Tìm các câu thơ có sử dụng biện pháp nói quá (chú thích tên tác giả)
Giúp mk với nhé, chiều mk kiểm tra rồi. Cảm ơn nhiều!!!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa để miêu tả các sự vật. Khiến các sự vật trở nên sinh động, ngộ nghĩnh, mang những nét tính cách như con người. Khiến bài thơ trở nên hấp dẫn, gần gũi với các độc giả nhỏ tuổi.
Lớp em có 52 bạn(1). Chúng em luôn quan tâm, chia sẻ và yêu thương nhau(2). Nhưng em thích nhất là bạn Minh Trang(3). Bạn Minh Trang học rất giỏi và rất xinh đẹp(4). Bạn có nụ cười tươi như hoa, làn da của bạn trắng như tuyết(5). Những lời khuyên của bạn đã thắp lên trong em niềmctin và niềm hi vọng(6). Em rất yêu quý bạn Minh Trang(7).
- Biện pháp so sánh:
Vế A: Nụ cười, làn da.
Vế B: Hoa, tuyết
Từ so sánh: như.
- Ẩn dụ: Từ “thắp”.
2. Viết đoạn văn 5-7 câu, chủ đề về gia đình, trong đoạn có sử dụng ít nhất hai phép tu từ: Hoán dụ, nhân hóa. Chỉ rõ hai phép tu từ đó. Đánh số câu.
Gia đình em có 4 người: ba, mẹ, em và em Kiến(1). Mỗi buổi sáng khi ông Mặt trời thức dậy, bố và mẹ đi làm, còn em và em Kiến đến trường đi học(2). Buổi trưa ba mẹ em ăn cơm tại chỗ làm để chiều tiếp tục làm việc, em và em Kiến thì ăn cơm tại trường, nghỉ ngơi để chiều học tiếp(3). Đến buổi tối, cả nhà em mới quây quần bên nhau ăn cơm và xem ti vi(4). Em học bài và đi ngủ lúc 9 giờ 30(5).
- Hoán dụ: Từ “nhà”.
- Nhân hóa: từ “ông”, “thức dậy”.
3. Viết đoạn văn 5-7 câu, chủ đề về trường, lớp, trong đoạn có sử dụng ít nhất hai phép tu từ: nhân hóa, hoán dụ. Chỉ rõ hai phép tu từ đó. Đánh số câu.
Ngôi trường của em mang tên Phạm Văn Chiêu(1). Mặc dù mới được học tại trường chưa đầy một năm nhưng ngôi trường đã để lại trong em nhiều kỷ niệm đẹp(2). Trường rộng gồm 44 phòng học, sân trường được lát xi măng rất sạch với những tán cây bàng, cây phượng xanh mát(3). Giờ ra chơi, bóng áo trắng tràn xuống sân thật vui nhộn(4). Sân trường bỗng vui tươi hẳn lên(5). Em rất yêu trường với những giờ học, giờ chơi thật thú vị(6).
- Hoán dụ: từ “bóng áo trắng”.
- Nhân hóa: từ “vui tươi”.
4. Viết đoạn văn 5-7 câu, chủ đề về quê hương, trong đoạn có sử dụng ít nhất hai phép tu từ: nhân hóa, so sánh. Chỉ rõ hai phép tu từ đó. Đánh số câu.
Quê em là một vùng quê nghèo thuộc huyện Hóc Môn(1). Trên cánh đồng quê hương, chúng em vẫn thường chơi thả diều(2). Những cánh diều bằng giấy vươn rộng đôi cánh bay lên bầu trời như những cánh chim Đại bàng dũng mãnh(3). Trên cánh đồng, những bông hoa đang mỉm cười và vui đùa cùng chúng em(4). Em yêu quê hương của mình(5).
- So sánh:
Vế A: Từ “cánh diều”.
Vế B: từ “cánh chim Đại bàng”.
Từ so sánh: từ “như”.
- Nhân hóa: Từ “mỉm cười”, vui đùa”.
Quê hương em có dòng sông La hiền hòa, thơ mộng. Dòng sông giang rộng cánh tay ôm lấy mảnh đất quê hương em vào lòng như người mẹ ôm ấp đứa con thơ. Nhìn từ xa, dòng sông như một dải lụa đào quanh co, uốn khúc. Dọc theo bờ bên này, nhà cửa san sát, cảnh làng quê đầm ấm, yên vui. Xa xa, bờ bên kia, cây cối xanh tốt um tùm nghiêng mình soi bóng xuống dòng nước trong veo. Những ngày hè, nước sông trong vắt. Dưới ánh nắng, những gợn sóng lăn tăn lung linh dát bạc xoa dịu cái nắng chói chang. Lũ trẻ chúng em thường đằm mình dưới dòng sông tắm mát, người lớn thì lấy nước sông để giặt giũ, tưới cây... còn những người già thì ngồi dưới gốc cây cạnh bờ sông hóng gió. Đến mùa mưa lũ, dòng sông như sâu hơn, rộng hơn chở nước về nơi biển cả. Dòng nước đục ngầu, giận dữ ấy trôi xuôi giúp làng êm yên bình trong dông bão. Con sông đã gắn bó với người dân quê em từ bao đời, ghi dấu bao kỉ niệm tuổi thơ em. Em sẽ luôn nhớ về dòng sông quê hương với bao kỉ niệm êm đềm.
Quê Lưu Kiếm đồng xanh biêng biếc
Cò cánh trắng ngả nghiêng dập dàng.
Vai áo nâu nhấp nhô dưới lúa
Cánh đồng quê dài rộng mênh mang.
bạn xem lại mk xem có Biện pháp không nhé, mk hay nhầm lẫn lắm
1. Đồn rằng bác mẹ anh hiền
Cắn hạt cơm không vỡ, cắn đồng tiền vỡ đôi
( ca dao )
2. Đau lòng kẻ ở người đi
Lệ rơi thấm đá, tơ chia rũ tằm
( Nguyễn Du)
3. Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn
Đánh một trận sạch không kình ngạc
Đánh hai trận tan tác chim muông
( Nguyễn Trãi )
4. Xin nguyện cùng người vươn tới mãi
Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn
( Tố Hữu )
Cảm ơn bn nhiều nha!!!