K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 12 2016

tích tiểu thành đại là chúng ta cứ để dành mổi lúc 1 ít thích nó sẽ thành lớn thôi

19 tháng 12 2016

Câu tích tiểu thành đại :
Ý nghĩa tục ngữ tích tiểu thành đại có nghĩa là tích trữ gom góp một thứ gì đó nhỏ nhặt để tạo nên một thứ lớn hơn, Khi lớn nó có thể tạo ra một sự thay đổi gì đó.

Câu uống nước nhớ nguồn :


+Câu tục ngữ là lời dạy, lời khuyên, lời nhắc nhở để khuyên răng chúng ta không nên quên những người đã giúp ta thành đạt, thành công trong cuộc sống
+Ta không quên tổ tiên, nòi giống, những người đã ngã xuống hi sinh vì đất nước, những người đã dạy dỗ, nuôi dưỡng ta.

Câu có công mài sắt có ngày nên kim

Câu tục ngữ “Có công mài sắt , có ngày nên kim” thật sự có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Nó luôn nhắc nhở chúng ta phải rèn luyện ý chí, nghị lực để vươn lên trong mọi lĩnh vực của đời sống con người.
Chúng ta không được ngại khó, ngại khổ; trước những khó khăn thử thách không được chán nản. Phải có nghị lực để vượt lên mọi khó khăn trong bất kì hoàn cảnh nào.

câu siêng nặt chặt bị

có nghĩa là tích tiểu thành đại ,tiết kiệm từ những phần nhỏ bé dẫn đến có những tài sản to lớn ,khuyên răn con người ta không nên coi thường những thứ nhỏ bé mà hãy biết trân trọng nó nhiều cái bé sẽ thành cái lớn ! Ý nói chịu khó gom góp, nhặt nhạnh thì rồi kết quả sẽ thu được nhiều.


 

19 tháng 12 2016

Uống nước nhớ nguồn

Uống nước nhớ nguồn là một câu tục ngữ đã trở nên quen thuộc với người Việt Nam bao đời nay. Dưới hình thức rất đỗi giản dị, câu tục ngữ này là bài giáo dục về nhân cách làm người của cha ông ta, thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lí của người Việt Nam: luôn luôn trân trọng, biết ơn người đi trước.

Theo nghĩa đen, “nguồn” là nơi bất đầu cùa dòng nước. Theo nghĩa bóng, “nguồn” là ẩn dụ chỉ công lao tạo lập nên những thành quả của con người đi trước dành cho các thế hệ sau. “Nước có nguồn” nên “uống nước” hiểu theo nghĩa bóng là thừa hưởng thành quả mà người đi trước, thế hệ trước để lại. Câu tục ngữ mượn mối quan hệ khăng khít giữa “nguồn” và “nước” trong tự nhiên để nói với chúng ta một cách thấm thía về triết lí sống: Khi hưởng thụ một thành quả nào đó, người ta phải nhớ ơn và đền ơn xứng đáng những người đã đem lại thành quả mà mình đang được hưởng.

Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn” là hoàn toàn đúng đắn. Lẽ thường, khi hưởng thụ một thành quả, người ta thường quên đi sự khó nhọc của những người đã làm nên thành quả ấy. Chính vì thế, người lao động xưa đã chọn thời điểm “bưng bát cơm đầy” thời điểm của sự hưởng thụ - để cất lên riếng nhắn nhủ thật thấm thía:

“Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”.

Thì ra cái “dẻo thơm” của giờ phút hưởng thụ lại bắt nguồn từ giọt mồ hôi của:

“Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”.

Mở rộng ra, mọi thành quả mà chúng ta có được hôm nay đều có nguồn gốc từ công sức của bao người. Đất nước Việt Nam hôm nay là thành quả của tổ tiên ta suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, ta lớn lên trong bao sự tích: sự tích bánh chưng, bánh giầy, sự tích tre đằng ngà với chiến công của người anh hùng làng Gióng, sự tích trầu cau, sự tích hòn Trống Mái... Mọi thứ quanh ta: trang sách, ngòi bút, con đường đến trường, hàng cây bên đường, bài giảng của thầy có... tất cả đều ẩn chứa một sự tích, nguồn gốc đều là kết tinh từ công sức của bao người. Bản thân sự trương thành của mỗi chúng ta cũng nhờ thầy cô, cha mẹ.

 

Như vậy, trong cuộc sống, không có ,thành quả nào mà không có công lao của một ai đó tạo nên. Chính vì thế, trong kho tàng tục ngữ Việt Nam luôn có những lời thấm thía nhắc nhở ta về lòng biết ơn với người nghệ sĩ và công lao của những người đi trước:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Và:

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Hoặc:

Không thầy đố mày làm nên.

Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn” đã hóa thân thành nhừng lập tục đẹp đẽ của người Việt Nam. Biết ơn các vua Hùng dựng nước, dân ta có ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Biết ơn các thương binh, liệt sĩ đã đổ xương máu để giữ hòa bình, chúng ta có ngày 27-7. Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn" đã trở thành bản lĩnh sống, là một nét nhân cách đẹp đẽ. Nguyền Trãi ăn "lộc" vua nhưng lại tâm niệm “đền ơn kẻ cấy cày”. Trần Đăng Khoa biết từ những khó nhọc của cha mẹ để thấy rõ hơn trách nhiệm của mình:

“Áo mẹ mưa bạc màu

Đầu mẹ nắng cháy tóc

Mẹ ngày đêm khó nhọc

Con chưa ngoan chưa ngoan”

(Khi mẹ vắng nhà)

Trong thực tế, không phải không có những kẻ vô ơn, thậm chí quay lưng phản bội lại những người đã có công lao đối với mình. Đó là những kẻ ích kỉ, giả dốì, như nhân vật Lí Thông trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”. Những kẻ vô ơn đó bị xã hội khinh ghét và sớm muộn cũng sẽ phải trả giá cho sự vô ơn của mình.

 

Dạy cho con người lòng biết ơn, câu tục ngữ “uổng nước nhớ nguồn” có một giá trị nhân vãn đẹp đẽ. Lòng biết ơn khiến con người biết sống thủy chung, ân nghĩa. Nhờ lòng biết ơn mà các thế hệ kết nối với nhau bởi tình người. Lòng biết ơn khi hóa thân thành hành động cụ thể là động lực đề giữ gìn, xây dựng cuộc sống ngày một đẹp hơn. Bác Hồ nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Câu nói ấy đã thể hiện cao nhất hành động “nhớ nguồn”. “Nhớ nguồn” là phải giữ gìn, bảo vệ thành quả của những người đi trước, khiến nó trở nên phóng phú, đẹp đẽ hơn. Chúng ta là thành quả của cha mẹ, thầy cô. Đến lượt mình, chúng ta phải đi xa hơn nữa, vươn tới những chân trời mới. Có như thế mới thật sự đền đáp công ơn dưỡng dục, sinh thành của thầy cô, cha mẹ. “Nhớ nguồn”, ở đây cũng đồng thời là lối sống có trách nhiệm, vị tha. Biết vì thế hệ sau - đó là biểu hiện đẹp nhất của “nhớ nguồn”. Có như thế, chúng ta chẳng những tỏ lòng biết ơn mà còn xứng đáng với nhân cách, tấm lòng của thế hệ đi trước. Một điều rất quan trọng nữa là phải biết tự tạo lập cho mình những thành quả cho thế hệ sau.

 

“Uống nước nhớ nguồn” là đạo lí làm người được đúc kết từ bao đời nay. Đó cũng là “nguồn nước” trong trẻo mà cha ông ta đã bao đời gạn đục, khơi trong để truyền lại cho chúng ta hôm nay. Chúng ta phải biết giữ gìn “nguồn nước" ấy và biến nó thành hiện thực trong nhân cách sống và lối sống của mỗi con người. Đối với học sinh chúng ta, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi là cách đền ơn thiết thực nhất với công lao của cha mẹ, thầy cô và xã hội.

5 tháng 5 2016

1.

Lòng kiên trì bền bỉ, tinh thần hăng say lao động là một yếu tố rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Trong cuộc sống sẽ chẳng có gì tốt đẹp tự đến với ta nếu ta không chuyên tâm, không chịu đi tìm tới nó để đạt được mục đích của mình. Muốn vậy tư phải nhẫn nại, không ngại khổ dám vượt qua tất cả và trang bị cho mình tinh thần hăng say lao động kiên trì thì chắc chắn kết quả tốt đẹp trước sau cũng đến với ta. Đúc rút kim nghiệm sống qua bao đời nay để nhắc nhở con cháu mình phải biết sống có nghị lực, nhân dân ta đã khẳng định: “Có công mài sắt có ngày nên kim” Mỗi người Việt Nam, có mấy ai mà không biết câu tục ngữ quen thuộc ấy. Nhưng để hiểu đúng, hiểu rõ nó, mỗi chúng ta nên tìm hiểu kỹ câu nói ngắn gọn nhưng sâu sắc ấy, thì việc khắc sâu và áp dụng nó một cách đúng đắn sẽ có một hiệu quả tốt đẹp. Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng nói được bao điều ấy gợi cho ta một công việc và một kết quả đạt được; đó là nếu bỏ ra nhiều công mài sắt thì sẽ có ngày được kim xinh xắn có ích cho đời. Nếu chỉ hiểu đơn giản có vậy thì cũng không sai, nhưng chưa sâu, chưa kĩ, chưa thể giúp ích cho ta một cách tốt đẹp, hiệu quả. Ta có thể hiểu rộng hơn một chút; muốn có được kết quả như mơ ước cần phải có đức tính kiên trì bền bỉ, tình yêu lao động thiết tha và một thời gian lâu dài do sự thử thách của công việc, của cuộc sống. Tất cả những điều ấy khi chúng ta vượt qua được thì kết quả đã cầm chắc trong tay. Cũng như cách ví của chúng ta: Từ một miếng sắt khi bỏ công sức mài mòn thì sẽ trở thành cây kim được. Qua cách ví ấy ta cũng thấy được công việc đơn giản nhưng thật là gian nan khi muốn đạt kết quả. Câu tục ngữ bao hàm một ý nghĩa lớn lao gói gọn trong tám từ cô đọng. Trên đời này chẳng có gì làm nên nếu không có yếu tố: Cần cù, kiên định, tình yêu lao động.Tất cả đều trải qua một quá trình dài mà hình thành được, có khi cả cuộc đời con người cũng chưa thể xong và phải có sự kế tục của thế hệ sau. Thật vậy, vạn vật chung quanh ta và ta cũng thế, cũng dần dần hoàn thiện và chẳng có gì tự dung hoàn thiện ngay được trong cuộc đời này. Qua bao đời dúc kết và rút kinh nghiệm, qua thực tế cuộc sống hôm nay, câu tục ngữ trên không có điểm gì sai sót cả, đó là một chân lí không thể phủ nhận, không thể tách rời mỗi chúng ta. Từ việc nhỏ cho tới việc lớn, tất cả đều gắn bó với quan niệm ấy để tồn tại, để xây dựng. Bài học đó được nhân dân ta gởi gắm cho người lao động. Mai An Tiêm trên đảo hoang trơ trụi vẫn tìm được nguồn sống dồi dào nhờ vào đôi bàn tay trắng, nhờ vào đầu óc tìm tòi và con tim cháy bỏng tình yêu cuộc sống. Tất nhiên, mọi việc không dễ dàng nhưng con người làm được. Chúng ta cần phải học tập, ghi nhớ lời dạy của nhân dân vì đó chính là dòng sỡ mẹ mát trong nuôi ta giữa cuộc đời khi gặp bất trắc cũng như khi dòng đời êm ả. Ta phải làm gì đây khi hiểu được lời dặn dò ân tình ấy? Không, đó không phải là chuyện đơn giản, không thể muốn làm gì cũng được bởi vì nếu áp dụng nó vào mục đích tốt đẹp thì kết quả sẽ tốt đẹp. Ngược lại, hậu quả sẽ tai hại nếu dụng vào mục đích xấu xa. Tầm quan trọng của câu tục ngữ thật lớn lao, thật khó nói hết. Nếu ta không làm gì cả cho ta, cho đời thì lúc đó ta như đồ bỏ; nếu ta làm rồi bỏ dở thì thật là vô ích. Nhưng khi ta làm theo, thật xứng đáng với từng hoàn cảnh thì chính ta và cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn lên rất nhiều. Là một học sinh, là người con của cha mẹ, chúng ta cần phải kiên trì học tập, lao động để trở thành học sinh giỏi. Ta phải lễ phép ngoan ngoãn giúp đỡ cha mẹ để xứng đáng là con ngoan của gia đình. Là người chủ tương lai của xã hội, mỗi chúng ta phải lao động không ngừng, luôn luôn mở đường cho tương lai đất nước bằng công sức, trí tuệ và con tim đầy sức sống của tuổi trẻ. Đừng ai như những chú vờ suốt ngày bay lượn để chiều tối chết đi một cách vô ích không ai biết tới, không làm gì được. Giữa đời thường thiếu gì những kẻ ngồi mát ăn bát vàng, cả cuộc đời không làm gì để thực hiện ước mơ của mình, vun đắp cho đời. Có người không dám vượt qua thử thách vì ngại khó khăn. Còn chúng ta khi đã nhận thức và tâm niệm được “Có công mài sắt, có ngày nên kim” thì, đừng bao giờ như vậy, đừng áp dụng nó vào mục đích đen tối, xấu xa gây hại, đừng bỏ mặc cuộc đời trôi đi không chịu làm gì để rồi luyến tiếc, đừng nản chí khi gặp khó khăn, bởi vì sẽ “có ngày nên kim” nếu “có công mài sắt”.  Đó không phải là điều mơ hồ xa xôi, đó không phải là cái gì to lớn, nó rất gần gũi hàng ngày với ta. Mỗi chúng ta hãy tự đứng dậy và bước lên phía trước mặc cho gian khó cản đường và hãy tin tưởng ở tương lai. Thực tế đã chứng minh điều ấy. Non sông ta phải trải qua bốn ngàn năm lịch sử dựng và giữ nước, rồi chín năm kháng chiến chống Pháp trường kì gian khổ hi sinh, tiếp đó là mười năm chống Mỹ cứu nước mới thống nhất được đất nước như ngày hôm nay là một minh chứng. Câu nói nhắc nhở của nhân dân ta với con cháu mình “có công mài sắt có ngày nên kim” là một chân lí sáng ngời cho hôm qua, hôm nay, ngày mai và mãi mãi muôn đời sau cũng vậy. Sau khi hiểu được thật rõ ý nghĩa của câu tục ngữ ấy, em thấy mình gắng công học tập thật nhiều nữa thì mới không phụ lòng cha mẹ, mới xứng đáng là người công dân tương lai xây dựng đất nước. Mai đây dù có quên đi điều gì nhưng lời dặn dò ấy thì mãi mãi bên em như một người thầy giáo của cuộc sống. Tương lai đang chờ và lúc nào cũng chờ đón chúng ta, chờ đón những con người dũng cảm. Hãy bước tới mạnh mẽ và tự tin bởi vì: Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp bể Quyết chí ắt làm nên. (Hồ Chí Minh)

Bài viết : http://hoctotnguvan.net/giai-thich-cau-tuc-ngu-co-cong-mai-sat-co-ngay-nen-kim-23-1446.html

Tham khảo nhé!

5 tháng 5 2016

2.

Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thức trong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta.
Câu tục ngữ này mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu.

Trong cay


Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng đều là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có. Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tính toan do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người , rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu nhân nghĩa
Tóm lại câu tục ngữ trên giúp ta hiểu được về đạo lí làm người. Lòng tôn kính, sự biết ơn không thể thiếu trong mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta luôn phải trau dồi những phẩm chất cao quý đó, hãy biết rèn luyện, phấn đấu bằng những hành động nhỏ nhất vì nó không tự có trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải biết ơn những người đã có công dẫn dắt ta trong cuộc sống nhất là đối với những người trực tiếp giúp đỡ chỉ bảo ta như cha mẹ, thầy cô. Bài học đó sẽ mãi là một kinh nghiệm sống ẩn chứa trong câu tục ngữ trên và nó có vai trò, tác dụng rất lớn đối với cuộc sống trên hành tinh này.

Bạn tham khảo ở trên mạng nhé

II. Hãy cho biết các câu tục ngữ sau nói về đức tính gì?

Tục ngữĐức tính
Có công mài sắt có ngày nên kim.Siêng năng, kiên trì
Kính trên nhường dướiLễ độ
Uống nước nhớ nguồnBiết ơn
Ăn xem nồi ngồi trông hướngLịch sự, tế nhị
Câu 15: Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm là?A.  Tích tiểu thành đại.                                         B.  Học, học nữa, học mãi.C.  Có công mài sắt có ngày nên kim.                D.  Đi một ngày đàng học một sàng khôn.Câu 16: Hành động nào sau đây không thể hiện sự tiết kiệm:A.  Tiết kiệm tiền để mua sách.                           B.  Dùng tiền mừng tuổi để đóng học.C.  Vứt rác bừa bãi...
Đọc tiếp

Câu 15: Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm là?

A.  Tích tiểu thành đại.                                         B.  Học, học nữa, học mãi.

C.  Có công mài sắt có ngày nên kim.                D.  Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

Câu 16: Hành động nào sau đây không thể hiện sự tiết kiệm:

A.  Tiết kiệm tiền để mua sách.                           B.  Dùng tiền mừng tuổi để đóng học.

C.  Vứt rác bừa bãi tại nơi công cộng.                D.  Sử dụng nước vo gạo để tưới rau

Câu 17: Việc làm nào dưới đây của con người có thể dẫn đến những tình huống nguy hiểm, gây ra hậu qua to lớn?

A.  Không khóa bình ga sau khi nấu ăn             B.  Tuyên truyền về phòng chống cháy nổ.

C.  Mưa lớn gây sạt lở đất ở khu dân cư            D.  Hỗ trợ người dân trong khu cách ly

Câu 18: Việc làm nào dưới đây của con người có thể dẫn đến những tình huống nguy hiểm, gây ra hậu qua to lớn?

A.  Dùng điện để làm bẫy đánh chuột                B.  Tuyên truyền về phòng chống xâm hại.

C.  Lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời          D.  Lắp đặt máy phát điện mini trên suối.

Câu 19: Việc làm nào dưới đây của con người có thể dẫn đến những tình huống nguy hiểm, gây ra hậu qua to lớn?

A.  Vớt củi trên dòng nước lũ.                             B.  Cứu hộ người dân vùng lũ..

C.  Sơ tán người dân vùng lũ          D.  Cảnh báo người dân vùng lũ.

3
14 tháng 3 2022

Câu 15: A
Câu 16: C
Câu 17: A
Câu 18: D
Câu 19: A

14 tháng 3 2022

15.A

16.C

17.A

18.A

19.A

9 tháng 5 2021

Em tham khảo nhé !

Trong cuộc sống, tất nhiên ai cũng muốn thành công, nhưng con đường dẫn đến thành công thường quanh co khúc khuỷu và lắm chông gai. Để động viên con cháu vững chí, bền gan phấn đấu và tin tưởng ở thắng lợi, ông cha ta có câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Câu tục ngữ nêu lên hai vế. Vế đầu là điều kiện: Có công mài sắt. Vế sau là kết quả đạt được: có ngày nên kim. Hai vế đều có bốn tiếng, trong đó hai tiếng một tương ứng với nhau: có công / có ngày, mài sắt / nên kim. Trong hoàn cảnh xã hội thời xưa, muốn biến sắt thành kim, không có phép màu nào cả ngoài công sức lao động cần cù của con người.

Ai cũng biết cây kim thật bé nhỏ nhưng cũng thật hoàn hảo. Thân kim tròn và nhỏ. Đầu kim nhọn, phần cuối có một lỗ bé xíu để luồn chỉ qua. Cây kim là một vật có ích được làm bằng sắt. Từ sắt nên kim là một quá trình tôi luyện, mài dũa công phu. Ai có công mài sắt sẽ có ngày nên kim. Đức kiên nhẫn, bền bỉ chính là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công.

Thực tế cuộc sống cho ta thấy lời khẳng định trên là hoàn toàn có cơ sở. Trong lịch sử chống ngoại xâm, dân tộc ta thường phải thực hiện chiến lược trường kì kháng chiến. Từ cuộc kháng chiến chống quân Minh của vua tôi nhà Lê cách đây mấy thế kỉ cho đến cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ của nhân dân ta trong suốt mấy chục năm qua, tất cả đều thể hiện ý chí, nghị lực kiên cường, bất khuất của toàn dân tộc. Cuối cùng, chúng ta đã thắng lợi vẻ vang, giữ vững chủ quyền độc lập, tự do thiêng liêng của đất nước.

Trong đời sống lao động sản xuất, nhân dân ta cũng đã thể hiện đức tính kiên nhẫn, bền bỉ đáng khâm phục. Nhìn con đê sừng sững ven sông Hồng chúng ta mới hiểu được tổ tiên ta đã kiên trì, nhẫn nại tới mức nào để tạo ra bức tường thành ngăn dòng nước lũ, bảo vệ mùa màng.

Trong học tập, đức kiên trì lại càng cần thiết để giúp ta thành công. Từ một em bé sáu tuổi vào học lớp Một, bắt đầu cầm phấn tập viết chữ O đầu tiên cho đến khi biết đọc, biết viết, biết làm toán rồi lần lượt mỗi năm một lớp, phải mất 12 năm mới tiếp thu xong những kiến thức phổ thông. Trong quá trình lâu dài ấy, nếu không kiên trì luyện tập, cố gắng học hành, làm sao có thể đạt được kết quả tốt.

Người bình thường đã vậy, với những người tật nguyền như Nguyễn Ngọc Kí, ý chí phấn đấu càng phải cao hơn gấp bội để vượt mọi khó khăn. Vốn bị liệt hai tay từ nhỏ, anh đã luyện viết và làm mọi việc bằng chân. Đức kiên trì đã giúp anh chiến thắng số phận. Anh học xong phổ thông, đại học và trở thành thầy giáo, một nhà giáo ưu tú.

Từ những kinh nghiệm đúc kết trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã khuyên thanh niên:

Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền.
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.

Việc tu dưỡng, rèn luyện của mỗi con người phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Kinh nghiệm của thế hệ trước sẽ là bài học quý báu, là lời củ vũ động viên thanh thiếu niên không ngừng phấn đấu trong cuộc sống.

Câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích nhưng bao hàm ý tứ sâu xa. Ông cha ta đã đúc kết kinh nghiệm từ cuộc sống chiến đấu và lao động, nhằm khuyên nhủ mọi người phải kiên trì, nhẫn nại để có thể vượt qua những khó khăn, thử thách, đi tới thành công.

Trong hoàn cảnh hiện nay, ngoài đức tính kiên trì nhẫn nại, theo em còn cần phải vận dụng óc thông minh, sáng tạo để đạt được hiệu quả cao nhất trong học tập, lao động; góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

9 tháng 5 2021

ý em là tự làm ấy ạ

 

 

2 tháng 5 2020

Uống nước nhớ nguồn :

-Khuyên nhủ chúng  ta rằng phải sống sao cho trọn tình, trọn nghĩa, biết nhớ ơn công sinh thành, công dưỡng dục, công dạy dỗ của những người đã giúp đỡ mình từ đó phải biết học tập và làm việc sao cho xứng đáng với đạo lý làm người của dân tộc ta.

Có công mài sắt có ngày nên kim :

-Khuyên nhủ chúng ta rằng chỉ khi có lòng quyết tâm và kiên trì thì bất cứ khó khăn nào ta cũng có thể vượt qua để đạt được thành công như mong muốn.

2 tháng 5 2020

Có công mài sắt có ngày nên kim: Là lời khuyên nhủ chúng ta phải biết cố gắng, nỗ lực, kiên trì thì sẽ được hưởng thành quả xứng đáng, đạt được ước mơ cũng như mong ước của mình. Muốn đạt được ước mơ thì phải luôn biết nỗ lực không ngừng nghỉ, phải luôn quyết tâm thực hiện tới cùng.

Uống nước nhớ nguồn: Khi hưởng thụ một thành quả nào đó, người ta phải nhớ ơn và đền ơn xứng đáng những người đã đem lại thành quả mà mình đang được hưởng.

Chọn 1 trong những đề sau và làm bàiBình luận câu tục ngữ: "Cái nết đánh chết cái đẹp"Bình luận về thói ăn chơi đua đòiBình luận câu tục ngữ: "Có chí thì nên"Bình luận câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng học một sàng khôn"Bình luận câu: "Bầu ơi thương lấy bí cùng ..."Hãy bàn luận câu: "Tuổi trẻ cần có thói quen đẹp, đó là đọc sách. ..."Bàn luận ý kiến sau: "Đúng giờ là một cử...
Đọc tiếp

Chọn 1 trong những đề sau và làm bài

Bình luận câu tục ngữ: "Cái nết đánh chết cái đẹp"
Bình luận về thói ăn chơi đua đòi
Bình luận câu tục ngữ: "Có chí thì nên"
Bình luận câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng học một sàng khôn"
Bình luận câu: "Bầu ơi thương lấy bí cùng ..."
Hãy bàn luận câu: "Tuổi trẻ cần có thói quen đẹp, đó là đọc sách. ..."
Bàn luận ý kiến sau: "Đúng giờ là một cử chỉ đẹp"
Bàn về đức tính siêng năng cần cù
Bình luận câu cổ ngữ: Ngọc vô cùng quý giá, nhưng ngọc tâm hồn ...
Bàn luận ý kiến sau: "Học, quý ở sự kiên trì"
Bình luận câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim" (1)
Bình luận câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim" (2)
Bình luận câu tục ngữ "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn"
Bình luận câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách"
Bình luận "Không thầy đố mày làm nên" vs "Học thầy không tày học bạn"

17

"Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"

Bài làm

   Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu. Tiếng đàn ngọt ngào và sâu lắng ấy đã diễn tả đời sống tâm tình của con người Việt Nam từ bao đời nay. Ca dao dân ca có sức mạnh lớn lao, nó cho ta bao bài học về tình thương, đạo lí. Trên chặng đường lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước vẻ vang, ông cha ta luôn luôn nhắc nhở con cháu:

"Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"

   Bầu và bí là hai loại cây thân thuộc của mỗi vườn quê, của mỗi gia đình nông dân Việt Nam. Là loại cây leo, nhưng bầu và bí lại "khác giống ". Hoa bí vàng, hoa bầu trắng nhạt. Quả bí thì dài, quá bầu thì tròn. Bầu chớ ngại bí nhám hơn bầu mà cách biệt nhau. Tuy "khác giống", nhưng bí và bầu lại "chung giàn" nghĩa là chung cảnh ngộ, chung điều kiện sống, gần gũi bên nhau, chở che nhau để mình tươi tồn tại. Khi trời ấm áp mùa xuân, mưa nắng thuận hoà mùa hạ, đất màu tươi tốt, thì bí bầu chung hưởng, hoa trái trĩu cành. Gặp lúc nắng hạn bão tố, sâu bệnh, giàn đổ "lá gãy cành rơi" thì bí và bầu cùng chung hoạn nạn, cay đắng ngọt bùi có nhau. Cho nên thật tự nhiên và giản dị "Bầu ơi thương lấy bí cùng".

   Bầu và bí là hai biểu tượng để nói về tình người và tình đời. Dưới hình thức ẩn dụ, nhân hoá và cảm thán, giọng thơ vang lên ngọt ngào, thấm thìa, câu ca dao nêu lên một lời khuyên vừa nhẹ nhàng tế nhị vừa sâu sắc chân thành cho mỗi chúng ta.

   Chín mươi triệu người Việt Nam tuy "khác giống", là Kinh, Thượng hay Mán, Mường, v.v..., là miền Bắc hay miền Nam, ở miền xuôi hay miền ngược, chúng ta có chung một Tổ quốc, một lịch sử, một nền văn hoá, một cơ đồ Việt Nam,… Chúng ta có thể khác nhau về gia đình, về cảnh ngộ, điều kiện sống, về trình độ văn hoá… nhưng lại đang tồn tại bên nhau, đang sống, học tập và làm ăn trong chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong cộng đồng người Việt, chúng ta có bao cái "chung" như bí và bầu "chung một giàn" vậy. Chung Tổ quốc, ấy là nghĩa đồng bào. "Một giọt máu đào hơn ao nước lã". Chung làng xóm, phố phường, ấy là tình đồng hương. Chung trường, lớp, ấy là tình đồng học, bạn đồng môn. Ta còn có tình đồng nghiệp, tình đồng cảnh cùng chung ước mơ, hoài bão, v.v... Những nét "chung" ấy đã gắn bó mọi tâm hồn Việt Nam, xây nên tình yêu thương nhân dân đất nước.

   Tóm lại, câu ca dao đã nêu lên bài học tình thương, đạo lí, nhắc nhở chúng ta biết yêu thương, đùm bọc, chở che, giúp đỡ lẫn nhau để xây dựng cuộc sống ấm lo, hạnh phúc lâu dài.

   Tại sao phải biết sống trong tình yêu thương đùm bọc? Vì sự tồn tại mà mỗi con người Việt nam luôn luôn đặt tình Tổ quốc, nghĩa đồng bào lên trên hết, trước hết, thiêng liêng, cao cả lắm. Vì cuộc sống mà mọi thành viên trong cộng đồng người Việt gắn bó với nhau, vinh nhục, đau khổ, khát khao lo toan, yêu thương, hận thù, cay đắng ngọt bùi cùng chung chịu và chia sẻ. Bị ngoại bang xâm lăng, nước mất nhà tan, sống trong cảnh trâu ngựa, mọi con người Việt Nam đoàn kết yêu thương, cùng quyết tâm đuổi giặc, cứu nước.

   Không ai có thể sống trong cô độc mà được hạnh phúc? Cuộc sống biến động, thiên tai địch họa triền miên, chỉ có tình thương yêu mới cho ta sức mạnh để vượt qua mọi thử thách và chiến thắng. Tình thương yêu, chở che… còn cho ta niềm tin để "Đi tới và làm nên thắng trận", hướng tới một ngày mai ca hát: "Còn non, còn nước, còn người ...". Một nghìn năm Bắc thuộc, một thế kỉ bị thực dân Pháp thống trị, lịch sử đã cho ta bài học về tình thương yêu đoàn kết dân tộc.

   Đạo lí dân tộc ta coi trọng tình yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. "Anh em như thể chân tay ... Người trong một nước thì thương nhau cùng... Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ", v.v... . Bằng máu, mồ hôi và nước mắt, bằng kinh nghiệm sống qua bốn nghìn năm lao động và chiến đấu, nhân dân ta đã lấy tình thương để tạo nên bản sắc dân tộc, bản lĩnh giống nòi. Chúng ta tự hào về truyền thống nhân nghĩa, nhân ái cao đẹp đã hun đúc nên sức mạnh Việt Nam.

"Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"

   Tiếng gọi thiết tha của cha ông hay lời non nước? Trên hành trình đi tới ngày mai, mỗi con người Việt Nam có nghĩa vụ xây đắp đạo lí tình thương vì một nước Việt Nam giàu đẹp.

Việt Nam là một đất nước từ lâu đời đã có truyền thống tương thân, tương ái, mọi người luôn quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau. Truyền thống tốt đẹp đó được phản ánh nhiều trong thơ văn, đặc biệt là trong ca dao – dân ca. Một trong số đó, chúng ta không thể không nhắc đến những câu ca dao đã trở nên quen thuộc với biết bao thế hệ người dân Việt Nam:

"Bầu ơi thương lấy bí cùng,

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"

     Thật vậy, ca dao – dân ca là lời ăn tiếng nói hằng ngày của người dân lao động. Qua đây, cha ông ta muốn gửi gắm biết bao bài học nhân sinh quý giá ở đời. Thế nên, ca dao – dân ca luôn có tiếng nói đa nghĩa, ẩn dụ. Hai câu ca dao này cũng vậy. Tầng nghĩa thứ nhất, người đọc có thể hiểu đó là bài ca dao nói về mối quan hệ giữa bầu và bí, hai loại quả quen thuộc trong dân gian. Cả hai đều là họ nhà cây leo. Bầu và bí là hai giống cây khác nhau nhưng thường được người nông dân trồng chung trên một rẻo đất ở bờ ao, góc vườn; thường leo chung trên một giàn. Vì thế bầu và bí trở nên gần gũi, thân thiết. Cùng chung một điều kiện sống, cùng chung số phận, cho nên bầu và bí đừng vì lí do nào đó mà xa rời nhau. Bầu chớ chê bí xấu hơn bầu, bí cũng chớ vì hoa bí thì vàng còn hoa bầu thì trắng, quả bí thì dài, quả bầu thì tròn để rồi ganh ghét, xa lánh nhau. Vì sao vậy? Bầu và bi tuy hai giống khác nhau nhưng cùng chung một họ. Mưa thuận gió hoà, bầu bí chung hưởng. Gặp khi nắng hạn, bầu bi cùng chịu đựng. Nếu chẳng may gặp cơn gió bão, thân bí giập, quả bí rụng, có lẽ nào bầu một mình tươi tốt như xưa?

     Ngoài tầng nghĩa tường minh ấy, bài ca dao có ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc. Đó là mượn chuyện bầu bí để nói chuyện con người, chuyện cuộc đời. Ông cha ta đã cho con cháu một lời khuyên chân thành, kín đáo mà thiết tha, tế nhị: Người với người cùng sống trong một xã hội, hít thở một bầu không khí,… thì hãy yêu thương lẫn nhau, đùm bọc lẫn nhau, đoàn kết với nhau.

     Vậy, vì sao phải đoàn kết, yêu thương trong cộng đồng?  Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh rằng là trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ khi cả dân tộc ta nắm tay nhau quyết hi sinh tất cả để giành độc lập và bảo vệ non sông nước nhà chúng ta đã chiến thắng mọi thế lực hùng mạnh nhất. Ngày nay, chiến tranh đã lùi xa nhưng những mất mát do chiến tranh và thiên nhiên để lại vẫn luôn luôn cần được mọi người giúp đỡ. Thật vậy, khi cả dân tộc ta hướng về miền Trung, về miền núi hay hải đảo xa xôi thì có rất nhiều những mạnh thường quân, những con người đã không tiếc tiền bạc công sức của mình để chung tay cùng nhau vượt qua khó khăn

bầu ơi thương lấy bí cùng tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

    Trong ca dao tục ngữ cũng có nhiều bai khuyên con người phải đoàn kết, yêu thương nhau:

"Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại thành hòn núi cao"

     Quả thực, sức mạnh của tình thương, của sư đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau đã được thực tế chứng minh tính đúng đắn của nó. Dân tộc Việt Nam chúng ta với những truyền thống tốt đẹp đó đã chiến thắng biết bao kẻ thù xâm lược, dành độc lập – tự do và xây dựng được một xã hội văn minh, tốt đẹp như ngày hôm nay.

Yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, nhân dân ta và truyền thống này cần phải được phát huy không những ở thế hệ ngày nay mà còn phải duy trì đến tận mai sau vì đây là đạo lí cốt lõi của con người, thể hiện lòng nhân giữa người với người.  Trong thời đại ngày nay, khi xã  hội toàn cầu hóa chúng ta có thể hiểu nghĩa rộng hơn của câu ca dao trên là cũng là loài người sống trên trái đất chúng ta phải biết yêu thương nhau, chia sẻ với nhau  để chiến tranh không còn và xã hội ngày càng phát triển. Câu ca dao là lời dạy ấm áp tình người, khuyên chúng ta biết bỏ đi cái vị kỷ cá nhân để mở rộng tấm lòng yêu thương.

     Vậy, những hành động như thế nào là thể hiện đúng với lời khuyên của bài ca dao? Chúng ta nhận thấy, có biết bao hành động thể hiện tinh thần giúp đỡ tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách trong xã hội cần được phát huy. Đó là quên góp, giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt; chương trình kế hoạch nhỏ ủng hộ quần áo, sách vở cho trẻ em nghèo; hay là xây dựng những căn nhà tình thương cho các bà mẹ liệt sĩ, các cụ già neo đơn… Có biết bao những hành động thể hiện tình yêu thương, nhân ái giữa người với người trong cuộc sống. Mỗi người chúng ta cần phải nhận thức được rằng bằng những hành động và việc làm cụ thể như thế này là chúng ta đang góp phần làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn.

   Tục ngữ, ca dao Việt Nam cũng có nhiều câu khuyên nhủ mọi người nên sống yêu thương, đoàn kết, tiêu biểu nhất là câu:

"Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng"

     Cho dù cuộc sống ngày một thay đổi, con người hiện đại chú ý nhiều đến cái riêng, đến cá nhân mình những truyền thống đoàn kết, nhân ái vẫn có giá trị trường tồn. Là một học sinh THPT đang ngồi trên ghế nhà trường, bản thân tôi tự nhận thức được rằng những hành động nhỏ bé thể hiện tấm lòng tương thân, tương ái, yêu thương, giúp đỡ những bạn học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống là một việc làm vô cùng ý nghĩa. Và tôi hi vọng rằng, trong cuộc sống này, sẽ có nhiều hành động ý nghĩa như vậy được thực hiện để cho cuộc sống trở nên nhân văn hơn.

chọn 1 trong những đề sau và làmBình luận câu tục ngữ: "Cái nết đánh chết cái đẹp"Bình luận về thói ăn chơi đua đòiBình luận câu tục ngữ: "Có chí thì nên"Bình luận câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng học một sàng khôn"Bình luận câu: "Bầu ơi thương lấy bí cùng ..."Hãy bàn luận câu: "Tuổi trẻ cần có thói quen đẹp, đó là đọc sách. ..."Bàn luận ý kiến sau: "Đúng giờ là một cử chỉ...
Đọc tiếp

chọn 1 trong những đề sau và làm

Bình luận câu tục ngữ: "Cái nết đánh chết cái đẹp"

Bình luận về thói ăn chơi đua đòi
Bình luận câu tục ngữ: "Có chí thì nên"
Bình luận câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng học một sàng khôn"
Bình luận câu: "Bầu ơi thương lấy bí cùng ..."
Hãy bàn luận câu: "Tuổi trẻ cần có thói quen đẹp, đó là đọc sách. ..."
Bàn luận ý kiến sau: "Đúng giờ là một cử chỉ đẹp"
Bàn về đức tính siêng năng cần cù
Bình luận câu cổ ngữ: Ngọc vô cùng quý giá, nhưng ngọc tâm hồn ...
Bàn luận ý kiến sau: "Học, quý ở sự kiên trì"
Bình luận câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim" (1)
Bình luận câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim" (2)
Bình luận câu tục ngữ "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn"
Bình luận câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách"
Bình luận "Không thầy đố mày làm nên" vs "Học thầy không tày học bạn"

33

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

Đó là một trong những kinh nghiệm sống thực tế mà người đời truyền lại cho con cháu đời sau. Khi đánh giá sự vật, chúng ta chú ý đến chất liệu tạo ra đồ vật. Còn khi nhận xét một con người, ông cha ta cho rằng: Cái nết đánh chết cái đẹp.

Chúng ta nhìn nhận lời nhắn nhủ này như thế nào và có ý kiến ra sao, giữa hai vấn đề “cái nết” và “cái đẹp”?

Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ ý nghĩa của câu tục ngữ qua hai hình ảnh mang nội dung đối lập: “Cái nết” là nết na, phẩm cách, đức hạnh của con người, là nét đẹp về nhân cách, về tâm hồn. Nét đẹp đó không phơi bày một cách hào nhoáng, mà ẩn kín bên trong. Còn “cái đẹp” là vẻ rực rỡ hấp dẫn quyến rũ bề ngoài. Chúng ta có thể hiếu đó là vẻ bóng bẩy bên ngoài.

Câu tục ngữ cho rằng: tư cách, phẩm chất đạo đức có sức mạnh “đánh chết”, tiêu diệt hình thức lòe loẹt phô trương bên ngoài. Tư cách của con người có giá trị bền vững, dài lâu hơn vẻ đẹp son phấn, màu mè bên ngoài. Cũng như chất liệu tạo ra đồ vật có giá trị cao hơn lớp nước sơn, bao bì che bọc bên ngoài. Như vậy, lời tục ngữ ấy đề cao, coi trọng tư cách, phẩm chất hơn dáng vẻ bảnh bao bên ngoài. Cũng ca ngợi đức độ con người, ca dao xưa có câu:

Người trồng cây hạnh người chơi
Ta trồng cây đức để dời về sau.

Người xưa khuyên chúng ta “trồng cây đức” có nghĩa là ra công, cố sức rèn luyện tư cách luôn đàng hoàng, đứng đắn.

Trở lại vấn đề, câu tục ngữ khẳng định phẩm giá con người tồn tại vĩnh viễn còn vẻ hào nhoáng bóng bẩy bề ngoài sẽ bị tiêu diệt. Đó là suy nghĩ đúng. Bởi vì con người được quý mến là do họ có tư cách. Họ quan hệ đối xử hòa nhã với người chung quanh. Họ không làm điều gì có hại đến tính mạng, tài sản của kẻ khác. Ngược lại, những kẻ mất tư cách, kém đạo đức, thường gây tai họa cho người lân cận. Khi câu tục ngữ khẳng định “cái nết đánh chết cái đẹp” thì cái đẹp đang hấp hối kia chính là cái xấu đội lốt cái đẹp. Cái đẹp giả tạo phù du không thề tồn tại mãi với thời gian. Cái đẹp hình thức đó không thể chống chọi lại cái nết cao cả, vĩnh cửu. Vì muốn có được cái nết cao đẹp, con người phải khổ luyện, tập tành bền lâu, dai dẳng, kiên trì mới có được. Còn cái đẹp bề ngoài chỉ cần vật chất, tiền tài, trong phút chốc có thể tạo nên. Muốn có mái tốc uốn cong, trang sức đẹp dẽ phục vụ dạ hội, người ta vào tiệm uốn tóc trong thời gian ngắn. Nhưng muôn có được mái tóc dài óng ả mượt mà, ta phải dưỡng mái tóc mấy năm trời. Bảo vệ cái nết, tôn vinh đạo đức, tục ngữ có câu:

Có đức mặc sức mà ăn.

Cái đức vĩnh viễn “ăn” mãi vẫn còn, đó là cái “nết” quý báu cua con người. Tuy nhiên, coi trọng cái nết mà loại trừ, lánh xa cái đẹp là điều làm chúng ta cảm thấy băn khoăn, vì chưa thỏa đáng. Một người hoàn thiện phải hội đủ hai phần: phẩm chất, tư cách, đạo đức và dáng vẻ hình thức bên ngoài. Cái đẹp bên trong và dáng dấp bề ngoài phải hài hòa, gắn bó nhau. Người có tư cách đàng hoàng không thể ăn mặc xốc xếch, nói năng cộc cằn. Cũng như một món hàng chất lượng cao thì phải được chế tạo bởi chất liệu tốt và được đóng gói trong bao bì có màu sắc đẹp, kiểu dáng tinh tế. Vì vậy, con người mới dùng kem, phấn làm đẹp dung nhan, trang trí nội thất làm đẹp phòng họp, phòng khách. Những chậu hoa, bức màn màu sắc rực rở để làm đẹp mỏi trường sống. Như vậy con người cũng nên để cho “cái đẹp” được sống mãi với thời gian. Khi người đời nói: “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân” thì họ cũng công nhận cái đẹp cũng cần thiết cho con người lắm. Hình thức cũng góp phần làm hoàn chinh nội dung. Cái đẹp cũng làm cho cái nết tồn tại dài lâu, lại có giá trị cao.

Câu tục ngữ có tác dụng giáo dục người đời cố công rèn luyện tư cách phẩm chất. Đó là căn bản, nguồn gốc hình thành con người toàn diện. Do vậy, khi còn nhỏ được cắp sách đến trường lớp, được ở bên cạnh mẹ cha, chúng ta kiên trì rèn luyện tư cách phẩm chất. Trước hết chúng ta phải là trò ngoan, con thảo hiền, bạn thân thiết hòa nhã. Trong lớp, chúng ta chăm chỉ học tập, sẵn sàng giúp bạn, đoàn kết trong học tập, công tác. Quan hệ chân thành với các bạn trong lớp, trong trường. Ở nhà, chúng ta luôn vâng lời dạy bảo của mẹ cha, anh, chị. Đối với hàng xóm, láng giềng thì thật thà, trung thực. Chúng ta có ý thức và thực hiện đúng câu:

Tiên học lễ, hậu học văn.

Nghĩa là chúng ta luôn lắng nghe lời khuyên dạy về đạo đức, nhân cách của các bậc thầy cô. Mai sau trưởng thành được gia nhập cuộc sống cộng đồng, chúng ta sẽ là người có phẩm chất đạo đức tốt. Chúng ta sẽ được xã hội phân công công việc hợp khả năng, góp phần làm giàu cuộc sống chung. Bác Hồ có nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.”. Để không bị rơi vào loại người “vô dụng”, chúng ta cần bồi dưỡng, rèn luyện tư cách đạo đức đế trở thành con người vừa có tài, vừa có đức. Con người là vậy. Còn đồ vật cũng thế. Nếu một món hàng được chế tạo bằng chất liệu tốt thì phải được dặt trong bao bì đẹp mới đủ sức hấp dẫn khách hàng.

Câu tục ngữ cô đọng, chỉ có sáu tiếng, nhưng đằng sau nó là một kinh nghiệm sống thực tế. Phẩm chất tư cách là cái gốc hình thành một con người, và dáng vẻ bề ngoài cũng góp phần cấu tạo hoàn chỉnh một con người. Người xưa nói “cái nết na” tiêu diệt “cái đẹp” khi cái đẹp đó là cái đẹp phù phiếm, giả tạo. Cái đẹp chân chính, cái đẹp đích thực hỗ trợ cho cái nết được hoàn chỉnh, thì cái đẹp ấy rất đáng nâng niu, gìn giữ. Tuy nhiên, con người cũng đừng bao giờ để cái vẻ hào nhoáng rực rỡ bên ngoài cám dỗ rồi đánh mất cái giá trị đạo đức làm người.

Đề bài: Bình luận câu tục ngữ: "Cái nết đánh chết cái đẹp"

Bài làm

Nói về nhan sắc và đức hạnh trong mối quan hệ của con người, nhân dân ta có câu tục ngữ: "Cái nết đánh chết cái đẹp". Chúng ta cần hiểu và quan niệm thế nào cho đúng về câu tục ngữ trên? Bằng hình thức nhân hóa, câu lục ngữ khẳng định "Cái nết đánh chết cái đẹp". "Cái nết" là tính nết, đức hạnh, tư tưởng, tình cảm của con người. "Nết" ở đây là nết xấu, tính xấu cho nên có thể "đánh chết" làm hại đến nhan sắc, cái đẹp hình thức bên ngoài cửa mỗi người. Câu tục ngữ bao hàm một nghĩa rộng, nó nêu lên một bài học, một nhận xét sấu sắc. Đạo đức là cái gốc của con người. Người vô đạo đức là con người không có nhân cách. Đức hạnh được coi trọng hơn nhan sắc. Nội dung là cơ bản, nội dung quyết định hình thức. Câu tục ngữ hoàn toàn đúng. Con người được biểu hiện ở hai mặt: tâm hồn và dung nhan. Dung nhan là ngoại hình, diện mạo, thể chất, nhan sắc,… Có người đẹp tâm hồn. Có người nhan sắc đẹp. Có người vừa đẹp nết vừa đẹp người. Con người dù có đẹp về nhan sắc, áo quần có sang trọng, trang điểm son phấn xinh tươi nhưng cái nết lại xấu, nghĩa là lười biếng, thô lỗ, tục tằn trong giao tiếp, ích kỉ, tham lam, bất hiếu với cha mẹ, bất nghĩa với nhân dân, v.v… thì tất sẽ bị mọi người cười chê, xa lánh. Sắc đẹp của hạng người ấy chẳng mang lại danh giá vì ác thay "Cái nết đánh chết cái đẹp". Ngược lại, nếu một người không có sắc đẹp nhưng lại có đạo đức tốt, nhan cách đẹp tất sẽ được mọi người yêu mến, tin cậy. Đồ vật cũng vậy, hình thức choáng lộn bên ngoài không thể nào che đậy được thực chất bên trong. Giá trị sử dụng của đồ vật là ở sự lâu bền, tiện lợi, tính hiệu quả của nó đối với cuộc sống của con người, đâu phải ở chỗ nước sơn, nước mạ bóng lộn. Qua đó ta càng thấy ý nghĩa sâu sắc của câu tục ngữ: "Cái nết đánh chết cái đẹp". Câu tục ngữ trên còn chứa đựng một triết lí sâu sắc: Nội dung quyết định hình thức, nội dung quan trọng hơn hình thức. Vì thế nhân dân ta mới có câu tục ngữ tương tự: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người" hoặc: "Tốt danh hơn lành áo" Điều đó nói lên đầu óc thực tế của con người Việt Nam. Nhân dân ta rất biết thưởng thức cái đẹp, nhưng nếu chỉ là cái đẹp bề ngoài mà nội dung không ra gì thì họ rất ghét, chẳng ưa chuộng gì. Tuy nhiên, chúng ta cần phải hiểu câu tục ngữ trên một cách biện chứng: trong "cái đẹp" đã bao hàm "cái nết", bao hàm tư tưởng, tình cảm, trí tuệ "đẹp" của con người Các cuộc thi hoa hậu ở nước ta trong những năm qua, những hoa hậu, á hậu, những hoa khôi "nổi danh tài sắc" Bắc Nam là những cô gái có hình thể đẹp, nhan sắc đẹp, trí tuệ và đức hạnh đẹp, tiêu biểu cho sắc đẹp Việt Nam: kiều diễm, duyên dáng. Vì thế, một thanh niên điển trai đức độ, một thiếu nữ sắc nước hương trời nết na ... là mẫu người lí tưởng của xã hội. Cái nết, cái đẹp của người học sinh là vẻ đẹp hình thức và tâm hồn, là đức trí, thể, mĩ được biểu hiện ở gương mặt sáng ngời, thể lực tốt, chăm học, chăm làm ngoan ngoãn, Lễ phép, biết kính thầy mến bạn, giàu tình thương và nhiều mơ ước. Tâm hồn đẹp, trí tuệ đẹp, nhan sắc đẹp là cái đẹp hoàn thiện đáng yêu và trân trọng. Câu tục ngữ "Cái nết đánh chết cái đẹp" cho ta một bài học sâu sắc về trau dồi đạo đức, nhân cách. Nó chỉ rõ mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức. Gia đình ta, mái trường ta, đất nước ta cần có nhiều người đẹp như Bác Hồ đã nói: "Mỗi người tổt là một bông hoa đẹp. Đất nước ta là cả một vườn hoa đẹp"