K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 11 2016

Có 2 loại công nghệ nhà máy điện hạt nhân là: Lò phản ứng nước sôi, lò phản ứng nước áp lực. Loại sử dụng lò phản ứng nước áp lực sử dụng rộng rãi nhất.

Nhà máy điện hạt nhân không phải là cơ sở sản xuất điện chịu ít tác động đến môi trường và khí hậu. Vì nó tạo ra bức xạ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đởi sống con người và môi trường, ngoài ra còn tạo ra chất thải hạt nhân.

25 tháng 11 2016

mk k biết nhưng mk chúc bạn sẽ nhanh tìm được câu trả lời nhanh nhé
Điện học lớp 7

21 tháng 11 2016

ai do not help you

22 tháng 11 2016

hum

bạn ơi mik cũng ko biết nữa mik mới học ớp 6 thầy iaos cho mk đề này để dự thi mà khó quáhum

nguyễn thành đức điên quá!ucche

người ta hỏi ko trả lời thì thôi lại còn thế nữa

28 tháng 11 2016

sao ko ai trả lời câu 2 zậy

 

23 tháng 11 2016

Trả lời :

Khoảng hai phần ba các lò phản ứng đang hoạt động của Mỹ và trên thế giới là lò phản ứng nước áp lực (PWR), phần còn lại là các lò phản ứng nước sôi (BWR). Mỗi loại có những ưu và nhược điểm khác nhau.

Cả hai loại lò BWR và PWR đều sử dụng nước thường ("nhẹ") để truyền nhiệt năng từ nhiên liệu hạt nhân làm quay cánh quạt của tua-bin phát điện, vì vậy đôi khi chúng được gọi chung là lò phản ứng nước nhẹ (LWR). Sự khác biệt quan trọng nhất giữa hai loại lò này đó là phương thức truyền nhiệt của nước được sử dụng trong lò.

Lò phản ứng nước sôi (Boiling Water Reactors-BWR)

Một lò BWR thì chỉ sử dụng một vòng tuần hoàn nước làm mát duy nhất: lượng nước bao quanh các thanh nhiên liệu được đặt bên trong thùng phản ứng áp lực (RPV) sau khi bị đun sôi thành hơi nước nóng sẽ được dẫn theo ống dẫn tới tuabin. Tiếp đó, lượng hơi nước này được làm lạnh để trở về trạng thái lỏng và tiếp tục được đưa vào sử dụng trong vòng tuần hoàn này.

Lò phản ứng nước áp lực (Pressurized Water Reactors-PWR)

Trong một lò PWR, ngược lại với lò BWR, có hai tuyến ống dẫn nước riêng biệt. Thứ nhất là lượng nước trong vòng tuần hoàn chính, di chuyển xung quanh các thanh nhiên liệu trong thùng phản ứng, được đun nóng đến nhiệt độ cao nhưng được giữ dưới áp suất cao để lượng nước này không bị đun sôi. Tuy nhiên, lượng nước ở vòng tuần hoàn chính vẫn có nhiệt độ rất cao và được dẫn vào một hệ thống ống trao đổi nhiệt nằm bên trong tuyến ống thứ cấp. Nước từ ống thứ cấp nhanh chóng được đụn sôi để tạo thành hơi và tiếp tục một vòng tuần hoàn như trong lò BWR.

23 tháng 11 2016

Cảm ơn bạn nha!haha

2 tháng 2 2017

Nhà maý điện hạt nhân không phải cơ sở chịu ít tác động từ môi trường và khí hậu.Vì nó tạo ra bức xạ gây ảnh hương nghiêm trọng đối với đời sông con người và môi trường,ngoài ra còn tạo chất thải hạt nhân...

26 tháng 5 2017

26 tháng 9 2017

Chọn B.

3 tháng 10 2019

Nhà máy điện hạt nhân có thể cho công suất rất lớn và tốn ít nhiên liệu, nhưng nhà máy cần có thiết bị bảo vệ rất cẩn thận để ngăn các tia phóng xạ có thể gây nguy hiểm chết người.

Trong nhà máy có một lò phản ứng, ở đó năng lượng hạt nhân được biến đổi trực tiếp thành nhiệt năng làm nóng một chất lỏng lên đến 3150C. Chất lỏng này lại được dùng để đun sôi nước trong nồi hơi. Hơi nước sôi dùng để chạy tua bin của máy phát điện.

Trên thế giới, có nhiều nước sử dụng điện hạt nhân.

Ví dụ:

+ Nhà máy điện hạt nhân tại Fukiu Nhật Bản.

Nhà máy điện hạt nhân Fukiu.

+ Nhà máy điện hạt nhân Youggwang (Hàn Quốc)

+ Nhà máy điện hạt nhân Gravelines (Pháp)

+ Ở nước ta, đang thực hiện dự án Nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận

6 tháng 12 2018

25 tháng 11 2016

+) Sự cố nhà máy điện có thể dẫn đến những hậu quả :

Thân thể con người, và mọi sinh vật khác, được cấu tạo bởi bốn loại nguyên tử nhẹ (light atoms) là carbon, hydrô, ôxy và nitơ (C, H, O, N) cùng số lượng nhỏ của nhiều nguyên tử khác. Phần lớn dưới dạng nước (H2O) và các loại tế bào. Những nguyên tử này được coi là “nhẹ” trong bảng phân hạng tuần hoàn vì chúng có rất ít trung hòa tử trong nhân (nên năng lượng của hạt nhân rất thấp và dễ bị phá vỡ bởi những chất phóng xạ). Nói cách khác, cơ thể của con người rất dễ bị nhiểm chất phóng xạ.

Tùy theo mức độ tiếp xúc, các tia phóng xạ (alpha, beta, gamma…) có thể làm mất sự cân bằng của các nguyên tử nhẹ trong cơ thể. Hiện tượng này được gọi là sự ion-hoá (ionization). Nó làm xáo trộn các phản ứng hóa học cần thiết trong các nguyên tử của tế bào sống. Các phân tử chứa những nguyên tử bị ion-hóa sẽ phản ứng lẩn nhau để tạo ra những chất độc hại cho cơ thể. Một khi những phân tử sống của các sinh vật (chẳng hạn như các phân tử proteins hoặc amino-acids) bị tia phóng xạ đụng chạm vào thì cấu trúc của các phân tử này sẽ bị phá vở, bị biến đổi và hoạt động bình thường của chúng bị ngưng trệ. Tế bào sống sẽ bị hủy hoại, hoạt động xúc tác (enzyme activity) cho các phản ứng hóa học sẽ giảm hoặc mất đi, gây nên các bệnh ung thư và xáo trộn sự di truyền giới tính (genetic mutations).

Nếu đụng chạm với chất phóng xạ thì hoặc các màn bao bọc tế bào sống sẽ bị vỡ tung và tế bào sẽ chết hoặc các tế bào sẽ phát triễn bất bình thường, gây ra các chứng bệnh liên hệ như ung thư da, ung thư gan, hoại huyết, ung thư nảo bộ...Nếu trầm trọng, có thể đưa đến cái chết trong vòng một hoặc hai ngày. Nhẹ hơn thì bị nôn mửa, đau ruột, tiêu chảy hoặc xáo trộn thần kinh, hư hại tủy xương sống (bone marrow), hồng huyết cầu và bạch huyết cầu bị hủy diệt, ung thư tuyến giáp trạng (thyroids)... Những trường hợp nhẹ hơn thì ăn uống không ngon, rụng tóc, xuất huyết nội, phỏng hoặc phù thủng. Ảnh hưởng khi tiếp xúc lâu dài với chất phóng xạ là nguyên nhân của nhiều chứng bệnh ung thư. Sự xáo trộn nhiểm sắc thể (thành phần của nhân của tế bào sống có chứa DNA) là nguyên nhân của việc sinh con bị tật nguyền hoặc dị dạng (birth defects).

+) Sự cố nhà máy điện hạt nhân trên thế giới :

- Sự cố nhà máy điện Fukushima Daiichi

- Sự cố nhà máy điện Chernobyl

- Sự cố nhà máy điện Three Mile Island

+) Sự cố nghiêm trọng nhất thời điểm này là của nhà máy Chernobyl , đã làm nổ thiết bị điện hạt nhân, gây ra sóng thần, thảm họa hạt nhân và đã nằm ở cấp độ số 7 - Major Accident.

 

25 tháng 11 2016

Sự cố nhà máy điện hạt nhân có thể gây ra các vụ nổ và phát ra những bức xạ vào môi trường gây nguy hiểm cho con người, thiên nhiên và đất đai.

Ngày 26 tháng 4 1986, lò phản ứng số 4 của nhà máy điện nguyên tử Chernobyl phát nổ, gây ra một loạt vụ nổ ờ các lò phản ứng khác, làm tan chảy lõi lò phản ứng hạt nhân. Đây là sự cố hạt nhân trầm trọng nhất trong lịch sử. Do không có tường chắn nên các đám mây bụi phóng xạ bay lên bầu trời và lan rộng ra nhiều khu vực phía tây Liên bang Xô Viết, một số nướcĐông Âu và Tây Âu, Anh và phía đông Hoa Kỳ. Thảm hoạ này phát ra lượng phóng xạ lớn gấp bốn trăm lần so với quả bom nguyên tử được ném xuống Hiroshima. Sau thảm họa, hàng loạt các vấn đề về ô nhiễm môi trường cũng như về sức khỏe đe dọa người dân.

Gần đây nhất, ngày 11 tháng 3, 2011, sau trận thảm họa động đất và sóng thần Sendai 2011, nhà máy điện hạt nhân Fukushima gặp hàng loạt các vấn đề đối với các lò phản ứng và rò rỉ phóng xạ gây ra sự cố nhà máy điện Fukushima I. Tình trạng ô nhiễm phóng xạ ngày càng cao. Tuy không có người tử vong tại chỗ, nhưng nó gây nhiều lo ngại về sức khỏe của con người trong khu vực bị ảnh hưởng sau này. Dự kiến phải mất vài năm để sửa chữa nhà máy và vài tháng để khử sạch phóng xạ.