K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 11 2016

Bạn ơi bạn lên google bạn gõ"soạn thơ lục bát" là nó ra.Tại vì bài hơi dài nên mình lười viếthihi

29 tháng 11 2016

thaks bn

18 tháng 12 2019

Lá vàng, đỏ rụng vào thu
Chị mây, chị gió liền ru chiếc cành.
Mùa xuân lá mọc màu xanh
Đàn chim bảo vệ lá lành của cây.
Màu xanh trải tận chân mây
Cô mưa ru lá ngủ say trên cành.
Bé lá ngủ dậy vai vươn
Thấy cây nâu xám, mình tròn, to cao.
Mùa hè bé lá gọi sao
Sao vàng cùng bé múa vào múa ra.

#chino


Thương sao mái ấm nhà em 
Gia đình đoàn tụ dưới rèm trời mưa 
Mái nhà trú nắng sớm trưa 
Tối về văng vẳng đong đưa điệu đàn 


Công cha vất vã không màng 
Nghĩa mẹ sớm tối gọn gàng trước sau 
Mở lời cất tiếng ngọt ngào 
Chăm nom dạy dỗ luôn trao nụ cười 

Đàn em học hỏi đùa chơi 
Thân bằng quyến thuộc cơ ngơi xum vầy 
Tình thân gắn kết đắp xây 
Ông bà yên dạ thân gầy tâm an 

Bà con hàng xóm trong làng 
Khác nào khúc ruột mọi đàng có nhau 
Bạn bè giữ mãi tình sâu 
Thầy cô trọng nghĩa ghi vào tim em 

Thảnh thơi giấc ngủ êm đềm 
Nhẹ nhàng mỗi bước bên thềm gần xa 
Đất trời thoáng rộng bao la 
Em vui tất dạ lời ca thăng trầm 

Đàn chim về tổ quây quần 
Bướm ong bay lượn đầu sân cạnh vườn 
Hoa cười lá vỗ khoe sương 
Gia đình nhộn nhịp tình thương ngập tràn 

4 tháng 10 2016

Có phải trang 45 bài sông nước núi Nam ko bạn nhỉ? Bạn có thể ghi rõ đc ko

 

4 tháng 10 2016

3a) Nam: phương Nam

       Quốc: nước

        Sơn: núi

         Hà: sông

         Nam: phương Nam

         Đế:vua

        Cư: ở

b) Nam quốc, Sơn Hà, Nam đế

c) thiên(1):trời, thiên(2): nghìn, thiên(3): nghiêng về

Zd)

18 tháng 12 2016
 Đi học cháu về tới nhàĐược chú bộ đội cho quà rõ ngon
20 tháng 11 2016

Chúng em là những chồi non

Nếu không chăm bẵm chỉ còn cay khô

May mà có các thầy cô

Không quản khó nhọc chăm li cho chồi

Nay em đã lớn khôn rồi

Cong cô em sẽ trọn đời không quên

23 tháng 11 2016

ậu có chép mạng ko đấy

nói thật nha!!

Bạn tham khảo hai bài thơ lục bát này nhé:
 Tên bài 1 : Cuộc sống tươi vui



Thương sao mái ấm nhà em
Gia đình đoàn tụ dưới rèm trời mưa
Mái nhà trú nắng sớm trưa
Tối về văng vẳng đong đưa điệu đàn


Công cha vất vã không màng
Nghĩa mẹ sớm tối gọn gàng trước sau
Mở lời cất tiếng ngọt ngào
Chăm nom dạy dỗ luôn trao nụ cười

Đàn em học hỏi đùa chơi
Thân bằng quyến thuộc cơ ngơi xum vầy
Tình thân gắn kết đắp xây
Ông bà yên dạ thân gầy tâm an

Bà con hàng xóm trong làng
Khác nào khúc ruột mọi đàng có nhau
Bạn bè giữ mãi tình sâu
Thầy cô trọng nghĩa ghi vào tim em

Thảnh thơi giấc ngủ êm đềm
Nhẹ nhàng mỗi bước bên thềm gần xa
Đất trời thoáng rộng bao la
Em vui tất dạ lời ca thăng trầm

Đàn chim về tổ quây quần
Bướm ong bay lượn đầu sân cạnh vườn
Hoa cười lá vỗ khoe sương
Gia đình nhộn nhịp tình thương ngập tràn

 

Bài thơ là mái ấm gia đình thân thương nơi có cha có mẹ,nơi tổ ấm thật sự có phép màu có thể dùng tình thương lắp đầy xua tan đi những mệt nhọc hình ảnh lời thơ miêu tả nhiều thế hệ sống hòa thuận yêu thương trong một mái nhà.

 Tên bài 2 :Bé lá của cây



Lá vàng, đỏ rụng vào thu
Chị mây, chị gió liền ru chiếc cành.
Mùa xuân lá mọc màu xanh
Đàn chim bảo vệ lá lành của cây.
Màu xanh trải tận chân mây
Cô mưa ru lá ngủ say trên cành.
Bé lá ngủ dậy vai vươn
Thấy cây nâu xám, mình tròn, to cao.
Mùa hè bé lá gọi sao
Sao vàng cùng bé múa vào múa ra.



Bài thơ về thiên nhiên rộng lớn trù phú với bốn mùa tươi đẹp mỗi mùa là một bức tranh thiên nhiên vô cùng sống động được miêu tả chi tiết trong bài thơ,cảnh non nước và thiên nhiên dường như có sức sống và được thổi hồn thơ vào

22 tháng 11 2016

'Lục bát' là 'sáu tám' vì theo thể thức, lối thơ này bao gồm cứ một câu sáu chữ rồi đến một câu tám chữ. Thông thường, bài thơ mở đầu bằng câu sáu chữ và kết thúc bằng câu tám chữ.

1. Khuôn khổ của thơ lục bát.

Một bài thơ lục bát không bị giới hạn bởi số câu trong bài. Bài thơ có thể chỉ bao gồm hai câu nhưng cũng có thể kéo dài hàng ngàn câu như Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du với 3254 câu, tức 1627 câu lục và 1627 câu bát.


2. Luật bằng trắc trong thể lục bát

Một bài thơ lục bát bao gồm một hoặc nhiều cặp các câu thơ lục bát mà trong đó, mỗi cặp thơ tuân theo quy luật sau đây (b = bằng; t = trắc)

- Câu lục: b B t T b B
- Câu bát: b B t T b B t B

Những chữ viết hoa bắt buộc phải theo đúng quy luật bằng trắc. Ngược lại, những chữ còn lại không bắt buộc phải đúng luật. Vì vậy, thời trước, các cụ thường dùng quy luật thơ Đường 'nhất, tam, ngũ bất luận; nhị tứ lục phân minh' để ám chỉ luật thơ lục bát (câu này không nhắc đến chữ thứ bẩy, tức chữ cuối trong mỗi câu vì theo luật thơ Đường, các chữ thứ bẩy bắt buộc phải 'phân minh'. Đối với thơ lục bát, chúng ta chỉ cần nhớ 'chẫn bó buộc, lẻ tự do' là đủ.

Hai câu sau đây trong truyện Kiều theo đúng hoàn toàn các âm bằng trắc nêu trên:

 

Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng

 

Ngược lại, trong hai câu sau, cũng trong truyện Kiều, tất cả các chữ lẻ của cả câu lục lẫn câu bát đều ngược lại với âm bằng trắc liệt kê ở trên. Sự kiện này không làm câu thơ bị sai luật vì như đã đề cập ở trên, âm bằng trắc của các chữ lẻ được tùy tiện:

 

Được lời như cởi tấc son
câu rong ruổi nước non quê người

 

3. Cách gieo vần

Cánh gieo vần trong thể lục bát như sau:

- Chữ cuối của câu 'lục' phải cùng vần với chữ thứ sáu của câu 'bát' tiếp theo.
- Chữ cuối của câu 'bát' phải cùng vần với chữ cuối của câu 'lục' kế tiếp.

Thí dụ như trong bốn câu thơ sau của Bùi Giáng:

 

Em về mấy thế kỷ sau
Nhìn trăng có thấy nguyên mầu ấy không?
Ta đi còn gửi đôi dòng
Lá rơi có dội ở trong sương mù?

 

Chữ 'sau' của câu lục thứ nhất vần với chữ 'mầu' của câu bát thứ nhất. Chữ 'không' của câu bát này lại vần với chữ 'dòng' của câu lục thứ hai, và chữ 'trong' của câu bát thứ hai.

4. Luật về thanh

Trong câu 'bát', tuy hai chữ thứ sáu và thứ tám đều là tiếng 'bằng', nhưng không được cùng một 'thanh'. Nếu chữ thứ sáu thuộc thanh 'phù bình' (chữ không có dấu) thì chữ thứ tám phải thuộc thanh 'trầm bình' (chữ với dấu huyền), hoặc ngược lại.

Thí dụ: Bốn câu đầu trong bài 'Ngậm ngùi' của Huy Cận:

 

Nắng chia nửa bãi chiều rồi
Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá rầu
Sợi buồn con nhện giăng mau
Em ơi hãy ngủ, anh hầu quạt đây...

 

Trong câu thứ hai, 'đôi' là thanh phù bình (tiếng không dấu) và 'rầu' là thanh trầm bình (tiếng có dấu huyền). Trong câu thứ tư, 'hầu' là thanh trầm bình và 'đây' là thanh phù bình.

5. Trường hợp đặc biệt: Ngoại lệ về âm bằng trắc của tiếng thứ hai và thứ tư trong câu 'lục'.

Như đã nêu trên, trong câu 'lục', tiếng thứ hai phải là tiếng 'bằng' và tiếng thứ tư phải là tiếng 'trắc'. Tuy nhiên, khi nào câu 'lục' chia làm hai đoạn đều nhau (3/3), thì tiếng thứ hai có thể đổi thành 'trắc' và tiếng thứ tư thành 'bằng'. Chẳng hạn như những câu sau đây trong truyện Kiều:

- Tiếng thứ hai là tiếng trắc thay vì tiếng bằng:

 

Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Đau đớn thay / phận đàn bà
Người quốc sắc, kẻ thiên tài
Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh

 

- Tiếng thứ tư đổi thành tiếng bằng:

 

Tưởng bây giờ / là bao giờ

 

- Tiếng thứ hai đổi thành trắc và tiếng thứ tư đổi thành bằng:

 

Khi tựa gối, khi cúi đầu
Khi khóe hạnh, khi nét ngài

 

6. Lục Bát biến thể:

'Biến thể' có nghĩa là thể thức được thay đổi. Có nhiều cách biến thể trong thơ lục bát:

a. Biến thể vần bằng: thay đổi cách gieo vần ở câu Bát: Chữ cuối của câu lục cùng vần với chữ thứ thứ 'tư' của câu bát chứ không phải với chữ thứ 'sáu' như luật thông thường. Theo lối biến thể này, luật bằng trắc ở các chữ thứ hai và thứ sáu trong câu bát cũng phải thay đổi, tức là hai chữ này phải thuộc vần 'trắc' chứ không phải vần 'bằng' như trong luật gieo vần.

Thí dụ như câu sau đây trong bài ca dao 'Tát nước':

 

... Áo anh sứt chỉ đã lâu
Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng
Khâu rồi anh sẽ trả công
It nữa lấy chồng anh lại giúp cho...

 

Chữ thứ tư trong câu 'bát' cuối cùng là chữ 'chồng' vần với chữ 'công' của câu 'lục' phía trên. Thêm nữa, chữ thứ hai, tức chữ 'nữa' và chữ thứ sáu, tức chữ 'lại', là các tiếng trắc thay vì tiếng bằng.

b. Biến thể vần trắc: Chữ cuối của câu lục và chữ thứ sáu của câu bát cùng là âm trắc và hiệp vần với nhau. Thông thường, cách biến thể này chỉ được sử dụng trong hai câu dẫn nhập của bài. Những câu kế tiếp sẽ theo đúng luật thơ. Chẳng hạn như bài ca dao sau:

 

Tò vò mà nuôi con nhện
Đến khi nó lớn, nó quện nhau đi
Tò vò ngồi khóc tỉ ti
Nhện ơi nhện hỡi, mày đi đằng nào?

 

Trong kho tàng ca dao, chúng ta cũng bắt gặp một số câu biến thể vần trắc gieo vần ở chữ thứ tư thay vì chữ thứ sáu trong câu bát:

 

Nước ngược, anh bỏ sào ngược
Anh chống chẳng được, anh bỏ sào xuôi

 

c. Thay đổi số chữ trong các câu: Lối thay đổi này thường thấy trong các bài ca dao. Tuy số chữ trong mỗi câu ít hơn hoặc vượt khỏi số quy định, nhưng những câu thơ vẫn gói gém tinh thần của luật âm vận trong thơ lục bát:

 

Em thuơng nhớ ai ngơ ngẩn bên đầu cầu
Lược thưa em biếng chải, gương tầu em biếng soi
Cái sập đá hoa em bỏ vắng không ngồi
Vườn hoa em bỏ vắng để mặc người quay tơ...

 

hoặc

 

Em có yêu anh, tam tứ núi anh cũng trèo
Ngũ lục sông anh cũng lội, thất bát cửu thập đèo anh cũng qua
Chén son em ơi, nguyện với ông trăng già
Càn khôn đưa lại để một nhà vui chung...

 

Tuy số chữ trong các câu thay đổi, nhưng các chữ in đậm trong hai đoạn ca dao nêu trên vẫn theo đúng tinh thần vần và luật của thơ lục bát. Nếu bó buộc phải theo đúng quy luật, các đoạn này có thể được viết lại như sau:

 

Thương ai ngơ ngẩn bên cầu
Lược thưa biếng chải, gương tầu biếng soi
Sập hoa bỏ vắng không ngồi
Vườn hoa bỏ vắng mặc người quay to

'Lục bát' là 'sáu tám' vì theo thể thức, lối thơ này bao gồm cứ một câu sáu chữ rồi đến một câu tám chữ. Thông thường, bài thơ mở đầu bằng câu sáu chữ và kết thúc bằng câu tám chữ.

1. Khuôn khổ của thơ lục bát.

Một bài thơ lục bát không bị giới hạn bởi số câu trong bài. Bài thơ có thể chỉ bao gồm hai câu nhưng cũng có thể kéo dài hàng ngàn câu như Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du với 3254 câu, tức 1627 câu lục và 1627 câu bát.


2. Luật bằng trắc trong thể lục bát

Một bài thơ lục bát bao gồm một hoặc nhiều cặp các câu thơ lục bát mà trong đó, mỗi cặp thơ tuân theo quy luật sau đây (b = bằng; t = trắc)

- Câu lục: b B t T b B
- Câu bát: b B t T b B t B

Những chữ viết hoa bắt buộc phải theo đúng quy luật bằng trắc. Ngược lại, những chữ còn lại không bắt buộc phải đúng luật. Vì vậy, thời trước, các cụ thường dùng quy luật thơ Đường 'nhất, tam, ngũ bất luận; nhị tứ lục phân minh' để ám chỉ luật thơ lục bát (câu này không nhắc đến chữ thứ bẩy, tức chữ cuối trong mỗi câu vì theo luật thơ Đường, các chữ thứ bẩy bắt buộc phải 'phân minh'. Đối với thơ lục bát, chúng ta chỉ cần nhớ 'chẫn bó buộc, lẻ tự do' là đủ.

Hai câu sau đây trong truyện Kiều theo đúng hoàn toàn các âm bằng trắc nêu trên:

 

Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng

 

Ngược lại, trong hai câu sau, cũng trong truyện Kiều, tất cả các chữ lẻ của cả câu lục lẫn câu bát đều ngược lại với âm bằng trắc liệt kê ở trên. Sự kiện này không làm câu thơ bị sai luật vì như đã đề cập ở trên, âm bằng trắc của các chữ lẻ được tùy tiện:

 

Được lời như cởi tấc son
câu rong ruổi nước non quê người

 

3. Cách gieo vần

Cánh gieo vần trong thể lục bát như sau:

- Chữ cuối của câu 'lục' phải cùng vần với chữ thứ sáu của câu 'bát' tiếp theo.
- Chữ cuối của câu 'bát' phải cùng vần với chữ cuối của câu 'lục' kế tiếp.

Thí dụ như trong bốn câu thơ sau của Bùi Giáng:

 

Em về mấy thế kỷ sau
Nhìn trăng có thấy nguyên mầu ấy không?
Ta đi còn gửi đôi dòng
Lá rơi có dội ở trong sương mù?

 

Chữ 'sau' của câu lục thứ nhất vần với chữ 'mầu' của câu bát thứ nhất. Chữ 'không' của câu bát này lại vần với chữ 'dòng' của câu lục thứ hai, và chữ 'trong' của câu bát thứ hai.

4. Luật về thanh

Trong câu 'bát', tuy hai chữ thứ sáu và thứ tám đều là tiếng 'bằng', nhưng không được cùng một 'thanh'. Nếu chữ thứ sáu thuộc thanh 'phù bình' (chữ không có dấu) thì chữ thứ tám phải thuộc thanh 'trầm bình' (chữ với dấu huyền), hoặc ngược lại.

Thí dụ: Bốn câu đầu trong bài 'Ngậm ngùi' của Huy Cận:

 

Nắng chia nửa bãi chiều rồi
Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá rầu
Sợi buồn con nhện giăng mau
Em ơi hãy ngủ, anh hầu quạt đây...

 

Trong câu thứ hai, 'đôi' là thanh phù bình (tiếng không dấu) và 'rầu' là thanh trầm bình (tiếng có dấu huyền). Trong câu thứ tư, 'hầu' là thanh trầm bình và 'đây' là thanh phù bình.

5. Trường hợp đặc biệt: Ngoại lệ về âm bằng trắc của tiếng thứ hai và thứ tư trong câu 'lục'.

Như đã nêu trên, trong câu 'lục', tiếng thứ hai phải là tiếng 'bằng' và tiếng thứ tư phải là tiếng 'trắc'. Tuy nhiên, khi nào câu 'lục' chia làm hai đoạn đều nhau (3/3), thì tiếng thứ hai có thể đổi thành 'trắc' và tiếng thứ tư thành 'bằng'. Chẳng hạn như những câu sau đây trong truyện Kiều:

- Tiếng thứ hai là tiếng trắc thay vì tiếng bằng:

 

Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Đau đớn thay / phận đàn bà
Người quốc sắc, kẻ thiên tài
Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh

 

- Tiếng thứ tư đổi thành tiếng bằng:

 

Tưởng bây giờ / là bao giờ

 

- Tiếng thứ hai đổi thành trắc và tiếng thứ tư đổi thành bằng:

 

Khi tựa gối, khi cúi đầu
Khi khóe hạnh, khi nét ngài

 

6. Lục Bát biến thể:

'Biến thể' có nghĩa là thể thức được thay đổi. Có nhiều cách biến thể trong thơ lục bát:

a. Biến thể vần bằng: thay đổi cách gieo vần ở câu Bát: Chữ cuối của câu lục cùng vần với chữ thứ thứ 'tư' của câu bát chứ không phải với chữ thứ 'sáu' như luật thông thường. Theo lối biến thể này, luật bằng trắc ở các chữ thứ hai và thứ sáu trong câu bát cũng phải thay đổi, tức là hai chữ này phải thuộc vần 'trắc' chứ không phải vần 'bằng' như trong luật gieo vần.

Thí dụ như câu sau đây trong bài ca dao 'Tát nước':

 

... Áo anh sứt chỉ đã lâu
Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng
Khâu rồi anh sẽ trả công
It nữa lấy chồng anh lại giúp cho...

 

Chữ thứ tư trong câu 'bát' cuối cùng là chữ 'chồng' vần với chữ 'công' của câu 'lục' phía trên. Thêm nữa, chữ thứ hai, tức chữ 'nữa' và chữ thứ sáu, tức chữ 'lại', là các tiếng trắc thay vì tiếng bằng.

b. Biến thể vần trắc: Chữ cuối của câu lục và chữ thứ sáu của câu bát cùng là âm trắc và hiệp vần với nhau. Thông thường, cách biến thể này chỉ được sử dụng trong hai câu dẫn nhập của bài. Những câu kế tiếp sẽ theo đúng luật thơ. Chẳng hạn như bài ca dao sau:

 

Tò vò mà nuôi con nhện
Đến khi nó lớn, nó quện nhau đi
Tò vò ngồi khóc tỉ ti
Nhện ơi nhện hỡi, mày đi đằng nào?

 

Trong kho tàng ca dao, chúng ta cũng bắt gặp một số câu biến thể vần trắc gieo vần ở chữ thứ tư thay vì chữ thứ sáu trong câu bát:

 

Nước ngược, anh bỏ sào ngược
Anh chống chẳng được, anh bỏ sào xuôi

 

c. Thay đổi số chữ trong các câu: Lối thay đổi này thường thấy trong các bài ca dao. Tuy số chữ trong mỗi câu ít hơn hoặc vượt khỏi số quy định, nhưng những câu thơ vẫn gói gém tinh thần của luật âm vận trong thơ lục bát:

 

Em thuơng nhớ ai ngơ ngẩn bên đầu cầu
Lược thưa em biếng chải, gương tầu em biếng soi
Cái sập đá hoa em bỏ vắng không ngồi
Vườn hoa em bỏ vắng để mặc người quay tơ...

 

hoặc

 

Em có yêu anh, tam tứ núi anh cũng trèo
Ngũ lục sông anh cũng lội, thất bát cửu thập đèo anh cũng qua
Chén son em ơi, nguyện với ông trăng già
Càn khôn đưa lại để một nhà vui chung...

 

Tuy số chữ trong các câu thay đổi, nhưng các chữ in đậm trong hai đoạn ca dao nêu trên vẫn theo đúng tinh thần vần và luật của thơ lục bát. Nếu bó buộc phải theo đúng quy luật, các đoạn này có thể được viết lại như sau:

 

Thương ai ngơ ngẩn bên cầu
Lược thưa biếng chải, gương tầu biếng soi
Sập hoa bỏ vắng không ngồi
Vườn hoa bỏ vắng mặc người quay to

 

22 tháng 11 2016

Thơ Lục Bát là thể văn vần mỗi cặp gồm một câu sáu tiếng và một câu tám tiếng liên tiếp nhau. Thông thường bài thơ mở đầu bằng câu sáu chữ và kết thúc bằng câu tám chữ. Một bài thơ Lục Bát thường không bị giới hạn bởi số câu, có thể gồm hai câu nhưng cũng có thể kéo dài tới hàng ngàn câu như Truyện Kiều của Nguyễn Du với 3254 câu (1627 câu lục và 1627 câu bát).

4 tháng 10 2016
1. Đại từ là gì?Đọc những câu dưới đây, chú ý các từ in đậm và trả lời câu hỏi.(1) Gia đình tôi khá giả. Anh em tôi rất thương nhau. Phải nói em tôi rất ngoan. lại khéo tay nữa.(Khánh Hoài)(2) Chợt con gà trống ở phía sau bếp nổi gáy. Tôi biết đó là con gà của anh Bốn Linh. Tiếng  dõng dạc nhất xóm.(Võ Quảng)(3) Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra:- Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi.Vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi.(Khánh Hoài)(d)                                                Nước non lận đận một mình,  Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.Ai làm cho bể kia đầy,Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?(Ca dao)1. Từ  ở trong đoạn văn đầu trỏ ai? Từ nó trong đoạn văn thứ hai trỏ con vật gì? Nhờ đâu em biết được nghĩa của hai từ  trong hai đoạn văn ấy?Gợi ý trong đoạn văn (1) trỏ em tôi còn  trong đoạn văn (2) trỏ con gà của anh Bốn Linh. Để biết được nghĩa của các từ  này, người ta phải căn cứ vào ngữ cảnh nói, căn cứ vào các câu đứng trước hoặc sau câu có chứa từ này. 2. Từ thế trong đoạn văn sau đây trỏ sự việc gì? Nhờ đâu mà em hiểu được nghĩa của từ thế trong đoạn văn này.Gợi ý: Từ thế ở đây trỏ cái gì? Muốn biết điều này, hãy xác định "Vừa nghe thấy thế" là vừa nghe thấy gì?3. Từ ai trong bài ca dao dùng để làm gì?Gợi ý: Muốn xác định được ai trong bài ca dao trên được dùng để làm gì, trước hết phải xác định câu "Ai làm cho bể kia đầy, Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?" có mục đích gì, để kể, để tả hay để hỏi? Câu ca dao này dùng với mục đích hỏi, từ ai trong trường hợp này được dùng để hỏi.4. Các từ nó, thế, ai trong các đoạn văn trên giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu?Gợi ý: Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu có đại từ. Nếu đại từ không làm chủ ngữ hay vị ngữ thì xác định xem nó làm phụ ngữ cho từ nào, nằm trong cụm từ nào?Từ  trong đoạn văn (1), ai trong bài ca dao làm chủ ngữ;  trong đoạn văn (2) làm phụ ngữ cho danh từ, thế làm phụ ngữ cho động từ.2. Phân loại đại từa) Đại từ để trỏTrong các nhóm đại từ sau đây, nhóm nào dùng để trỏ người, sự vật; nhóm nào trỏ số lượng; nhóm nào chỉ hoạt động, tính chất, sự việc?(1) - tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, mày, chúng mày, nó, hắn, chúng nó, họ, ...(2) - bấy, bấy nhiêu(3) - vậy, thếGợi ý: Nhóm thứ nhất trỏ người, vật; nhóm thứ hai trỏ số lượng; nhòm thứ ba trỏ hoạt động, tính chất, sự việc. Đây cũng là ba loại đại từ để trỏ.b) Đại từ để hỏiTrong các nhóm đại từ để hỏi sau đây, nhóm nào hỏi về người, vật; nhóm nào hỏi về số lượng; nhóm nào hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc?(1) - ai, gì, ...(2) - bao nhiêu, mấy(3) - sao, thế nàoGợi ý: Tương ứng với ba nhóm đại từ để trỏ, đại từ để hỏi cũng được chia thành ba loại: đại từ để hỏi về người, vật; đại từ để hỏi về số lượng; đại từ để hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc. 
21 tháng 9 2016

Đại từ là 

từ dùng để xưng hô hay để thay thế DT, ĐT, TT (hoặc cụm DT, cụm ĐT, cụm TT ) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy.

 

* Đại từ dùng để xưng hô (đại từ xưng hô , đại từ xưng hô điển hình ) : Là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp .

 

Đại từ xưng hô thể hiện ở 3 ngôi :

 

- Đại từ chỉ ngôi thứ nhất ( chỉ người nói ) : tôi, ta, tớ, chúng tôi, chúng ta,…

 

- Đại từ chỉ ngôi thứ hai ( chỉ người nghe ) : mày, cậu, các cậu, …

 

- Đại từ chỉ ngôi thứ ba ( người được 2 người ở ngôi thứ nhất và thứ 2 nói tới) : họ, nó, hắn, bọn họ, chúng nó,…

 

* Đại từ dùng để hỏi : ai ? gì? nào? bao nhiêu ?…

 

* Đại từ dùng để thay thế từ ngữ đã dùng cho khỏi lặp : vậy, thế .

21 tháng 9 2016

mk cần câu trả lời theo Sách VNEN trang 35 ak bn