Tình huống 1: Hoàng là con trai duy nhất trong một gia đình khá giả, làm nghề buôn bán phế liệu ở thị trấn. Công việc của bố mẹ Hoàng có thu nhập cao nhưng vô cùng vất vả. Hoàng không những không giúp đỡ bố mẹ mà còn lười học. Khi được các bạn góp ý, Hoàng còn nói: “Tôi như thế này sao có thể đi thu gom phế liệu được. Sau này, tôi nhất định sẽ không làm cái nghề ấy”
Em nhận xét gì về thái độ của Hoàng? Nếu là bạn của Hoàng, em sẽ khuyên Hoàng như thế nào?
Tình huống 2: Lan là học sinh của lớp 6A1. Ngày chủ nhật của tuần cuối tháng là ngày mà Lan yêu thích nhất. Vì khi đến ngày đó, Lan cùng gia đình tham gia những việc làm thiện nguyện đầy ý nghĩa như: tặng quà cho các cụ già neo đơn; tặng sách vở, quần áo cho trẻ em cơ nhỡ,... Theo kế hoạch của gia đình trong lần tới sẽ đi đến miền Trung để giúp đỡ những gia đình bị tổn thất nhiều do thiên tai.
Em có suy nghĩ gì về việc làm của bạn Lan cùng gia đình?
Tình huống 1: Tớ sẽ khuyên rằng bạn Nam không nên nói như thế, nghề nào cũng là nghề và ba mẹ Nam làm nghề đó để nuôi Nam ăn học rất vất vả đáng lẽ Nam phải biết ơn ba mẹ
Thái độ của Nam là bất hiếu và tỏ ra láo xược :))
Tình huống 2: Việc bạn Lan làm cùng với gia đình rất đáng khen và tuyên dương, ta nên noi theo để giúp đỡ những người khó khăn như thế :>
1.
- Những thái độ của Hoàng: Hoàng là một người thiếu giá trị trách nhiệm, chưa hiếu thảo còn lười biếng không biết giúp đỡ bố mẹ cho dù công việc rất vất vả.
- Nếu là bạn của Hoàng, em sẽ khuyên Hoàng: không nên nói như vậy vì Hoàng có được cuộc sống như bây giờ cũng nhờ vào nghề buôn phế liệu của gia đình, bố mẹ đã rất vất vả để sinh ra và nuôi Hoàng lớn đến bây giờ. Vì thế bạn nên biết tôn trọng nghề nghiệp của bố mẹ, nhờ nó mà nuôi sống cả gia đình Hoàng.
2. Việc làm của Lan và gia đình có ý nghĩa rất lớn cho xã hội, giúp đỡ những bạn nhỏ khó khăn, những mảnh đời bất hạnh, nó góp phần hình thành nên những giá trị yêu thương, “lá lành đùm lá rách” đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.