Nghề nông trồng lúa nước và thuật luyện kim đượcphát minh như thế nào? Ý nghĩa của 2 phát minh trên như thế nào?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. các hiện vật do khảo cổ học phát hiện được cho thấy Việt Nam là 1 trong những cái nôi của loài người .
2. Việc phát minh ra thuật luyện kim có ý nghĩa quan trọng :
- Tạo ra nguyên liệu làm công cụ, vật dụng mới khá cứng, có thể thay thế đồ đá.
- Đúc được nhiều loại hình công cụ, dụng cụ khác nhau.
- Công cụ sắc bén hơn, đạt năng suất lao động cao hơn nhiều so với công cụ đá.
—> Việc phát minh ra thuật luyện kim đã làm thay đổi sức sản xuất, tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống kinh tế - xã hội, đưa con người ra khỏi thời nguyên thủy, bước sang thời đại văn minh.
3.- Lúa gạo trở thành lương thực chính của người Việt Nam.
- Con người chủ động hơn trong trồng trọt và tích lũy lương thực.
- Từ đó con người có thể yên tâm định cư lâu dài, xây dựng xóm làng (vùng đồng bằng ở các con sông lớn như sóng Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai) và tăng thêm các hoạt động tinh thần, giải trí.
4. Khi sản xuất phát triển xã hội sẽ đổi mới . Vì khi tăng thu nhập tăng thuế sẽ làm cho 1 số tình hình ở đất nước sẽ biến đổi .
5. Nhà nước Văn Lang được ra đời trong hoàn cảnh xã hội phân giàu nghèo và đặt ra yêu cầu thuỷ trị , giải quyết việc xâm lược .
Sơ đồ :
Câu 4.
Đời sống vật chất
- Nhà ở phổ biến là nhà sàn mái cong hình thuyền hay mái tròn hình mui thuyền, làm bằng gỗ, tre, nứa, có cầu thang tre (hay gỗ) để lên xuống.
- Làng, chạ gồm vài chục gia đình, sống quây quần ở ven đồi hoặc ở vùng đất cao ven sông, ven biển.
- Thức ăn chính hằng ngày là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá. Họ còn biết làm muối, làm mắm cá, dùng gừng để làm gia vị.
- Ngày thường, nam thì đống khố, mình trần, đi chân đất; còn nữ thì mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực. Mái tóc có nhiều kiểu: hoặc cắt ngắn, hoặc búi tó, hoặc tết đuôi sam.
- Ngày lễ, họ thích đeo các đồ trang sức như vòng tay, khuyên tai, hạt chuỗi. Phụ nữ mặc váy xoè kết bằng lông chim, đội mũ cắm lông chim hay bông lau.
Đời sống tinh thần
- Người dân Văn Lang thường tổ chức lễ hội, vui chơi. Trong ngày hội, họ thường vang lên tiếng trống đồng để thể hiện điều mong muốn được " mưa thuận gió hòa", mùa màng tươi tốt, sinh đẻ nhiều, làm ăn yên ổn.
- Về tín ngưỡng, người Lạc Việt thờ cúng các lực lượng tự nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng, đất, nước.Người chết được chôn trong thạp, bình, trông mộ cây, mộ thuyền, kèm theo những dụng cụ và đồ trang sức quý giá.
1. Công cụ sản xuất được cải tiến : gồm :
- Rìu đá có vai, lưỡi đục , bàn mài đá và mảnh cưa đá
- Công cụ bằng xương , bằng sừng
- Đồ gốm
- Chì lưới bằng đất nung
- Xuất hiện đồ trang sức
Nhận xét :
- Loại hình công cụ (nhiều hình dáng và kích cỡ).
- Kĩ thuật mài (mài rộng, nhẵn và sắc).
- Kĩ thuật làm đồ gốm (tinh xảo, in hoa văn hình chữ s nối nhau, cân xứng, hoặc in những con dấu nổi liền nhau).
- Hai phát minh lớn : thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước.
2.
-Nhờ sự phát triển của nghề làm đồ gốm, người Phùng Nguyên, Hoa Lộc đã phát minh ra thuật luyện kim.
-Kim loại được dùng đầu tiên là đồng.
-Ở Phùng Nguyên, Hoa Lộc và các di chỉ khác cùng thời trên khắp nước ta, người ta đã phát hiện được nhiều cục đồng, xỉ đồng, -dây đồng, dùi đồng. Thuật luyện kim đã được phát minh.
Việc phát minh ra thuật luyện kim có ý nghĩa quan trọng :
- Tạo ra nguyên liệu làm công cụ, vật dụng mới khá cứng, có thể thay thế đồ đá.
- Đúc được nhiều loại hình công cụ, dụng cụ khác nhau.
- Công cụ sắc bén hơn, đạt năng suất lao động cao hơn nhiều so với công cụ đá.
—> Việc phát minh ra thuật luyện kim đã làm thay đổi sức sản xuất, tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống kinh tế - xã hội, đưa con người ra khỏi thời nguyên thủy, bước sang thời đại văn minh
3.
Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đồng bằng ven sông, suối,biển,thung lũng.
Cây lúa trở thành cây lương thực chính ở nước ta
=> Cuộc sống con người ổn định hơn,định cư lâu dài,cây lương thực chính
Từ đây con người có thể định cư lâu dài ở đồng bằng ven các con sông lớn vì :
Việc phát minh ra thuật luyện kim và phát minh nghề nông trồng lúa nước đã tạo điều kiện :
- Lúa gạo trở thành lương thực chính của người Việt Nam.
- Con người chủ động hơn trong trồng trọt và tích lũy lương thực.
- Từ đó con người có thể yên tâm định cư lâu dài, xây dựng xóm làng (vùng đồng bằng ở các con sông lớn như sóng Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai) và tăng thêm các hoạt động tinh thần, giải trí.
4.
- Những nét mới về công cụ sản xuất:
+ Loại hình công cụ (nhiều hình dáng và kích cỡ).
+ Kĩ thuật mài (mài rộng, nhẵn và sắc).
+ Kĩ thuật làm đồ gốm (tinh xảo, in hoa văn hình chữ s nối nhau, cân xứng, hoặc in những con dấu nổi liền nhau).
+ Đa dạng nguyên liệu làm công cụ : đá. gồ, sừng, xương và đặc biệt là đồng.
- Ý nghĩa của việc phát minh ra thuật luyện kim :
Việc phát minhra thuật luyện kim có ý nghĩa hết sức to lớn không chỉ đối với người thời đó mà cả đối với thời đại sau này. Nhờ thuật luyện kim mà có được công cụ khá cứng , có thể thay thế đồ đá. Đúc được nhiều loại hình công cụ, dụng cụ khác nhau. Hình thức công cụ đẹp hơn, chất liệu bền hơn, mở ra con đường tìm nguyên liệu mới.
5.
- Lúa gạo trở thành lương thực chính của người Việt Nam.
- Con người chủ động hơn trong trồng trọt và tích lũy lương thực.
- Từ đó con người có thể yên tâm định cư lâu dài, xây dựng xóm làng (vùng đồng bằng ở các con sông lớn như sóng Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai) và tăng thêm các hoạt động tinh thần, giải trí.
6.
Đạt được trình độ cao trong sản xuất, thể hiện ở:
- Công cụ sản xuất được cải tiến.
- Hai phát minh lớn : thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước. Con người yên tâm định cư lâu dài, xây dựng xóm làng.
7.
Rìu đá hoa lộc
Được in hoa văn các loại : có hình chữ S nối nhau , những đường cuộn theo hình tròn hay hình chữ nhật,những đường chấm nhỏ li ti...
Mình chỉ làm được từng đó thôi ^^
1. Công cụ sản xuất được cải tiến như thế nào?
- Công cụ được mài sẵn toàn bộ, có hình dáng cân xứng.
- Được tìm thấy ở Phùng Nguyên ( Phú Thọ), Hoa Lộc (Thanh Hóa), Lung Leng ( Lon Tum) cách đây khoảng 4000 – 3500 năm.
- Làm gốm có hoa văn trang trí đẹp.
2. Thuật luyện kim đã được phát minh như thế nào?
- Nhờ sự phát triển của nghề làm gốm, người Phùng Nguyên – Hoa Lộc đã phát minh ra thuật luyện kim.
- Kim loại được dùng đầu tiên là đồng.
- Nhiều cục đồng, xỉ đồng, dây đồng được tìm thấy ở Phùng Nguyên – Hoa Lộc.
=> Việc phát minh ra thuật luyện kim có ý nghĩa rất lớn. Con người đã tìm được nguyên liệu chế tạo cộng cụ vừa tốt hơn, cứng hơn, vừa có thể làm được những loại công cụ mà nguyên liệu đá hoặc đất sét không đáp ứng được. Đồng thời mở ra một thời đại mới trong lĩnh vực chế tạo công cụ của loài người.
3. Nghề trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào?
- Di chỉ Hoa Lộc – Phùng Nguyên đã tìm thấy dấu tích của nghề nông trồng lúa ở nước ta.
- Điều kiện: Công cụ sản xuất được cải tiến, Ở vùng đồng bằng, ven sông lớn đất đai màu mỡ.
- Cây lúa trở thành cây lương thực chính.
- Có ý nghĩa vô cùng quan trọng với cuộc sống con người:
+ Con người giờ đây bớt phụ thuộc vào thiên nhiên, chủ động trong việc trồng trọt, chăn nuôi.
+ Giúp con người có thể định cư lâu dài
+ Lúa gạo trở thành nguồn lương thực quan trọng với con người.
=> Nhờ đó mà con người đã sống ở các đồng bằng ven biển và ven các sông lớn.
Lúa gạo trở thành lương thực chính của người Việt Nam.
- Con người chủ động hơn trong trồng trọt và tích lũy lương thực.
- Từ đó con người có thể yên tâm định cư lâu dài, xây dựng xóm làng (vùng đồng bằng ở các con sông lớn như sóng Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai) và tăng thêm các hoạt động tinh thần, giải trí.
Nhờ sự phát triển của nghề làm gốm ,người Phùng Nguyên-Hoa Lộc đã phát minh ra thuật luyện kim.
Việc phát minh ra thuật luyện kim có ý nghĩa quan trọng :- Tạo ra nguyên liệu làm công cụ, vật dụng mới khá cứng, có thể thay thế đồ đá.- Đúc được nhiều loại hình công cụ, dụng cụ khác nhau.- Công cụ sắc bén hơn, đạt năng suất lao động cao hơn nhiều so với công cụ đá.—> Việc phát minh ra thuật luyện kim đã làm thay đổi sức sản xuất, tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống kinh tế - xã hội, đưa con người ra khỏi thời nguyên thủy, bước sang thời đại văn minh.
- Để định cư lâu dài bên các con sông lớn (sông Hồng, sông Mã, sông Cả,…) gồm nhiều gia đình thuộc nhiều thị tộc khác nhau => con người cần phải cải tiến công cụ lao động.
- Nhờ sự phát triển của nghề làm đồ gốm, người Phùng Nguyên – Hoa Lộc đã phát minh ra thuật luyện kim (từ quặng, đồng => đồ đồng xuất hiện)
=> Ý nghĩa: Công cụ sản xuất nhiều, nâng cao năng suất lao động, của cải làm ra nhiều,...
* Sự ra đời của thuật luyện kim và nghề nông nghiệp lúa nước ở Việt Nam:
- Khoảng 4.000 năm cách ngày nay, các bộ lạc sống rải rác trên đất nước ta đã bắt đầu biết sử dụng nguyên liệu đồng và thuật luyện kim để chế tạo công cụ. Nhờ đó mà nghề trồng lúa nước được tiến hành ở nhiều thị tộc.
- Thuật luyện kim và nghề trồng lúa đã tạo nên năng suất lao động cao. Trên cơ sở đó đã hình thành những nền văn hóa lớn vào cuối thời nguyên thủy.
* Nêu những nền văn hóa lớn cuối thời nguyên thủy ở Việt nAm
- Văn hóa phùng Nguyên:
+ Thời gian: Đầu thiên niên kỷ II TCN.
+ Địa bàn: Phú Thọ, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Bắc giang, Bắc Ninh, Hà Tây, Hà nội, hải phòng.
+ Đời sống vật chất: Nông nghiệp lúa nước, sống trong các công xã thị tộc mẫu hệ. Công cụ lao động chủ yếu bằng đá.
+ Đời sống tinh thần. LÀm đồ trang sức nhiều loại; tục chon người chết nơi cư trú…
- Văn hóa Sa Huỳnh:
+ Thời gian: Cách ngày nay khoảng 3.000-4000 năm
+ Địa bàn: Quảng nAm, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Bình Định, KhánhHòa.
+ Đời sống vật chất: Nông nghiệp lúa và trồng các loại cây khác. Công cụ phổ biến bằng đá.
+ Đời sống tinh thần: Làm đồ trang sức bằng đá, đồng, thủy tinh; tục thiêu xác chết.
- Văn hóa Đồng Nai:
+ Địa bàn: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Thành phố Hồ Chí mInh, An Giang, kiên giang. Cần Thơ….
+ Đời sống vật chất: Nông nghiệp trồng lúa nước và các loại cây lương thực khác. Công cụ bằng đá là chủ yếu.
Cách ngày nay khoảng 4.000 năm, các bộ lạc sống trên đất nước ta như Phùng Nguyên, Hoa Lộc, Sa Huỳnh, Đồng Nai…đã bước vào thời đại kim khí, tiến hành phổ biến nông nghiệp lúa nước, là cơ sở, tiền để đưa đến sự chuyển biến lớn lao của xã hội – công xã thị tộc giải thể, quốc gia và nhà nước ra đời sau đó.
Thuật luyện kim được phát minh như thế nào?
- Để định cư lâu dài bên các con sông lớn (sông Hồng, sông Mã, sông Cả,…) gồm nhiều gia đình thuộc nhiều thị tộc khác nhau => con người cần phải cải tiến công cụ lao động.
- Nhờ sự phát triển của nghề làm đồ gốm, người Phùng Nguyên – Hoa Lộc đã phát minh ra thuật luyện kim (từ quặng, đồng => đồ đồng xuất hiện)
=> Ý nghĩa: Công cụ sản xuất nhiều, nâng cao năng suất lao động, của cải làm ra nhiều,...
Việc phát minh ra thuật luyện kim có ý nghĩa quan trọng :
- Tạo ra nguyên liệu làm công cụ, vật dụng mới khá cứng, có thể thay thế đồ đá.
- Đúc được nhiều loại hình công cụ, dụng cụ khác nhau.
- Công cụ sắc bén hơn, đạt năng suất lao động cao hơn nhiều so với công cụ đá.
=> Việc phát minh ra thuật luyện kim đã làm thay đổi sức sản xuất, tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống kinh tế - xã hội, đưa con người ra khỏi thời nguyên thủy, bước sang thời đại văn minh.
Câu 1:
- Cuộc sống của người nguyên thủy ngày càng ổn định hơn.Cuộc sống của người nguyên thủy ngày càng ổn định hơn. Dần dần đã xuất hiện những làng bản đông dânở các vùng ven sông, đặc biệt là ven các con sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông cả, sông Đồng Nai gồm nhiều gia đình thuộc nhiều thị tộc khác nhau. Cuộc sống định cư lâu dài đòi hỏi con người lúc đó phải cải tiến hơn nữa các công cụ sản xuất và đồ dùng hằng ngày.Nhờ sự phát triển của nghề làm đồ gốm, người Phùng Nguyên, Hoa Lộc đã phát minh ra thuật luyện kim.Kim loại được dùng đầu tiên là đồng.Ở Phùng Nguyên, Hoa Lộc và các di chỉ khác cùng thời trên khắp nước ta, người ta đã phát hiện được nhiều cục đồng, xỉ đồng, dây đồng, dùi đồng. =>Thuật luyện kim đã được phát minh.
- Việc phát minh ra thuật luyện kim có ý nghĩa quan trọng :
+ Tạo ra nguyên liệu làm công cụ, vật dụng mới khá cứng, có thể thay thế đồ đá.
+ Đúc được nhiều loại hình công cụ, dụng cụ khác nhau.
+ Công cụ sắc bén hơn, đạt năng suất lao động cao hơn nhiều so với công cụ đá.
—> Việc phát minh ra thuật luyện kim đã làm thay đổi sức sản xuất, tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống kinh tế - xã hội, đưa con người ra khỏi thời nguyên thủy, bước sang thời đại văn minh.
Câu 3:
Vào khoảng các thế kỉ VIII - VII TCN, ở vùng đồng bằng ven các sông lớn thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, đã dần dần hình thành những bộ lạc lớn, gần gũi nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế, sản xuất phát triển. Trong các chiềng, chạ, một số người giàu lên, được bầu làm người đứng đầu để trông coi mọi việc ; một số ít nghèo khổ, phải rơi vào cảnh nô tì. Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo đã nảy sinh và ngày càng tăng thêm.
Việc mở rộng nghề nông trồng lúa nước ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn gặp nhiều khó khăn.
Vì vậy, cần phải có người chỉ huy đứng ra tập hợp nhân dân các làng bản chống lại lụt lội, bảo vệ mùa màng.
Đất đai ở các vùng không giống nhau nên cuộc sống của người dân cũng khác nhau.
Các làng bản có giao lưu với nhau nhưng cũng có xung đột.
Xung đột không chỉ xảy ra giữa người Lạc Việt với các tộc người khác mà còn giữa các bộ lạc Lạc Việt với nhau, cần phải giải quyết các cuộc xung đột đó để sống yên ổn ổn. Nhà nước Văn Lang đã ra đời trong hoàn cảnh phức tạp nói trên.
Câu 5 :
Những nét chính trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang qua nơi ở, ăn mặc, phong tục, lễ hội, tín ngưỡng :
- Ở : nhà sàn mái cong làm bằng tre, nứa, gỗ.
- Ăn : thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, thịt cá và các loại rau, củ, quả ; biết làm muối, mắm và dùng gừng làm gia vị.
- Mặc : nam đóng khố, mình trần ; nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực...
- Phong tục : tình nghĩa anh, em, xóm làng ; lòng biết ơn tổ tiên.
- Lễ hội : nhiều lễ hội và các trò chơi...
- Tín ngưỡng : thờ cúng các lực lượng thiên nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng...
chúc bn hc tốt ! ^^
p/s : mk k lm đc câu 2 ( k bik là thời kì nào ) và câu 4 nx
trong qua trinh cai tien cong cu lao dong
nho su phat trien cua nghe gom