K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 12 2016

Nhắc đến truyện ký Việt Nam trước cách mạng tháng Tám có lẽ không ai là không nhớ đến Ngô Tất Tố, một cây bút lỗi lạc của văn học hiện thực đương thời: "Tắt đèn" là tác phẩm tiêu biểu của ông viết về người nông dân và hiện thực xã hội Việt Nam trong những ngày sưu thuế ở nông thôn mà chương XVIII của tác phẩm với đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng.

Ngô Tất Tố sinh năm 1893, mất 1954, quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, ngoại thành Hà Nội). Ông xuất thân là một nhà nho gốc nông dân, là một học giả với nhiều công trình triết học và văn học cổ có giá trị; một nhà báo nổi tiếng với nhiều bài mang khuynh hướng dân chủ tiến bộ và giàu tính chiến đấu; một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước cách mạng. Sau cách mạng nhà văn tận tuỵ trong công tác tuyên truyền văn nghệ phục vụ kháng chiến chống Pháp, ông đã hy sinh trên đường công tác ở sau lưng địch. Ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị thuộc nhiều thể loại tiêu biểu như: Các tiểu thuyết: Tắt đèn (1939), Lều chõng (1940)... ; các phóng sự: Tập án cái đình (1939); Việc làng (1940)...

Với những đóng góp lớn lao của bản thân cho nền văn học nghệ thuật nước nhà, Ngô Tất Tố đã được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn hoá nghệ thuật đợt 1 năm 1996.

21 tháng 12 2016

Khi còn nhỏ, mơ ước của anh ta là trở thành một ca sĩ nổi tiếng, cũng có khi lại muốn trở thành một giáo viên dạy thật giỏi. Tuy nhiên mơ ước đó không thành vì tại các cuộc thi anh ta đều trượt (thi tiếng hát truyền hình và đại học sư phạm). Không nản chí với mơ ước của mình, anh ta vào lính và rất hăng hái trong các phong trào đoàn thể. Anh cũng không quên thường xuyên ôn bài để tiếp tục thi đại học. Giờ đây đã đứng trên bục giảng một trường Đại học danh giá, anh không thể nào quên "thuở hàn vi" gian nan và cực khổ. Anh thấm thía lời dạy của Bác Hồ: Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền... để truyền lửa cho thế hệ mai sau.

15 tháng 1 2022

nhanh đc k tại vì mình cần gấp

CÂU 1: Đặt câu ghép tăng tiến ? Đặt câu ghép tương phản ? Đặt câu ghép đồng thời ?CÂU 2: Đặt 1 câu có sử dụng thành ngữ nói wá ? Đặt 1 câu có trợ từ nói về môi trường ?CÂU 3: Viết đoạn văn ngắn thuyết minh về lợi ích của cái phích nước trong đó có sử dụng dấu ngoặc kép, chỉ ra công dụng vủa dấu ngoặc kép mà em đã sử dụng ?CÂU 4: Viết đoạn văn ngắn khoảng 4-5 câu trong...
Đọc tiếp

CÂU 1: Đặt câu ghép tăng tiến ?

Đặt câu ghép tương phản ?

Đặt câu ghép đồng thời ?

CÂU 2: Đặt 1 câu có sử dụng thành ngữ nói wá ?

Đặt 1 câu có trợ từ nói về môi trường ?

CÂU 3: Viết đoạn văn ngắn thuyết minh về lợi ích của cái phích nước trong đó có sử dụng dấu ngoặc kép, chỉ ra công dụng vủa dấu ngoặc kép mà em đã sử dụng ?

CÂU 4: Viết đoạn văn ngắn khoảng 4-5 câu trong đó sử dụng câu ghép nêu các biện pháp giảm thiểu rác thải bao ni lông ?

CÂU 5: Viết đoạn văn về lợi ích của chiếc xe đạp trong đó có sử dụng dấu 2 chấm, nêu công dụng của dấu 2 chấm em đã dùng ?

CÂU 6: Viết đoạn văn thuyết minh ngắn về lợi ích của cây xanh trong đó có sử dụng dấu ngoặc kép, chỉ ra công dụng của dấu ngoặc kép đó ?

P/s: trả lời nhanh dùm nha sáng mai mình ktra rùi " Thanks" trước

3
22 tháng 12 2016

lắm thế

 

22 tháng 12 2016

trả lời câu mô cx đc

12 tháng 3 2021

Có những người anh hùng dù bị gông tù giam cầm nhưng vẫn hiên ngang, ngẩng cao đầu hướng về tương lai. Có những người tù bị tra tấn dã man nhưng vẫn cất cao lời ca yêu nước, yêu dân. Bài “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh là một bài thơ tiêu biểu cho tinh thần như vậy, đồng thời khẳng định chí làm trai ở trên đời cần phải sống có lý tưởng, có mục tiêu.

Nhắc đến đảo Côn Lôn, chúng ta lại nhớ đến nhà tù Côn Đảo, nơi đã giam giữ biết bao nhiêu người con cách mạng. Nơi đó có máu, có nước mắt và có cả những khát khao được đập tung cánh cửa nhà tù, ra với thế giới bên ngoài để kháng chiến chống lại kẻ thù.Bài thơ là tiếng hát, tiếng lòng của người anh hùng cách mạng được cất lên giữa gông cùm Côn Đảo. Giọng thơ hào hùng, đanh thép tạo nên âm hưởng chủ đạo cho cả bài thơ.Hình ảnh một con người hiễn lên giữa nhà tù Côn Lôn thật hiên ngang, trong tư thế ngẩng cao đầu.
Dù bị giam cầm, bị khổ sai nhưng vẫn “lừng lẫy”, công việc đập đá nặng nhọc, vất vả nhưng đối với người chiến sỹ cách mạng nó chỉ là việc “con con”. Người tù bỗng trở nên hùng vĩ, to lớn, mang tầm vóc vĩ đại.