Câu 1: Chép lại chính xác theo trí nhớ bài thơ : “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan
Câu 2: Trình bày hoàn cảnh sáng tác của bài thơ và xác định PTBĐ chính.
Câu 3: Phong cảnh Đèo Ngang được miêu tả trong thời điểm nào? Em có nhận xét gì về tâm trạng của nhà thơ khi miêu tả phong cảnh thiên nhiên và cuộc sống của con người?
Câu 4: Tìm 2 từ láy, 1 từ Hán Việt và 1 quan hệ từ trong bài thơ.
Câu 5: Suy nghĩ của em về cụm từ “ta với ta”câu thơ cuối của bài
Câu 6: Trình bày cảm nhận về bốn câu thơ cuối bài thơ.
Câu 7: Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ
Câu 8: Qua bài Qua Đèo Ngang, em có nhận xét gì về đặc điểm ngôn ngữ thơ Bà Huyện Thanh Quan?
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
(Ngữ văn 7- tập 1, trang 94)
Câu 1: Bài thơ trên làm theo thể thơ gì? Ai là tác giả của bài thơ?
Câu 2: Bài thơ đã sử dụng những cặp từ trái nghĩa nào?
Câu 3: Tìm 2 quan hệ từ có trong bài thơ trên.
Câu 4: Bài thơ đã mượn hình ảnh cái bánh trôi để nói về thân phận con người. Cách nói này có gì giống và khác với truyện ngụ ngôn?
Câu 5: Viết đoạn văn biểu cảm về hình ảnh người phụ nữ qua bài thơ trên. Từ đó em có suy nghĩ gì về người phụ nữ trong xã hội ngày hôm nay
Câu 6: Viết một đoạn văn trình bày ngắn gọn về nội dung và nghệ thuật bài thơ trên
a) Bà có những tác phẩm xếp vào giai đoạn văn học Trung Đại Việt Nam
b) Hoàn cảnh sáng tác:
- Bài thơ này được viết khi bà vào Phú Xuân- Huế để nhận chức quan của mình
- Bài thơ này được viết vào khoảng thế kỉ XIX khi bà lần đầu tiên đi tới Đèo Ngang
c) Phương thức biểu đạt: biểu cảm- trữ tình
d) Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật
Đặc điểm của thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật là loại thơ gồm tám câu, mỗi câu bảy chữ. Có gieo vần (chỉ một vần) ở các chữ cuối của các câu 1,2,4,6,8. Có phép đối giữa câu 3 và câu 4, câu 5 và câu 6 (tức 4 câu giữa). Có luật bằng trắc. Không theo đúng những điều trên, bị coi là thất luật (không đúng luật).