K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 11 2016

Trong cuộc đời của mỗi người, chắc ai cũng từng đến trường để tiếp thu những kiến thức, những điều mới mẻ mà thầy cô và bạn bè mang lại. Ngôi trường, nơi ươm những ước mơ, nơi để lại biết bao nhiêu là kỷ niệm vui lẫn kỷ niệm buồn của thời áo trắng - một thời để nhớ một thời để thương.
Ở một vùng đất xa xôi của tỉnh Gia Lai đến Huế để học tập, em đã được gia đình và thầy cô tạo điều kiện để vào học ở ngôi trường Trung Học Phổ Thông - Ngôi trường mang tên người chiến sĩ cách mạng lão thành Phan Đăng Lưu mà các thế hệ anh chị đã đi qua.
Bước vào lớp học mới, bạn bè, thầy cô, chuyện gì cũng mới, đã làm cho bản thân mình cảm thấy lúng túng, rụt rè bối rối... Trong đầu suy nghĩ, bạn bè ở đây sẽ nhìn mình với một ánh mắt khác lạ, không thiện cảm. Nhưng ngược lại các bạn ở đây rất hồn nhiên, giúp đỡ tôi vào lúc khó khăn nhất, các bạn đã đến hỏi thăm, tâm sự, sẻ chia những chuyện trong lớp, tuyệt vời vô cùng tập thể lớp thân thương 12A12, những kỷ niệm còn mãi trong lòng tôi.
Ngồi trong lớp, những giờ ra chơi nhìn sân trường thấy các bạn đùa vui rất đỗi hồn nhiên và sáng trong như màu áo trắng, các bạn nam thì đá cầu, đuổi bắt; đó đây những tà áo dài bay bay trong gió; và dưới những gốc phượng già nhóm nữ sinh nào đang tụm năm tụm bảy bàn tán chuyện của ngày qua, ngày mai... và chính ở ngôi trường này người thầy đã để lại cho tôi ấn tượng nhiều nhất chính là thầy Phó Hiệu trưởng, thầy chăm lo cho học sinh hết mực, thầy đã không phân biệt giữa học sinh giỏi và học sinh yếu, thầy đã giúp đỡ rất nhiều về mặt vật chất lẫn tinh thần của những bạn học sinh nghèo hiếu học... thầy luôn làm những việc mà khả năng thầy có. Đó cũng chính là trách nhiệm mà người thầy đem đến cho mỗi học sinh thân yêu của mình, yêu biết mấy những tấm lòng nhân hậu cùng trách nhiệm mà thầy trao cho.

Cũng có những giờ ra chơi, em xòe tay buộc gió, có lúc bất chợt thấy một người thầy khác cuối hành lang. Thầy đứng một mình thôi và hình như có bụi phấn nào đó đang rơi rơi trên mái đầu tóc bạc, trên bàn tay gầy guộc. Rồi có những giờ ra chơi, em không còn vô tư khi thấy thầy sau khói thuốc cuối hành lang. Thầy nghĩ gì? Thầy ơi! Vùng khói thuốc bung lên làm mái tóc bạc nay lại bạc thêm, em nhớ mãi thầy ơi! Đó là thầy chủ nhiệm của tôi, Thầy đã lặng lẽ chăm lo cho chúng tôi từng chút một, và những năm tháng cuối cấp này thầy càng lặng lẽ hơn.
Có một ngôi trường và thầy cô giáo đẹp như một bài ca không thể nào quên.

22 tháng 11 2016

Mỗi người đều có một tuổi thơ. Tuổi thơ là quãng thời gian đẹp đẽ và quý giá nhất của mỗi người. Trong tuổi thơ luôn có một ngôi nhà rộng lớn, ngôi nhà không chỉ chứa ta mà còn chứa cả thầy cô giáo, bạn bè, kiến thức và tình cảm. Ngôi nhà ấy ai cũng biết, cũng yêu, đó chính là Mái trường thân yêu.

Mái trường thật rộng lớn, tất cả đều mở rộng đón ta. Dù có lớn thế nào đi chăng nữa thì mái trường vẫn ấm áp, ngọt ngào và đẹp đến kì lạ. Mái trường là cái nôi của tri thức, bước đường của tương lai, là bài ca của tình bạn,… là tất cả những gì của ta.

Có thể nói mái trường luôn sát cánh bên ta, là con đường rộng, dài, đầy chông gai nhưng cũng thắm đượm tình cảm. Nếu như để định nghĩa về mái trường thì quả thật rất nhiều nhưng nếu ai đó thực sự có mái trường trong trái tim thì mới hiểu được sâu sắc điều đó. Mái trường như một dấu ấn ngọt ngào nhưng cũng đầy nước mắt.

Nhớ ngày còn bé khi ta lần đầu tiên cắp sách tới trường. Đối với ta lúc đó mái trường mới xa lạ, bí ẩn làm sao. Mọi thứ đều lạ lẫm, tất cả đều phải thay đổi. Ta đã được vào một thế giới mới, ta phải tự bước trên chính đôi chân nhỏ bé của mình. Nhưng sát cánh bên ta sẽ là bạn bè dìu dắt, dẫn đường chỉ lối cho ta là thầy có. Mái trường sẽ mở ra và tiếp nhận ta, chăm sóc và yêu thương ta không kém gì gia đình. Thời gian trôi qua để lại trong ta biết bao kỉ niệm. Giờ đây ta đã có kỉ niệm về mái trường; mọi thứ thật gần gũi, thân thiết và làm cho ta cảm thấy hạnh phúc. Mái trường đã cho ta quá nhiều, những thứ ấy ta đều phải nhớ, phải trân trọng, coi nó như thứ quý giá. Và thử tưởng tượng xem một ngày kia bạn sẽ rời xa mái trường. Và khi ngày ấy đến, nước mắt ai sẽ rơi, trái tim ai sẽ buồn, lòng ai sẽ đau? Đó chính là ta, bởi vì trong tim ta đã có mái trường, ta yêu thương và quý trọng mái trường.

Mai đây, dù có đi đâu xa thì trái tim ta vẫn hướng về mái trường, về tuổi thơ. Mái trường là ngôi nhà thứ hai của ta. Nơi đây đã cho ta nhiêu điều quí giá, luôn cổ vũ, động viên ta dù có thế nào. Cám ơn mái trường, tình yêu tuổi thơ của ta.

27 tháng 8 2017

Ôi hàng cây xanh thắm dưới máy trường mến yêu

Có loài chim đang hót vang hòa tựa như nói

Vì hạnh phúc tuổi thơ có đời thêm sức sống

Thầy dìu dắt chúng em với tấm lọng thiết tha

Khi bình binh hé sáng phố phường còn ngủ yên

Khi giọt sướng lóng lánh vẫn còn đọng trên lá

thầy bước đến trường em mang một tình yêu ước mơ

Cho từng trẻ thơ cho từng khúc nhạc riụ êm

Như thời gian êm đềm theo tháng năm

Như dòng sông gợi đều theo cơn gió

Mang tình yêu của thấy đến với chúng em

Để dựng xây quê hương tương lai sáng ngời

8 tháng 9 2017

dau phai che dau ban

minh nhật đấy là BT TA cưa mình chứ ko phải câu hỏi linh tinh nhé

30 tháng 8 2019

là viết đoạn văn đúng không bạn?

10 tháng 9 2017

Đề ai giao vậy bạn

12 tháng 9 2017

co cua minh

Minh dang can gap giup minh nhe !

28 tháng 3 2020

Gọi số học sinh khối 6 của trường đó là x ( x thuộc N )

Theo đề bài ta có : Khi xếp hàng 18, hàng 21, hàng 24 đều vừa đủ

 \(\Rightarrow x⋮18,x⋮21,x⋮24\)

\(\Rightarrow x\in BC\left(18,21,24\right)\)

\(18=2\cdot3^2\)

\(21=3\cdot7\)

\(24=2^3\cdot3\)

\(\Rightarrow BCNN\left(18,21,24\right)=2^3\cdot3^2\cdot7=504\)

\(B\left(504\right)=\left\{0;504;1008;...\right\}\)

Mà x là số có 3 chữ số 

=> x = 504

Vậy học sinh khối 6 của trường đó là 504 ( !? )

* Lâu k làm nên sợ trình bày sai *

x + 15 = 67 - 32

x + 15 = 35

x= 35 - 15

x = 20

13 tháng 6 2018

=-26 NHE

5 tháng 2 2016

1.Truyện ngắn Buổi học cuối cùng của nhà văn nổi tiếng An-phông-xơ Đô- đê (1840 – 1897) kể về lớp Tiểu học ở một làng quê nhỏ bé vùng An-dát, Lo-ren vào thời kì bị quân Phổ (Đức) chiếm đóng. Chính quyền Phổ sau khi thắng Pháp đã cắt phần đất giáp biên giới này nhập vào nước Phổ và ra lệnh các trường học phải dạy bằng tiếng Đức. Buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp đã diễn ra trong không khí trang nghiêm và cảm động.

 

Hai nhân vật chính của truyện là chú học trò Phrăng và thầy giáo già Ha-men. Diễn biến tâm lí của hai nhân vật này được nhà văn miêu tả rất tự nhiên, chân thực.

 

Sáng hôm nay, lúc đi qua trụ sở xã, thấy có nhiều người đứng lố nhố trước bảng dán cáo thị của quân Đức, Phrăng đã nghĩ bụng: Lại có chuyện gì nữa đây? Khi tới trường, điều làm cho chú lạ lùng hơn nữa là không khí lớp học mọi ngày ồn ào như vỡ chợ thì lúc này mọi sự đều bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật.

 

Nhìn qua cửa sổ, Phrăng thấy các bạn đã ngồi vào chỗ và thầy Ha-men đang đi đi lại lại với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách. Cậu bé rón rén mở cửa bước vào lớp trước sự chứng kiến của mọi người. Cậu đỏ mặt tía tai và sợ hãi vô cùng. Chỉ khi đã ngồi xuống chỗ của mình, cậu mới hoàn hồn và nhận ra những điều khác lạ trong giờ học hôm nay. Thầy Ha-men chẳng giận dữ trách phạt như mọi khi mà còn dịu dàng nói: Phrăng vào chỗ nhanh lên con, lớp sắp bắt đầu học mà vắng mặt con.

 

Chú bé dần dần bình tĩnh lại và cảm thấy trong không khí yên lặng của lớp học có cái gì đó khác thường và trang trọng. Thầy Ha-men mặc bộ quần áo chỉ dành cho ngày lễ. Cậu thấy ở phía cuối lớp, trên những hàng ghế thường bỏ trống, dân làng ngồi lặng lẽ… Cụ già Hô-de, trước đây là xã trưởng, bác phát thư và nhiều người khác nữa. Trí óc non nớt của Phrăng không hiểu nổi tại sao buổi học hôm nay Lại có những chuyện lạ lùng như vậy.

Thắc mắc của Phrăng đã được giải đáp sau câu nói của thầy Ha-men: Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. Lệnh từ Béc-lin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren… Thầy giáo mới ngày mai sẽ đến. Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con. Thầy mong các con hết sức chú ý.

 

 

 

2 .Thời gian trôi qua nhanh quá! Mới hôm nào em được bố mẹ cho về quê ở Ninh Bình ăn Tết cùng ông bà và họ hàng bên nội, thế mà hôm nay đã là ngày cuối cùng của năm Quý Tị.

 

Bố mẹ em chuẩn bị rất đầy đủ vì đây là lần đầu tiên ông bà nội ra Thủ đô ăn Tết cùng con cháu. Không khí Tết tràn ngập trong căn nhà nhỏ. Phòng khách được trang hoàng đẹp đẽ. Trên bàn thờ bày bộ lư đồng sáng choang. Mùi nhang trầm thơm ngát. Đèn, nến, rượu, trà, bánh chung, mứt, hoa quả… được ông em sắp xếp thật trang trọng. Cây đào bích khá lớn đặt trên chiếc đôn sứ cạnh bộ sa lông đang nở những bông hoa tươi thắm chào đón xuân về.

 

Bữa cơm tất niên chiều ba mươi Tết là một bữa cơm đặc biệt. Từ sáng sớm, bà và mẹ đã đi chợ Đồng Xuân mua sắm những thứ cần thiết để nấu cỗ. Mẹ em là “bếp trưởng” phụ trách các món chính. Còn bà nội và chị Hà cùng với em làm “phụ bếp”. Mấy mẹ con, bà cháu vừa làm vừa trò chuyện thật vui. Em tranh thủ học cách tỉa rau củ thành những bông hoa, những con vật ngộ nghĩnh, xinh xinh để trang trí cho các món ăn thêm hấp dẫn.

 

Thức ăn đã nấu xong, bà nội đích thân sắp mâm cỗ cúng. Đỡ mâm cỗ từ tay bà, bố em đặt trước bàn thờ để ông nội thắp nhang khấn vái tổ tiên về sum họp cùng con cháu trong ba ngày Tết.

 

Sau mấy tuần nhang, mâm cỗ được bưng xuống để con cháu hưởng lộc của tổ tiên. Thức ăn được dọn ra bàn: bánh chưng xanh, xôi gấc đỏ, thịt gà luộc vàng ươm, bát canh măng khô hầm chân giò màu nâu sẫm đặt bên cạnh đĩa xào gồm thịt bò, cà rốt, khoai tây, nấm hương, mộc nhĩ… Rồi giò lụa, giò thủ, nem rán… món nào cũng ngon lành và vô cùng hấp dẫn.

 

Bố em rót rượu kính mời ông bà. Mọi người nâng cốc chúc mừng ngày vui, ba thế hệ quây quần bên mâm cơm ngày Tết. Trong bữa ăn, những câu chuyện về quê hương được ông bà, cha mẹ kể cho con cháu nghe. Quay sang em, ông bảo:

 

-    Cháu Đức này! Dù sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng cháu phải luôn luôn nhớ rằng cháu cũng có một quê hương. Ở đó có mồ mả tổ tiên, có ngôi nhà của ông bà, nơi bố cháu đã sinh ra và lớn lên. Sau này trưởng thành, dù đi đâu về đâu cũng đừng quên quê hương cháu nhé!

 

Rồi ông đọc cho cả nhà nghe hai câu thơ:

 

Cây có cội mới nảy cành xanh lá,
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.

Ông giải thích cặn kẽ ý nghĩa của hai câu thơ trên. Giọng nói ấm áp, chân tình của ông khiến cho mọi người cảm động. Bố em kín đáo lau giọt nước mắt ứa trên mi. Ông nội với chòm râu bạc như ông Tiên trong cổ tích đã để lại trong em một ấn tượng thật là sâu đậm.

 

Sau bữa cơm, cả nhà tiếp tục chuyện trò. Bà em lấy cơi trầu ra, têm một miếng rồi vừa thong thả nhai trầu vừa kể cho em nghe những chuyện ở trong quê. Hè này, nhất định em sẽ xin bố mẹ cho về Ninh Bình để đi thăm cố đô Hoa Lư, mảnh đất cờ lau dẹp loạn ngày nào; thăm đền thờ Đinh Tiên Hoàng, vị vua mà tên tuổi lẫy lừng trong lịch sử dân tộc. Có bao điều thú vị đang chờ em trong năm mới.

Bạn ơi sao đoạn văn dài vậy.