K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 12 2016

Qua quá trình lao động của nhân dân ta và trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã chống lại ngoại xâm và thiên tai khắc nghiệt đã lập nên bao chiến công hiển hách, viết lên những trang sử vẻ vang.

Chính đặc điểm lịch sử đó đã tạo nên một truyền thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc ta, đó là đạo lý "uống nước nhớ nguồn" và trong cuộc sống ngày hôm nay lời dạy đó càng trở nên sâu sắc.

 

Nguồn là nơi xuất phát dòng nước. Nói rộng hơn, là nguyên nhân dẫn đến, là con người: cá nhân hay tập thể đã đổ tâm huyết và công sức làm ra thành quả đó. ”Uống nước nhớ nguồn” là lời khuyên nhủ, nhắc nhở của ông cha chúng ta đối với lớp người đi sau, đối với tất cả những ai, đang và sẽ thừa hưởng thành quả được tạo nên do công lao của bao thế hệ người đi trước.

Trong vũ trụ, thiên nhiên và xã hội không có sự vật nào mà không có xuất xứ hay nguồn gốc của mình.Tương tự như thế, thành quả không phải tự nhiên có mà phải do lao động mà nên. Như để có hạt gạo mà chúng ta ăn hàng ngày là cả một quá trình lao động cực khổ của những người nông dân. Họ đã phài sáng nắng chiều mưa làm việc ở ngoài đồng, nhổ mạ cấy lúa, gặt lúa, đập lúa… để có được hạt gạo là khó thế đó. Chính vì thế mà chúng ta nên biết quí trọng, biết ơn người đã cho ta những gì ta đang có. Lòng biết ơn phải xuất phát từ tình cảm, từ ý thức ghi nhớ công ơn của những người tạo ra thành quả phục vụ cuộc sống của chúng ta,đó chính là “nhớ nguồn”, là đạo lý làm người tất yếu mà mỗi người cần có.

Hằng năm cả nước ta làm lễ “Giỗ tổ Hùng Vương” để ghi nhớ công lao của các vua Hùng đã dựng nước và giữ nước, hay hằng năm, để mừng sinh nhật Bác, cả nước đã cùng ôn lại chặng đường mà Bác đã đi qua, ca ngợi sự hy sinh của Bác để giành lại độc lập tự do cho nước nhà, đó cũng là một hình thức “nhớ nguồn” của chúng ta, thể hiện một tình cảm đẹp, một đạo lý đẹp của dân tộc ta. Lòng biết ơn giúp ta gắn bó hơn với những người đi trước, sẽ trân trọng những thành quả và công sức của tiền nhân, gần gũi hơn với tập thể…và từ đó sẽ tạo nên một xã hột đoàn kết, thân ái hơn giữa mọi người. Điều đó cho ta thấy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” là một truyền thống vô cùng cao đẹp.

Nếu con người không có lòng biết ơn thì sẽ trở nên rất ích kỉ, không hiểu biết, thờ ơ với mọi người xung quanh và có thể sẽ trở thành con người ăn bám xã hội. Ví dụ một con người không có lòng biết ơn, không nhớ đến cội nguồn, chỉ biết hưởng thụ mà không làm, không hiểu được lao động là như thế nào về lâu dài sẽ thành kẻ ăn bám, ngồi một chỗ mà hưởng thành quả lao động.

Vậy để thể hiện lòng biết ơn ta phải làm gì? Là một người Việt Nam đặt biệt là một học sinh Việt Nam luôn nhớ đến câu “Uống nước nhớ nguồn”, ghi nhớ và biết ơn thế hệ đi trước đã cho ta có ngày hôm nay ta nên trân trọng và bảo vệ những thành quả của cha ông, phát triển thành những điều tốt đẹp hơn nữa. Cụ thể ta nên tự hào về những truyền thống và nền văn hóa ngàn năm văn hiến.

Ví dụ như loại hình “Nhã nhạc cung đình Huế” đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể, hay văn hóa cồng chiên của dân tộc Tây Nguyên, những truyền thống đẹp như “Tôn sư trọng đạo”, ”Kính trên nhường dưới” và cả “Uống nước nhớ nguồn”…..đều là những truyền thống,văn hóa lâu đời rất đáng tự hào cần được giữ gìn và phát huy của dân tộc.Ta cũng nên tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa của nhân loại dể làm giàu hơn truyền thống và văn hóa của mình,quan trọng là phải giữ được bản sắc văn hóa của quê hương.

Ví dụ cụ thể nhất là tiếp thu nền khoa học - kĩ thuật phát triển của nhân loại để làm giàu, xây dưng đất nước và giới trẻ ngày nay cần tránh ăn theo phong cách ăn mặc của các nước khác vì có những phong cách trái với bản sắc truyền thống của dân tộc.

Đất nước Việt Nam hôm nay là thành quả của tổ tiên ta suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, ta lớn lên trong bao sự tích: sự tích bánh chưng, bánh giầy, sự tích tre đằng ngà với chiến công của người anh hùng làng Gióng, sự tích trầu cau, sự tích hòn Trống Mái... Mọi thứ quanh ta: trang sách, ngòi bút, con đường đến trường, hàng cây bên đường, bài giảng của thầy có... tất cả đều ẩn chứa một sự tích, nguồn gốc đều là kết tinh từ công sức của bao người. Bản thân sự trương thành của mỗi chúng ta cũng nhờ thầy cô, cha mẹ.

Như vậy, trong cuộc sống, không có ,thành quả nào mà không có công lao của một ai đó tạo nên. Chính vì thế, trong kho tàng tục ngữ Việt Nam luôn có những lời thấm thía nhắc nhở ta về lòng biết ơn với người nghệ sĩ và công lao của những người đi trước:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Và:

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Hoặc:

Không thầy đố mày làm nên.

Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn” đã hóa thân thành nhừng lập tục đẹp đẽ của người Việt Nam. Biết ơn các thương binh, liệt sĩ đã đổ xương máu để giữ hòa bình, chúng ta có ngày 27-7. Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn" đã trở thành bản lĩnh sống, là một nét nhân cách đẹp đẽ. Nguyền Trãi ăn "lộc" vua nhưng lại tâm niệm “đền ơn kẻ cấy cày”. Ta đã từng bắt gặp tình cảm ấy trong ca dao, tiếng nói tâm tình của dân tộc ta:

Ai ơi ! Bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

Khi “bưng bát cơm đầy” ta phải biết trân trọng nhớ ơn những ai đã “một nắng hai sương,muôn phần đắng cay” để làm nên “dẻo thơm một hạt”.Nói cách khác,được thừa hưởng cuộc sống thanh bình,no ấm hiện nay nhất thiết ta phải khắc ghi công lao của các vị anh hùng liệt sĩ đi trước đã hi sinh biết bao xương máy mồ hôi và nước mắt.

Do đó,”Uống nước nhớ nguồn” chính là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết đầy đạo lí làm người.Ai chẳng biết là lòng vô ơn,bội bạc,thái độ “ăn cháo đá bát” sẽ làm con người trở nên nhỏ nhen,ích kỉ ăn bám gia đình và xã hội.

Thế nhưng để “nhớ nguồn” chúng ta phải làm gì? Là người Việt Nam,tự hào với lịch sử anh hùng,và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc,chúng ta phải ra sức góp phần bảo vệ đất nước,tích cực học tập và lao động để góp phần xây dựng đất nước trở nên giàu đẹp hơn.

Không những chỉ có ý thức giữ gìn bản sắc,tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình mà chúng ta chứ không phải ai khác – phải ý thức tiếp thu một cách chọn lọc tinh hoa nhân loại để làm giàu thêm nền văn hóa nước nhà.

Ngoài ra, để “nhớ nguồn” chúng ta phải có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người. Có như thế mới xứng đáng trọn nghĩa trọn tình đúng với truyền thống đạo lí “uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của cha ông.

“Uống nước nhớ nguồn” là lời nhắn nhủ hết sức ngắn gọn và giản dị, là bài học sâu sắc, có giá trị từ ngàn xưa và cho đến mai sau. “Uống nuớc nhớ nguồn” – Sống cho trọn nghĩa trọn tình: nhớ ơn sinh thành,dưỡng dục của cha mẹ, công ơn dạy dỗ của thầy cô, công ơn của những thế hệ đi trước … Từ đó phải biết học tập và làm việc sao cho xứng đáng với đạo lý làm người và truyền thống dân tộc ta.

Tham khảo nhé , chúc pn hok tốt ^ ^

24 tháng 12 2016

dài v

mk nghĩ trên mjang à bạn

14 tháng 11 2017

1 Khái niệm ca dao dân ca là kết hợp giữa nhạc dân dan và lời dân ca

2 Bài ca dao em thích là bài : " CA DAO VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH" 

   Phân tích :

HƯỚNG DẪN
1.    Nội dung mà chùm ca dao nói về tình cảm gia đình hướng tới là:
-    Ngợi ca công ơn trời biển của cha mẹ đối với con cái, nhắc nhở về lòng biết ơn với công lao của cha mẹ qua hình thức lời ru ngọt ngào, sâu lắng (bài 1).

-    Nỗi nhớ thương da diết, quặn lòng của người con gái phải lấy chồng xa quê khi hướng về quê mẹ, nỗi nhớ ấy triền miên theo sự lặp lại của chu kì thời gian “chiều chiều” và không gian quen thuộc “ngõ sau” (bài 2).
-    Nỗi nhớ và lòng kính yêu đối với ông bà, tổ tiên (bài 3).
-    Tình cảm anh em thân thương gắn bó máu thịt (bài 4).
2.    Chùm bài ca đao nói về tình cảm gia đình dã sử dụng hình thức nghệ thuật chủ yếu là các hình ảnh so sánh quen thuộc mà có ý nghĩa sâu sắc.
-    Hình ảnh so sánh: Sử dụng so sánh ngang bằng với các từ so sánh: như, bao nhiêu... bấy nhiêu, lấy cái cụ thể để so sánh vởi cái trừu tượng.
Ví dụ:    + Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
+ Ngó lên nuộc lạt mái nhà,
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.
+ Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hoà thuận hai thân vui vầy.
Những hình ảnh so sánh như vậy vừa gần gũi lại chính xác, giàu sức biểu cảm và thấm thìa. Ví công cha như núi ngất trời bởi người cha yêu thương con cái bằng một tình yêu mạnh mẽ, lớn lao, cha là trụ cột gia đình, vững chãi như núi non. Còn mẹ thì yêu con bằng một tình yêu dịu dàng, vô bờ bến. Tất cả những nguồn yêu thương ấy đều muôn đời vĩnh cửa như sự trường tồn của núi sông, biển rộng.

3.    Bên cạnh tình cảm của cha mẹ với con cái, con cháu với ông bà và anh chị em với nhau, ca dao còn nói nhiều về tình nghĩa vợ chồng đằm thắm gắn bó thuỷ chung, hi sinh thầm lặng:
-    Chồng em áo rách em thương,
Chồng người áo gấm xông hương mặc người.
-    Qua đình ngả nón trông đình,
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.
-    Râu tôm nấu với ruột bầu,
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.
4.    Hình ảnh quê hương, đất nước, con người được thể hiện qua ca dao rất phong phú. Đó có thể là vẻ đẹp giàu có, trù phú của đồng ruộng do bàn tay con người xây đắp, vẻ đẹp sơn thủy hữu tình của núi non sông nước, hay những dịa danh nổi tiếng in dấu những trang sử oai hùng,... Trong bốn bài ca dao trên, bức tranh về quê hương, đất nước, con người hiện lên thật cụ thể, sinh động. Đó là những tên gọi gắn liền với đặc trưng riêng của mỗi vùng đất: sông Lục Đầu, sông Thương, núi Đức Thánh Tản,...; hay là những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử: thành Hà Nội, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút,... hay chốn nước non thanh tú của xứ Huế mộng mơ, khung cảnh bình dị của cánh đồng lúa quê hương đương thì con gái trong sự hoà hợp với vẻ đẹp khoẻ khoắn, tràn đầy sức sống của người lao động.
5.    Tình cảm của nhân vật trữ tình đối với đất nước, quê hương, con người trong ca dao là tình yêu thắm thiết với quê hương, lòng tự hào về vẻ đẹp và những trang sử hào hùng, những truyền thống tốt đẹp của cha ông để lại. Tình cảm ấy được thể hiện qua lời hát đối đáp của đôi trai gái, qua lời mời mọc đầy tự hào: “Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ” hay “Ai vô xứ Huế thì vô”, qua cái nhìn trìu mến với cảnh sắc và con người trên quê hương mình.
Tình cảm quê hương đất nước trong ca dao thường là những tình cảm gắn bó với những vùng quê, những xóm làng cụ thể. Vì thế, ta thường bắt gặp cách mở đầu bài ca dao bằng tên gọi của những địa danh: “Hà Nội ba mươi sáu phố phường”, “Đất Quảng Nam chưa mưa đã nắng”..., hoặc bằng các cụm từ như làng ta, quê ta,...

6.    Đặc sắc nghệ thuật của chùm bài ca dao nói về quê hương, đất nước, con người:
Trong bài ca dao thứ nhất, tác giả dân gian đã mượn hình thức hát đối đáp của trai gái để ngợi ca cảnh đẹp của quê hương đất nước. Đối đáp trao duyên là một hình thức sinh hoạt phổ biến của ca dao, kín đáo bày tỏ tình cảm, suy nghĩ của người trong cuộc. Hình ảnh quê hương với những nét làm nên vẻ đẹp riêng của mỗi vùng đất hiện lên qua lời đối đáp thật trữ tình, duyên dáng.
- Bài ca dao thứ hai nói về cảnh đẹp của Hà Nội. Bài ca dao được mở đầu bằng lời mời mọc: “Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ”. Từ xem lặp lại ba lần không chỉ có ý nghĩa liệt kê những cảnh đẹp nổi tiếng của Hà Nội mà nó còn chứa đựng tình cảm say mê với cảnh sắc quê hương mình. Bài ca dao kết thúc bằng câu hỏi tu từ: “Hỏi ai gây dựng nên non nước này” vừa ẩn chứa niềm tự hào lại vừa như một lời nhắn nhủ khiến ta phải suy ngẫm, bởi lẽ cảnh dẹp đó là do chính bàn tay khéo léo của con người đất kinh kì ngàn đời gây dựng nên. Thế hệ sau phải làm sao để gìn giữ nét đẹp của mảnh đất nghìn năm văn hiến ấy?
-    Bài ca dao thứ ba đưa ta đến vái cảnh sắc riêng của non nước xứ Huế. Nghệ thuật miêu tả của bài ca dao khiến xứ Huế hiện lên như một bức tranh lụa:
Đường vô xứ Huế quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
Đó là vẻ đẹp hài hoà của sơn thuỷ hữu tình, vừa hùng vĩ lại vừa thơ mộng. Bày ra trước mắt người đọc một khung cảnh trữ tình như thế, bài ca dao buông lửng một câu nói: “Ai vô xứ Huế thì vô...”. Ai vốn là đại từ phiếm chỉ được dùng nhiều trong ca dao, những ai ở đây không mang nghĩa mơ hồ, chung chung. Nhân vật trữ tình của bài ca dao dường như đang gửi gắm lời mời và tình ý tới một đối tượng cụ thể, như muốn kín đáo nói rằng Huế đẹp và nên thơ như vậy đấy, ai yêu Huế, có tình với Huế thì hãy vô thăm.
Bài ca dao số bốn lại cho ta cảm nhận vẻ đẹp riêng của một miền quê ở Bắc Trung Bộ, qua những từ mang màu sắc địa phương như ni, tê. Đây là bài ca dao thể hiện trực tiếp nhất vẻ đẹp của người dân lao động hoà trong vẻ đẹp của cảnh sắc quê hương. Cảnh đẹp trong bài ca dao là cảnh cánh đồng lúa đang thì con gái: Bài ca dao sử dụng hình thức điệp ngữ và đảo ngữ: “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát - Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông” tạo ấn tượng về cánh đồng lúa xanh mượt mà đang trải ra ngút tầm mắt. Vẻ đẹp ấy càng làm tôn lên nét đẹp trẻ trung, phơi phới sức xuân của người con gái:
Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

3. Thơ Đường luật gồm:

+ Thất ngôn tứ tuyệt : Gồm có 4 câu mỗi câu 7 chữ ; ngắt nhịp 2/2/3 hoặc 4/3 ; gieo vần vào mỗi câu 1,2,4

+ Ngũ ngôn tứ tuyệt : Gồm có 4 câu mỗi câu 5 chữ ; ngắt nhịp 2/3 ; gieo vần vào mỗi câu 2,4

+ Thất ngôn bát cú : Gồm có 8 câu mỗi câu 4 chữ ; ngắt nhịp 4/3 hoặc 2/2/3 '; gieo vần vào mỗi câu 1,2,4,6,8

NHỚ LỜI NHÉ!!!

14 tháng 11 2017

2 những bài ca dao được hoc., phân tích nội dung các bài thơ đó?

Có một ông lão bệnh nặng sắp chết nhưng ông rất sợ. Một người bạn tới thăm, ông liền than thở:

- Tôi chắc chết mất. Không biết chết có sướng không?

- Dĩ nhiên là sướng rồi.

- Sao ông biết?
- Nếu sau khi chết mà không sướng, người ta chết sẽ đều trốn về cả chứ. Đằng này chẳng thấy một người chết nào về cả, đủ biết chết là sướng rồi!

- Thế là ông kia không sợ nữa và cũng thanh thản ra đi.

12 tháng 11 2018

 thơ nhé:

  Một cây chẳng bằng chân em

Ba cây chụm lại cao bằng đít em

12 tháng 11 2018

Tiên học lễ, hậu học văn
Bán tự vi sư, nhất tự vi sư
Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy
Không thầy đố mày làm nên
Học thầy không tày học bạn
Một kho vàng không bằng một nang chữ
Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học
Ăn vóc học hay
Ông bảy mươi học ông bảy mốt
Dốt đến đâu học lâu cũng biết
Người không học như ngọc không mài
Trọng thầy mới được làm thầy
Một gánh sách không bằng một giáo viên giỏi
Thầy giáo là đường tinh, học sinh là đường đã lọc
Nhất quý nhì sư
Mồng một tết cha, mồng ba tết thầy
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

12 tháng 11 2018

chu de gi vay ban

12 tháng 11 2018

Bố hỏi con trai:

-Lớn lên con muốn làm j?

-Bác sĩ ạ

-Tuyệt,điều j làm con tự tin như thế

-Cô giáo luôn bảo con viết chữ giống bác sĩ ạ

mk lấy trog báo tài hoa trẻ đúng thì tk ko thì thui

12 tháng 11 2018

Tiên học lễ, hậu học văn
Bán tự vi sư, nhất tự vi sư
Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy
Không thầy đố mày làm nên
Học thầy không tày học bạn
Một kho vàng không bằng một nang chữ
Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học
Ăn vóc học hay
Ông bảy mươi học ông bảy mốt
Dốt đến đâu học lâu cũng biết
Người không học như ngọc không mài
Trọng thầy mới được làm thầy
Một gánh sách không bằng một giáo viên giỏi
Thầy giáo là đường tinh, học sinh là đường đã lọc
Nhất quý nhì sư
Mồng một tết cha, mồng ba tết thầy
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

14 tháng 12 2021

ài 1:

Biện pháp nghệ thuật: So sánh.

Tác dụng:

→So sánh anh em trong nhà như tay chân mà tay và chân là một bộ phận của cơ thể người, luôn gắn liền với nhau.

→Muốn nhận mạnh rằng anh em trong nhà phải biết đùm bọc, gắn bó, yêu thương nhau.

Bài 2:

   Anh em là người cùng một mẹ đẻ ra, cùng chung sống dưới một mái nhà. Mà anh em trong nhà phải biết yêu thương, gắn bó với nhau. Tay và chân cũng thế. Chúng là hai bộ phận trên cơ thể không thể tách rời, tay thuận thì chân mới bước theo và cơ thể mới khỏe mạnh.Cũng như lời mà ông cha ta muốn nhắn nhủ qua bài ca dao rằng:anh em trong gia đình có thân thiết, hòa thuận, tương trợ nhau như tay với chân thì cha mẹ mới có thể vui lòng. Đó cũng chính là bổn phận của người làm con như chũng ta. Phải biết yêu thương , kính trọng, hiếu thảo với bố mẹ , anh em trong nhà cũng như thế. Như vậy bố mẹ chúng ta sẽ càng vui hơn.