cac ban lam giup minh 20 cau ca dao tuc ngu noi ve ha noi
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
Thương người như thể thương thân.
Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Nhường cơm sẻ áo.
Lá lành đùm lá rách.
- Đi hỏi về chào.
- Đi thưa cho biết về trình cho hay.
- Đi thưa về gửi.
- Gọi dạ bảo vâng.
- Lời chào cao hơn mâm cổ.
- Tiếng mời thơm hơn mùi rượu.
- Tiên học lễ hậu học học văn.
- Gọi dạ bảo vâng.
- Kính già, yêu trẻ.
-Lời chào cao hơn mâm cỗ.
Trong kho tàng văn học dân gian hay của cha ông ta rât phong phú, đó là những câu ca, câu thơ, câu đối, hò... và ý nghĩa lớn lao đó còn là những câu răn dạy hậu thế về đạo đức, về đối nhân xử thế, về kinh nghiệm sống... Đó là những đúc kết từ kinh nghiệm quý báu của cha ông chung ta để lại." Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao" chỉ là một trong số kho tàng đó, nhưng đây lại là kinh nghiệm sống lớn lao vơi mỗi con người.
Một cây làm chẳng nên non,ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Xét về câu chữ và vần điệu, đó chỉ một câu thơ vần điệu hay, dễ nhớ, dường như là một cái nhìn với cảnh vật: Một cái cây lẻ loi lắm, làm sao có thể che phủ bóng mát nhiều, làm sao có được cái bóng của một khu rừng, một "non" ở đây được. Lúc đó cây sẽ sợ gió to, mưa lớn lũ lụt. Nhưng nếu có 3 cây hay nhiều hơn nữ, cái lẻ loi không còn nữa, mà luc này đã ra dáng vẻ oai vệ của một khu rừng rậm với bóng mát to, sức mạnh trước những cơn gió to, mưa lớn mà những cái cây vẫn hiên ngang, sững sững như núi, như non vậy.
Nhưng ông cha ta khôgn phải chỉ gúp hậu thế vãn cảnh, nhận xét cái cây đơn giản vậy, mà đây chỉ là ông cha ta mượng hình tượng cái cây để làm minh chứng cho sự đoàn kết tạo nên sức mạnh con người. Đó là một lời răn dạy quí báu của cha ông. với cái cây là vậy, nhưng với một con người hay một tập thể nhỏ nếu chỉ vì những lợi ích riêng của mình, của tập thể mình thì kết quả cũng chỉ là cho mình hoặc cho tập thể thôi, không lớn lao được gì cả. Khi ếkt quả chỉ cho mình và cho tập thể thì đâu có gì là lớn lao? nếu chỉ vì mình, vì lợi tập thể nhỏ thì vơi sức lực nhỏ ấy cũng không làm được gì lớn lao cả. Cũng như một cái cây sao làm nên "non" được. Nhưng một khi lợi ích vượt ra ngoài một cá nhân, vượt ra ngoài tập thể để trở thành một tập thể lớn hơn thì chính vì mục đích đó lại hướng chúng ta, tập thể nhỏ lúc đầu chung tay với nhiều người, đồng lòng đồng sức, đoàn kết cùng làm thì kết quả sẽ lớn hơn nhiều. Kết quả công việc lớn hơn nhiều. Có sức mạnh tập thể, thì ta có một sưc mạnh vĩ đại như rừng cây vượt qua mọi cơn giông tố,cuồng phong, thác lũ. Nó cũng ví như câu chuyện cổ tích kể về người cha đã răn dạy con bằng bó đũa. Từng chiếc đũa bẻ gẫy dễ dang, nhưng 2 chiếc thì phải dùng sức hơn, 3 chiếc, bốn chiếc đến 10 chiếc thì khôgn sức mạnh nào bẻ gẫy nữa. Đó là tinh thần đoàn kết.
Trong lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước, cha ông ta cũng dựa vào sức mạnh toàn dân mà làm nên trang sử sáng ngời. Những trang sữ ấy không viết lên bởi một người mà nó được làm nên từ một dân tộc.
Tinh thần đoàn kết anh em, bè bạn, gia dình, xã hội là quý báu, là lớn lao, là sức mạnh của mỗi con người trên thế giới này. Đó chính là lời răn dạy của cha ông với chúng ta. Chúng ta càng thấy yêu quý kho tàng văn học dân gian ấy chừng nào!
Chúng ta đều biết rằng một cọng rơm không thể cháy hết mình nhưng một bó rơm thì lại có thể bởi những ngọn lửa sẽ được chúng truyền cho nhau cứ thế đến hết. Cũng như con người không thể tự mình làm mọi việc mà luôn phải đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau thì mới có thể hoàn thành được việc lớn. Để lưu truyền đến muôn ngàn sau bài học về tinh thàn cao đẹp ấy ông cha ta đúc kết lại qua câu ca dao:
"Một cây làm chẳng nên non
Quả thật vậy, "một cây " thì không thể làm nên núi non nhưng "ba cây"-tượng trưng cho nhiều cây thì lại có thể không chỉ là núi thấp mà còn là núi cao. Từ "một cây" đến "ba cây" số lượng đã thay đổi nên chất lượng cũng thay đổi "ba cây chụm lại". Chính sự thay đổi ấy đã mượn chuyện về cây cối để nhắ nhở chúng ta phải biết đồng sức, đồng lòng, noi theo tinh thần đoàn kết quý báu của dân tộc đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử.
Tinh thần đoàn kết từ lâu đã thấm nhuần tư tưởng của người dân VIỆT NAM bởi vậy dân tộc LÔ LÔ từ lâu đã hình thành nên truyền thuyết kể về đoàn người đi san mặt đất"Nhiều sứ chung một lòng-Nhiều lòng chung một ý"."San mặt đất"-một công việc tưởng chừng như không thể thực hiện ấy đã được những người dân tộc LÔ LÔ thực hiện. Đó không chỉ đơn thuần là một truyền thuyết mà nó còn mang tinh thần giáo dục về sự đoàn kết rất lớn. Đó cũng chính là cơ sở để người dân VIỆT NAM đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Từ các đời vua Hùng Vương nhân dân ta đã biết đứng dậy cùng nhau đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Sau này khi đến đời vua Trần với tiếng hô "Quyết chiến!" vang như sấm dậy của các bô lão trong hội nghị Diên Hồng hay những chữ "sát Thát"-giết giặc mông Cổ được đồng loạt thích lên tay các tướng sĩ chính là những minh chứng cho sực quyết tâm đoàn kết chống giặc của nhân dân ta. Đó cũng chính là động lực giúp nhân dân ta vượt qua mọi rào cản ngoại xâm và ngày càng khẳng định rõ hơn vị thế của sự chung sức, chung lòng.
Nhưng chưa dừng lại ở đó, sự đồng tâm nhất trí của dân tộc ta còn được thể hiện vô cùng rõ nét qua giai đoạn lịch sử chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Nhân dân ta đã thực sự trải qua rất nhiều khó khăn gian khổ nhưng đó cũng chính là sợi dây vô hình nối mọi người, mọi tầng lớp lại với nhau cùng nghe theo lời dạy của Bác:
Lời dạy ấy luôn luôn đi sâu vào tư tưởng mỗi người bởi nó mang một ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Câu nói, lời dạy ấy đã góp phần to lớn giải thoát, đem lại sự tự do cho cả một dân tôcj với những trận Đống Đa, Gò Vấp, Điện Biên Phủ,......Vậy liệu nó có xứng đáng được ghi nhớ và học tập theo?
Tất nhiên là có. Chính vì thế mà lớp trẻ ngày nay đã không ngừng phát triển ngoại giao với các nước với tiêu trí "khép lại quá khứ, hướng tới tương lai". Cùng với đó là bao nhà máy thủy điện nhiệt điện được xây dựng dựa trên bàn tay của biết bao người lao động cùng các kĩ sư cả trong nước và nước ngoài. VIỆT NAM đang dần đi lên trên con đường hội nhập, phát triển một phần không hề nhỏ bé chính là ý thức đoàn kết cua mỗi chúng ta.
Vậy là qua câu ca dao:
Chúng ta không chỉ có đuọc một bài học bổ ích về tình đoàn kết mà từ đó chúng ta còn thấy được sức mạnh vô địch và sự ấm no hạnh phúc mà nó mang lại. Đó chính là ngọn lửa thàn kì thắp sáng con đường chúng ta đang hướng tới.
Bà Trưng quê ở Châu Phong / Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên...
Ạ ơi ời … à ơi …
Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân
Ngàn Tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định dẹp yên biên thành
Đô kỳ đóng ở Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta
Ạ ơi ời … à ơi …
Bà Trưng quê ở Châu Phong / Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên...
Ạ ơi ời … à ơi …
Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân
Ngàn Tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định dẹp yên biên thành
Đô kỳ đóng ở Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta
Ạ ơi ời … à ơi …
- Yêu con người, mát con ta.
- Yêu con cậu mới đậu con mình.
- Một sự nhịn là chín sự lành.
- Giơ cao đánh khẽ.
-Mình vì mọi người, mọi người vì mình.
-Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
- Một điều nhịn, chín điều lành
- Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
- Một điều nhịn, chín điều lành.
- Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe .
- Lời chào cao hơn mâm cỗ .
- Ăn trông nồi , ngồi trông hướng .
Kiến đắp thành thì bão
Kiến ẵm con chạy vào thì mưa.
- o -
Qụa tắm thì ráo, Sáo tắm thì mưa.
- o -
Gió heo may chuồn chuồn bay thì bão.
- o -
Cóc nghiến răng trời đang nắng thì mưa.
- o -
Ếch kêu om om, ao chôm đầy nước.
- o -
Bạn chài thợ lái bảo nhau
Mống đông chớp lạch quay mau về nhà.
- o -
Đông rắc tía tía màu hồng
Gọi con thủ thỉ bảo chồng nhỏ to
Nhà em tìm kiếm cây to
Chống nhà tránh bão đỡ lo sau này.
- o -
Cha chết không lo bằng đỏ lò tây bắc.
- o -
- Bàn tay có ngón ngắn ngón dài
- Năm ngón tay có ngón ngắn ngón dài.
- Đất có chỗ bồi chỗ lở, ngựa có con dở con hay.
- Một cây có cành bổng cành la.
- Một nhà có anh giàu anh khó.
- Mía có đốt sâu đốt lành.
( Cùng một loại có cái thế này có cái thế kia, con cùng một gia đình có đứa hư đứa ngoan, trong tập thể có kẻ xấu người tốt, kẻ sướng người khổ ).
Nội dung ý nghĩa các tục ngữ trên được Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo trong danh ngôn : “ Năm ngón tay có ngón ngắn ngón dài, nhưng ngắn dài đều hợp nhau lại nơi bàn tay” để kêu gọi đoàn kết, khoan dung, đô lượng đối với những người lầm đường lạc lối theo giặc trong kháng chiến chống Pháp, vì xét đến cùng họ cũng là “ dòng dỏi của tổ tiên ta”.
- Những người đức hạnh thuận hoà
Đi đâu cũng được người ta tôn sùng.
- Chín bỏ làm mười.
- Yêu con người, mát con ta.
- Yêu con cậu mới đậu con mình.
- Một con tôm có chật gì sông, một cái lông có chật gì lỗ.
- Cao cành nở ngọn, mọi bạn mọi đến.
- Một sự nhịn là chín sự lành.
- Giơ cao đánh khẽ.
- Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại.
- Mình vì mọi người, mọi người vì mình.
- Trẻ nhà người như trẻ nhà ta.
- Của anh như của chú.
- Xởi lởi trời cho, lo xo trời co lại.
- Bàn tay có ngón ngắn ngón dài
- Năm ngón tay có ngón ngắn ngón dài.
- Đất có chỗ bồi chỗ lở, ngựa có con dở con hay.
- Một cây có cành bổng cành la.
- Một nhà có anh giàu anh khó.
- Mía có đốt sâu đốt lành.
( Cùng một loại có cái thế này có cái thế kia, con cùng một gia đình có đứa hư đứa ngoan, trong tập thể có kẻ xấu người tốt, kẻ sướng người khổ ).
Nội dung ý nghĩa các tục ngữ trên được Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo trong danh ngôn : “ Năm ngón tay có ngón ngắn ngón dài, nhưng ngắn dài đều hợp nhau lại nơi bàn tay” để kêu gọi đoàn kết, khoan dung, đô lượng đối với những người lầm đường lạc lối theo giặc trong kháng chiến chống Pháp, vì xét đến cùng họ cũng là “ dòng dỏi của tổ tiên ta”.
- Những người đức hạnh thuận hoà
Đi đâu cũng được người ta tôn sùng.
- Chín bỏ làm mười.
- Yêu con người, mát con ta.
- Yêu con cậu mới đậu con mình.
- Một con tôm có chật gì sông, một cái lông có chật gì lỗ.
- Cao cành nở ngọn, mọi bạn mọi đến.
- Một sự nhịn là chín sự lành.
- Giơ cao đánh khẽ.
- Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại.
- Mình vì mọi người, mọi người vì mình.
- Trẻ nhà người như trẻ nhà ta.
- Của anh như của chú.
- Xởi lởi trời cho, lo xo trời co lại.
Ai về tôi gửi buồng cau
Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy.
Ai về tôi gửi đôi giày,
Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi.
Anh em cốt nhục đồng bào
Kẻ sau người trước phải hầu cho vui.
Lo là ăn thịt ăn xôi
Quý hồ ở nết tới lui bằng lòng.
Anh em ăn ở thuận hòa
Chớ điều chếch lệch người ta chê cười.
Anh em hiền thậm là hiền
Đừng một đồng tiền mà đấm đá nhau.
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận , hai thân vui vầy
Anh em trai ở với nhau mãn đại
Chị em gái ở với nhau một thời
Dù ai nói ngược nói xuôi
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
Ân cha lành cao như núi Thái,
Đức mẹ hiền sâu tựa biển khơi,
Dù cho dâng trọn một đời,
Cũng không trả hết ân người sinh ta.
Anh đi vắng cửa vắng nhà
Giường loan gối quế mẹ già ai nuôi?
Cá rô anh chặt bỏ đuôi
Tôm càng bóc vỏ, anh nuôi mẹ già.
Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc,dở hay đỡ đần.
Anh em như chân với tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
Ân cha nặng lắm ai ơi!
Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang.
Áo vá vai, vợ ai không biết
Áo vá quàng, chỉ quyết vợ anh.
B
Ba đồng một khía cá buôi
Cũng mua cho được để nuôi mẹ già.
Bao giờ cá lý hóa long
Đền ơn cha mẹ bỏ công sinh thành.
Bồng bồng con nín con ơi
Dưới sông cá lội, trên trời chim bay.
Ước gì mẹ có mười tay
Tay kia bắt cá, tay này bắn chim.
Một tay tuốt chỉ luồn kim
Một tay làm ruộng, một tìm hái rau.
Một tay ôm ấp con đau
Một tay vay gạo, một cầu cúng ma.
Một tay khung cửi, guồng xa
Một tay lo bếp, lo nhà nắng mưa.
Một tay đi củi, muối dưa
Còn tay van lạy, bẩm thưa, đỡ đòn.
Bướm vàng đậu đọt mù u
Lấy chồng càng sớm tiếng ru càng buồn.
1. Thăng Long Hà Nội đô thành
Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ
Cố đô rồi lại tân đô
Nghìn năm văn vật bây giờ vẫn đây.
2. Sông Tô một dải lượn vòng
ấy nơi liệt sĩ anh hùng giáng sinh
Sông Hồng một khúc uốn quanh
Văn nhân tài tử lừng danh trong ngoài.
3. Ai về Hà Nội, ngược nước Hồng Hà
Buồm giong ba ngọn vui đà nên vui.
4. Sông Tô nước chảy quanh co
Cầu Đông sương sớm, quán Giò trăng khuya...
5. Nước sông Tô vừa trong vừa mát
Em ghé thuyền đỗ sát thuyền anh
Dừng chèo muốn tỏ tâm tình
Sông bao nhiêu nước thương mình bấy nhiêu.
6. Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này
7. Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa màn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
8. Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về Kẻ Bưởi với anh thì về
Làng anh có ruộng tứ bề
Có hồ tắm mát, có nghề quay tơ...
Hỡi cô mà thắt bao xanh
Có về Kim Lũ với anh thì về
Kim Lũ có hai cây đề
Cây cao bóng mát gần kề đôi ta.
Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về Kẻ Vẽ với anh tìm về
Kẻ Vẽ có thói có lề
Kẻ Vẽ lại có nhiều nghề đâu hơn.
Hỡi cô thắt dải lưng xanh
Có về Phú Diễn với anh thì về
Phú Diễn có cây bồ đề
Có sông tắm mát, có nghề ăn chơi...
9. Làng tôi có lũy tre xanh
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng
Bên bờ vải nhãn hai hàng
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.
Ai về Đào Xá vui thay
Xóm Bắc có chợ, xóm Tây có chùa
Xóm Đông có miếu thò vua
Xóm Nam có bến đò đưa dập dìu...
10. Thứ nhất Hội Gióng, Hội Dâu
Thứ nhì Hội Bưởi, Hội Vó chẳng đâu vui bằng
11. Lạy trời cho cả gió lên
Cho cờ vua Bình Định bay trên kinh thành
Nhong nhong ngựa ông đã về
Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn
Đống Đa ghi để lại đây
Bên kia Thanh Miếu, bên này Bộc Am.
Long thành bao quản nắng mưa
Cửa Ô Quan Chưởng bây giờ còn đây...
Trời cao biển rộng đất dày
Núi Nùng, sông Nhị, chốn này làm ghi.
12. Hỏi người xách nước tưới hoa
Có cho ai được vào ra chốn này
Và ướm lời hò hẹn:
Hỡi cô đội nón ba tầm
Có về Yên Phụ hôm rằm lại sang
Phiên rằm cho chính Yên Quang
Yêu hoa, anh đợi hoa nàng mới mua...
13. Ông quan ở huyện Thanh Trì
Miếng mỡ thì lấy, miệng bì thì chê.
14. Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu chưa thanh lịch cũng người Tràng An
15. Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Chẳng thanh lịch cũng là người Thủ đô.
16. Hà Nội ba mươi sáu phố phường
Hàng Gai, hàng Đường, hàng Muối trắng tinh.
Từ ngày ta phải lòng mình
Bác mẹ đi rình đã mấy mươi phen.
Làm quen chẳng được nên quen
Làm bạn mất bạn ai đền công cho.
17. Hà Nội là trái tim ta
Trái tim đất nước, gần xa giữ gìn.
Mày mà đụng đến trái tim,
Sóng căm thù sẽ nhận chìm mày ngay.
Đã chôn hăm mốt máy bay
Vẫn còn sẵn hố đợi mày ở đây.
18. Hà Thành là chốn kinh đô
Vừa đông, vừa đẹp lại vừa rộng thay!
Cửa nhà san sát đó đây
Gác trên gác dưới bên ngoài, bên trọng
Ai ơi đứng lại mà trông
Nguy nga tráng lệ non bồng nào hơn!
Dập dìu xe ngựa bon bon
Ban đêm đèn điện sáng hơn ban ngày.
Này đây hàng Trống, Hàng Bài
Đi thêm mấy bước rẽ ngay Hàng Hòm
Hai bên chồng chất tráp son
Hàng Gai chỉ bước đường con rõ ràng
Hàng Đào rồi đến Hàng Ngang
Tập trung khách trú bán hàng vui thay
Hàng Buồm, Hàng Mã, Hàng Mây
Hàng Bút, Thuốc Bắc, tạt ngay Hàng Bồ
Hiệu ta, hiệu Khách đổ xô
Bán đèn, bán lọ những đồ rất sang
Cầu Gỗ trông ra rõ ràng
Đi thêm mấy bước thì sang Hàng Bè
Dần dần tới chợ Hàng Tre
Ngổn ngang nhộn nhịp thuyền bè dưới sông.
19. Hà Thành là chốn kinh đô
Đứng ở Hàng Mắm mà trông
Kìa Ô Quan Chưởng, Cầu Đông đó mà
Hàng Đường, Hàng Đậu đâu xa
Hàng Nâu rẽ lại thì là Đồng Xuân
Hàng Than, Hàng Cót rảo chân
Đến phố Hàng Lọng là gần nhà ga
Trở lại đến phố Hàng Lờ
Rẽ tay phải phố Hỏa Lò chẳng sai
Nhằm dốc Cây Thị ta xuôi
Chiều tà, Chợ Đuổi thì người mới đông
Bán mua vội vã cho xong
Nhá nhem thời tối chợ không kéo dài
Phố ta tạm kể thế thôi
Phố Tây thì phải dạo chơi: Tràng Tiền
Thái Hà, Trường Bưởi, Trung Hiền
Có tầu điện chạy liên miên cả ngày
Tiền đi thì thực rẻ thay
Hai xu cái vé lên ngay tha hồ
Lại còn cả bến ô tô
Chở khách, chở đồ tùy ý người thuê.
Bờ hồ cảnh ấy vui ghê.
20. Hà Thành là chốn kinh đô
Ngọc Sơn, Tháp Bút, vua Lê tượng đồng
Đua nhau ngàn tía muôn hồng
Một màu nước biếc soi lồng bóng cây
Đêm nào cũng có tích hay
Kìa nhà chớp bóng, ta nay rẽ vào
Lòng em nghĩ ngợi ra sao?
Sán Nhiên, Quảng Lạc ồn ào cả đêm
Cải Lương Hý viện kề bên
Ngọt ngào tiếng hát cũng nên mất tiền
Những khi vui thú giải phiền
Dạo chơi Bách thú, quanh miền Hồ Tây
Mặt hồ hây hẩy heo may
Trong trong gió mát dễ say lòng người
Hà thành đẹp lắm ai ơi!
21. Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì
Tương Bần, húng Láng có gì ngon hơn?
22. Mễ Trì thơm gạo tám xoan
Dự hương, dé cánh thóc vàng như tơ.
23. Đi đâu mà chẳng biết ta
Ta ở kẻ Láng vốn nghề trồng rau
Rau thơm, rau húng, rau mùi
Thì
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Đường ra Hà Nội như tranh vẽ rồng
2 .
Ai về Hà nội ngược nước Hồng Hà
Buồm giong ba ngọn vui đà nên vui
Đường về xứ Lạng mù xa..
Có về Hà nội với ta thì về
Đừng thủy thì tiện thuyền bè
Đường bộ cứ bến Bồ Đề mà sang
3 .
Hà Nội ba mươi sáu phố phường
Hàng Gai, hàng Đường, hàng Muối trắng tinh.
Từ ngày ta phải lòng mình
Bác mẹ đi rình đã mấy mươi phen.
Làm quen chẳng được nên quen
Làm bạn mất bạn ai đền công cho
4.
Thăng Long Hà Nội đô thành
Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ
Cố đô rồi lại tân đô
Nghìn năm văn vật bây giờ là đây
5.
Ai về Hà Nội, ngược nước Hồng Hà
Buồm giong ba ngọn vui đà nên vui.
6.
Con sông chạy tuột về Hà
Nhớ ai Hà Nội trông mà ngùi thương
Nhớ người cố quận tha hương
Nhớ ai thì nhớ nhưng đường thời xa.
7.
Đường về xứ Lạng mù xa
Có về Hà Nội với ta thì về
Đường thủy thì tiện thuyền bè
Đường bộ cứ bến Bồ Đề mà sang
8.
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa màn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
9.
Trên trời có một ông sao
Chỗ quang chẳng mọc mọc vào đám mây
Nước Hồ Tây biết bao giờ cạn
Nhị vườn đào biết vạn nào hoa
Đưa nhau một quãng đường xa
Hỏi thăm anh Tú có nhà Cửa Nam
10.
Ai về thăm huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương
Cổ Loa hình ốc khác thường
Ngàn năm dấu vết chiến trường còn đây.