Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
– Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỉ XVI, quê ở Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ông nổi tiếng học rộng, tài cao.
– “Chuyện người con gái Nam Xương” rút trong tác phẩm “Truyền kì mạn lục“, áng văn xuôi viết bằng chữ Hán của Nguyễn Dữ trong thế kỉ 16 – một kiệt tác văn chương cổ được ca ngợi là “thiên cổ kì bút“. Tác phẩm không chỉ phản ánh số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến mà còn khẳng định vẻ đẹp truyền thống đáng quý của họ.
1
Giới thiệu chung:
– Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỉ XVI, quê ở Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ông nổi tiếng học rộng, tài cao.
– “Chuyện người con gái Nam Xương” rút trong tác phẩm “Truyền kì mạn lục“, áng văn xuôi viết bằng chữ Hán của Nguyễn Dữ trong thế kỉ 16 – một kiệt tác văn chương cổ được ca ngợi là “thiên cổ kì bút“. Tác phẩm không chỉ phản ánh số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến mà còn khẳng định vẻ đẹp truyền thống đáng quý của họ.
2Phân tích nhân vật Vũ Nương để làm sáng tỏ nhận định:
aSố phận bất hạnh:
* Phải sống trong nỗi cô đơn, vất vả:
– Nỗi vất vả của Vũ Nương: Một mình gánh vác gia đình, nuôi dạy con thơ, chăm sóc mẹ già.
– Nỗi cô đơn tinh thần (phải vượt lên):
+ Cảnh sống lẻ loi.
+ Nỗi nhớ thương khắc khoải.
+ Nỗi lo lắng cho chồng đang chinh chiến nơi xa.
* Phải gánh chịu nỗi oan lạ lùng và phải tìm đến cái chết:
– Nguyên nhân (của nỗi oan):
+ Do lời nói ngây thơ của bé Đản.
+ Do Trường Sinh vốn đa nghi, hay ghen lại đang buồn vì mẹ mất.
+ Do chiến tranh gây ra 3 năm xa cách, niềm tin vào Vũ Nương ị thử thách, bị lung lay.
+ Có thể do cuộc hôn nhân bất bình đẳng giữa Vũ Nương và Trường Sinh, do xã hội phong kiến trọng nam, khinh nữ cho phép Trường Sinh được đối xử rẻ rúng, tàn tệ với vợ mình.
– Hậu quả (của nỗi oan):
+ Trường Sinh nghi ngờ, gạt đi lời thanh minh của Vũ Nương, mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi.
+ Cùng đường Vũ Nương nhảy xuống sông Hoàng Giang tự tận. Đây là phản ứng dữ dội, quyết liệt của Vũ Nương để bảo vệ nhân phẩm nhưng cũng là cho thấy nỗi bất hạnh tột cùng của nàng.
* Phải sống không hạnh phúc thực sự dưới thủy cung:
– Vũ Nương tuy được cứu sống, sống bất tử, giàu sang, đã được minh oan trên bến Hoàng Giang nhưng nàng không hạnh phúc thực sự:
+ Vẫn nhớ thương gia đình.
+ Vẫn mong trở về dương thế mà không thể.
=> Nhận xét: Số phận Vũ Nương tiêu biểu cho phận bạc của biết bao người phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công, tàn bạo, nặng nề lễ giáo, hà khắc.
bVẻ đẹp của Vũ Nương:
* Mang vẻ đẹp toàn vẹn nhất của người phụ nữ xã hội phong kiến.
– Chi tiết Trường Sinh xin mẹ “đem 100 lạng vàng cưới về” càng tô đậm hơn vẻ đẹp nhan sắc, phẩm chất của nàng.
* Là người vợ, người mẹ đảm đang, người con dâu hiếu thảo:
– Đảm đang (khi chồng đi lính):
+ Một mình gánh vác gia đình.
+ Chăm sóc mẹ chồng già yếu.
+ Nuôi dạy con thơ.
– Hiếu thảo (khi mẹ chồng ốm):
+ Nàng hết lòng chăm sóc như với cha mẹ đẻ của mình (cơm cháo, thuốc thang, an ủi…)
+ Lễ bái thần phật cầu cho bà tai qua, nạn khỏi.
+ Lời trăng trối của bà trước khi mất đã khẳng định lòng hiếu thảo, tình cảm chân thành của Vũ Nương. (phút lâm chung bà cảm tạ công lao của nàng -> mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu của xã hội phong kiến xưa thường chỉ mang tính chất ràng buộc của lễ giáo phong kiến. Những lời cảm tạ của bà mẹ đã cho thấy Vũ Nương yêu thương bà thực lòng nên bà cũng yêu quý, biết ơn nàng thực lòng như vậy)
+ Bà mất: nàng lo tang ma chu đáo.
* Là người vợ nết na, thủy chung, giàu lòng vị tha:
– Nết na, thủy chung:
+ Khi mới cưới: nàng hết sức giữ gìn khuôn phép.
+ Ngày tiễn chồng ra trận, trong lời từ biệt ta thấy nàng không màng công danh phú quý, chỉ mong chồng trở về bình yên.
+ Ba năm xa chồng, Vũ Nương buồn nhớ khôn nguôi, nàng bỏ cả điểm trang, toàn tâm toàn ý chăm sóc gia đình, làm tròn bổn phận của người vợ, người mẹ trong gia đình.
+ Thậm chí, ngày Trường Sinh trở về, bị nghi ngờ, Vũ Nương chỉ biết khóc rồi thanh minh bằng những lời lẽ tha thiết, dịu dàng.
=> Tấm lòng son sắt, thủy chung sáng ngời của nàng.
– Giàu lòng vị tha:
+ Khi bị chồng đổ oan, mắng nhiếc, đánh đuổi đi, Vũ Nương chỉ đau khổ, thanh minh mà chẳng hề oán hận, căm ghét chồng. Nàng vẫn bao dung với người chồng hẹp hòi, ích kỉ.
+ Sống dưới thủy cung nàng vẫn một lòng nhớ thương gia đình, quê hương. Việc nàng gửi vật làm tin chứng tỏ nàng vẫn sẵn sàng tha thứ cho chồng.
+ Khoảnh khắc gặp lại Vũ Nương không trách móc mà còn hết lời cảm tạ Trường Sinh. Lời nói ấy cho thấy Vũ Nương hoàn toàn tha thứ cho chồng. Trường Sinh đã được giải thoát khỏi nỗi ân hận, day dứt vì sự hàm hồ, hẹp hòi, tàn nhẫn của mình.
=> Nhận xét: Vũ Nương trở thành hiện thân cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam thảo hiền, đức hạnh.
3Đánh giá:
– Bằng việc xây dựng tình huống truyện độc đáo – xoay quanh sự ngộ nhận, hiểu lầm lời nói của bé Đản; nghệ thuật kể chuyện đặc sắc, kết hợp hài hòa yếu tố hiện thực và kì ảo; khắc họa nhân vật thông qua lời nói trần thuật, lời thoại; hành động…; Nguyễn Dữ đã xây dựng thành công nhân vật Vũ Nương – một điển hình cho số phận và vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
– Qua đó, bày tỏ niềm trân trọng và cảm thương sâu sắc, tiếng nói bênh vực người phụ nữ trong xã hội xưa; tố cáo xã hội phong kiến nam quyền, nhiều lễ giáo hà khắc, tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã đẩy người phụ nữ vào những bi kịch đớn đau.
Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: được viết trong tù. Hồ Chí Minh ngắm trăng trong hoàn cảnh bị đọa đày trong tù, vô cùng gian khổ. - Sự vượt ngục là sự thoát khỏi nhà tù để có tự do. ơ đây là sự vượt ngục trong tinh thần và bằng tinh thần của Bác. Tuy thân thể vẫn ở trong chốn lao tù nhưng tinh thần Người không hề bị giam cầm, tinh thần ấy đã tự do như tâm hồn một người nghệ sĩ để hòa nhịp với người bạn tri kỉ: trăng. Bài thơ là một cuộc ngắm trăng rất đặc biệt của Bác Hồ: ngắm trăng trong tù. Trong hoàn cảnh đặc biệt đó, tình yêu thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh được bộc lộ rõ. - Sự vượt ngục trong Ngắm trăng (vọng nguyệt) được thể hiện ở việc người tù Cách mạng đã quên đi điều kiện khó khăn trong tù để thưởng thức trăng. Thông thường, người ta ngắm trăng khi thảnh thơi, tâm hồn thư thái. Nhưng Hồ Chí Minh đã ngắm trăng trong hoàn cảnh ngục tù, Người là một tù nhân dang bị đày đọa với cuộc sống khó khăn, thiếu thôn. Điều kiện trong tù: không rượu, không hoa. Trước cảnh đẹp đêm nay tâm hồn người tù cũng khó hững hờ. Người xưa, có cảnh trăng đẹp, thường mang rượu uống trước hoa để thưởng trăng. Có rượu, hoa thì ngắm trăng mới thi vị. Nhưng trong tù thiếu thốn không có rượu, hoa, người tù cách mạng vẫn say sưa ngắm trăng vì tình yêu với trăng đã đánh thức tâm hồn người nghệ sĩ. Tâm hồn người tù ung dung, tự do, muốn được tận hưởng cảnh trăng. Người tù Hồ Chí Minh vẫn rung động mãnh liệt trước cảnh trăng đẹp dù đang là thân tù. - Sự vượt ngục còn được thể hiện cao độ ở sự giao hòa đặc biệt giữa người tù nghệ sĩ với vầng trăng. Người tù đã trở thành một nhà thơ. Hai câu thơ cuối với một cấu trúc đem đối lại một hiệu quả thẩm mỹ (nhân hướng/ nguyệt tòng, song tiền/ song khích, khán minh nguyệt/ khán thi gia). Câu thơ làm hiện lên hình ảnh nhân — người và nguyệt — trăng (ngoài trời) và song sắt nhà tù chắn ở giữa. Người đã thả hồn vượt ra ngoài song sắt để ngắm trăng, giao hòa với trăng (khán minh nguyệt — ngắm trăng sáng). Còn vầng trăng cũng vượt qua song sắt kia để giao hòa với người (khán thi gia - ngắm nhà thơ). Cả người và trăng đều giao hòa vào nhau. - Bài thơ cho thấy một cuộc vượt ngục với một sức mạnh tinh thần to lớn của người tù — người chiến sĩ — người thi sĩ. Nhà tù, song sắt (thế giới của chiến tranh, hiện thực tàn bạo) trở nên vô nghĩa trước vầng trăng (thế giới của tự do, của cái đẹp). Đằng sau những vần thơ của Bác là một tinh thần thép, sự tự do nội tại, phong thái ung dung vượt lên mọi hoàn cảnh. - Tóm lại, Hồ Chí Minh ngắm trăng trong hoàn cảnh bị tù đày cực khổ (không có những điều kiện tối thiểu để thưởng trăng: không rượu, không hoa, không tự do) nhưng người tù cách mạng này đã thưởng trăng trọn vẹn, không bị vướng bận bởi hoàn cảnh. Người ung dung thưởng thức trăng với một tâm hồn râ't nghệ sĩ. Như vậy nhà tù chỉ giam cầm được thể xác chứ không thể giam cầm tinh thần của Người, về mặt tinh thần, Người đã vượt ngục trở thành một người tự do đế ngắm trăng trọn vẹn.
Tham khảo
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: được viết trong tù. Hồ Chí Minh ngắm trăng trong hoàn cảnh bị đọa đày trong tù, vô cùng gian khổ.
- Sự vượt ngục là sự thoát khỏi nhà tù để có tự do. ơ đây là sự vượt ngục trong tinh thần và bằng tinh thần của Bác. Tuy thân thể vẫn ở trong chốn lao tù nhưng tinh thần Người không hề bị giam cầm, tinh thần ấy đã tự do như tâm hồn một người nghệ sĩ để hòa nhịp với người bạn tri kỉ: trăng. Bài thơ là một cuộc ngắm trăng rất đặc biệt của Bác Hồ: ngắm trăng trong tù. Trong hoàn cảnh đặc biệt đó, tình yêu thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh được bộc lộ rõ.
- Sự vượt ngục trong Ngắm trăng (vọng nguyệt) được thể hiện ở việc người tù Cách mạng đã quên đi điều kiện khó khăn trong tù để thưởng thức trăng. Thông thường, người ta ngắm trăng khi thảnh thơi, tâm hồn thư thái. Nhưng Hồ Chí Minh đã ngắm trăng trong hoàn cảnh ngục tù, Người là một tù nhân dang bị đày đọa với cuộc sống khó khăn, thiếu thôn. Điều kiện trong tù: không rượu, không hoa. Trước cảnh đẹp đêm nay tâm hồn người tù cũng khó hững hờ. Người xưa, có cảnh trăng đẹp, thường mang rượu uống trước hoa để thưởng trăng. Có rượu, hoa thì ngắm trăng mới thi vị. Nhưng trong tù thiếu thốn không có rượu, hoa, người tù cách mạng vẫn say sưa ngắm trăng vì tình yêu với trăng đã đánh thức tâm hồn người nghệ sĩ. Tâm hồn người tù ung dung, tự do, muốn được tận hưởng cảnh trăng. Người tù Hồ Chí Minh vẫn rung động mãnh liệt trước cảnh trăng đẹp dù đang là thân tù. - Sự vượt ngục còn được thể hiện cao độ ở sự giao hòa đặc biệt giữa người tù nghệ sĩ với vầng trăng. Người tù đã trở thành một nhà thơ. Hai câu thơ cuối với một cấu trúc đem đối lại một hiệu quả thẩm mỹ (nhân hướng/ nguyệt tòng, song tiền/ song khích, khán minh nguyệt/ khán thi gia). Câu thơ làm hiện lên hình ảnh nhân — người và nguyệt — trăng (ngoài trời) và song sắt nhà tù chắn ở giữa. Người đã thả hồn vượt ra ngoài song sắt để ngắm trăng, giao hòa với trăng (khán minh nguyệt — ngắm trăng sáng). Còn vầng trăng cũng vượt qua song sắt kia để giao hòa với người (khán thi gia - ngắm nhà thơ). Cả người và trăng đều giao hòa vào nhau.
- Bài thơ cho thấy một cuộc vượt ngục với một sức mạnh tinh thần to lớn của người tù — người chiến sĩ — người thi sĩ. Nhà tù, song sắt (thế giới của chiến tranh, hiện thực tàn bạo) trở nên vô nghĩa trước vầng trăng (thế giới của tự do, của cái đẹp). Đằng sau những vần thơ của Bác là một tinh thần thép, sự tự do nội tại, phong thái ung dung vượt lên mọi hoàn cảnh. - Tóm lại, Hồ Chí Minh ngắm trăng trong hoàn cảnh bị tù đày cực khổ (không có những điều kiện tối thiểu để thưởng trăng: không rượu, không hoa, không tự do) nhưng người tù cách mạng này đã thưởng trăng trọn vẹn, không bị vướng bận bởi hoàn cảnh. Người ung dung thưởng thức trăng với một tâm hồn râ't nghệ sĩ. Như vậy nhà tù chỉ giam cầm được thể xác chứ không thể giam cầm tinh thần của Người, về mặt tinh thần, Người đã vượt ngục trở thành một người tự do đế ngắm trăng trọn vẹn.
Trả lời :
1. Mở bài
Giới thiệu về nghị luận của anh/chị : có người cho rằng, sống là không chờ đợi, có ý kiến khác cho rằng nên sống chậm lại.
2. Thân bài
* Giải thích:
- Sống không chờ đợi: Sống hết mình, sống cống hiến, hướng về tương lai, tận hưởng từng khoảnh khắc trong cuộc sống.
- Sống chậm: Sống bình lặng, sống không hối hả để có thể trải nghiệm, quan sát cuộc đời, giống như cách sống của những nhà hiền triết thời xưa.
* Hiện trạng:
- Sống nhanh, sống không chờ đợi là lối sống của hầu hết các bạn trẻ hiện nay. Sống nhanh thể hiện tinh thần làm việc và hưởng thụ hết mình.
→ Những bạn trẻ sống nhanh thường có một cuộc sống năng động, lý thú. Mặt trái của việc sống nhanh là lối sống vội, quên mất cái tôi của mình mà mải miết chạy theo phù du
- Tuy vậy, sống chậm không phải là lối sống lề mề. Sống chậm lại để tận hưởng và lắng nghe, để hướng về gia đình, để dành thời gian cho bản thân.
* Ý nghĩa:
- Hai cách sống song song tồn tại đòi hỏi con người sống phải biết cân bằng. Sống vừa cần nhanh chóng, vừa cần chậm rãi để có thể bắt kịp xu thế, không bị tụt hậu nhưng vẫn phải có những khoảng lặng yên bình.
* Bình luận:
- Sống chậm rãi không phải là lối sống lười biếng, trì hoãn. Đồng thời, sống nhanh không phải lối sống buông thả, sống không cần biết ngày mai
* Bài học:
- Là người trẻ, là tương lai đất nước, chúng ta cần có một lối sống cân bằng, an toàn và lành mạnh bằng cách tự rèn luyện bản thân và cân bằng cuộc sống.
3. Kết bài
Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận ;)
~ HT >;))) ~
Ngạn ngữ châu phi có câu
“Mỗi buổi sáng thức dậy con linh dương phải chạy nhanh hơn con linh dương chạy nhanh nhất nếu không nó sẽ bị chết đói
Mỗi buổi sáng thức dậy con linh dương phải chạy nhanh hơn con hổ chạy chậm nhất nếu không nó sẽ bị ăn thịt”
Cuộc sống của mỗi người cũng giống như một cuộc đua một cuộc đua, ẩn chứa vô vàn khó khăn thử thách. Để trở thành người chiến thắng con người phải không ngừng cố gắng, biết làm chủ thời gian, nắm bắt cơ hội bởi sống là không chờ đợi.
Chờ đợi tức là không làm gì cả, ngồi yên một chỗ đợi thời cơ đến để hành động. Nhưng xã hội không ngừng phát triển cuộc sống không ngừng vận động, chờ đợi đâu phải lúc nào cũng tốt, ông cha ta vẫn thường hay nói:
“Có làm thì mới có ăn
Không dưng ai dễ mang phần đến cho”
Chỉ khi lao động thì mới có thể thành công , chỉ khi con người tìm kiếm cơ hội thì mới có chìa khóa để mở ra cánh cửa hạnh phúc. Nếu chỉ chờ đợi liệu rằng cơ hội có tự tìm đến?
Vậy tại sao sống là không chờ đợi? Cuộc sống luôn hé mở ra những cơ hội để con người có thể nhìn thấy. Đó là con đường tắt để dẫn con người đến thành công, nhưng nhiều người cảm thấy bất an bởi họ sợ rằng cơ hội trước mắt có nhiều rủi ro. Để an toàn họ chờ đợi hết cơ hội này đến cơ hội khác và liệu rằng họ có tìm thấy cơ hội thích hợp khi không biết nắm bắt lấy cơ hội trước mắt. Vì vậy sống là phải biết nắm bắt cơ hội, thời cơ. Hãy thử tưởng tượng Bạn đang đi trên một con đường u tối cuối con đường bạn nhìn thấy hai ngã rẽ ngã rẽ thứ nhất có ánh sáng mặt trời, ngã rẽ thứ hai vẫn tối tăm bạn sẽ làm gì? Con đường tăm tối tượng trưng cho cuộc sống của bạn một cuộc sống buồn tẻ ngã rẽ có ánh sáng chính là những cơ hội giúp bạn thay đổi cuộc đời nếu bạn bỏ qua ngã rẽ thứ nhất đến với ngã rẽ thứ hai liệu bạn có thể tìm thấy ngã rẽ nào tương tự như thế, hay là càng đi tại càng chờ đợi và bỏ qua thêm nhiều cơ hội khác?
Không phải lúc nào cơ hội cũng tìm đến chúng ta mà đôi khi chúng ta phải tự mình tìm kiếm cơ hội, người ta thường nói cơ hội ở trong những khó khăn. Có lẽ nhiều người khi nghe xong câu nói ấy sẽ cho rằng sao phải phí sức vượt qua khó khăn để tìm cơ hội, cứ chờ đợi có phải hơn không. Đó là một tư tưởng sai lầm những người sống chờ đợi chỉ thấy rằng khó khăn chỉ có những thất bại đau đớn, mà không biết rằng khó khăn là một món quà tuyệt vời mà thượng đế ban tặng. Đằng sau khó khăn là những cơ hội, là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công, những người sống không chờ đợi sẽ luôn cảm thấy vui vì khó khăn trước mắt, họ sẽ trưởng thành hơn, quyết đoán hơn những người sống chờ đợi bởi họ đã học được nhiều thứ từ chông gai.
Sống là không chờ đợi là biết làm chủ từng giây, từng phút của cuộc đời. Tục ngữ có câu “thời gian là vàng là bạc” để nhắc nhở con người thời gian là thứ rất quý giá phải biết trân trọng nó bởi một giây một phút trôi qua là không thể nào lấy lại được. Không phải ngẫu nhiên mà Xuân Diệu viết:
“Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”.
Vì vậy ông đã vội vàng, nắm bắt tình phút từng giây để tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn. Đã bao giờ bạn tự hỏi nếu chờ đợi thì có lãng phí thời gian thay vì chờ đợi để từng giây từng phút trôi qua một cách vô ích, thì tại sao bạn không dành khoảng thời gian ấy để đi tìm kiếm cơ hội, tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh có như vậy thời gian của bạn mới được sử dụng một cách hiệu quả hơn.
Tôi đã được đọc một câu chuyện câu chuyện đó đã để lại trong tôi nhiều bài học quý giá, truyện kể về một cô gái trẻ có ước mơ trở thành một diễn viên hài kịch. Suốt thời đi học cô luôn cố gắng tìm kiếm cơ hội để được nhận vào các câu lạc bộ về diễn xuất, mặc dù gia đình cô phản đối nhưng cô vẫn quyết tâm theo đuổi ước mơ của mình. Năm 20 tuổi cô được chính thức bước lên sân khấu cô mời cha mẹ của mình đến để chứng kiến buổi biểu diễn. Nhưng kết quả không được như mong muốn, phần trình diễn của cô không được mọi người lưu tâm, cha mẹ cô cảm thấy thật xấu hổ. Họ khuyên cô nên theo đuổi công việc khác, với một lòng quyết tâm cao độ cô tin rằng cơ hội sẽ đến với mình. Cô xin vào đoàn hài kịch khác, bất cứ lúc nào cô cũng cố gắng không để thời gian trôi qua một cách vô ích, dần dần cô được làm hoạt náo viên. Nhưng cô cảm thấy chưa hài lòng về điều đó, một hôm cô được nhận thông báo sẽ diễn với một diễn viên nổi tiếng, cô biết rằng đây chính là cơ hội hiếm có của cuộc đời và cô đã đồng ý. Cuối cùng nhờ diễn xuất, cùng với sự quyết đoán cô đã thành công trở thành diễn viên nổi tiếng. Nếu như chỉ chờ đợi liệu cô có được như ngày hôm nay.
Tuy nhiên bên cạnh những con người đang ngày đêm nỗ lực tìm kiếm, nắm bắt cơ hội để đạt được mơ ước mục đích của mình, thì vẫn còn rất nhiều người có lối sống chờ đợi. Họ cho rằng chờ đợi chính là cách tốt nhất, an toàn nhất để bước đến thành công mà không biết tận dụng cơ hội để tiến thẳng lên phía trước. Một số khác thì có thói quen ỷ lại, dựa dẫm vào người khác trở nên thụ động trước những thay đổi của cuộc sống. đó là những lối sống chúng ta cần phê phán, lên án.
Nghị luận về sống là không chờ đợi - Mẫu 2
Cuộc sống là một đường chạy marathon dài vô tận, nếu ta không cố gắng thì sẽ mãi bị bỏ lại ở phía sau và không bao giờ tới đích.
Trong nhịp sống ồn ã, náo động của phố thị, giữa những xô bồ tranh chấp của người với người trong cuộc đời; đôi lúc con người ta lại dành cho riêng mình những khoảng lặng để suy ngẫm. Suy ngẫm về những gì đã qua, những chuyện đang làm và hướng đến tương lai. Giống như một bản nhạc có nốt thăng, nốt trầm, đời người cũng vậy. Được sinh ra với những chuỗi ngày bất tận của niềm vui, nỗi buồn… mọi thứ cứ lần lượt đan xen nhau tạo thành một bức tranh tổng thể đa màu sắc. Ngắm nhìn bức tranh ấy, đã bao lần bạn tự hỏi: “ Nó có ý nghĩa gì?”, “Giá trị thật sự nằm ở đâu?”, “Làm thế nào để bức tranh ấy hoàn hảo nhất?”…Câu trả lời chính là ở triết lí sống của mỗi người hay nói cách khác đó chính là nguyên liệu, là màu tô mà bạn sử dụng để vẽ. Dù có yêu thương, lạc quan hay cố gắng thì theo tôi tất cả đều chỉ nằm vỏn vẹn trong duy nhất một từ “SỐNG”. Sống trọn vẹn để yêu thương, sống can đảm để thành công…vì bởi “sống là không chờ đợi”.
Ngạn ngữ Anh có câu: “Triết lí sống là một cánh buồm, còn cuộc đời là một con tàu. Không có buồm tàu sẽ lênh đênh trôi dạt vô bờ bến”. Câu nói ấy phần nào đã khẳng định được ý nghĩa quan trọng và vai trò to lớn của việc xác định triết lí sống đối với mỗi người. Vậy thế nào được gọi là triết lí sống? Triết lí sống là những quan điểm, quan niệm tùy thuộc vào mỗi cá nhân. Nó được đặt ra như một kim chỉ nam để hướng con người đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Hay nói cách khác triết lí sống chính là bệ phóng, là nền tảng để mỗi chúng ta dựa vào tìm cách sống, cách ứng xử sao cho hợp lẽ, khôn ngoan nhất.
Cuộc đời là một bức tranh đa sắc màu và hiển nhiên ý nghĩ, suy tư cũng khác nhau. Vậy triết lí sống của bạn là gì? Riêng tôi, triết lí sống chính là ở thời gian, ở cách sắp xếp mọi thứ trong cuộc sống này. Giữa xã hội bộn bề với đủ mọi lo toan, con người khác nào một quay luôn bị xoay vần. Ta muốn thành công, ta muốn thành đạt vì thế mồ hôi, công sức bỏ ra đâu phải dễ. Mà thời gian thì vô hạn, cuộc đời hữu hạn, nên những ý nghĩ, sự sáng tạo làm thế nào để thực hiện hết. Chỉ có cách duy nhất, đó là SỐNG! Sống trọn từng giây, từng khoảnh khắc, từng ngày. Từ khi còn bé tôi đã được bà dạy rằng: cuộc sống sẽ chẳng có gì là dễ dàng, mọi thành công sẽ không bao giờ tự đến mà tất cả đều do con người nắm bắt lấy. “Sống là không chờ đợi”. Hôm nay, ta còn được vui cười, hạnh phúc bên người thân nhưng chắc gì ngày mai ta còn hiện hữu trên cõi đời này. Mỗi lần nghĩ như thế, tôi lại bất giác rùng mình, cơ thể như được tiêm vào một liều thuốc để sống sao cho tích cực hơn, có ý nghĩa hơn. Chẳng bởi thế, khi học thơ Xuân Diệu bản thân nhận thấy có một phần hồn của mình ở đâu đó:
“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật”
Đã có nhiều lúc tôi thắc mắc: “Những gì ta có thể làm được trong hôm nay tại sao cứ phải chần chừ, để dành cho ngày mai?” Cuộc sống là một bữa tiệc với hàng loạt những trải nghiệm, những món ăn chờ đợi con người thưởng thức. Hết ngày này đến tháng kia, mỗi ngày đối với bản thân tôi đều mang một hương vị mới, một mùi thơm riêng. Tại sao một năm không phải có 1 ngày mà đến tận 365? Đó là bởi tạo hóa, bởi chúa Trời muốn con người lần lượt nếm đủ các vị đắng, cay, ngọt, bùi; trải qua đầy đủ mọi cảm giác cơ bản của loài người hỉ, nộ, ái, ố…Vì thế, mỗi ngày là một trang mới, là một món quà mang những đặc trưng riêng mà chúng ta lại chẳng có cớ gì từ chối món quà đặc biệt ấy cả. Thời gian như bóng câu qua cửa sổ, thoăn thoắt chẳng chờ đợi ai. Còn mỗi cá thể là một bông hoa, vì thế chúng ta phải biết trân trọng, biết tận dụng để “cháy” hết mình, bung tỏa sao cho đẹp nhất.
Có ai đã từng nói: “Hãy mơ những gì bạn muốn mơ, tới những nơi bạn muốn tới; trở thành con người tốt nhất mà bạn muốn trở thành; vì bạn chỉ có một cuộc sống và một cơ hội để làm tất cả những điều bạn muốn làm.” Vâng! Chỉ có một cuộc sống và một cơ hội. Đó chính là tất cả của một đời người. Đã gọi là “mơ” thì chẳng có ai ngăn cản nhưng hơn hết ta hãy tìm cách biến ước mơ ấy thành hiện thực, mang giá trị của mình đóng góp cho đời, ghi dấu ấn của bản thân trên cuộc sống này. Có thể nói thành công được tạo nên từ nhiều yếu tố khác nhau nhưng một trong số đó là phải biết nắm bắt cơ hội. Cơ hội chợt đến rồi vụt đi chỉ trong chớp mắt – chớp mắt của sự thành công, chớp mắt để thực hiện ước mơ. Trì hoãn đồng nghĩa với thất bại bởi không ai lấy được thời gian đã mất – dù chỉ một giây. Suy nghĩ kĩ rồi đưa ra một quyết định nhanh chóng nhất bởi cuộc đời sẽ không cho ta lần thứ hai, đừng để phải hối hận tiếc nuối khi nhìn lại.
Nghị luận về sống là không chờ đợi - Mẫu 3
Thật may mắn khi ai sinh ra được sở hữu một nhan sắc trời phú, một sức khỏe dồi dào và một cái đầu biết tính toán. Nhưng làm sao để tận dụng nó vào thực tế đời sống xã hội này. Chúng ta cần phải biết cách để biến những cái lợi thế đó của mình thành cơ hội tạo nên điều kiện thuận lợi để phát triển, ông trời không cho không ai cái gì mà cũng không cướp đi của chúng ta bắt cứ thứ gì hết. Chính vì thế, biết nắm bắt kịp thời chúng ta sẽ dành được rất nhiều điều có giá trị, có ý nghĩa trong cuộc sống. Đúng như cuộc sống đã dạy ta: “Sống là không chờ đợi”.
Chúng ta sinh ra ai cũng có quyền được sống, được mưu cầu hạnh phúc, chính vì thế chúng ta cần phải quyết đoán, chủ động, tích cực quyết định số phận cũng như số phận trong cuộc sống này. Đồng thời, luôn tích cực học hỏi và dám thay đổi bản thân. Bạn phải sống làm sao cho ý nghĩa, đẹp với đời, đừng bỏ phí đi bất cứ khoảng thời gian nào. Sống là để cống hiến, hãy luôn cố gắng học hỏi và rèn luyện bản thân mình mỗi ngày, cứ thế tích lũy dần chắc chắn bạn sẽ có cho mình mọt khối lượng kiến thức khổng lồ về xã hội cũng như tri thức. Hãy luôn phải nắm bắt những vấn đề trong cuộc sống, luôn cố gắng rèn luyện và phát triển bản thân mình mỗi ngày. Luôn cố gắng đạt được những điều có giá trị, có ý nghĩa cho cuộc sống của mình. Phải tích cực chủ động hơn trong cuộc sống, phải luôn tạo ra những điều mới mẻ, biết phát triển và làm tốt những việc làm hay những điều mà chúng ta đã lựa chọn.
“Sống là không chờ đợi” là một ý kiến hay, là lời giáo dục mỗi chúng ta cần tích cực hơn với cuộc đời của mình, không nên chờ đợi, bởi số phận sẽ quyết định nhiều điều từ cuộc sống của mình. Mà mỗi người chúng ta sinh ra ai ai cũng đều phải cố gắng thay đổi cuộc sống, tích cực hơn trong cuộc sống của mình, chủ động sáng tạo và làm được những điều tốt nhất cho cuộc sống.
Nhưng không nên trông chờ hay dựa dẫm vào sự giúp đỡ của người khác. Chúng ta không thể chịu khuất phục trước những khó khăn trong cuộc sống này. Vì vậy, lúc nào cũng phải tự mình quyết định tương lai của chính mình.
Luôn cố gắng rèn luyện và phát triển bản thân mình mỗi ngày, luôn rèn luyện, nâng cao được tri thức, trí tuệ của bản thân, điều đó có ý nghĩa giáo dục mỗi chúng ta sâu sắc và hiệu quả hơn. Luôn phải có kế hoạch sống đúng đắn, sống có mục đích rõ ràng, luôn phải tự quyết định lấy cuộc sống cũng như số phận của mình trước những vấn đề của cuộc sống.
Thế nhưng câu nói đó theo em cũng chỉ đúng một phần nào đó thôi, có lúc cuộc sống chúng ta không thể vội vã được. Sống cũng phải biết chờ đợi. Người ta có câu “chờ đợi là hạnh phúc” có những cái chờ đợi mang tới cho ta những kết quả bất ngờ trong cuộc sống này.
Ai cũng bảo: "Sống là không chờ đợi"! Nhưng có thật chúng ta sống mà không chờ đợi được ư? Tôi từng đọc ở một cuốn sách nào đó trong lúc lật thoáng qua: Không chờ đợi không phải là người!
Hàng trăm ngàn học sinh đi thi, họ chờ đợi suốt 12 năm hoặc còn hơn thế để cho 2 ngày gay go và đầy lo lắng. Cha mẹ lo lắng chờ đợi con cái cũng suốt 12 năm hoặc còn hơn thế. Đi thi thì kẹt xe, đi về thì tắc đường, phải đi chầm chậm, phải kiên nhẫn nhích dần, phải chờ đợi để không xảy ra điều đáng tiếc, không xảy ra điều gì với con cái và người xung quanh. Chờ đợi là lo lắng cho bản thân và cho những người xung quanh.
Trong cuộc sống gia đình, có lúc Cha mẹ nóng nảy, thậm chí đánh mắng con. Thay vì con bỏ đi thì con ngồi lại im lặng chờ đợi cho cơn giận đi qua, ngồi lại bên cha nói chuyện. Ngược lại, con cái nói lời không phải trong lúc nóng giận không kiềm chế được mình, cha mẹ chờ cho con dịu đi, ngồi lại bên con. Chờ đợi là tôn trọng lẫn nhau!
Những người yêu nhau, cách xa nhau cả chiều dài đất nước, cách xa cả hai cuộc chiến tranh. Những người phụ nữ ở nhà tần tảo nuôi con, chờ ngày đất nước hòa bình, chờ ngày người thân yêu trở về. Chờ đợi là hi sinh, là tình yêu.
Tham khảo:
– Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: được viết trong tù. Hồ Chí Minh ngắm trăng trong hoàn cảnh bị đọa đày trong tù, vô cùng gian khổ.
– Sự vượt ngục là sự thoát khỏi nhà tù để có tự do. ơ đây là sự vượt ngục trong tinh thần và bằng tinh thần của Bác. Tuy thân thể vẫn ở trong chốn lao tù nhưng tinh thần Người không hề bị giam cầm, tinh thần ấy đã tự do như tâm hồn một người nghệ sĩ để hòa nhịp với người bạn tri kỉ: trăng. Bài thơ là một cuộc ngắm trăng rất đặc biệt của Bác Hồ: ngắm trăng trong tù. Trong hoàn cảnh đặc biệt đó, tình yêu thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh được bộc lộ rõ.
– Sự vượt ngục trong Ngắm trăng (vọng nguyệt) được thể hiện ở việc người tù Cách mạng đã quên đi điều kiện khó khăn trong tù để thưởng thức trăng. Thông thường, người ta ngắm trăng khi thảnh thơi, tâm hồn thư thái. Nhưng Hồ Chí Minh đã ngắm trăng trong hoàn cảnh ngục tù, Người là một tù nhân dang bị đày đọa với cuộc sống khó khăn, thiếu thôn. Điều kiện trong tù: không rượu, không hoa. Trước cảnh đẹp đêm nay tâm hồn người tù cũng khó hững hờ. Người xưa, có cảnh trăng đẹp, thường mang rượu uống trước hoa để thưởng trăng. Có rượu, hoa thì ngắm trăng mới thi vị. Nhưng trong tù thiếu thốn không có rượu, hoa, người tù cách mạng vẫn say sưa ngắm trăng vì tình yêu với trăng đã đánh thức tâm hồn người nghệ sĩ. Tâm hồn người tù ung dung, tự do, muốn được tận hưởng cảnh trăng. Người tù Hồ Chí Minh vẫn rung động mãnh liệt trước cảnh trăng đẹp dù đang là thân tù.
– Sự vượt ngục còn được thể hiện cao độ ở sự giao hòa đặc biệt giữa người tù nghệ sĩ với vầng trăng. Người tù đã trở thành một nhà thơ. Hai câu thơ cuối với một cấu trúc đem đối lại một hiệu quả thẩm mỹ (nhân hướng/ nguyệt tòng, song tiền/ song khích, khán minh nguyệt/ khán thi gia). Câu thơ làm hiện lên hình ảnh nhân — người và nguyệt — trăng (ngoài trời) và song sắt nhà tù chắn ở giữa. Người đã thả hồn vượt ra ngoài song sắt để ngắm trăng, giao hòa với trăng (khán minh nguyệt — ngắm trăng sáng). Còn vầng trăng cũng vượt qua song sắt kia để giao hòa với người (khán thi gia – ngắm nhà thơ). Cả người và trăng đều giao hòa vào nhau.
– Bài thơ cho thấy một cuộc vượt ngục với một sức mạnh tinh thần to lớn của người tù — người chiến sĩ — người thi sĩ. Nhà tù, song sắt (thế giới của chiến tranh, hiện thực tàn bạo) trở nên vô nghĩa trước vầng trăng (thế giới của tự do, của cái đẹp). Đằng sau những vần thơ của Bác là một tinh thần thép, sự tự do nội tại, phong thái ung dung vượt lên mọi hoàn cảnh.
– Tóm lại, Hồ Chí Minh ngắm trăng trong hoàn cảnh bị tù đày cực khổ (không có những điều kiện tối thiểu để thưởng trăng: không rượu, không hoa,
không tự do) nhưng người tù cách mạng này đã thưởng trăng trọn vẹn, không bị vướng bận bởi hoàn cảnh. Người ung dung thưởng thức trăng với một tâm hồn râ’t nghệ sĩ. Như vậy nhà tù chỉ giam cầm được thể xác chứ không thể giam cầm tinh thần của Người, về mặt tinh thần, Người đã vượt ngục trở thành một người tự do đế ngắm trăng trọn vẹn.
Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng, một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Trong những di sản mà Người để lại cho đời thì thi ca chiếm vị trí quan trọng. Thơ Hồ Chí Minh thể hiện tình yêu đời, yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước thắm thiết, thể hiện một nghệ thuật thơ mang đậm màu sắc cổ điển và hiện đại. "Ngắm trăng" là bài thơ số 20, được rút ra trong tập "Nhật kí trong tù". Tác phẩm được viết theo thể thơ tứ tuyệt ngắn gọn, giản dị nhưng hàm súc, mở ra thế giới tâm hồn, tình cảm phong phú của Bác trong hoàn cảnh tối tăm gian khổ của ngục tù.
Tháng 8 năm 1942, Hồ Chí Minh từ Pác Pó (Cao Bằng) bí mật lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế cho cách mạng Việt Nam nhưng khôn ngờ đến Quảng Tây, Người bị chính quyền tàu Tưởng bắt giam vô cowsvaf giải qua 30 mươi nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, bị đày đọa trong hơn một năm trời. Người viết tập thơ "Nhật kí trong tù" để nhằm múc đích giải khuây nhưng qua tập thơ, người đọc vẫn thấy được chân dung tâm hồn con người Hồ Chí Minh - một tinh thần lạc quan, một phong thái ung dung thanh thản, một bản lĩnh thép cứng cỏi phi thường của người chiến sĩ cộng sản và một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm yêu thương con người, yêu thiên nhiên tha thiết của Bác. Bài thơ "Ngắm trăng" được Bác viết vào trong hoàn cảnh ngục tù nhưng trước vẻ đẹp của ánh trăng đêm, Bác đã thoát khỏi xiềng xích gông cùm của cảnh tù mà vượt ngục bằng tinh thần đến với thiên nhiên tự do mênh mông khoáng đạt. Có thể nói, bài thơ là minh chứng tiêu biểu cho tâm thế: "Thân thể ở trong lao/ Tinh thần ở ngoài lao" của Người.
Trước hết hai câu thơ mở đầu là lời giới thiệu về hoàn cảnh trong chốn ngục tù và nỗi niềm băn khoăn mộng mơ của người nghệ sĩ:
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
dịch thơ:
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Điệp từ "vô" (không) được nhắc lại hai lần có tác dụng nhấn mạnh đến những cái không có đáng lẽ ra không thể thiếu trong lúc này: không rượu, không hoa. Và đối lập với cái không bên trên là "cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ". Câu hỏi tu từ ở câu thơ thứ hai "nại nhược hà?" (như thế nào) thể hiện sự băn khoăn, bồn chồn, bối rối của người nghệ sĩ khi đứng trước "cảnh đẹp": không có rượu, cũng chẳng có trăng để thưởng ngoạn trăng đêm cho trọn vẹn thì biết làm sao?. Sự tiếc nuối, băn khoăn là biểu hiện của một tấm lòng thành thực, của tâm hồn yêu thiên nhiên đắm say, ngây ngất và khát khao được đằm mình cùng với ánh trăng. Vượt thoát ra khỏi khuôn khổ câu chữ, câu thơ vừa cho thấy một tâm hồn nghệ sĩ của Hồ Chí Minh, lại vừa cho thấy một bản lĩnh thép của ngừoi chiến sĩ cộng sản. Dù đối diện với khó khăn, với gông cùm xiềng xích nơi ngục tù, Bác vẫn mở lòng ra mà đón nhận tất cả vẻ đẹp của thiên nhiên, của ánh trăng đêm nơi nhà giam lạnh lẽo.Lời thơ đã cho thấy một tâm hồn thanh cao, yêu cái đẹp vượt lên trên hoàn cảnh nghiệt ngã của người tù Hồ Chí Minh.
Và khi phải đứng trước cảnh đẹp mà không biết phải ứng xử làm sao vì thiếu thốn đủ điều, Bác đã tìm đến cách giải quyết hoàn cảnh đó thật khéo léo, chân tình: lấy tấm lòng để đáp lại tấm lòng, lấy tình yêu với trăng mà đối lại với vầng trăng - người bạn tri kỉ của mình. Đó là cách ứng xử đầy nghĩa tình, đầy lãng mạn, mộng mơ:
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
Qủa là một cuộc kì duyên hội ngộ!. Bất chấp cả không gian xung quanh, của chiếc "song sắt" chắn ngang trước mặt, người và trăng, trăng và người cứ hướng về nhau bằng một tấm lòng đối đãi người tri kỉ. Người thì hướng ra ngoài song để ngắm nhìn vẻ đẹp của trăng, còn trăng cũng vượt qua song sắt để đến bên người. Một không gian hoàn toàn tĩnh lặng trong những phút giây giao hòa mãnh liệt nồng nàn giữa người và trăng. Nghệ thuật nhân hóa ở câu thơ cuối đã làm cho vầng trăng trở nên có tâm hồn, có ánh mắt, có dáng hình cụ thể và cũng biết đồng cảm, sẻ chia để trở thành kẻ tâm giao, người tri kỉ, bạn bè của người tù. Thật là một khoảnh khắc lãng mạn, giàu chất thơ, chất họa, ánh trăng đã xoa tan đi cảnh ngục tù tăm tối, làm cho hồn người trở nên sáng trong, thanh bạch. Câu thơ dựng lên một bức tranh đêm với cảnh người tù ngắm trăng thật đẹp, thật ấm áp, tươi vui, thể hiện sự giao cảm đặc biệt của người với trăng.
"Ngắm trăng" mang đậm màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại. Màu sắc cổ điển được thể hiện ở đề tài (Vọng nguyệt), thi liệu (rượu, hoa, trăng), thể thơ tứ tuyệt, cấu trúc đăng đối (hai câu cuối). Còn vẻ đẹp hiện đại thể hiện ở tâm hồn lạc quan, luôn ngập tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống và bản lĩnh phi thường luôn hướng về ánh sáng của người chiến sĩ cộng sản...
Bài thơ được viết theo thể tứ tuyệt, chỉ có 28 chữ cái rất ngắn gọn, cô đúc nhưng đã khắc họa thành công một bức chân dung tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản: yêu thiên nhiên với tinh thần lạc quan, manh mẽ, vượt lên trên hoàn cảnh tù đầy khắc nghiệt. Đó là chất thép trong bài thơ hay chính là chất thép trong bản lĩnh nghị lực phi thường của người chiến sĩ vĩ đại - Hồ Chí Minh.