K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 12 2016

1.Hát ru chồng những đêm khó ngủ

Anh không ngủ được ư anh?
Để em mở quạt quấn mành lên cho
Lặng sao cái gió mặt hồ
Ghét sao cái nóng đầu mùa đã ghê!
Đoàn thương binh mới trở về
Đánh nhau trước cửa hàng bia lúc chiều

Anh không ngủ được anh yêu?
Nghe chi con lũ đang chiều nước dâng
Ngày mai cây lúa lên đòng
Lại xanh như đã từng không mất mùa
Con sông bạn với con đò
Con người bạn với câu hò trên sông.

Ngủ đi, em khép cửa phòng
Để em lên gác em trông xem nào
Ai đồn rằng cọ cháy cao
Người dân Vĩnh Phú đốt bao nhiêu đồi
Hình như lửa đã tắt rồi
Gió không thổi nữa anh ơi yên lòng

Thương gì người đói lang thang
Xin ăn trên khắp phố phường ngoài kia
Ngủ đi anh hãy ngủ yên
Rồi mai họ sẽ trở về quê thôi
Lòng thương chỉ nói bằng lời
Lấy đâu ra gạo cho người được no

Khuya rồi anh hãy ngủ đi
Để em trở dậy em che bớt đèn
Đứa nào nó nói cùng anh
Cái tin chết của bạn mình vừa xong
Chắc là đường đất khó khăn
Nên thư từ chẳng thể năng gửi về
Anh ơi anh hãy ngủ đi
Thằng con ta nó nằm mê đó mà
Ngày chơi súng giả ba lô
Làm anh giải phóng hét hò suốt thôi
Mười năm sau lớn lên rồi
Sẽ quên đi những trò chơi bây giờ

Ngủ đi anh, hãy ngủ đi...

2.Bàn tay em

Gia tài em chỉ có bàn tay,
Em trao tặng cho anh từ ngày ấy,
Những năm tháng cùng nhau anh chỉ thấy
Quá khứ dài là mái tóc em đen.
Vui, buồn trong tiếng nói, nụ cười em,
Qua gương mặt anh hiểu điều lo lắng,
Qua ánh mắt anh hiểu điều mong ngóng,
Anh nghĩ gì khi nhìn xuống bàn tay?

Bàn tay em ngón chẳng thon dài,
Vết chai cũ, đường gân xanh vất vả.
Em đánh chắt, chơi thuyền thuở nhỏ,
Hái rau dền, rau rệu nấu canh,
Tập vá may, tết tóc một mình,
Rồi úp mặt lên bàn tay khóc mẹ.

Đường tít tắp, không gian như bể,
Anh chờ em, cho em vịn bàn tay
Trong tay anh, tay của em đây
Biết lặng lẽ vun trồn gìn giữ.
Trời mưa lạnh, tay em khép cửa,
Em phơi mền, vá áo cho anh.
Tay cắm hoa, tay để treo tranh,
Tay thắp sáng ngọn đèn đêm anh đọc.
Năm tháng đi qua, mái đầu cực nhọc,
Tay em dừng trên vầng trán lo âu.
Em nhẹ nhàng xoa dịu nỗi đau
Và góp nhặt niềm vui từ mọi ngã.
Khi anh vắng, bàn tay em biết nhớ
Lấy thời gian đan thành áo mong chờ.
Lấy thời gian em viết những dòng thơ
Để thấy được chúng mình không cách trở.

Bàn tay em, gia tài bé nhỏ,
Em trao anh cùng với cuộc đời em.

Mk tìm hai bài nói về tình cảm gia đình trước  
2 tháng 12 2016

Bài thơ về tình cảm gia đình:

1.''Mẹ của anh''

2. ''Con yêu mẹ''

 

 

 

 

20 tháng 12 2021

Nhà thơ Xuân Quỳnh là một nữ thi sĩ nổi tiếng với những vần thơ giàu cảm xúc khi viết về tình yêu, tuy nhiên khi viết về tình cảm gia đình, thơ của bà lại rất nhẹ nhàng và lắng đọng. Bài thơ “Tiếng gà trưa” là một bài thơ đặc sắc của Xuân Quỳnh được sáng tác năm 1968, với những hình ảnh gần gũi nhưng thấm đượm tình cảm bà cháu.

Mở đầu bài thơ là những vần thơ tự nhiên mà bình dị, thủ thỉ như kể chuyện về cuộc sống bình thường:

“Trên đường hành quân xa…

Nghe gọi về tuổi thơ”

Xuân Quỳnh là một cô gái thanh niên xung phong, cũng tham gia vào cuộc hành quân kháng chiến đi vào miền Nam cứu nước. Trên con đường hành quân mệt mỏi, khi được nghỉ dừng chân bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe được tiếng gà trưa nhảy ổ mang theo bao kỉ niệm và kí ức của tuổi thơ ùa về. Điệp từ “nghe” được nhắc lại đến ba lần, như để nhấn mạnh về chiều sâu của cảm xúc người lính trẻ, cứ mỗi lần xuất hiện từ “nghe” tiếng gà trưa như được lan tỏa ra xa hơn, vang vọng hơn. Tiếng gà ấy “làm xao động nắng trưa” tức là đã tác động đến cả ngoại cảnh, làm cho cái nắng trưa hè thêm phần dìu dặt, sống động hơn. Rồi tiếng gà ấy dẫn đến sự thay đổi cảm giác “bàn chân đỡ mỏi”, tiếng gà như một sự an ủi, vỗ về nhẹ nhàng, động viên tinh thần người chiến sĩ. Cuối cùng tiếng gà ấy thấm sâu vào tâm hồn “gọi về tuổi thơ”, tiếng gà là âm thanh của thực tại nhưng lại vọng về kí ức, đánh thức những kỉ niệm, cảm
xúc đã được giấu kín. Để rồi những kỉ niệm tuổi thơ theo dòng hồi tưởng mà ùa về:

 

“Tiếng gà trưa…

Lông óng như màu nắng”

Kỉ niệm tuổi thơ của tác giả thật bình dị, trong sáng, gắn liền với hình ảnh con gà mái mơ, mái vàng, ổ rơm những trứng hồng. Rồi người bà từ kỉ niệm đã hiện ra trong khổ thơ tiếp theo:

“Tiếng gà trưa…

Cho con gà mái ấp”

Tuổi thơ ấy tác giả đã được sóng trọn vẹn trong tình yêu thương của bà, tiếng bà mắng, hành động khum soi trứng và cả bóng dáng thân thuộc của bà, tất cả gợi lên một người bà tần tảo, chắt chiu, luôn chăm lo cháu.

“Cứ hàng năm hàng năm…

Cháu được quần áo mới”

Khi mùa đông tới, nỗi lo của bà dồn hết vào đàn gà, chăm lo chu đáo để đánh đổi niềm vui cho cháu có được quần áo mới. Chi tiết ấy đã cho thấy đức hi sinh và nhẫn nại của bà, đồng thời cảm xúc của tác giả còn cho thấy niềm kính yêu vô bờ của người cháu đối với bà. Để rồi bắt nguồn từ tiếng gà trưa ấy, từ những kỉ niệm tuổi thơ và tình cảm yêu thương của người bà, người chiến sĩ trẻ của chúng ta đã có thêm động lực, sức mạnh tinh thần chiến đấu, trở thành người chiến sĩ chắc tay súng, thẳng tiến vào chiến trường miền Nam.

“Cháu chiến đấu hôm nay…

Ổ trứng hồng tuổi thơ”

Khổ thơ đã cho thấy mục đích chiến đấu của người cháu, chẳng vì gì lớn lao, mà vì những thứ giản dị, thân thuộc nhất, vì Tổ quốc, vì xóm làng và vì bà. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng, giản dị và đầm ấm, bài thơ “Tiếng gà trưa” đã cho người đọc cảm nhận được tình cảm bà cháu thiêng liêng, tha thiết, đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu làng, yêu nước của người chiến sĩ trẻ.

20 tháng 12 2021

Tình thân, tình cảm gia đình luôn là nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà thơ, nhà văn sáng tạo. Ta không khỏi ngậm ngùi, xúc động trước tình cảm cha con của ông Sáu trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. Tình mẫu tử thiết tha, thiêng liêng quý báu trong bài thơ Mẹ ốm của Trần Đăng Khoa hay trong tác phẩm Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng. Đến với thơ Xuân Quỳnh, ta bắt gặp tình cảm bà cháu ấm áp yêu thương dành cho nhau qua bài Tiếng gà trưa, bài thơ giản dị mà sâu sắc được trích trong tập "Hoa dọc chiến hào" viết vào những năm kháng chiến chống Mỹ oanh liệt.

" Trên đường hành quân xa
...
Nghe gọi về tuổi thơ"

Người cháu này đã lớn, đã là một người chiến sĩ dũng cảm trên chiến trường bom đạn. Trên chặng đường hành quân dài mệt mỏi, lúc ngơi nghỉ cháu nghe rõ tiếng gà vang vọng khiến trái tim ấm nồng nhớ về những kí ức tuổi thơ. Tiếng gà trưa xua tan đi những mệt nhọc, làm bừng sáng cảnh vật và bao nhiêu kỉ niệm của ngày xưa nơi quê nhà ùa về trong tâm hồn cháu, đó là tiếng gà mái nhảy ổ, là ổ trứng hồng xinh đẹp, là đàn gò con lon ton và hơn hết là hình ảnh bà trong tâm khảm cháu hiện lên báo nỗi xúc động khôn nguôi.

Dường như khi xa quê, nhà là nơi khiến con người ta thổn thức, mong ngóng trở về. Khi nghe tiếng gà cục tác, với cháu nó thật thiêng liêng và đáng trân trọng, bình dị mà quý giá vô bờ. Hình ảnh bà tần tảo hiện về trong cháu, đó là những kí ức đẹp đẽ nhất mà có lẽ luôn luôn được người chiến sĩ gìn giữ trong trái tim mình. Với bà, cháu là một đứa trẻ ngây thơ, bà luôn dành cho cháu sự ấm áp quá đỗi yêu thương, những lo lắng, những quan tâm nhỏ nhặt nhất

"Tiếng gà trưa

Có tiếng bà vẫn mắng:

Gà đẻ mà mày nhìn

Rồi sau này lang mặt!

Cháu về lấy gương soi

Lòng dại thơ lo lắng

Tiếng gà trưa

Tay bà khum soi trứng

Dành từng quả chắt chiu

Cho con gà mái ấp"

Những lời mắng yêu thương, những chiều bà chắt chiu từng quả trứng mỗi ngày, cẩn thận tỉ mỉ soi từng quả, giữ gìn cho gà mái ấp. Rồi những quả trứng ấy sẽ nở ra bầy gà con tuyệt diệu, mang theo cả niềm mong mỏi chúng lớn khôn để bán kiếm tiền dành dụm mua cho cháu bộ quần áo mới. Bà lo lắng khi thời tiết thất thường, đàn gà có thể không chống chọi nổi, khi đó cháu chẳng thể có quần áo như bè bạn.

 

"Cứ hàng năm hàng năm

Khi gió mùa đông tới

Bà lo đàn gà toi

Mong trời đừng sương muối

Để cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới"

Năm nào cũng thể, bà luôn cố gắng chăm sóc đàn gà của mình để có tiền mua cho cháu bộ quần áo mới, khi thì cái áo cánh, cái quần chéo ống rộng, trong bộ quần áo ấy là cả một tình thương bao la dành cho cháu mà bà gửi gắm. Bộ quần áo mới bình dị thôi, nhưng với cháu ,một đứa trẻ thì nó thật đáng quý biết bao, một món quà tuyệt vời nhất của những đứa trẻ thơ háo hức bên bộ quần áo mới ngày tết, được khoe với những đứa bạn cùng xóm. Cháu vui, bà cũng vui. Niềm vui riêng hoà làm một, thành niềm hạnh phúc của gia đình nhỏ thương yêu, trong nghèo khổ nhưng vẫn ánh lên những niềm vui bé nhỏ, ánh lên tình cảm gia đình thật đáng trân trọng. Có lẽ, bao cử chỉ yêu thương ấy của bà luôn khiến cháu thấy thật bình an, may mắn và ấm áp. Có bà che chở, bảo ban, cháu thêm vững bước trên hành trình trưởng thành của mình. Bà là niềm thương của cháu: "

Tiếng gà trưa

Mang bao nhiêu hạnh phúc

Đêm cháu về nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng"

Tiếng gà trưa mang dáng dấp của bà, của tiếng nói thân thương, của bàn tay gầy guộc, của ánh mắt dịu dàng và ấm áp. Bởi vậy mà tiếng gà mang bao hạnh phúc, mang bao hy vọng, tiếng gà khiến lòng cháu thổn thức, thường trực cả trong những giấc mơ mỗi đêm về. Càng yêu bà, càng kính trọng bà cháu lại càng thêm yêu quê hương, làng xóm, yêu Tổ quốc đất nước mình. Niềm yêu riêng hoà trong niềm yêu chung, ý thức riêng phát triển và lớn mạnh trong ý thức dân tộc:

"Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ"

Vì bà, cháu không ngại hy sinh gian khó, cháu thương bà như thương đất nước, mong muốn giữ hoà bình của non sông, để hạnh phúc tương lai, để tiếng gà mãi vang vọng trong bầu trời của tự do, hòa bình, để rồi ngày mai, bà cháu mình lại đoàn tụ, cùng nhau xây đắp cuộc đời mới thắm tươi.

Bài thơ 5 chữ với nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc, lời thơ giản dị tự nhiên, nhịp thơ nhẹ nhàng dễ đi vào lòng người. Tình cảm bà cháu quá những vần thơ tinh tế đã thôi thúc mỗi chúng ta thêm trân quý hạnh phúc gia đình, thôi thúc mỗi người sống và biết ơn tình cảm những người bà tuyệt vời, giàu đức hi sinh.

22 tháng 12 2021

Tham khảo

 

Tình bà cháu luôn là thứ tình cảm thiêng liêng mà siết bao gần gũi, ấm áp. Hình ảnh của bà luôn gắn liền với những kí ức tuổi thơ rất đỗi hồn nhiên, trong sáng. Đến với “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, ta sẽ bắt gặp một tình bà cháu bình dị mà cũng vô cùng cảm động như thế.

Dòng cảm xúc về bà được đánh thức và khơi dậy trong tâm hồn tác giả từ một âm thanh hết sức quen thuộc của đời sống: tiếng gà trưa. Đây cũng chính là thi tứ dẫn dắt toàn bộ tác phẩm:

 “Trên đường hành quân xa 
Dừng chân bên xóm nhỏ 
Tiếng gà ai nhảy ổ: 
“Cục... cục tác cục ta” 
Nghe xao động nắng trưa 
Nghe bàn chân đỡ mỏi 
Nghe gọi về tuổi thơ”

Âm thanh bình dị của làng quê dội vào tâm tưởng của người lính trên đường hành quân đã làm bao kỉ niệm tuổi thơ trong anh trỗi dậy. Điệp từ “nghe” được nhắc lại ba lần đã thể hiện sự xúc động, nghẹn ngào của người lính. “Nghe” ở đây không chỉ là nghe bằng thính giác mà là bằng tất cả tâm hồn, tất cả tình yêu thương về người bà kính yêu.

Bà luôn dành cho cháu biết bao tình yêu thương cùng sự quan tâm, lo lắng:

 “Tiếng gà trưa 
Có tiếng bà vẫn mắng: 
- Gà đẻ mà mày nhìn 
Rồi sau này lang mặt! 
Cháu về lấy gương soi 
Lòng dại thơ lo lắng”

Lời bà mắng yêu sao mà ấm áp và gần gũi. Người cháu ngây thơ tưởng lời bà là thật, về lấy gương soi mà lòng lo lắng. Kỉ niệm rất đỗi bình dị, đời thường nhưng cũng không kém phần sâu sắc. Đọc câu thơ, ta còn như nghe thấp thoáng lời bà của mình vẫn dặn con cháu ngày nào.

Tình bà cháu sâu nặng thắm thiết được hiện lên qua hình ảnh người bà luôn lo toan, vất vả, tảo tần sương sớm:

 “Tiếng gà trưa 
Tay bà khum soi trứng 
Dành từng quả chắt chiu 
Cho con gà mái ấp”

Ta như hình dung được bà dành biết bao sự công phu, tỉ mỉ trong việc lựa từng quả trứng cho con gà mái ấp. Đó là cả sự chắt chiu của bà trong cảnh nghèo để dành trọn vẹn tình yêu thương cho các cháu. Yêu cháu, bà luôn muốn hy sinh tất cả để cháu có được những điều tốt đẹp nhất:

 “Cứ hàng năm hàng năm 
Khi gió mùa đông tới 
Bà lo đàn gà toi 
Mong trời đừng sương muối 
Để cuối năm bán gà 
Cháu được quần áo mới 
Ôi cái quần chéo go 
Ống rộng dài quét đất 
Cái áo cánh chúc bâu 
Đi qua nghe sột soạt”

Nỗi lo lắng của bà cho đàn gà mỗi khi gió mùa về suy cho cùng cũng là vì hạnh phúc trẻ thơ. Bà mong trời đừng sương muối để đến cuối năm bán gà cháu có được bộ quần áo mới. Sự vất vả, hi sinh, lam lũ của bà là để đổi lại niềm vui, tiếng cười của cháu. Cái quần chéo go thì ống rộng dài quét đất, cái áo cánh chúc bâu thì đi qua nghe sột soạt. Bộ quần áo ấy dẫu không vừa vặn nhưng nó chứa đựng tất cả tình yêu thương và chắt chiu, dành dụm của bà. Hiểu được điều đó, người cháu nhắc lại những kỉ niệm tuổi thơ cùng với một niềm kính yêu, trân trọng vô bờ dành cho bà.

Tình bà cháu càng thiêng liêng, cao cả hơn khi nó găn với tình yêu Tổ quốc:

 “Cháu chiến đấu hôm nay 
Vì lòng yêu tổ quốc 
Vì xóm làng thân thuộc 
Bà ơi, cũng vì bà 
Vì tiếng gà cục tác 
Ổ trứng hồng tuổi thơ”

Người chiến sĩ lên đường ra mặt trận không chỉ vì tình yêu Tổ quốc mà còn xuất phát từ một nguyên nhân hết sức bình dị: đó là vì bà, vì xóm làng thân thuộc- nơi có tiếng gà cục tác và ổ trứng hồng tuổi thơ. Tình cảm gia đình, tình bà cháu đã làm sâu sắc thêm tình yêu Tổ quốc, đúng như I- li- a Ê- ren- bua đã nói: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.

Tình bà cháu giản dị, gần gũi mà ấm áp, thiêng liêng chính là nguồn cảm hứng xuyên suốt toàn bài thơ, điều làm nên giá trị của tác phẩm. Thành công của bài thơ còn nằm ở chỗ nó đã đánh thức những tình cảm cao đẹp với người thân yêu luôn thường trực trong mỗi chúng ta.

Tk:

 

Nhà thơ Xuân Quỳnh là một nữ thi sĩ nổi tiếng với những vần thơ giàu cảm xúc khi viết về tình yêu, tuy nhiên khi viết về tình cảm gia đình, thơ của bà lại rất nhẹ nhàng và lắng đọng. Bài thơ “Tiếng gà trưa” là một bài thơ đặc sắc của Xuân Quỳnh được sáng tác năm 1968, với những hình ảnh gần gũi nhưng thấm đượm tình cảm bà cháu.

Mở đầu bài thơ là những vần thơ tự nhiên mà bình dị, thủ thỉ như kể chuyện về cuộc sống bình thường:

“Trên đường hành quân xa…

Nghe gọi về tuổi thơ”

Xuân Quỳnh là một cô gái thanh niên xung phong, cũng tham gia vào cuộc hành quân kháng chiến đi vào miền Nam cứu nước. Trên con đường hành quân mệt mỏi, khi được nghỉ dừng chân bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe được tiếng gà trưa nhảy ổ mang theo bao kỉ niệm và kí ức của tuổi thơ ùa về. Điệp từ “nghe” được nhắc lại đến ba lần, như để nhấn mạnh về chiều sâu của cảm xúc người lính trẻ, cứ mỗi lần xuất hiện từ “nghe” tiếng gà trưa như được lan tỏa ra xa hơn, vang vọng hơn. Tiếng gà ấy “làm xao động nắng trưa” tức là đã tác động đến cả ngoại cảnh, làm cho cái nắng trưa hè thêm phần dìu dặt, sống động hơn. Rồi tiếng gà ấy dẫn đến sự thay đổi cảm giác “bàn chân đỡ mỏi”, tiếng gà như một sự an ủi, vỗ về nhẹ nhàng, động viên tinh thần người chiến sĩ. Cuối cùng tiếng gà ấy thấm sâu vào tâm hồn “gọi về tuổi thơ”, tiếng gà là âm thanh của thực tại nhưng lại vọng về kí ức, đánh thức những kỉ niệm, cảm
xúc đã được giấu kín. Để rồi những kỉ niệm tuổi thơ theo dòng hồi tưởng mà ùa về:

 

“Tiếng gà trưa…

Lông óng như màu nắng”

Kỉ niệm tuổi thơ của tác giả thật bình dị, trong sáng, gắn liền với hình ảnh con gà mái mơ, mái vàng, ổ rơm những trứng hồng. Rồi người bà từ kỉ niệm đã hiện ra trong khổ thơ tiếp theo:

“Tiếng gà trưa…

Cho con gà mái ấp”

Tuổi thơ ấy tác giả đã được sóng trọn vẹn trong tình yêu thương của bà, tiếng bà mắng, hành động khum soi trứng và cả bóng dáng thân thuộc của bà, tất cả gợi lên một người bà tần tảo, chắt chiu, luôn chăm lo cháu.

“Cứ hàng năm hàng năm…

Cháu được quần áo mới”

Khi mùa đông tới, nỗi lo của bà dồn hết vào đàn gà, chăm lo chu đáo để đánh đổi niềm vui cho cháu có được quần áo mới. Chi tiết ấy đã cho thấy đức hi sinh và nhẫn nại của bà, đồng thời cảm xúc của tác giả còn cho thấy niềm kính yêu vô bờ của người cháu đối với bà. Để rồi bắt nguồn từ tiếng gà trưa ấy, từ những kỉ niệm tuổi thơ và tình cảm yêu thương của người bà, người chiến sĩ trẻ của chúng ta đã có thêm động lực, sức mạnh tinh thần chiến đấu, trở thành người chiến sĩ chắc tay súng, thẳng tiến vào chiến trường miền Nam.

“Cháu chiến đấu hôm nay…

Ổ trứng hồng tuổi thơ”

Khổ thơ đã cho thấy mục đích chiến đấu của người cháu, chẳng vì gì lớn lao, mà vì những thứ giản dị, thân thuộc nhất, vì Tổ quốc, vì xóm làng và vì bà. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng, giản dị và đầm ấm, bài thơ “Tiếng gà trưa” đã cho người đọc cảm nhận được tình cảm bà cháu thiêng liêng, tha thiết, đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu làng, yêu nước của người chiến sĩ trẻ.

3 tháng 12 2021

Tham khảo

Nhà thơ Xuân Quỳnh là một nữ thi sĩ nổi tiếng với những vần thơ giàu cảm xúc khi viết về tình yêu, tuy nhiên khi viết về tình cảm gia đình, thơ của bà lại rất nhẹ nhàng và lắng đọng. Bài thơ “Tiếng gà trưa” là một bài thơ đặc sắc của Xuân Quỳnh được sáng tác năm 1968, với những hình ảnh gần gũi nhưng thấm đượm tình cảm bà cháu.

Mở đầu bài thơ là những vần thơ tự nhiên mà bình dị, thủ thỉ như kể chuyện về cuộc sống bình thường:

“Trên đường hành quân xa…

Nghe gọi về tuổi thơ”

Xuân Quỳnh là một cô gái thanh niên xung phong, cũng tham gia vào cuộc hành quân kháng chiến đi vào miền Nam cứu nước. Trên con đường hành quân mệt mỏi, khi được nghỉ dừng chân bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe được tiếng gà trưa nhảy ổ mang theo bao kỉ niệm và kí ức của tuổi thơ ùa về. Điệp từ “nghe” được nhắc lại đến ba lần, như để nhấn mạnh về chiều sâu của cảm xúc người lính trẻ, cứ mỗi lần xuất hiện từ “nghe” tiếng gà trưa như được lan tỏa ra xa hơn, vang vọng hơn. Tiếng gà ấy “làm xao động nắng trưa” tức là đã tác động đến cả ngoại cảnh, làm cho cái nắng trưa hè thêm phần dìu dặt, sống động hơn. Rồi tiếng gà ấy dẫn đến sự thay đổi cảm giác “bàn chân đỡ mỏi”, tiếng gà như một sự an ủi, vỗ về nhẹ nhàng, động viên tinh thần người chiến sĩ. Cuối cùng tiếng gà ấy thấm sâu vào tâm hồn “gọi về tuổi thơ”, tiếng gà là âm thanh của thực tại nhưng lại vọng về kí ức, đánh thức những kỉ niệm, cảm
xúc đã được giấu kín. Để rồi những kỉ niệm tuổi thơ theo dòng hồi tưởng mà ùa về:

 

“Tiếng gà trưa…

Lông óng như màu nắng”

Kỉ niệm tuổi thơ của tác giả thật bình dị, trong sáng, gắn liền với hình ảnh con gà mái mơ, mái vàng, ổ rơm những trứng hồng. Rồi người bà từ kỉ niệm đã hiện ra trong khổ thơ tiếp theo:

“Tiếng gà trưa…

Cho con gà mái ấp”

Tuổi thơ ấy tác giả đã được sóng trọn vẹn trong tình yêu thương của bà, tiếng bà mắng, hành động khum soi trứng và cả bóng dáng thân thuộc của bà, tất cả gợi lên một người bà tần tảo, chắt chiu, luôn chăm lo cháu.

“Cứ hàng năm hàng năm…

Cháu được quần áo mới”

Khi mùa đông tới, nỗi lo của bà dồn hết vào đàn gà, chăm lo chu đáo để đánh đổi niềm vui cho cháu có được quần áo mới. Chi tiết ấy đã cho thấy đức hi sinh và nhẫn nại của bà, đồng thời cảm xúc của tác giả còn cho thấy niềm kính yêu vô bờ của người cháu đối với bà. Để rồi bắt nguồn từ tiếng gà trưa ấy, từ những kỉ niệm tuổi thơ và tình cảm yêu thương của người bà, người chiến sĩ trẻ của chúng ta đã có thêm động lực, sức mạnh tinh thần chiến đấu, trở thành người chiến sĩ chắc tay súng, thẳng tiến vào chiến trường miền Nam.

“Cháu chiến đấu hôm nay…

Ổ trứng hồng tuổi thơ”

Khổ thơ đã cho thấy mục đích chiến đấu của người cháu, chẳng vì gì lớn lao, mà vì những thứ giản dị, thân thuộc nhất, vì Tổ quốc, vì xóm làng và vì bà. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng, giản dị và đầm ấm, bài thơ “Tiếng gà trưa” đã cho người đọc cảm nhận được tình cảm bà cháu thiêng liêng, tha thiết, đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu làng, yêu nước của người chiến sĩ trẻ.

Tham khảo tại https://vndoc.com/cam-nghi-cua-em-ve-tinh-ba-chau-trong-bai-tho-tieng-ga-trua-cua-xuan-quynh-178683

13 tháng 12 2021

Tham khảo:

 

Nhà thơ Xuân Quỳnh là một nữ thi sĩ nổi tiếng với những vần thơ giàu cảm xúc khi viết về tình yêu, tuy nhiên khi viết về tình cảm gia đình, thơ của bà lại rất nhẹ nhàng và lắng đọng. Bài thơ “Tiếng gà trưa” là một bài thơ đặc sắc của Xuân Quỳnh được sáng tác năm 1968, với những hình ảnh gần gũi nhưng thấm đượm tình cảm bà cháu.

Mở đầu bài thơ là những vần thơ tự nhiên mà bình dị, thủ thỉ như kể chuyện về cuộc sống bình thường:

“Trên đường hành quân xa…

Nghe gọi về tuổi thơ”

Xuân Quỳnh là một cô gái thanh niên xung phong, cũng tham gia vào cuộc hành quân kháng chiến đi vào miền Nam cứu nước. Trên con đường hành quân mệt mỏi, khi được nghỉ dừng chân bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe được tiếng gà trưa nhảy ổ mang theo bao kỉ niệm và kí ức của tuổi thơ ùa về. Điệp từ “nghe” được nhắc lại đến ba lần, như để nhấn mạnh về chiều sâu của cảm xúc người lính trẻ, cứ mỗi lần xuất hiện từ “nghe” tiếng gà trưa như được lan tỏa ra xa hơn, vang vọng hơn. Tiếng gà ấy “làm xao động nắng trưa” tức là đã tác động đến cả ngoại cảnh, làm cho cái nắng trưa hè thêm phần dìu dặt, sống động hơn. Rồi tiếng gà ấy dẫn đến sự thay đổi cảm giác “bàn chân đỡ mỏi”, tiếng gà như một sự an ủi, vỗ về nhẹ nhàng, động viên tinh thần người chiến sĩ. Cuối cùng tiếng gà ấy thấm sâu vào tâm hồn “gọi về tuổi thơ”, tiếng gà là âm thanh của thực tại nhưng lại vọng về kí ức, đánh thức những kỉ niệm, cảm
xúc đã được giấu kín. Để rồi những kỉ niệm tuổi thơ theo dòng hồi tưởng mà ùa về:

 

“Tiếng gà trưa…

Lông óng như màu nắng”

Kỉ niệm tuổi thơ của tác giả thật bình dị, trong sáng, gắn liền với hình ảnh con gà mái mơ, mái vàng, ổ rơm những trứng hồng. Rồi người bà từ kỉ niệm đã hiện ra trong khổ thơ tiếp theo:

“Tiếng gà trưa…

Cho con gà mái ấp”

Tuổi thơ ấy tác giả đã được sóng trọn vẹn trong tình yêu thương của bà, tiếng bà mắng, hành động khum soi trứng và cả bóng dáng thân thuộc của bà, tất cả gợi lên một người bà tần tảo, chắt chiu, luôn chăm lo cháu.

“Cứ hàng năm hàng năm…

Cháu được quần áo mới”

Khi mùa đông tới, nỗi lo của bà dồn hết vào đàn gà, chăm lo chu đáo để đánh đổi niềm vui cho cháu có được quần áo mới. Chi tiết ấy đã cho thấy đức hi sinh và nhẫn nại của bà, đồng thời cảm xúc của tác giả còn cho thấy niềm kính yêu vô bờ của người cháu đối với bà. Để rồi bắt nguồn từ tiếng gà trưa ấy, từ những kỉ niệm tuổi thơ và tình cảm yêu thương của người bà, người chiến sĩ trẻ của chúng ta đã có thêm động lực, sức mạnh tinh thần chiến đấu, trở thành người chiến sĩ chắc tay súng, thẳng tiến vào chiến trường miền Nam.

“Cháu chiến đấu hôm nay…

Ổ trứng hồng tuổi thơ”

Khổ thơ đã cho thấy mục đích chiến đấu của người cháu, chẳng vì gì lớn lao, mà vì những thứ giản dị, thân thuộc nhất, vì Tổ quốc, vì xóm làng và vì bà. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng, giản dị và đầm ấm, bài thơ “Tiếng gà trưa” đã cho người đọc cảm nhận được tình cảm bà cháu thiêng liêng, tha thiết, đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu làng, yêu nước của người chiến sĩ trẻ.

13 tháng 12 2021

Tham khảo

Trong số những tác phẩm văn họ ,bài thơ "tiếng gà trưa" đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Nổi bật ở đây là vẻ đẹp bình dị,gần gũi của tình bà cháu. Bà chăm chút ,nâng niu từng quả trứng cho con gà mái ấp để cuối năm bán gà ,dành dụm tiền để mua cho cháu bộ quần áo mới cho cháu mặc Tết. Sự tần tảo,yêu thương của bà đã in đậm vào trong tâm trí của người cháu. Chỉ một tiếng gà nhảy ổ thôi nhưng đã gợi về bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu đc sống trong tình yêu thương bao la của bà. Những kỉ niệm đó như tiếp thêm động lực chiến đấu cho anh chiến sĩ chiến đấu vì Tổ quốc,vì bà,vì xóm làng. Tóm lại, bằng những hình ảnh gần gũi và lời thơ bình dị, bài thơ đẫ cho em thấy được tình cảm bà cháu thiêng liêng,đẹp đẽ.

13 tháng 8 2019

Tình bà cháu luôn là thứ tình cảm thiêng liêng mà siết bao gần gũi, ấm áp. Hình ảnh của bà luôn gắn liền với những kí ức tuổi thơ rất đỗi hồn nhiên, trong sáng. Đến với “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, ta sẽ bắt gặp một tình bà cháu bình dị mà cũng vô cùng cảm động như thế.

Dòng cảm xúc về bà được đánh thức và khơi dậy trong tâm hồn tác giả từ một âm thanh hết sức quen thuộc của đời sống: tiếng gà trưa. Đây cũng chính là thi tứ dẫn dắt toàn bộ tác phẩm:

 “Trên đường hành quân xa 
Dừng chân bên xóm nhỏ 
Tiếng gà ai nhảy ổ: 
“Cục... cục tác cục ta” 
Nghe xao động nắng trưa 
Nghe bàn chân đỡ mỏi 
Nghe gọi về tuổi thơ”

Âm thanh bình dị của làng quê dội vào tâm tưởng của người lính trên đường hành quân đã làm bao kỉ niệm tuổi thơ trong anh trỗi dậy. Điệp từ “nghe” được nhắc lại ba lần đã thể hiện sự xúc động, nghẹn ngào của người lính. “Nghe” ở đây không chỉ là nghe bằng thính giác mà là bằng tất cả tâm hồn, tất cả tình yêu thương về người bà kính yêu.

Bà luôn dành cho cháu biết bao tình yêu thương cùng sự quan tâm, lo lắng:

 “Tiếng gà trưa 
Có tiếng bà vẫn mắng: 
- Gà đẻ mà mày nhìn 
Rồi sau này lang mặt! 
Cháu về lấy gương soi 
Lòng dại thơ lo lắng”

Lời bà mắng yêu sao mà ấm áp và gần gũi. Người cháu ngây thơ tưởng lời bà là thật, về lấy gương soi mà lòng lo lắng. Kỉ niệm rất đỗi bình dị, đời thường nhưng cũng không kém phần sâu sắc. Đọc câu thơ, ta còn như nghe thấp thoáng lời bà của mình vẫn dặn con cháu ngày nào.

Tình bà cháu sâu nặng thắm thiết được hiện lên qua hình ảnh người bà luôn lo toan, vất vả, tảo tần sương sớm:

 “Tiếng gà trưa 
Tay bà khum soi trứng 
Dành từng quả chắt chiu 
Cho con gà mái ấp”

Ta như hình dung được bà dành biết bao sự công phu, tỉ mỉ trong việc lựa từng quả trứng cho con gà mái ấp. Đó là cả sự chắt chiu của bà trong cảnh nghèo để dành trọn vẹn tình yêu thương cho các cháu. Yêu cháu, bà luôn muốn hy sinh tất cả để cháu có được những điều tốt đẹp nhất:

 “Cứ hàng năm hàng năm 
Khi gió mùa đông tới 
Bà lo đàn gà toi 
Mong trời đừng sương muối 
Để cuối năm bán gà 
Cháu được quần áo mới 
Ôi cái quần chéo go 
Ống rộng dài quét đất 
Cái áo cánh chúc bâu 
Đi qua nghe sột soạt”

Nỗi lo lắng của bà cho đàn gà mỗi khi gió mùa về suy cho cùng cũng là vì hạnh phúc trẻ thơ. Bà mong trời đừng sương muối để đến cuối năm bán gà cháu có được bộ quần áo mới. Sự vất vả, hi sinh, lam lũ của bà là để đổi lại niềm vui, tiếng cười của cháu. Cái quần chéo go thì ống rộng dài quét đất, cái áo cánh chúc bâu thì đi qua nghe sột soạt. Bộ quần áo ấy dẫu không vừa vặn nhưng nó chứa đựng tất cả tình yêu thương và chắt chiu, dành dụm của bà. Hiểu được điều đó, người cháu nhắc lại những kỉ niệm tuổi thơ cùng với một niềm kính yêu, trân trọng vô bờ dành cho bà.

Tình bà cháu càng thiêng liêng, cao cả hơn khi nó găn với tình yêu Tổ quốc:

 “Cháu chiến đấu hôm nay 
Vì lòng yêu tổ quốc 
Vì xóm làng thân thuộc 
Bà ơi, cũng vì bà 
Vì tiếng gà cục tác 
Ổ trứng hồng tuổi thơ”

Người chiến sĩ lên đường ra mặt trận không chỉ vì tình yêu Tổ quốc mà còn xuất phát từ một nguyên nhân hết sức bình dị: đó là vì bà, vì xóm làng thân thuộc- nơi có tiếng gà cục tác và ổ trứng hồng tuổi thơ. Tình cảm gia đình, tình bà cháu đã làm sâu sắc thêm tình yêu Tổ quốc, đúng như I- li- a Ê- ren- bua đã nói: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.

Tình bà cháu giản dị, gần gũi mà ấm áp, thiêng liêng chính là nguồn cảm hứng xuyên suốt toàn bài thơ, điều làm nên giá trị của tác phẩm. Thành công của bài thơ còn nằm ở chỗ nó đã đánh thức những tình cảm cao đẹp với người thân yêu luôn thường trực trong mỗi chúng ta.

9 tháng 12 2021

Tham khảo!

Gia đình - hai tiếng thiêng liêng mà diệu kì. Đối với bất kì ai, gia đình vẫn luôn là bến bờ của hạnh phúc, của sự sẻ chia, yêu thương, đùm bọc. Gia đình là nơi mà có những người thân thương, luôn quan tâm, chăm sóc chúng ta. Ở đâu có cha mẹ, người thân yêu, đó chính là gia đình. Chúng ta sinh ra trong vòng tay rộng mở của gia đình. Lớn lên trong sự chăm bẵm, yêu thương, chiều chuộng của gia đình. Trưởng thành với sự hậu phương, tin tưởng vững chãi của gia đình. Lớn hơn nữa, mỗi khi mệt mỏi, lo âu, chúng ta lại trở về với tổ ấm hạnh phúc gia đình. Tất cả những điều tuyệt vời ấy, chẳng phải chỉ có gia đình mới mang lại cho ta hay sao? Thế nhưng, để mỗi gia đình đều thực sự là một tổ ấm thì không phải đơn giản. Bởi, chỉ khi mọi người trong gia đình thực sự yêu thương, quan tâm lẫn nhau, khi đó gia đình mới là nơi ấm áp để trở về.

13 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Xuân Quỳnh là cây bút xuất sắc của nền văn học hiện đại Việt Nam, thuộc thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói của một tâm hồn phụ nữ giàu lòng trắc ẩn và khao khát hạnh phúc bình dị đời thường. Bài thơ "Tiếng gà trưa" là một trong những thi phẩm nổi tiếng của bà. Bài thơ viết về tình bà cháu thiêng liêng và cảm động. Trong một buổi hành quân, người cháu đã nghe được tiếng gà trưa và những kỉ niệm về bà ùa về trong kí ức. Cả một tuổi thơ gắn bó bên bà, được bà yêu thương chăm sóc. Bà dành dụm, chắt chiu từng quả trứng, chăm đàn gà từng con một kể cả khi trời gió rét mưa dầm. Những gì thu được từ đàn gà, bà đều dành cho cháu: nào là cái quần chéo go, ống rộng dài quét đất, nào là cái áo cánh trúc bâu... Tình yêu của bà thể hiện qua những điều giản dị, bình thường. Chính tình yêu thương của bà đã trở thành động lực để người cháu chiến đấu. Qua bài thơ, người đọc cảm nhận tình bà cháu thắm thiết, đồng thời đó cũng là tình yêu gia đình, yêu Tổ quốc. Đúng như một nhà văn nước ngoài đã nói: Tình yêu Tổ quốc bắt đầu từ những tình cảm nhỏ bé, thiêng liêng, đó là yêu những gì gần gũi nhất với mình.

13 tháng 12 2021

 tham khảo:

 

Nhà thơ Xuân Quỳnh là một nữ thi sĩ nổi tiếng với những vần thơ giàu cảm xúc khi viết về tình yêu, tuy nhiên khi viết về tình cảm gia đình, thơ của bà lại rất nhẹ nhàng và lắng đọng. Bài thơ “Tiếng gà trưa” là một bài thơ đặc sắc của Xuân Quỳnh được sáng tác năm 1968, với những hình ảnh gần gũi nhưng thấm đượm tình cảm bà cháu.

Mở đầu bài thơ là những vần thơ tự nhiên mà bình dị, thủ thỉ như kể chuyện về cuộc sống bình thường:

“Trên đường hành quân xa…

Nghe gọi về tuổi thơ”

Xuân Quỳnh là một cô gái thanh niên xung phong, cũng tham gia vào cuộc hành quân kháng chiến đi vào miền Nam cứu nước. Trên con đường hành quân mệt mỏi, khi được nghỉ dừng chân bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe được tiếng gà trưa nhảy ổ mang theo bao kỉ niệm và kí ức của tuổi thơ ùa về. Điệp từ “nghe” được nhắc lại đến ba lần, như để nhấn mạnh về chiều sâu của cảm xúc người lính trẻ, cứ mỗi lần xuất hiện từ “nghe” tiếng gà trưa như được lan tỏa ra xa hơn, vang vọng hơn. Tiếng gà ấy “làm xao động nắng trưa” tức là đã tác động đến cả ngoại cảnh, làm cho cái nắng trưa hè thêm phần dìu dặt, sống động hơn. Rồi tiếng gà ấy dẫn đến sự thay đổi cảm giác “bàn chân đỡ mỏi”, tiếng gà như một sự an ủi, vỗ về nhẹ nhàng, động viên tinh thần người chiến sĩ. Cuối cùng tiếng gà ấy thấm sâu vào tâm hồn “gọi về tuổi thơ”, tiếng gà là âm thanh của thực tại nhưng lại vọng về kí ức, đánh thức những kỉ niệm, cảm
xúc đã được giấu kín. Để rồi những kỉ niệm tuổi thơ theo dòng hồi tưởng mà ùa về:

 

“Tiếng gà trưa…

Lông óng như màu nắng”

Kỉ niệm tuổi thơ của tác giả thật bình dị, trong sáng, gắn liền với hình ảnh con gà mái mơ, mái vàng, ổ rơm những trứng hồng. Rồi người bà từ kỉ niệm đã hiện ra trong khổ thơ tiếp theo:

“Tiếng gà trưa…

Cho con gà mái ấp”

Tuổi thơ ấy tác giả đã được sóng trọn vẹn trong tình yêu thương của bà, tiếng bà mắng, hành động khum soi trứng và cả bóng dáng thân thuộc của bà, tất cả gợi lên một người bà tần tảo, chắt chiu, luôn chăm lo cháu.

“Cứ hàng năm hàng năm…

Cháu được quần áo mới”

Khi mùa đông tới, nỗi lo của bà dồn hết vào đàn gà, chăm lo chu đáo để đánh đổi niềm vui cho cháu có được quần áo mới. Chi tiết ấy đã cho thấy đức hi sinh và nhẫn nại của bà, đồng thời cảm xúc của tác giả còn cho thấy niềm kính yêu vô bờ của người cháu đối với bà. Để rồi bắt nguồn từ tiếng gà trưa ấy, từ những kỉ niệm tuổi thơ và tình cảm yêu thương của người bà, người chiến sĩ trẻ của chúng ta đã có thêm động lực, sức mạnh tinh thần chiến đấu, trở thành người chiến sĩ chắc tay súng, thẳng tiến vào chiến trường miền Nam.

“Cháu chiến đấu hôm nay…

Ổ trứng hồng tuổi thơ”

Khổ thơ đã cho thấy mục đích chiến đấu của người cháu, chẳng vì gì lớn lao, mà vì những thứ giản dị, thân thuộc nhất, vì Tổ quốc, vì xóm làng và vì bà. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng, giản dị và đầm ấm, bài thơ “Tiếng gà trưa” đã cho người đọc cảm nhận được tình cảm bà cháu thiêng liêng, tha thiết, đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu làng, yêu nước của người chiến sĩ trẻ.

27 tháng 12 2021

bạn tham khảo :

 

Bà - một tiếng gọi bình dị mà chan chứa bao tình cảm yêu thương. Hình ảnh người bà thân quen trong cuộc sống, hiền hậu ôn tồn chỉ bảo cho con cháu nhân đạo và lẽ đời. Người bà luôn yêu thương, quan tâm và lo lắng cho những đứa cháu nghịch ngợm…. Ta có thể tìm được một người bà như thế trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh. Bài thơ đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Đặc biệt là vẻ đẹp bình dị của tình bà cháu.

Tiếng gà trưa

Bài thơ năm chữ tự do đã cho ta thấy những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ, tình bà cháu nồng hậu và lòng yêu nước sâu nặng của một người chiến sĩ. Trên đường hành quân xa, người chiến sĩ dừng chân bên xóm nhỏ. Nghe tiếng gà “cục tác…cục ta”, anh xúc động vô cùng. Dòng cảm xúc từ hiện tại trôi về quá khứ với bao kỉ niệm cảm động lại tràn về.

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ.

Tác giả đã điệp từ “nghe” để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Từ nghe ở đây không chỉ bằng thính giác mà còn bằng cảm giác, sự tâm tưởng, sự nhớ lại. Tiếng gà trưa gợi nhớ bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà, giúp cho anh vơi đi sự mệt mỏi trên quãng đường hành quân. Ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ.

Trong năm khổ thơ giữa, tiếng gà trưa đã gợi nhớ bao kỉ niệm sâu sắc một thời thơ bé sống trong tình yêu thương của bà. Quên sao được lời mắng yêu chân thật, giản dị mà chan chứa bao tình thương của bà:

“Gà đẻ mà mày nhìn!

Rồi sau này lang mặt.”

Sợ bị lang mặt, “cháu về lấy gương soi, lòng dại thơ lo lắng”. Kỉ niệm rất đỗi đời thường, bình dị mà sâu sắc, chân thật.

Bà luôn chịu thương chịu khó, chắt chiu, lo cho đàn gà:

Tay bà khum soi trứng

Dành từng quả chắt chiu

Cho con gà mái ấp.

Cứ mùa đông hằng năm, bà lại “lo đàn gà toi, mong trời đừng sương muối để cuối năm bán gà” và mua quần áo mới cho cháu.

Ôi cái quần chéo go

Ống rộng dài quét đất

Cái áo cánh trúc bâu

Đi qua nghe sột soạt.

Khi được quần áo mới, người cháu vui sướng vô cùng. Người cháu không hề chê ống quần rộng, áo trúc bâu vì hiểu được sự vất vả và tình yêu thương của bà dành cho mình.

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ.

Tác giả đã điệp từ “vì” để nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ.

Âm thanh tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng được lặp lại bốn lần xuyên suốt trong bài thơ như nhắc nhở, lay gọi bao tình cảm đẹp. Ta có thể thấy được tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước rộng lớn của người chiến sĩ. Một tình bà cháu đẹp đẽ, nồng hậu và ấm áp!


 
Tiếng gà trưa không chỉ là âm thanh quen thuộc từ đời sống của mỗi làng quê mà còn là âm vang của kỉ niệm, những hồi ức đẹp. Hình ảnh người bà trong bài thơ khiến cảm xúc trong người tôi dâng trào, nhớ tới người bà đã khuất của mình. “Tiếng gà trưa" thực là một bài thơ hay!

20 tháng 12 2021

                                                                        bài làm                                                                                                                                               Xuân Quỳnh là cây bút xuất sắc của nền văn học hiện đại Việt Nam, thuộc thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói của một tâm hồn phụ nữ giàu lòng trắc ẩn và khao khát hạnh phúc bình dị đời thường. Bài thơ "Tiếng gà trưa" là một trong những thi phẩm nổi tiếng của bà. Bài thơ viết về tình bà cháu thiêng liêng và cảm động. Trong một buổi hành quân, người cháu đã nghe được tiếng gà trưa và những kỉ niệm về bà ùa về trong kí ức. Cả một tuổi thơ gắn bó bên bà, được bà yêu thương chăm sóc. Bà dành dụm, chắt chiu từng quả trứng, chăm đàn gà từng con một kể cả khi trời gió rét mưa dầm. Những gì thu được từ đàn gà, bà đều dành cho cháu: nào là cái quần chéo go, ống rộng dài quét đất, nào là cái áo cánh trúc bâu... Tình yêu của bà thể hiện qua những điều giản dị, bình thường. Chính tình yêu thương của bà đã trở thành động lực để người cháu chiến đấu. Qua bài thơ, người đọc cảm nhận tình bà cháu thắm thiết, đồng thời đó cũng là tình yêu gia đình, yêu Tổ quốc. Đúng như một nhà văn nước ngoài đã nói: Tình yêu Tổ quốc bắt đầu từ những tình cảm nhỏ bé, thiêng liêng, đó là yêu những gì gần gũi nhất với mình.