Hay liet ke danh sach ve mot so bai hat hay nhat cua Minecraft ( It nhat 20 bai hat )
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mở bài: Trong gia đình, mẹ là người gần gũi em nhất.
Thân bài:
a) Tả hình dáng:
_ Khuôn mặt ( trái xoan,.....)
_ Nụ cười ( rạng rỡ,.....)
_ Ánh mắt ( nghiêm khắc,.....)
_ Mái tóc (....................)
_ Nước da ( trắng,..................)
b) Tả tính tình, hoạt động:
_ Hoạt động hằng ngày
_ Tính tình
_ Mẹ đã giúp đỡ trong hđ
_ Ngiêm khắc
Kết bài:
Cảm xúc tình cảm
3)
Mở bài:
– Giới thiệu người bạn thân của em.
– Mối quan hệ hiện nay giữa em với bạn.
Có thể dẫn thơ''Sống trong bể ngọc kim cương
Không bằng sống giữa tình thoong bạn bè''
Thân bài.
1. Kể chuyện gặp gỡ và kết bạn.
– Hoàn cảnh gặp gỡ.
– Chuyện làm quen, kết thân.
2. Kể một mẩu chuyện về tình cảm của bạn đối với em.
3. Kể một mẩu chuyện về bạn với các bạn khác hoặc với thầy cô giáo.
4. Kể một mẩu chuyện về bạn với cha mẹ.
Kết bài:
– Tình cảm của em đối với bạn.
– Những mong ước về tình bạn.
MB: Giới thiệu về đối tượng ( mẹ )
TB :
_ Hình dáng
_ Khuôn mặt
_ Mái tóc ===> 7 cái đầu tiên phải lồng cảm xúc, suy nghĩ, biểu cảm
_ Nước da
_ Nụ cười
_ Đôi bàn tay
_ Ánh mắt , đôi mắt
Tả hđ , tính cách:
+ đảm đang
+ công việc
+ trang phục
+ cánh nói chuyện hoặc khi mẹ nghiêm khắc...
KB: Cảm nghĩ chung và cảm xúc
Chúc bạn học tốt!
a.Mở bài.
-Người bạn cùng xóm tên là Phương sống với nhau từ thuở nhỏ.
-Học xong tiểu học thì xa nhau vì em theo gia đình ra Hà Nội.
b.Thân bài.
-Tả qua mấy nét về con người, tính tình (Phương rất vui tính)
-Nhớ lại lúc còn nhỏ hai đứa chơi đùa với nhau như : trèo cây, câu cá, bắn chim.
-Khi học ở trường tiểu học là bạn thân giúp nhau học tập. Có lần trốn học cả hai đứa bị cô giáo bắt phạt.
-Em nhớ lại một cách sâu sắc đầy ấn tượng là hôm Thành tặng em một món quà kỉ niệm chia tay nhau : tập nhật kí của Phương và chiếc bút « Kim Tinh » của Trung Quốc. Trong nhật kí có nhiều chuyện vui buồn của hai đứa.
c.Kết bài.
-Giời đây, mỗi lần đọc lại cuốn nhật kí chữ viết nghuệch ngoạc nhưng tình cảm thì rất thân thương làm em nhớ mãi đến người bạn có tên là Phương
Tình bạn là một trong số đề tài có truyền thống lâu đời trong lịch sử văn học Việt Nam. Bạn đến chơi nhà là một bài thơ thuộc loại hay nhất trong đề tài tình bạn và cũng thuộc loại hay nhất trong thơ Nguyễn Khuyến nói riêng, thơ Nôm Đường luật nói chung.
Đã bấy lâu nay bác tới nhà,
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây, ta với ta !
Cũng giống như Bà Huyện Thanh Quan viết Qua Đèo Ngang, Nguyễn Khuyến sáng tác bài thơ Bạn đến chơi nhà theo thể thất ngôn bát cú Đường luật với sự phối hợp thanh điệu, vần điệu, bổ cục, đối xứng, số tiếng, số câu rất hài hoà. Đây cũng là bài thơ viết bằng chữ Nôm, dùng từ ngữ thuần Việt giản dị, dân dã mà rất đỗi trong sáng, thanh cao. Trong và thanh hơn cả là một tấm lòng chân thành đôi với bạn. Nhà thơ như muốn nói với bạn và với tất cả chúng ta rằng : Tình bạn, tình người cao hơn của cải.
Câu thơ mở đầu như một tiếng reo vui :
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Cụm từ bấy lâu nay chứng tỏ người bạn của nhà thơ từ lâu rồi chưa đến thăm nhà thơ. Và cũng chứng tỏ việc hôm nay bác tới nhà thật là quý báu, rất đáng mừng, đáng vui, đáng... mở tiệc đãi bạn để thoả lòng mong nhớ, thoả tình nghĩa cố nhân. Lời thơ tự nhiên, như lời nói thường mà vẫn toát lên tình cảm mừng vui chân thành của một người bạn.
Sáu câu tiếp theo, từ câu 2 đến câu 7, thơ chuyển giọng, từ giọng vui sang giọng kể và miêu tả. Nhà thơ kể về gia cảnh của mình: vợ con đi vắng, chợ ở xa, ao sâu không đánh được cá, vườn rộng, không bắt được gà, rau cải quá non, cây cà mới nhú nụ, giàn bầu, giàn mướp cũng chỉ nụ với hoa... Tất cả đểu thiếu vắng, trống trơn không có thứ gì gọi là... "để đãi bạn". Thậm chí miếng trầu để vào chuyện theo tập quán quê hương "Miếng trầu là đầu câu chuyện" cũng không có nốt. Lời thơ cứ nhỏ nhẹ, chân chất, thật thà mà hóm hỉnh, vừa như để thanh minh với bạn, vừa để giới thiệu cảnh sống thanh bần của gia đình mình. Nếu chú ý giọng điệu thơ và cách dùng từ ngữ của Nguyễn Khuyến, ta sẽ thấy, đằng sau cái nghèo thiếu, hiện hữu như vẫn ẩn chứa, hứa hẹn một cuộc sống giàu có, phong lưu. Ngắm lại cửa nhà của cụ Tam Nguyên ấy, ta thấy, cụ đâu có cô độc, nhà đâu có quá heo hút. Cụ vẫn có vợ con, trẻ già, gia đình vẫn có thể đi chợ mua bán. Nhà vẫn có ao sâu nuôi cá, lại có vườn rộng nuôi gà, nhà gieo được cải, trồng được cà, có giàn bầu, giàn mướp,... Tất cả đang sẵn sàng, thịt cá không thiếu, rau quả đang non tơ mơn mởn. Có điều - bác ơi, đúng dịp bác đến thì... gia cảnh nhà tôi chẳng có gì gọi là xứng đáng để đãi bác ! Đằng sau những câu thơ kể thực, tả thực kia như thầm thì những tiếng thanh minh, hóm hỉnh vui đùa của Nguyễn Khuyến. Nói khác đi, nhà thơ đã nói rất khéo léo, rất sang trọng về sự nghèo thiếu của mình. Trong nghèo thiếu, con người không bi quan, than thớ, trái lại vẫn bình thản để giãi bày, tìm sự cảm thông, chia sẻ.
Do đó, đến câu kết của bài thơ, âm điệu và ngôn từ bỗng thay đổi, thân mật và ngọt ngào:
Bác đến chơi đây, ta với ta!
Bao nhiêu nghèo thiếu, bao nhiêu lúng túng, ngượng ngùng bỗng tan đi hết, để cho tình bạn, tình người thăng hoa. Mọi của cải vật chất đều khồng còn ý nghĩa gì nữa. "Bác đến chơi đây, ta với ta" là đủ, là điểu mà tôi cần nhất, tôi khát khao, trông chờ nhất. Cụm từ ta với ta trong bài thơ này của Nguyễn Khuyến gợi nhớ đến cụm từ ta với tư trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, về ngôn ngữ, hai cụm từ đó hoàn toàn giống nhau. Nhưng về ý nghĩa thì chúng rất khác nhau. Đại từ ta trong thơ Thanh Quan dùng để nói chính nhà thơ, nói về một "cái tôi" riêng lẻ thầm kín buồn lặng, cỏ đơn. Hai chữ ta nhưng chỉ là một nghĩa. Còn ta trong thơ Nguyễn Khuyến là nói về hai người, nhà thơ và bạn. Nói về hai murời bằng một âm của một đại từ nhân xưng như thế, cụ Yên Đổ đã ca ngợi một tình bạn gắn bó, thân mật tường không thể tách rời, chia đôi. Thêm nữa, cụm từ ta với ta gắn với mấy tiếng trước Bác đến chơi đây và đặt sau những dòng thơ kể sự thiếu thốn vật chất bỗng như một tiếng cười xoà bật lên, thật là vui vẻ. Rõ ràng, tình bạn, tình người là quý nhất, cao hơn của cải, vật chất. Kết cấu thơ và cách dung từ, chơi chữ của nhà thơ đất Hà Nam thật tài hoa.
Tóm lại, bài thơ được tạo ý bằng cách dựng lên một hoàn cảnh không có gì khi bạn đến chơi, để rồi hạ một câu kết: "Bác đến chơi đây ta với ta", nghe như một tiếng cười xoà, mà từ dó ấm lên một tình bạn đậm đà, hồn nhiên, dân dã, bất chấp mọi điều kiện. Từ tình bạn, bài thơ còn ẩn chứa một triết lí sâu xa: Tinh người cao hơn của cải. Lời thơ thuần Việt, giản dị, trong sáng và thật là nhuần nhi, dễ hiểu và dễ thuộc.
Sống trong ngọc đá kim cương
Không bằng sống giữa tình thương bạn bè
Câu ca dao đã nêu bật được một tình cảm thiêng liêng đáng quý - Tình bạn chân thành thắm thiết. Nguyễn Khuyến, một vị quan về ở ẩn mang nỗi cô đơn u hoài, sống hiu quạnh nơi nông thôn, cũng cảm xúc dạt dào khi gặp lại bạn cũ. Ta hãy lắng nghe tiếng nói chân thành mộc mạc của nhà thơ khi nói với bạn:
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra hoa, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đây ta với ta
Bài thơ đã khơi dậy trong ta niềm xúc động trước tấm chân tình của nhà thơ Nguyễn Khuyến
Một chút nhẹ nhàng tự nhiên hóm hỉnh được tác giả mở đầu bằng câu thơ:
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Câu thơ như một lời chào hồ hởi thân mật vừa bộc lộ nỗi vui bất ngờ vừa tỏ ý trân trọng, quý mến bạn. Đã bấy lâu nay có nghĩa là một thời gian dài, một thời gian nhà thơ không gặp bạn, giờ đây có dịp gặp nhau làm sao mà không xúc động, không vui mừng cho được. Từ lúc cáo quan về vui sống với cảnh điền viên, ông chỉ biết lấy thiên nhiên làm bạn. Trái tim ông gửi trọn cho đất nước quê hương, nên tâm hồn luôn khắc khoải u hoài. Trong những giây phút ấy mà không ai không muốn có một người bạn để tâm sự, để an ủi. Người bạn đó đã đến với ông - Còn nỗi vui mừng nào hơn. Chính nỗi vui mừng, bất chợt mà Nguyễn Khuyên đã thốt ra lời bông đùa với bạn một cách dí dỏm cho thoả lòng trông đợi.
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có.
Mới nghe qua, ta thấy dường như nhà thơ tỏ ý làm tiếc rằng đã lâu lắm rồi bạn mới tới nhà vậy mà không có một thứ gì để tiếp, bạn để thết đãi bạn cả: chợ thì xa, người nhà trẻ con đều đi vắng cả, ao thì sâu mà nước lớn, nên không chài bắt được cá; vườn rộng thênh thang thì khó mà bắt được gà. Đến một cây cải, mớ cà hoặc một quả bầu, một trái mướp cũng không sẵn; thậm chí một miếng trầu để tiếp khách cũng không có. Tác giả đang phân trần, giải thích sự thiếu sót của mình. Thực ra đây chỉ là cách nói cường điệu như vậy mà đã đùa với bạn, vừa tỏ thái độ nhớ mong chờ đợi bấy lâu mà thôi. Và qua những lời trần tình ấy ta cũng hiểu được cuộc sống của tác giả ở làng quê: đạm bạc, giản dị, luôn gắn bó với nông thôn.
Nhịp thơ đều đặn 4-3 nhẹ nhàng êm ái như một lời thủ thỉ, kèm theo là nụ cười hóm hỉnh, cười vui của tác giả. Đối lập với những cái "không" ấy là cái có thật đáng quý.
Bác đến chơi đây, ta với ta...
Câu thơ bộc lộ thật rõ nét tình cảm chân thành của tác giả đối với bạn. Đó là một tình cảm thiêng liêng cao quý. Quan hệ bạn bè ở đây được xây dựng trên cơ sở vững chắc là tình cảm yêu thương chân thật không màng đến vật chất. Bác đến chơi đây không có gì cả, chỉ có ta với ta khiến ta nhớ đến câu kết trong bài Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan khi đứng trước cảnh đèo ngang hoang vắng cô liêu, đang mang nặng một nỗi u buồn, niềm suy tư khôn cả, không thể tâm sự cùng ai, nên bà tự quay về với lòng mình “ta với ta”. Còn “ ta với ta” mà nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng nhằm chỉ nhà thơ và người bạn tuy hai mà một, tuy một mà hai, nó gắn bó quyện chặt vào nhau, không gì chia cắt được. Ở đây chỉ có ta với ta nhưng lại có tất cả. Bởi vì tình bạn giữa ta với ta mới là cao quý, nó không đòi hỏi bất kì một điều kiện vật chất nào cả, thậm chí cả một miếng trầu làm đầu câu chuyện để tiếp bác cũng không. Qua đó ta mới thấy nghệ thuật trào lộng của Nguyễn Khuyến thật là hóm hỉnh nhẹ nhàng mà tế nhị sâu sắc.
Bài thơ thể hiện sự thành công của tác giả trong bút pháp trào phúng. Ngôn ngữ được sử dụng một cách đặc sắc. Tuy là bài thơ Đường với khuôn mẫu bó buộc nhưng lời thơ lại bình dị như lời ăn tiếng nói hằng ngày. Những sản vật của nông thôn được đưa vào thơ ông thật đậm đà hương vị làng quê. Ngôn ngữ quần chúng kết hợp với âm a (nhà, xa, cá, gà, hoa, ta) thể hiện rõ nét chất phác thật thà đôn hậu của một con người. Chính yếu tố âm điệu, nhịp điệu bài thơ phối hợp nhịp nhàng tạo ra một mạch thơ liên tục, thanh thoát, tự nhiên như lời nói chuyện tâm tình của nhà thơ với người bạn tri âm tri kỷ của mình.
Đây là một trong những bài thơ hay về tình bạn trong sáng chân thành thắm thiết của Nguyễn Khuyến. Bài thơ làm nổi bật một nét đẹp trong cuộc đời và thơ văn Nguyễn Khuyến. Ông xứng đáng là một nhà thơ của làng quê Việt Nam. Tình bạn cao cả tuyệt vời của nhà thơ sẽ là bài học giúp ta tìm và cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng đáng quý đó.
Ai cũng có một người mà mình luôn khâm phục thần tượng em cũng vậy và đó là nhóm nhạc TFBOYS.Lần đầu em nhìn thấy nhóm là trên một chương trình ca nhạc Trung quốc sau đó em đã tìm hiểu về nhóm. Em rất khâm phục khi biết được nhóm đã thành danh khi mới còn rất nhỏ tuổi.Vì còn là hs nên rất vất vả vừa phải đảm đương việc học lại vừa phải đi hát tuy vậy mọi việc vẫn được lên kế hoạch vì vậy nhóm có nhiều giải thưởng về âm nhạc nhưng việc học vẫn rất tốt. Em ước có thể tài năng bằng một phần của nhóm.
Trong cuộc sống mỗi người ai cũng có một thần tượng. Thần tượng ấy ảnh hưởng rất lớn đến chúng ta, đặc biệt là về mặt tinh thần. Khi nhìn thấy thần tượng mình thành công, thì chúng ta vui cùng sự thành công ấy, và khi thấy thần tượng mình hạnh phúc thì ta cũng xem đó là niềm hạnh phúc của mình. Đôi khi chúng ta còn cảm thấy buồn khi thần tượng mình cũng rơi vào cảm giác ấy. Đối với Tôi, ngoài Ba Mẹ - hai người có ảnh hưởng rất lớn trong đời sống tinh thần của Tôi, thì ca sĩ Lý Hải là thần tượng âm nhạc cũng ảnh hưởng không kém đến tinh thần của Tôi. Đã xem là thần tượng thì ta không phân biệt về quê hương, tuổi tác, nghề nghiệp và giới tính của người đó. Tôi thần tượng ca sĩ Lý Hải, một người anh cùng quê. Anh ấy cũng lớn tuổi hơn Tôi với một chênh lệch cũng khá xa, nhưng Tôi thật sự không quan tâm đến điều đó. Tính đến thời điểm hiện tại thì Tôi đã mến mộ anh ấy gần 5 năm. Tuy khoảng thời gian ấy không dài, nhưng cũng không phải ngắn đối với Tôi để xác định đó là thần tượng duy nhất thôi! Tôi còn nhớ rất rõ năm học lớp 12, sau khi xem xong Trọn Đời Bên Em - series phim ca nhạc Vol 5 của anh ấy và biết địa chỉ nhà anh ấy, Tôi chủ động viết thư xin ảnh. Thư gửi đi đươc gần 5 tháng thì Tôi nhận được hồi âm. Mở thư ra xem thì Tôi thấy bên trong có 2 tấm ảnh chụp và không ai khác đó chính là ành anh Hải. Và không thể ngờ niềm vui ấy cứ lâng lâng trong Tôi suốt mấy ngày tiếp theo. Được hình anh Hải rồi Tôi cất giữ rất cẩn thận, Tôi bắt đầu tìm thêm những thông tin trên mạng hay báo chí có những tin tức về anh, về cuộc đời ca sĩ của anh và về cả những nỗi niềm tình cảm của anh nữa, và không ngoại lệ Tôi ước rằng một ngày nào đó sẽ gặp một Lý Hài bằng xương bằng thịt. Khi ấy, Tôi chỉ nghe và hát nhạc của anh Hải. Tôi chỉ mua VCD của anh ấy về xem. Và thường thì một năm một lần vào đúng dịp cuối năm, Tôi lại háo hức chờ đợi một VCD Trọn Đời Bên Em mới, và chưa kể những CD phát hành riêng nữa. Lúc Tôi chưa đủ điều kiện để mua điện thoại, thấy người ta có điện thoại nghe nhạc, Tôi hứa với lòng rằng sau này có điện thoại rồi thì hình nền và bài hát trong điện thoại Tôi sẽ là anh ấy. Khi Tôi là một sinh viên sống và học tập tại Thành Phố Hồ Chí Minh thì ước mơ gặp anh Hải lại ngày một cháy bỏng hơn. Tôi nằm trong Fanclub của anh ấy, có thẻ Fan, rồi một ngày đó biết được anh ấy sẽ hợp Fanclub tại nhà, Tôi đạp xe đạp đến đúng địa chỉ nhà, vào nhà, và nhìn thấy anh Hải. Cảm giác nhìn thấy anh ấy thật là vui và hồi hộp, Tôi không nghĩ rằng mình là một Fan may mắn trong những Fan khác của anh, được gặp anh, trò chuyện rất nhiều, và đặc biệt là chụp ảnh làm kỉ niệm nữa chứ! Thật sự hạnh phúc lắm - Tôi cứ nghĩ thầm! Anh Hải có ảnh hường rất lớn trong đời sống tinh thần của Tôi. Tôi rất quý mến tính cách chân thật của anh ấy - tính cách đặc trưng của một người con sinh ra ở khu vực Miền Tây Nam Bộ. Trò chuyện trực tiếp và đọc những dòng phỏng vấn, tâm sự của anh, Tôi thấy anh hiền lắm! Anh là một người có năng lực thật sự, anh vươn lên với cuộc sống bằng chính năng lực của mình. Dù anh sống giữa phồn hoa thành thị, nhưng anh vẫn giữ nét giản dị của mình. Vì thế anh được rất nhiều người yêu thương và hâm mộ. Anh đã thành công và thành danh, anh đã là một tấm gương cho Tôi, Tôi cũng đang sống ở Thành Phố náo nhiệt và có rất nhiều xa hoa của cuộc sống. Tôi luôn dặn với lòng rằng phải sống đúng với sự chân thật mà Ba Mẹ Tôi đã dạy, và cũng như anh vậy. Thể loại âm nhạc mà anh theo đuổi là một thể loại nhạc nhẹ mà Tôi rất thích. Những ca khúc anh thể hiện thành công nhất là tình yêu của người con trai luôn bị người yêu phản bội vì nghèo. Anh hát bằng một trái tim đã từng trải nghiệm, từng đau đớn. Tôi không hiểu vì sao lại có sự trùng hợp như vậy. Từng tên bài hát, ca từ của những bài hát ấy lại rơi vào hoàn cảnh của Tôi, chỉ hơi khác một đều là Tôi là nữ, nhưng cảm giác được nỗi buồn và tâm sự của mình lại giống như anh vậy. Vì thế mỗi lần buồn Tôi lại nghe nhạc anh Hải và hát theo. Tôi thuộc rất nhiều bài hát ấy. Bây giờ, Tôi đã có điện thoại, tất nhiên Tôi vẫn không quên rằng máy Tôi sẽ có hình nền là hình anh Hải, nghe nhạc trong thẻ nhớ, nhạc chuông, nhạc chờ cũng là của anh ấy! Những lùc buồn, tôi lại nghe nhạc, lại xem hình anh Hải. Tôi lại trấn tĩnh mình và nhủ lòng rằng sẽ cố gắng như anh. Không chỉ có những lúc buồn, những lúc vui hay hồi hộp khi phải đối diện với một bài thi gì đó, Tôi cũng nhớ đến anh và sẽ lấy lại bình tĩnh trong giây lát. Đó là cách hay nhất để Tôi thêm tự tin hơn. Đều mà Tôi vui nhất là tất cả những người thân của Tôi, bạn bè của Tôi, ai ai cũng biết Tôi là Fan anh Hải và anh Hải là thần tượng của Tôi. Trong lòng Tôi luôn quý mến và hâm mộ anh Hải, tuy có nhiều người bạn của Tôi có nói rằng anh đã lớn tuổi và không Teen như những ca sĩ hiện nay, nhưng Tôi không nghĩ thế. Trong lòng Tôi, anh như vậy là nhất rồi, ai có nói gì Tôi không quan trọng. Dù biết rằng Tôi là một trong những người hâm mộ khác của anh thôi nhưng Tôi rất muốn anh Hải biết Tôi thần tượng anh nhiều lắm! Anh là tấm gương của Tôi, Tôi luôn vui khi nhìn thấy anh ngày càng thành công. Và sắp tới đây Tôi còn hạnh phúc hơn nữa khi thấy anh sẽ hạnh phúc mãi mãi bên tình yêu của anh! Anh sẽ kết hôn và xây dựng nên một Lý Hải ở một thành công mới trong một mái ấm gia đình. Và Tôi cũng đã chuẩn bị một món quà sẽ gửi tặng anh, thể hiện tấm lòng của một Fan thật sự yêu mến anh. Tôi mong anh Hải luôn có nhiều sức khỏe, có nhiều niềm vui, hạnh phúc và ngày càng có nhiều người yêu mến anh nữa! Tôi mãi mãi yêu mến anh-thần tượng của Tôi!
Sau những ngày hành quân vất vả, đơn vị dừng chân ở một cánh rừng vàghỉ lại trong túp lều tranh trống trải, đơn sơ.
Hôm đấy trời mưa lâm thâm, những hạt mưa dày phủ lên trên mái lều. Gió lùa qua khe cửa, rút từng hồi, hú từng cơn. Không gian lạnh tái tê, thỉnh thoảng có những làn gió thôi vào lạnh buốt như cứt da cắt thịt, Đêm tối sâu thăm thẳm, đêm đã khuya, các anh chiến sĩ đều đã ngủ sau.
Bên bếp lửa, Bác vẫn thao thức chưa ngủ. Ánh lửa bập bùng, ngọn lửa hồng cháy rực sưởi ấm, xua tan đi cái lạnh giá của mùa đông. Dáng Bác ngồi trầm ngâm, vẻ mặt suy tư nghĩ ngợi. Bác mặc bộ quần áo xanh đã sờn, bạc màu theo thời gian.
Người đã già đi nhiều, đôi mắt sáng như sao đã có nhiều nếp nhăm, thâm quầng trũng sâu của những đêm thao thức không ngủ.
Bác cho thêm củi vào lửa, tiếng nổ lách tách, , bếp lử hồng rực lên. Rồi Bác đứng lên đến chố các anh ân cần, nhẹ nhàng đặp lại chăn cho từng người. Bác nhón chân nhẹ nhàng sợ các anh thức giấc. Bác yêu thương, lo lắng cho các anh bộ đội như tình cảm của người Cha đối với các con. Chợt, một anh đội viên thức dậy, thấy Bác vẫn chưa ngủ thổn thức cả nỗi lòng anh hỏi nhorL "Bác ơi, sao bây giờ Bác vẫn chưa ngủ, ngoài trời vẫn mưa, Bác có lạnh không?"
Giọng Bác ấm áp, hiền từ nói: "Chú cứ việc ngủ ngon, ngày mai còn đi đánh giặc, chú không phải lo đâu!".
Anh nhỏ nhẻ: "Vâng ạ, nhưng trong lòng vẫn bồn chồn.
Được ở bên Bác anh bộ đội cảm nhận tình yêu thương bao lao vô bở bến còn ấm hơn mọi ngọn lửa.
Chiến dịch vốn còn dài, còn nhiều gian khổ, khó khăn, đường đi thì hiểm trở, lắm dốc, lắm ụ. Bác không ngủ lấy sức đâu mà đi? Cuộc kháng chiến còn trường kì, vì vậy Bác không thể ngủ được.
Gà đã gáy canh ba, rừng khuya sâu thăm thẳm, vắng lặng, vậy mà Bác vẫn chưa ngủ. Thức dây sau lần thứ ba, anh bội viên hốt hoảng giật mình vì Bác vẫn chưa ngủ. Bác vẫn ngồi đó, vẻ mặt đinh ninh, chòm sâu im phăng phắc. Anh đội viên quá lo lắng, nằng nặc mời Bác ngủ: "Mời Bác ngủ Bác ơi, trời sắp sáng rồi"
Lần này, Bác mới thổ lộ rõ tâm tình của mình: " Chú cứ việc ngủ ngon đi, Bác thức thì mặc Bác, Bác mà ngủ thì thấy không anh lòng, Bác lo cho dân, cho nước, lo cho các anh đối mặt với nhiều khó khăn" "Bác lo cho đoàn dân công phải ngủ ngoài rừng không đủ chăn chiếu, trời thì mưa rét làm sao cho khỏi ướt" Bác chỉ mong trời mau sáng để các anh đỡ lạnh. Giọng nói của Người xót xa đầy yêu thương.
Anh đội viên cảm động, thức luôn cúng Bác. Bên ngoài, trời sắp sáng, bếp lửa cũng sắp tàn. Vậy là trọn cả một đêm Bác không ngủ.
Tấm lòng của Bác bao la, rộng lơn như biển cả mệnh mông. Suốt một đời Bác vì dân vì nước, hi sinh hết thảy chỉ quên mình. Em rất yêu quý và kính trọng Bác - vị cho già kính yêu của dân tộc.
Đêm nay chỉ là một trong vô số đêm Bác không ngủ nên đối với Bác chỉ là lẽ thường tình.
nhung hom nay bac ko ngu vi bac lo cho cac anh chu bo doi tịt
Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
Ca sĩ thì còn đực chứ nhóm mà ở VN thì nộp giấy trắng còn hơn...
V-pop là một thể loại của Âm nhạc Việt Nam trong công cuộc hiện đại hóaÂm nhạc Việt Nam, sử dụng ngôn ngữ Việt hoặc có thể khác, hoặc có thể kết hợp cả hai, do người Việt sáng tác và biên soạn nhạc.
Tên gọi
V-Pop đã trải qua nhiều tên gọi khác nhau như trong khoảng thập niên 60-70 thế kỷ trước, khi nhạc trẻ chưa lan rộng ra khắp cả nước, V-Pop đã từng có tên gọi là "Nhạc trẻ Sài Gòn" hay "Kích động nhạc" (theo cách gọi của người dân với những bản nhạc sôi động thời bấy giờ) vì nhạc pop chủ yếu tập trung phát triển ở Sài Gòn. Sau 1975, tên gọi "nhạc trẻ" vẫn được tiếp tục sử dụng, tuy nhiên tên gọi đó chỉ là một thuật ngữ sử dụng trong các bản nhạc đỏ, dân ca sôi động, vui tuơi còn các thể loại nhạc trẻ khác đều bị cấm do hoàn cảnh đây nước thời đó. Từ thập niên 90, khi cả nước đang mở cửa hội nhập với thế giới, cụm từ "Nhạc nhẹ" dần xuất hiện và sau đó là "Nhạc trẻ Việt Nam" xuất hiện vào đầu những năm 2000 cho đến khi tên gọi V-Pop (tên đầy đủ là Vietnamese Pop) được nhắc đến vào đầu năm 2005 cho đến nay theo xu hướng nước ta đang hội nhập sâu rộng, đặc biệt là làn sóng Hallyu với tên gọi K-Pop du nhập vào Việt Nam đã làm cho tên gọi này theo xu hướng Quốc tế hoá tên gọi hơn là theo cách gọi cũ.
Thời kỳ đầu
Trong khi chiến tranh Việt Nam leo thang đến đỉnh điểm với sự khủng hoảng kinh tế, đặc biệt hơn là sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 khi Sài Gòn thất thủ và lượng người Việt di tản qua các nước tư bản khác để tránh chính quyền cộng sản đã làm cho nhạc trẻ tự do ngưng hoạt động tại trong nước, chỉ tiếp tục hoạt động tại hải ngoại để phục vụ cộng đồng người Việt tị nạn tại đó.Đỉnh cao của "Nhạc trẻ Sài Gòn" luôn đạt được nhũng thành tựu to lớn về nghệ thuật,[cần dẫn nguồn] bao gồm những ca sĩ có tên tuổi như ban nhạc Phượng Hoàng, Elvis Phương, Trường Kỳ, Nam Lộc, Tùng Giang, Thanh Lan, Carol Kim, hay nhạc trẻ bình dân, còn gọi là "kích động nhạc" của Mai Lệ Huyền, Hùng Cường,... cùng với sự tuyệt đỉnh của Pop &Rock, Ballad bằng 3 ngôn ngữ chính Tiếng Việt, Tiếng Pháp và Tiếng Anh.
Thời kỳ hậu Chiến tranh
Sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam và thống nhất đất nước (1976), cùng với sự bao vây cấm vận của Mỹ, những ca khúc nhạc trẻ, nhạc vàng hay các loại nhạc không có cơ sở khác đều bị cấm hoạt động, vì mang tính chất ủy mị, làm mất tinh thần yêu nước, trật tự của chế độ.[cần dẫn nguồn] Ngược lại với những ca khúc truyền thống cách mạng (nhạc đỏ) hoặc dân ca thì đây là điều kiện tốt và được nhà nước nâng đỡ[cần dẫn nguồn] để những nghệ sĩ cống hiến thật sự cho đất nước nói chung và bản thân mình nói riêng.
Đầu năm 80, sau thời kỳ đổi mới, nhạc trẻ dần khôi phục trở lại, các bản nhạc thời bấy giờ chủ yếu là bản nhạc trữ tình củaTrịnh Công Sơn hay tình yêu người lính đã từng kháng chiến và dần bị lãng quên vào đầu những năm 90.[cần dẫn nguồn]
Sau khi Sài Gòn thất thủ, nhiều nghệ sĩ phải bỏ nước sang Mỹ vì thiếu tự do trong nước sau năm 1975, các ca khúc hát vào thời trong nước đều được biểu diễn lại nhưng không còn phổ biến rộng rãi nữa mà chỉ mang lại những kỷ niệm lưu luyến cho Người Việt ở hải ngoại.
Vào đầu năm 80, một số công ty thu âm chuyên phục vụ người Việt tại hải ngoại để có cơ hội các nghệ sĩ hải ngoại được biểu diễn như Trung tâm Thúy Nga, Vân Sơn Entertainment, Asia Entertainment,... với Show Paris By Night, Vân Sơn Show, Asia,...
Đầu thập niên 90, mở cửa thị trường
1997: Bùng nổ với thời kỳ Làn Sóng XanhNăm 1993, Liên hoan Các ban nhạc nhẹ toàn quốc được tổ chức tại Đà Nẵng với thành phần ban giám khảo là các nhạc sĩ tên tuổi bao gồm nhạc sĩ Thanh Tùng, nhạc sĩ Dương Thụ, nhạc sĩ Nguyễn Cường cùng những nhạc sĩ khác. Ban nhạc Phương Đông, bao gồm ca sĩ Thanh Lam, nhạc sĩQuốc Trung (keyboard, hòa âm—phối khí chính cho ban nhạc), cùng "'bộ sậu' anh tài của nhạc nhẹ Hà Nội" lúc bấy giờ là Ngọc Quân (trống), Vũ Hà (bass), Lương Bình (guitar chính) và Trần Mạnh Tuấn (saxophone). Ban nhạc đã thắng giải nhất tại cuộc thi, cùng hạng hai thuộc về Hoa Sữa, ban nhạc của nhạc sĩ Vũ Quang Trung, giúp giọng ca 17 tuổi Mỹ Linh khi ấy giành giải "Ca sĩ trẻ gây ấn tượng." Hạng ba của liên hoan đã thuộc về nhóm nhạc rock Đen Trắng của cặp đôi Ngọc Lễ và Phương Thảo.[1]
Khi Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa vào năm 90 và bình thường hóa ngoại giao với Hoa Kỳ vào năm 1996, V-Pop đã hoạt động trở lại bình thường, nhưng sau một thời gian vắng bóng thì ngành công nghiệp âm nhạc bị suy sụp và giải thể, thị trường âm nhạc trở về lạc hậu, quay về từ con số 0, cho đến năm 1997, giải thưởng Làn Sóng Xanh đã mở màn cho sự phát triển của nhạc trẻ, đầu tiên ca sĩ Lam Trường với "Tình Thôi Xót Xa" đã tạo nên cơn sốt nhạc trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh tạo dấu ấn khởi đầu, mở cửa mạnh mẽ cho dòng nhạc thị trường trong thời kỳ phát triển Tân nhạc Việt Nam.
Đầu thế kỷ 21, hàng loạt ca sĩ có tên tuổi như Hồng Nhung, Thu Phương, Hồ Quỳnh Hương, Mỹ Tâm, Mỹ Linh, Thanh Lam,Phương Thanh, Đan Trường, Thanh Thảo, Tam ca Áo Trắng... đều tạo ra những bản hit mang nhạc nhẹ hay sôi động, trẻ trung. Đang trong thời kỳ và hội nhập, một số nghệ sĩ nước ngoài cũng hợp tác với thị trường Việt Nam để giúp đỡ phát triển mạnh mẽ vào làng V-Pop, ở trong nước các ca sĩ hiện đại, mới nổi như Bảo Thy, Đông Nhi, Noo Phước Thịnh, Quang Vinh, Băng Di, Đại Nhân,... đều có những bản hit mới mẻ hơn, thậm chí còn vừa sáng tác vừa biểu diễn, mang giai điệu R&B mạnh mẽ ra khắp cả nước.
Đặc biệt hơn, chương trình ca nhạc mang tên Liên hoan bài hát châu Á (Asia Song Festival) được tổ chức tại Hàn Quốc tạo nên sự hội nhập, trao đổi kinh nghiệm giữa nhiều nước tham gia và đã có các ca sĩ tham gia chương trình náy, điển hình Mỹ Tâm (2003 & 2004), Mỹ Linh (2005), Hồ Quỳnh Hương (2006 & 2008), Lam Trường (2007) và Hồ Ngọc Hà (2009).
Cho đến năm 1995 khi Việt Nam trở lại quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ thì ngày càng nhiều nghệ sĩ trẻ xuất hiện với nền âm nhạc hiện đại thay đổi đáng kể, ví dụ như ca sĩ Trish Thùy Trang, Nguyễn Hưng, Bằng Kiều, Nguyễn Thắng, Andy Quách,Dương Triệu Vũ, Don Hồ,... mặc dù việc hoạt động tại hải ngoại không có gì thay đổi.
V-pop ngày nay
V-pop ngày nay ảnh hưởng nền âm nhạc K-pop, Âu, Mĩ,... tạo nên những mảng màu sắc mới trong âm nhạc Việt Nam. Các cuộc thi âm nhạc Việt Nam bùng nổ một cách mạnh mẽ tạo nên làn sóng phát triển nền âm nhạc Việt như Việt Nam Idol, The Voice, Ngôi sao Việt, Học viện ngôi sao,... đã tìm ra những tài năng kể đến Soobin Hoàng Sơn, Uyên Linh, Hương Tràm,Văn Mai Hương, Trúc Nhân, Trung Quân, Phạm Hồng Phước...
Năm 2012, ca sĩ Mỹ Tâm lập kỷ lục trên You Tube với ca khúc "Chuyện như chưa bắt đầu" nhưng do sơ suất kĩ thuật, trang You Tube của cô đã bị xóa và cô bắt đầu tài khoản You Tube mới. Ca sĩ Mỹ Tâm cũng là niềm tự hào của V-pop khi cô luôn được nhắc đến trong và ngoài nước, nhiều tạp chí,truyền hình quảng bá các sản phẩm âm nhạc của cô trên thế giới và Mỹ Tâm cũng là ca sĩ Việt Nam nhận được giải thưởng quốc tế nhiều nhất...[2], ca sĩ Đông Nhi nổi tiếng với ca khúc mang tên "Sau mỗi giấc mơ" với bối cảnh MV dưới nước làm mưa làm gió các bảng xếp hạng âm nhạc trong nước, MV vẽ 3D đầu tiên ở Việt Nam - Tìm về(Đông Nhi)[3]..., Vy Oanh với các sản phẩm gây được tiếng vang như Fly, Đồng xanh[4],365Daband với Get on the floor nổi tiếng trong nước và ở Thái Lan[5]-không chỉ dừng lại ở đó 365Daband cũng được chú ý ở nước ngoài.Năm 2013, Đông Nhi ra mắt MV I wanna dance làm những người hâm mộ hứng thú với hình ảnh nóng bỏng của mình,Hồ Ngọc Hà cho ra mắt "Hãy thứ tha cho em ", cô cũng quảng bá hình ảnh của mình ở đài truyền hình Trung Quốc[6].Năm 2014,mv Bad boy của Đông Nhi lọt vào bảng xếp hạng yuku youtube của Trung Quốc[7], Hồ Quỳnh Hương được tôn vinh ở Mnet Asian Music Award,Mỹ Tâm trở thành huyền thoại âm nhạc châu Á[8]... Năm 2016, sau 7 năm vắng bóng, Việt Nam cũng có đại diện tham dự Asia Song Festival là Noo Phước Thịnh.
Nhiều ca sĩ Việt Nam được tôn vinh trong các giải thưởng thế giới như Mỹ Tâm, Thu Minh, Hồ Quỳnh Hương...
Nếu như nói đến nữ ca sĩ nữ V-pop người ta nghĩ ngay đến Mỹ Tâm, Đông Nhi, Hồ Ngọc Hà,... thì với các ca sĩ nam không thể không nói đến Đan Trường, Tuấn Hưng, Noo Phước Thịnh, Soobin Hoàng Sơn...Cái tên mà người hâm mộ quan tâm nữa đó là Thanh Bùi - ca sĩ người Úc gốc Việt tạo nên làn sóng ở Việt Nam và trên thế giới với các ca khúc như Where did we go wrong, Và tôi đã yêu, Lặng thầm một tình yêu...Thanh Bùi cũng là một nhạc sĩ nổi tiếng ở Việt Nam và ở trên thế giới, các ca khúc của anh ấy được yêu thích ở Úc, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore... phải kể đến Danger (BTS), Picture of you (DBSK), Something 'about you (2AM), Hello (KAT-TUN)
Hiện nay, các thế hệ ca sĩ trẻ đang dần làm thay đổi bộ mặt V-pop như Sơn Tùng M-TP, Soobin Hoàng Sơn, Bích Phương,... với các MV hút hàng triệu lượt xem trên youtube
Phát hành album
Cuối năm 2005, ca sĩ Mỹ Tâm đã phát hành album Vút bay Giữa tháng 9 năm 2007, Mỹ Linh đã phát hành lại ba album cũ của mình bao gồm Made in Vietnam (2003), Chat với Mozart (2005) và Để tình yêu hát (2006) với sự giúp đỡ từ hãng đĩaPony Canyon tại Nhật Bản. Made in Vietnam sau đó đã được đài phát thanh Radio-I tại thành phố Nagoya, Aichi bầu chọn là album hay nhất của tháng.
Cuối năm 2006, Mỹ Tâm đã thực hiện album thứ năm của mình mang tên Vút bay tại Hàn Quốc và phát hành album của mình tại đây và Việt Nam, theo đề nghị của công ty Nurimaru Pictures.
Tranh cãi
Trên thế giới các nền âm nhạc cũng đang vật lộn với tình trạng đạo nhạc với V-pop cũng không ngoại lệ. Một số ca khúc của Việt Nam thường lấy nhạc ngoại và làm lời Việt, Vấn đề tác quyền ở Việt Nam có nhiều tranh cãi...
Nghệ sĩ Việt Nam, họ phải gặp rất nhiều rắc rối và một số thất bại của mình như điển hình là ca sĩ Mỹ Linh, cô sang thị trường Nhật Bản để phát hành Album của mình nhưng cô không bán được đĩa nào và phải ngừng hợp tác để trở về Việt Nam, sau đó Mỹ Tâm cô nàng được xem là "Họa Mi Tóc Nâu" hay "Nữ hoàng V-Pop" đã có chiến dịch tấn công sang thị trường Hàn Quốc để cho ra một loạt Single tiếng Hàn như Hãy đến với em, Ngày hôm nay, Dường như ta đã,... nhưng không mang lại sự thành công và chinh phục tại xứ sở kim chi mặc dù đã có sự giúp đỡ từ ông bầu Bi-Rain, tiếp đến chàng ca sĩ Nam Cường, khi anh phát hành album "It's me - Chính Là Anh" và phát hành tại Vương quốc Anh nhưng lại không mang mấy thành công, xem ra thị trường Việt Nam khó vượt qua biên giới và khó được ưa chuộng tại nước ngoài mặc dù họ rất cố gắng về kỹ năng của mình
Rất nhiều ca sĩ đã làm ảnh hưởng không ít đối với những ca sĩ chân chính, nghiêm túc trong nghệ thuật. Họ là những người không có khả năng ca hát tự phong danh hiệu, bắt chước các ca sĩ quốc tế để được nổi tiếng, lăng xê quá mức..
Hiện nay một số ca sĩ, nhóm nhạc như 365, Sơn Tùng M-TP, Soobin Hoàng Sơn đã xác lập kỉ lục mới cho V-pop đạt được 100 triệu lượt xem trên YouTube. Có thể kể đến bài hát "Bống bống bang bang" hiện là bài hát có nhiều lượt xem nhất của V-pop. "Nơi này có anh" của Sơn Tùng M-TP đạt 9 triệu lượt xem trong ngày đầu tiên, trở thành ca khúc đạt được nhiều lượt xem nhất YouTube trong ngày 14/2 và trở thành ca khúc đạt 100 triệu lượt xem nhanh nhất Việt Nam và châu Á, trong chưa đầy 59 ngày. Ngoài ra, teaser chính thức của ca khúc đạt được 1 triệu lượt xem trong một ngày. MV "Phía sau một cô gái" dù chỉ là MV Lyrics nhưng cũng đạt hơn 150 triệu views, đánh dấu nét khởi sắc của MV lyrics trong thị trường âm nhạc Việt.
Càng ngày, càng có nhiều người nước ngoài vào xem MV bài hát V-pop và dành nhiều lời khen, có thể thấy V-pop càng ngày càng được biết đến rộng rãi hơn.