K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 3 2017

thi j v bạn?

13 tháng 5 2017

đề thi công nghệ kỳ II

Câu 1: Nêu vai trò của rừng trong đời sống và xã hội?

Câu 2: Chuồng nuôi có vai trò như thế nào trong nền kinh tế nước ta? Tiêu chuẩn của chuồng nuôi hợp vệ sinh?

Câu 3: Là học sinh em làm thế nào để bảo vệ rừng?

Câu 4 :Trình bày quy trình trồng câu bằng cây con có bầu?

Câu 5: Khai thác rừng ở Việt Nam tuân theo những điều kiện nào?

4 tháng 5 2016

không có

4 tháng 5 2016

Mình chỉ nhớ tự luận thôi:1,Hảy nêu đặc điểm của nước nuôi thủy sản

2,:Chồng nuôi là gì ? Nêu tiêu chuẩn của chồng nuôi hợp vệ sinh?

3,:Vắc xin là gì ? Tác dụng khi sử dụng vắc xin?

(Bạn nhớ ôn phần chăn nuôi nhé)vuihihi

24 tháng 1 2019

mình có nè

24 tháng 1 2019

HSG= học sinh giỏi hả bj????

25 tháng 11 2021

môn công nghệ lớp 6 nha mọi người

 

sách j

 

 

20 tháng 12 2019

A/ HỆ THỐNG KIẾN THỨC

I/ Đất trồng

  • Vai trò của trồng trọt: Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản để xuất khẩu.
  • Nhiệm vụ: Đảm bảo lương thực và thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
  • Phải bảo vệ đất hợp lí: Vì nước ta có tỉ lệ dân số tăng cao, dân số tăng thì nhu cầu về lương thực, thực phẩm tăng theo, trong khi đó diện tích đất trồng có hạn. Vì vậy phải biết cách sử dụng đất một cách hợp lí, có hiệu quả.

II/ Phân bón

  • Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng.
  • Bón thúc là bón phân vào đất trong thời gian sinh trưởng của cây.
  • Các cách bảo quản các loại phân bón thông thường:
    • Đựng trong chum, vại, sành đậy kín hoặc bao gói bằng bao nilông.
    • Để nơi cao ráo, thoáng mát.
    • Không để lẫn lộn các loại phân bón với nhau.
    • Đối với phân chuồng có thể bảo quản tại chuồng nuôi hoặc lấy ra ủ thành đống, dùng bùn ao trát kín bên ngoài.

III/ Sâu, bệnh hại cây trồng

-> Tác hại của sâu bệnh đối với đời sống cây trồng: Khi bị sâu bệnh phá hại, cây trồng thường sinh trưởng, phát triển kém, năng suất và chất lượng nông sản giảm, thậm chí không cho thu hoạch.

-> Một số dấu hiệu cây trồng bị sâu, bệnh phá hại: Cành bị gãy; lá, quả bị đốm đen, nâu; bắp bị nấm mốc; củ khoai lang bị sùng; quả mãng cầu bị bù rầy bám ở vỏ; ổi bị sâu ăn; cây, củ bị thối; thân cành bị sần sùi....

  • Nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại: Khi tiến hành phòng trừ sâu, bệnh, phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
    • Phòng là chính
    • Trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để
    • Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ
  • Các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại:
    • Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại.
    • Biện pháp thủ công
    • Biện pháp hoá học
    • Biện pháp sinh học
    • Biện pháp kiểm dịch thực vật.
  • Tuy theo từng loại sâu, bệnh hại và điều kiện cụ thể mà áp dụng các biện pháp phòng trừ thích hợp, lấy biện pháp canh tác làm cơ sở.

* Ưu, nhược điểm của biện pháp hóa học:

  • Ưu điểm: Diệt sâu, bệnh nhanh, ít tốn công.
  • Nhược điểm: Dễ gây độc cho người, cây trồng, vật nuôi; làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí; giết chết các sinh vật khác ở ruộng.

* Khi sử dụng biện pháp hóa học cần đảm bảo những yêu cầu:

  • Sử dụng đúng liều thuốc, nồng độ, liều lượng.
  • Phun đúng kĩ thuật (đảm bảo thời gian cách li đúng qui định, phun đều, không phun ngược chiều gió, lúc mưa..)
  • Khi tiếp xúc với thuốc hoá học trừ sâu, bệnh hại phải thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu về an toàn lao động (đeo khẩu trang, đeo găng tay, đi giày, ủng; đeo kính, mặc áo dài tay hay đồ bảo hộ, đội mũ...)

-> Ngộ độc thuốc trừ sâu, bệnh ở nước ta có nhiều trường hợp. Vậy nguyên nhân là do ăn rau quả có thuốc trừ sâu không rửa sạch, do không đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc và phun thuốc không đúng kĩ thuật.

IV/ Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong trồng trọt.

1. Mục đích của việc làm đất: Làm cho đất tơi, xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, đồng thời còn diệt cỏ dại và mầm mống sâu, bệnh, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.

  • Các công việc làm đất là: Cày đất, bừa và đập đất, lên luống. Các công việc này có tiến hành bằng các công cụ thủ công hoặc cơ giới.

2. Quy trình bón phân lót:

  • Thường sử dụng cho phân hữu cơ hoặc phân lân. Cách bón:
    • Rải phân lên mặt ruộng hay theo hàng, theo hốc cây.
    • Cày, bừa hay lấp đất để vùi phân xuống dưới.
  • Thời vụ gieo trồng: Là khoảng thời gian nhất định để gieo trồng mỗi loại cây.
  • Xác định thời vụ gieo trồng: Để xác định thời vụ gieo trồng cần căn cứ vào các yếu tố: khí hậu, loại cây trồng, tình hình phát sinh sâu, bệnh ở mỗi địa phương.
  • Mục đích của việc kiểm tra xử lí hạt giống:
    • Mục đích: kích thích hạt nảy mầm nhanh vừa diệt trừ sâu, bệnh có ở hạt.
    • Phương pháp xử lí: Có 2 cách
      • Xử lí bằng nhiệt độ.
      • Xử lí bằng hoá chất.

3. Các biện pháp chăm sóc cây trồng:

  • Tỉa, dặm cây
  • Làm cỏ, vun xới
  • Tưới, tiêu nước
  • Bón phân thúc

4. Mục đích và phương pháp của việc thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản là:

  • Mục đích thu hoạch: Đảm bảo chất lượng và số lượng của nông sản, thu hoạch nhanh, gọn và cẩn thận.
  • Phương pháp thu hoạch: Hái, cắt, nhổ, đào.
  • MĐ bảo quản: Để hạn chế sự hao hụt về số lượng và giảm sút chất lượng của nông sản.
  • PP bảo quản: BQ thoáng, BQ kín và BQ lạnh.
  • MĐ chế biến: Làm tăng giá trị của sản phẩm và kéo dài thời gian bảo quản.
  • PP chế biến: Sấy khô, chế biến thành bột mịn hay tinh bột, muối chua, đóng hộp.

B/ CÂU HỎI ÔN TẬP

1/ Nêu vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt? Vì sao phải bảo vệ đất hợp lí?

2/ Thế nào là bón lót, bón thúc? Người ta thường dùng loại phân nào để bón lót hay bón thúc? Giải thích vì sao?

3/ Nêu các cách bảo quản các loại phân bón thông thường?

4/ Tác hại của sâu, bệnh đối với đời sống cây trồng? Nêu một số dấu hiệu cây trồng bị sâu, bệnh phá hại?

5/ Nêu các nguyên tắc khi tiến hành phòng trừ sâu, bệnh hại? Trong các nguyên tắc trên, nguyên tắc nào quan trọng nhất? vì sao? Nêu các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại?

6/ Nêu ưu, nhược điểm của biện pháp hóa học? Khi sử dụng biện pháp hóa học cần đảm bảo những yêu cầu gì? Hàng năm số người bị ngộ độc thuốc trừ sâu, bệnh hại ở nước ta có hàng ngàn trường hợp. Vậy nguyên nhân là do đâu?

7/ Làm đất nhằm mục đích gì? Kể tên các công việc làm đất?

8/ Thời vụ là gì? Căn cứ vào đâu để xác định thời vụ gieo trồng? Mục đích của việc kiểm tra xử lí hạt giống?

9/ Các biện pháp chăm sóc cây trồng?

10/ Mục đích và phương pháp của việc thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản là gì?

20 tháng 12 2019

đùa à đề cương công nghệ 6 cơ mà

16 tháng 11 2017

Đề thi mỗi trường mỗi khác mà bn.

16 tháng 11 2017

bn hỏi ai cùng trường ý

21 tháng 10 2016

Câu 1: Thế nào là trung thực và ý nghĩa?

Câu 2: nêu mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật.

câu 3: thế nào là tôn sư trọng đạo và ý nghĩa?

câu 4: em có dự định gì về rèn luyện đạo đức và kỉ luật trong những năm tháng còn là học sinh

20 tháng 10 2016

Trường mình thì chưa bao giờ giữa kì

I. Choose the word which has the underlined part pronounced differently from the others. (1mark)

1. A. Breakfast     B. Teacher       C. East        D. Please

2. A. Children      B. Church       C. Headache    D. Beach

3. A. See         B. Salt         C. Small       D. Sugar

4. A. Mother       B. Thirteen      C. Father       D. Then

II. Circle the word or phase (A, B, C or D) that best completes each of the following sentences. (2 marks)

1. Phuong doesn’t football and …… Mai.

  A. so is         B. so does      C. does so      D. neither does

2. These papayas aren’t ripe and ….. are the pineapples.

  A. so           B. too          C. neither       D. either

3.The dirt from vegetables can make you ……...

  A. bored        B. tired         C. sick         D. well

4. You must do your homework more ……. in the future.

  A. careful       B. care         C. careless      D. carefully

5. You should ……. early if you want to do morning exercise.

  A. get up       B. getting up      C. to get up     D. to getting up

6. Hoa is a ….. worker.

  A. hardly       B. hard          C. more hard     D. most hard

7. Last night we didn’t watch the film on TV because it was ……..

  A. bore        B. bored          C. boring       D. boredom

8 . Mai enjoys ….. sea food with her parents .

  A. to eat       B. eating          C. eat         D. to eating

III. Supply the correct forms of the verbs in brackets. (2 marks)

1. He (wash)………………………….the dishes everyday.

2. We (play)…………………………volleyball tomorrow

3. She (not watch) …………………TV last night.

4. ……… they (go) …………………….to school now?

IV. Write the sentences. Use the cue words. (3 marks)

1. I/not /read books

…………………………………………………………………………………….

2. He/be/good/soccer/player.He/play/soccer/good.

…………………………………………………………………………………….

3. Mai/prefer/meat/fish.

…………………………………………………………………………………….

4 They/prefer/listen/music/watch/TV

…………………………………………………………………………………….

5 He/do/homework/last night.

…………………………………………………………………………………….

5 Hoa/not go/school/yesterday/because/she/be/sick.

…………………………………………………………………………………….

V. Read the passage carefully then answer questions. (2 marks)

In 1960s, most people in Vietnam did not have a TV set. In the evening, the neighbors gathered around the TV. They watched until the TV programs finished. The children might play with their friends and the older people might talk together. Vietnam is different now. Many families have a TV set at home and the neighbors don’t spend much time together.

Questions:

1. Did most people have a TV set in 1960s?

………………………………………………………………………………

2.How long did they watch TV programs?

………………………………………………………………………………

3. What might the children do?

………………………………………………………………………………

4. What might the older people do?

………………………………………………………………………………

16 tháng 5 2019

có đáp án luôn ko bạn

30 tháng 4 2019

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2016 – 2017
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM: (2 ĐIỂM)

– Học sinh làm bài trực tiếp trên tờ đề thi Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Văn bản "Ca Huế trên sông Hương" là của tác giả nào?

A. Hà Ánh Minh.    B. Hoài Thanh.    C. Phạm Văn Đồng.     D. Hồ Chí Minh.

Câu 2: Văn bản "Sống chết mặc bay" thuộc thể loại nào?

A. Tùy bút      B. Truyện ngắn    C. Hồi kí             D. Kí sự

Câu 3: Văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ" phương thức biểu đạt nào chính?

A. Biểu cảm    B. Tự sự    C. Nghị luận                D. Miêu tả

Câu 4: Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?

A. Cuộc sống lao động của con người.

B. Tình yêu lao động của con người

C. Do lực lượng thần thánh tạo ra.

D. Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.

Câu 5: Yếu tố nào không có trong văn bản nghị luận?

A. Cốt truyện.   B. Luận cứ.   C. Các kiểu lập luận.    D. Luận điểm.

Câu 6: Tính chất nào phù hợp với bài viết "Đức tính giản dị của Bác Hồ"?

A. Tranh luận.  B. Ngợi ca.   C. So sánh.     D. Phê phán.

Câu 7: Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản hành chính?

A. Đơn xin chuyển trường.

B. Biên bản đại hội Chi đội.

C. Thuyết minh cho một bộ phim.

D. Báo cáo về kết quả học tập của lớp 7A năm học 2011 - 2012

Câu 8: Trong các câu sau, câu nào là câu bị động?

A. Lan đã làm bẩn quyển sách của tôi.   B. Tôi bị ngã

C. Con chó cắn con mèo              D. Nam bị cô giáo phê bình.

PHẦN II. TỰ LUẬN: (8 ĐIỂM)

Câu 9 (2đ): Em hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản "Sống chết mặc bay"?

Câu 10 (1đ): Xác định cụm C – V trong các câu sau:

a. Huy học giỏi khiến cha mẹ và thầy cô rất vui lòng.

b. Bỗng, một bàn tay đập vào vai khiến hắn giật mình.

Câu 11 (5đ): Học sinh chọn một trong hai đề sau:

Đề 1: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim".

Đề 2: Hãy giải thích câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" (5đ)

30 tháng 4 2019

Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7

I. PHẦN ĐỌC – HIỂU: (3 điểm). Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :

“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.”

Câu 1: (0.75 điểm). Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2: (1 điểm). Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích và cho biết rút gọn thành phần nào?

Câu 3: (0.5 điểm). Xác định phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 4: (0.75 điểm). Tìm cụm chủ - vị dùng để mở rộng câu và phân tích cụ thể mở rộng thành phần gì trong câu sau?

“Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.”

II. PHẦN TẬP LÀM VĂN: (7 điểm).

Câu 1: Viết một bài văn nghị luận giải thích câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”