĐỌC – HIỂU: (3 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Quê hương” Mỗi khi nhắc đến hai tiếng thân thương ấy lòng tôi lại dâng trào biết bao niềm yêu mến và tự hào. Quê hương tôi đó là nơi chôn nhau cắt rốn, nơi đã nuôi nấng tôi thành người, nơi đã chứng kiến những ngày tôi chập chững bước đi, bi bô biết nói... Những ngày nắng nóng chói chang, mẹ là người đã mang làn gió mát đến cho tôi ngủ. Những đêm giá rét, cha đã ủ ấm tôi và đưa tôi vào giấc ngủ thần tiên. Quê hương đã cho tôi những người bạn cắt cỏ, chăn trâu, thả diều, bắt cá đã cùng nhau chuyện trò, chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống. Làm sao có thể quên những người hàng xóm tốt những người thầy dễ mến bụng từ già đến trẻ, từ giàu đến ngèo ai ai cũng một lòng thương yêu nhau thắm thiết. Quê hương đã nâmg cánh cho tôi dấng bước tương lai và noi gương thế hệ cha ông trong quá khứ. Chao ôi! Tôi sẽ chẵng bao giờ quên đâu, chẳng bao giờ. Quê hương ơi!
(Bài làm của học sinh.)
Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.
Câu 2. (0,5 điểm) Nêu 2 từ ghép chính phụ, 2 từ ghép đẳng lặp, 2 từ láy, 2 cặp từ trái nghĩa
Câu 3. (1 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.
Câu 4. (1 điểm) Em có suy nghĩ gì về câu “Quê hương đã nâmg cánh cho tôi dấng bước tương lai và noi gương thế hệ cha ông trong quá khứ.”?
II. Tập làm văn: (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 100 từ), nêu suy nghĩ của em về mục tiêu chiến đấu của người chiến sĩ trong bài thơ “Tiếng gà trưa” – Xuân Quỳnh.
Câu 2: (5,0 điểm) Cảm nghĩ của em về vườn nhà.
giúp mik vs nha
1. Các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên là:
+ Biện pháp lặp cấu trúc ở hai dòng thơ :
"Bao giờ cho tới tháng năm"
"Bao giờ cho tới mùa thu"
=> Biện pháp này nhằm nhấn mạnh ý, tạo sự nhịp bhàng, cân đối cho bài thơ. Đồng thời nó cũng giúp diễn tả nỗi khao khát, nỗi nhớ da diết của tác giả qua các câu hỏi "bao giờ".
+ Biện pháp nhân hóa ở câu thơ :
"Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm"
=> Biện pháp này làm cho hình ảnh "trái hồng, trái bưởi" trở nên sống động, gần gũi với mọi người hơn. "Trái hồng, trái bưởi" như có sức sống giống như con người, "đánh đu" như những đứa trẻ đáng yêu, hiếu động, tinh nghịch.
2. Trong câu thơ:
"Trong leo lẻo những vui buồn xa xôi"
Tác giả đã sử dụng cụm từ "trong leo lẻo". Đây là một cụm từ láy. Từ láy này giúp cho câu thơ có sắc thái riêng, có giá trị biểu đạt cao, có nhiều tầng nghĩa hơn: Biểu lộ tình cảm, khắc họa hình tượng, đường nét một cách rõ nét và phong phú hơn. Đó là nỗi nhớ da diết, những hoài niệm về những kí ức ngọt ngào xa xăm.
3. Quan niệm của Nguyễn Duy qua câu thơ:
"Mẹ ru cái lẽ ở đời
Sữa nuôi phần xác hat nuôi phần hồn"
Lời ru của mẹ luôn chứa đựng những ý nghĩa sâu xa. Đó là những kinh nghiệm về cách ứng xử, cách sống đẹp ở đời; sữa mẹ nuôi dưỡng thể xác, lời ru của mẹ nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta, đưa chúng ta đến với những chân trời mới, chân trời đầy tình yêu thương. Đó là ơn nghĩa, là tình cảm, là công lao to lớn của nngười mẹ.
4. Đoạn trích thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình: nỗi nhớ, niềm thương, tình yêu và lòng biết ơn sâu nặng của người con dành cho mẹ. Là nỗi nhớ về quãng thời gian trước đây tảo tần của mẹ, quãng thời gian ngọt ngào trước đây bên cạnh mẹ, với những nao nức, khát khao và niềm vui bé nhỏ, giản dị, về nhưngbx hoài niệm về quê hương yêu dấu.
a) Hai biện pháp tu từ: lặp cấu trúc (ở hai dòng thơ bao giờ cho tới…), nhân hóa (trong câu trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm).
c) Lời ru của mẹ chứa đựng những điều hay lẽ phải, những kinh nghiệm, bài học về cách ứng xử, cách sống đẹp ở đời; sữa mẹ nuôi dưỡng thể xác, lời ru của mẹ nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Đó là ơn nghĩa, là tình cảm, là công lao to lớn của mẹ.
d)Đoạn thơ thể hiện hồi tưởng của tác giả về thời ấu thơ bên mẹ với những náo nức, khát khao và niềm vui bé nhỏ, giản dị; đồng thời, cho thấy công lao của mẹ, ý nghĩa lời ru của mẹ và nhắn nhủ thế hệ sau phải ghi nhớ công lao ấy.