1.Cho biết các ngành công nghiệp trọng điểm ở ĐBSH?
2.Vì sao những ngành này là ngành trọng điểm của vùng?
Giúp mình làm câu 2 nhé
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Công nghiệp trọng điểm là các ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác.
- Các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta : công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm, công nghiệp dệt - may, công nghiệp hóa chất - phân bón - cao su, công nghiệp xây dựng, công nghiệp cơ khí - điện tử
-Ngành công nghiệp trọng điểm của một quốc gia là ngành công nghiệp giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu ngành công nghiệp, có thế mạnh lâu dài, đem lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội - môi trường, đồng thời có ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp khác.
-Ở Việt Nam có thể kể đến một số ngành công nghiệp trọng điểm hiện nay như:Công nghiệp hóa chất, phân bón, cao su.Công nghiệp năng lượng.Dệt may.Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.Công nghiệp cơ khí, điện tửCông nghiệp dầu khíCông nghiệp khai thác khoáng sản.a) Khai thác nhiên liệu, điện, vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm
b) Dệt may, chế biến thực phẩm
c) Khai thác nhiên liệu (dầu khí), điện, cơ khí – điện tử, hóa chất.
d) Đông Nam Bộ đứng đầu cả nước về giá trị sản lượng công nghiệp. Đã hình thành và phát triển một số ngành công nghiệp hiện đại như dầu khí, điện tử, công nghệ cao. Một số sản phẩm của các ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ chiếm tỉ trọng cao so với cả nước: dầu thô (100%), điện (47,3%) cơ khí – điện tử (77,8%), hóa chất (78,1%), quần áo (47,5%). Vì vậy , vùng Đông Nam Bộ có vai trò quan trọng trong phát triển công nghiệp của cả nước, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa đất nước.
a/ Các ngành công nghiệp trọng điểm sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có trong vùng là: khai thác nhiên liệu, điện, vật liệu xây dựng.
b/ Những ngành công nghiệp trọng điểm sử dụng nhiều lao động là: dệt may, chế biến lương thực, thực phẩm
c/ Những ngành công nghiệp trọng điểm đòi hỏi kĩ thuật cao là: cơ khí — điện tử, hóa chất
d/ Vai trò của vùng Đông Nam Bộ trong phát triển công nghiệp của cả nước:
+ Hiện nay, trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước, vùng Đông Nam Bộ chiếm tỉ trọng cao nhất (năm 2005 chiếm 55,5 %)
+ Hầu hết các ngành công nghiệp trọng điểm của vùng đều chiếm tỉ trọng cao so với cả nước. Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về các sản phẩm: đầu thô, động cơ điêden, sơn hóa học, sản lượng điện, quần áo may sẵn, bia
+ Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu. Sự phát triển công nghiệp của vùng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển công nghiệp của cả nước
a) Sự khác biệt về thế mạnh tự nhiên để phát triển công nghiệp năng lượng giữa vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với vùng Đông Nam Bộ
-Lợi thế của Trung du và miền núi Bắc Bộ so với Đông Nam Bộ
+Nguồn than đá có trữ lượng lớn nhất nước ta
+Các hệ thống sông ở đây có trữ năng thuỷ điện lớn hơn các hệ thống sông ở Đông Nam Bộ, tiêu biểu là hệ thống sông Hồng (chiếm hơn 1/3 trữ năng thuỷ điện cả nước)
-Lợi thế Đông Nam Bộ so với Trung du và miền núi Bắc Bộ
+Có nguồn dầu mỏ trữ lượng lớn
+Khí tự nhiên hàng trăm tỉ m 3
b) Tên 3 ngành công nghiệp trọng điếm và những sản phẩm tiêu biểu của các ngành đó ở Đông Nam Bộ
*Đông Nam Bộ là vùng có nhiều ngành công nghiệp trọng điểm phát triển mạnh nhất nước ta, vì
-Là vùng có vị trí địa lí thuận lợi, có thế mạnh về tự nhiên
-Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào có trình độ cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn
-Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật tốt nhất so với cả nước
-Thu hút nhiều đầu tư trong và ngoài nước
-Chính sách quan tâm của Nhà nước,..
* Các ngành công nghiệp trọng điểm hiện nay ở nước ta là:
- Công nghiệp cơ khí
- Công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ hải sản
- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
- Điện tử; Hoá chất; Dầu khí; Điện năng
* Các cơ sở khoa học để (+) các ngành công nghiệp trên là trọng điểm như sau:
- Trước hết các ngành công nghiệp trọng điểm phải là những ngành thoả mãn các điều kiện sau đây:
+ Phải là những ngành có thế mạnh lâu dài nghĩa là các sản phẩm của nó tạo ra luôn luôn cần thiết đối với đời sống của con
người, ngày càng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng.
+ Phải là những ngành có nguồn nguyên liệu phong phú sẵn có ở trong nước, mà rất hạn chế phải nhập nguyên liệu từ nước
ngoài.
+ Phải là những ngành có khả năng thu hút nhiều nguồn lao động dư thừa cùng với tạo ra là nhiều việc làm đa dạng.
+ Phải là những ngành luôn luôn cho hiệu quả kinh tế cao.
+ Phải là những ngành mà khi phát triển, nó sẽ kích thích những ngành khác phát triển theo.
- Đối với các ngành chế biến nông lâm thuỷ hải sản và sản xuất hàng tiêu dùng thì cơ sở khoa học để (+) 2 ngành này là
trọng điểm như sau:
Trước hết 2 ngành công nghiệp trên đều có thế mạnh lâu dài vì các sản phẩm của chúng tạo ra luôn cần thiết với đời sống
của con người như LTTP, đồ gỗ, sản phẩm dệt may.
+ Nguyên liệu của 2 ngành công nghiệp này ở nước ta rất phong phú, rất đa dạng, mà 1 số liệu đang có xu hướng tăng dần
về năng suất sản lượng đó là sản lượng LTTP ngày càng cao (hiện nay đạt 30 tr tấn lương thực). Sản lượng hiện nay trên 50 tr
tấn/năm, sản lượng thịt 1,2 tr tấn/năm, sản lượng cá biển 700000 tấn/năm.
+ Khi phát triển ngành công nghiệp trên, sẽ tạo ra nhiều việc làm đa dạng cho nguồn lao động dư thừa, vì sản xuất nguyên
liệu và phân bố các nhà máy chế biến khắp ở nhiều nơi, cả miền núi lẫn đồng bằng, cho nên các cơ sở sản xuất này để tạo ra nhiều
việc làm đa dạng cho người lao động ở mọi miền đất nước.
+ Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản, sản xuất hàng tiêu dùng có khả năng thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư
nước ngoài, nhiều công nghệ hiện đại và tạo ra nhiều nguồn hàn xuất khẩu. Vì các nguồn Ng/l và sản phẩm chế biến của các ngành
này hầu hết là những sản phẩm nhiệt đới đặc sản như cà phê, cao su, tiêu, Điều… rất hấp dẫn với thị trường các nước ôn đới, và
chính là cơ sở để mở rộng hợp tác liên doanh quốc tế thu hút ngoại tệ và xuất khẩu.
+ Phát triển các ngành công nghiệp trên chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả công nghiệp rất cao vì nếu không có công nghệ chế
biến hiện đại thì các nguồn nguyên liệu nông lâm thuỷ hải sản rất ít có giá trị kinh tế lớn, nhưng nếu có công nghệ chế biến hiện đại
thì những nguyên liệu đó sẽ trở thành những mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao ở thị trường ôn đới.
+ Khi phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ hải sản và hàng tiêu dùng, sẽ kích thích nhiều ngành khác cùng phát
triển điển hình là nông nghiệp, lâm nghiệp, cơ khí, hoá chất...
* Tóm lại: Công nghiệp chế biến nông - Lâm - thuỷ hải sản là sản xuất hàng tiêu dùng phải là 2 ngành công nghiệp hàng đầu
của nước ta.
- Đối với công nghiệp cơ khí và điện tử cũng là công nghiệp trọng điểm vì 0cơ sở sau:
+ Trước hết công nghiệp cơ khí và điện tử cũng là những ngành thoả mãn 5 điều kiện như 2 ngành công nghiệp chế biến
nông lâm thuỷ hải sản và sản xuất hàng tiêu dùng.
+ Ngoài ra: công nghiệp cơ khí điện từ còn là những ngành cung cấp các công cụ lao động không thể thiếu được đối với nền
kinh tế cuả mỗi quốc gia, đồng thời sự phát triển cơ khí điện tử là thể hiện trình độ văn minh công nghiệp của mỗi quốc gia. Cho
nên, nước ta muốn hội nhập với thế giới, muốn đảm nhận được 1 dây chuyền công nghệ chung của thế giới và khu vực thì buộc
nước ta phải có công nghiệp cơ khí và điện tử phát triển.
- Đối với công nghiệp hóa chất cũng là ngành trọng điểm vì nguyên liệu hóa chất tạo ra những sản phẩm rất cần thiết đối với
phát triển mọi ngành công nghiệp và đời sống con người như các loại muối, a xít, kiềm... Mặt khác, những nguồn nguyên liệu của
công nghiệp hóa chất lại rất hạn chế được nhập từ nước ngoài, vì thế công nghiệp hóa chất cần phải được phát triển mạnh trong
nước để được đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao.
- Công nghiệp dầu khí cũng là ngành trọng điểm vì công nghiệp dầu khí tạo ra các sản phẩm tiêu dùng rất cần thiết với đời
sống con người và của sự phát triển công nghiệp, điển hình như xăng dầu. Trong khi đó nguồn tài nguyên dầu khí của thế giới đang
có xu thế cạn kiệt nhanh mà nguồn tài nguyên này ở nước ta khá phong phú lại mới bắt đầu khác. Chính vì thế, phát triển công
nghiệp dầu khí vừa là để đẩy mạnh công nghiệp hóa vừa là cơ sở để mở rộng hợp tác liên doanh quốc tế và thu hút ngoại tệ...
- Đối với công nghiệp điện năng: trước hết điện năng được coi là động lực không thể thiếu được đối với sự nghiệp công
nghiệp hóa ở mỗi nước, cho nên muốn thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa nhanh chóng thì phải ưu tiên phát triển công nghiệp
điện đi trước 1 bước.
* Phương hướng tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta:
- Trước hết cần phải xây dựng 1 cơ cấu ngành công nghiệp thật linh hoạt nghĩa là sao cho công nghiệp nước ta luôn phát
triển mạnh đạt hiệu quả cao thích ứng với mọi hoàn cảnh diễn ra ở trong nước và thế giới..
- Cần phải ưu tiên phát triển mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm trong đó đặc biệt chú ý tới các ngành công nghiệp chế
biến điện tử, điện năng... để tạo ra động lực phát triển chính tạo ra việc làm, thu hút nhiều ngoại tệ.
- Trong phát triển công nghiệp phải coi công nghiệp điện năng được ưu tiên hàng đầu và phân bố công nghiệp phải chú ý
nhiều tới vấn đề thị trường và môi trường.
- Sự phát triển công nghiệp của nước ta ngày nay phải chú ý nhiều tới công nghiệp ở miền núi trung du là để tạo điều kiện
khai thác hợp lý tài nguyên, thu hút lao động dư thừa, góp phần từng bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn. Mặt khác phải
mở rộng hợp tác giao lưu quốc tế để tiếp thu công nghệ hiện đại tiên tiến của thế giới.