Thông qua hoàn cảnh sống của những đứa trẻ trong tác phẩm "Hai đứa trẻ", e có suy nghĩ gì về cuộc sống của e hiện nay
mn giúp e vs , e đang cần gấp lắm
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bé Hồng _ nhân vật chính trong trích đoạn "Trong lòng mẹ" của Nguyên hồng không những để lại cho người đọc bao niềm xót xa,thương cảm trước số phận tủi cực cùng tuổi thơ cay đắng của cậu bé Hồng mà còn gây ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc cho người đọc bởi tình yêu thương vô bờ bến
cùng sụ kính trọng,niềm tin yêu kông gì kể xiết mà cậu bé dành cho mẹ.
Thật vậy,kí ức tuổi thơ cay đắng ,tủi cực của cậu bé Hồng được nhà văn Nguyên Hồng viết lên qua từng dòng nước mắt.Bé Hồng hiện lên trong cảnh ngộ côi cút cùng khổ:bố mất trong vòng nghiện ngập,người mẹ có trái tim nhân hậu khát khao yêu thương đã phải bỏ nhà đi tha hương cầu thực và chịu sự rè bỉu,khinh bỉ của người đời.Chao ôi,mới mười hai tuổi đầu cậu đã mồ côi cha,thiếu vắng tình mẹ,bản thân thì phải ở với bà cô cay nghiệt,ghẻ lạnh,luôn muốn reo rắc vào đầu óc non nớt của cháu những hình ảnh xấu về mẹ để cậu bé khinh miệt và ruồng rẫy mẹ mình.Hơm ai hết cậu bé muốn được sống trong tình thương,được mẹ vỗ về,được làm nũng,chiều chuộng...như bao đứa trẻ khác.Giờ đây với cậu mẹ là niềm hạnh phúc là khao khát duy nhất,mẹ là tất cả lúc này!
Trong cuộc nói chuyện với bà cô ,nỗi đau đớn tủi cực của bé HỒng không thể nào kể xiết,lúc thì lòng "thắt lại",khóe mắt "cay cay";lúc thì hai hàng lệ cứ "ròng ròng"rớt xuồng hai bên má rồi "chan hòa và đầm đìa ở cằm và cổ".Đọc từng dòng chữ ,lật từng trang văn,ta cảm giác như từng trang,từng trang giấy cũng phập phồng thổn thức bởi những rung động cực điểm của trái tim thơ ngây yêu mẹ tha thiết đến cháy lòng.
Qua từng dòng hồi ký người đọc như cam nhận được rung động của bé Hồng trên mọi cung bậc:đó là sự đau đớn,tủi hận xót xa,là căm giận, là sung sướng , hạnh phúc ... tất cả đều khởi nguồn từ trái tim yêu mẹ.Trước hết những rung động ấy thể hiện bằng nhưnngx phả ứng quyết liệt của be Hồng trước lời nói của bà cô xấu bụng.Là một cậu bé thông minh, nhạy cảm,Hồng đã sớm nhận ra cái ý nghĩ cay độc,rắp tâm tanh bẩn của bà cô nên mặc dù nhớ mẹ,rất muốn gặp mẹ nhưng khi bà cô hỏi thì cậu bé lại từ chối "im lặng cúi đầu không đáp".Tình thương và niềm tin yêu mẹ trào dâng với bao cảm xúc bồng bột về người mẹ tội nghiệp "Tôi thương mẹ tôi và căn tức sao mẹ tôi lại sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi để sinh nở một cách giấu giếm,trốn tránh như một kẻ giết người lúng túng với con dao vấy máu".Nhưng cái ý nghĩ bồng bột ấy đã bị vùi lấp bởi tình yêu thương mẹ tha thiết và sự khính trọng tin yêu.Hồng "cười dài trong tiếng khóc"_cái cười đầy xót xa,đau đớn,rồi "cổ họng nghẹn ứ lại,khóc không ra tiếng",thương mẹ cậu căm tức những thành kiến cổ tục "Giá như những thành kiến cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh,đầu mẩu gỗ,tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn mà nhai,mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi".Lời văn như sôi sục,tuôn trào ,đặc tả tâm trạng phẫn uất,căm giận cao độ cảu cậu bé Hồng với những thành kiến vô hình đã làm khổ người mẹ đáng kính.Đó cũng chính là tiếng lòng nức nở của đứa con yêu đối với người mẹ đau khổ của mình.
Lần theo từng dòng hồi kí,với lời văn tự sự , miêu tả đầy sắc thái biểu cảm, người đọc như cảm nhận được bé Hồng đang bấm từng đốt ngón tay mong ngày mẹ trở về."Gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi,mẹ tôi ở Thanh Hóa vẫn chưa về...Nhưng đến ngày giỗ thầy tôi,tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về",có thể nói ước mong được gặp mẹ của bé Hồng thật là mãnh liệt!Dường như bao cay đắng tủi cực của một thời xa vắng mẹ đã trào lên đầu ngọn bút để nhà văn Nguyên Hồng diễn tả thật tinh tế những xúc động cực điểm của một linh hồn bé dại được gặp mẹ sau bao ngày trông ngóng.Gặp mẹ,cậu bé sung sướng đến tột cùng,dòng nước mắt vỡ òa, đó là dòng nước mắt nhân lên niềm vui nở bừng ánh sáng hạnh phúc trong giây phút hội ngộ của tình mẫu tử thiêng liêng.Hồi hộp,lo lắng,cậu bé "chạy ríu cả chân lại,trán đẫm mồ hôi,thở hồng hộc".Khi được ngồi bên mek,được ôm ấptrong lòng, cậu tận mắt trông thấy "gương mặt mẹ tươi sáng....chứ không còm cõi ,xơ xác như lời cô nói".Lúc này với cậu ,mẹ là cô Tấm dịu hiền,xinh đẹp.Bằng chính rung động của mình,nhân vật tôi hay chính là nhà văn đã vẽ lên bức tranh lãng mạn về tình mẫu tử muôn đờitranf ngập ánh sáng,thoang thoảng hương thơm,sắc màu tươi tắn được họa nên bởi muôn ngàn màu hồng tía tỏa ra từ tình mẹ gửi tặng con,tình con dành cho mẹ "những cảm giác bao lâu nay mất đi bỗng choccs lại mơn man khắp da thịt".Được sống trong vòng tay yêu thương của mẹ,bao nhiêu cay đắng tủi cực dường như tan biến hết,còn lại nơi đây chỉ là tình mẫu tử thiêng liêng dù trong hoàn cảnh nào cũng không bao giờ mất.
Nghệ thuật xây dựng tâm lý nhân vật thành công, tác giả rất tài tình khi miêu tả những rung động mãnh liệt , cảm nhận tinh tế trong tâm hồn cậu bé.
Nếu như chị Dậu là điển hình của người phụ nữ Việt Nam xưa kia, lão Hạc là điển hình của người nông dân trước cách mạng thàng tám thì bé Hồng là điển hình của những đứa trẻ sống dưới cái xã hội còn đầy ắp những cổ tục lạc hậu.Chẳng biết tự bao giờ trong trái tim mỗi người , mẹ chính là suối trong mát không bao giờ vơi cạn, là đại dương mênh mông đầy ắp tình thương.Nhuẽng trang văn của Nguyên Hồng đã khép lại nhưng người đọc vẫn thấy đâu đây một tình mẫu tử thiêng liêng qua dòng chữ
"Con chim non rũ cánh
Đi tìm tổ bơ vơ
Quanh nẻo rừng hiu quạnh
Lướt mướt dưới dòng mưa..."
Một năm sau, trên tuần báo Ngày nay, hồi ký "Những ngày thơ ấu" của Nguyên Hồng ra mắt bạn đọc. Nhân vật bé Hồng trong cuốn hồi kí cũng là một "con chim non rũ cánh...". Bố nghiện ngập, gia đình sa sút trở nên bấn cùng. Bố chết chưa đoạn tang, người mẹ trẻ lại chửa đẻ với người ta, "nợ nần túng quá", phải bỏ nhà, bỏ quê vào Thanh Hóa kiếm ăn lần hồi. Bé Hồng mồ côi, bơ vơ sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng bên nội. Đến trường thì bị thầy giáo phạt quỳ một cách vô lí oan uổng; đêm Noel thì bị người ta hắt hủi đuổi ra khỏi nhà thờ, em lủi thủi đi dưới trời mưa gió lạnh lẽo...
Đọc "Trong lòng mẹ", ta bắt gặp một bé Hồng rất đáng thương, đáng yêu; trong đau khổ, trái tim thương yêu của em vẫn dành cho người mẹ một cách đằm thắm trọn vẹn.
Mồ côi bố, cái mũ trắng của bé Hồng vẫn còn "quấn băng đen"; mẹ tha phương cầu thực mãi chưa về. Sống trong cảnh ăn cơm chực gia đình bên nội, chú còn bị người cô nanh ác, hiểm độc nói xấu mẹ mình. Mẫn cảm và thông minh, bé Hồng đã phát hiện ra "những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch" của bà cô tàn nhẫn. Mặc dù đã non một năm, mẹ không gửi cho một lá thư, không nhắn cho lời hỏi thăm, không gửi cho một đồng quà nào, nhưng trái tim em đối với người mẹ đau khổ vẫn trọn vẹn. Bà cô cố ý gieo vào lòng ngây thơ của em "những hoài nghi" để em "khinh miệt và ruồng rẫy mẹ"... Bé Hồng là một đứa con hiếu thảo, cảm thông với cảnh ngộ "góa chồng, nợ nần túng quá phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực" của mẹ mình. Em quyết không để "những rắp tâm tanh bẩn" của bà cô xâm phạm đến "tình thương yêu và lòng kính mến mẹ".
Bao nhiêu nước mắt của bé Hồng đã chảy xuống trước những lời cay độc của bà cô: "Mợ mày phát tài lắm...", "vào mà... thăm em bé chứ", mợ mày "ngồi cho con bú ở bên rổ bóng đèn..., ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, người gầy rạc đi...", gặp người quen thì "quay đi, lấy nón che"... Mỗi lời nói và giọng cười của bà cô đã làm cho bé Hồng vô cùng tủi nhục, đau đớn. Lúc thì em "cúi đầu xuống đất", lòng "thắt lại", khóe mắt "cay cay". Lúc thì nước mắt "ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ". Có lúc, cổ họng em "nghẹn ứ khóc không ra tiếng". Bé Hồng rất thương mẹ, em đã cảm thông với mẹ chưa đoạn tang chồng mà đã chửa đẻ với người khác. Em không trách mẹ mà "căm tức" sao mẹ vì "sợ hãi những thành kiếm tàn ác" mà xa lìa đứa con thơ. Lòng thương mẹ của bé Hồng là vô cùng mãnh liệt. Càng thương mẹ bao nhiêu, em càng căm ghét, càng ghê tởm những cổ tục bấy nhiêu: "Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi".
Phần đầu chương "Trong lòng mẹ", qua nhân vật bà cô độc địa, xấu xa, hình ảnh bé Hồng cành trở nên đáng yêu đáng trọng. Những dòng nước mắt của em chứa chan bao tình thương mẹ, một người mẹ đau khổ mà đôn hậu.
Đến phần cuối chương là một niềm vui sướng của bé Hồng được gặp lại mẹ hiền sau một năm dài xa cách. Đến ngày giỗ đầu của bố, em chẳng viết thư cho mẹ thì mẹ cũng về. Thương mẹ nhiều, nhớ mẹ lắm, tin yêu mẹ nên bé Hồng mới có linh cảm khi "chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ" mình, liền chạy theo gọi rối rít: "Mợ ơi ! Mợ ơi ! Mợ ơi !"... Nỗi khát khao gặp mẹ của bé Hồng khác nào người bộ hành giữa xa mạc khao khát "một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm"... Như một cảnh dào dạt niềm vui. Xe chạy chầm chậm. Mẹ cầm nón vẫy con. Con chạy kịp, thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi. Vui sướng cảm động, con trèo lên xe mà "ríu cả chân lại". Mẹ kéo tay con, xoa đầu con; con "nức nở", mẹ cũng "sụt sùi". Đã bao lâu rồi bé Hồng lại được nghe lời yêu thương của mẹ hiền: "Con nín đi ! Mợ đã về với các con rồi mà". Bao cử chỉ thân thương trìu mến hòa quyện tình mẹ con. Mẹ "xốc nách" con lên xe, rồi lấy vạt áo nâu "thấm nước mắt" cho con. Con ngắm nhìn gương mặt mẹ. Mẹ "không còm cõi xơ xác" như người cô đã nói. Gương mặt mẹ "vẫn tươi sáng", đôi mắt mẹ "trong", "nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má". Một mùi "thơm tho lạ thường" phả ra từ quần áo, từ hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu của mẹ. Con vô cùng sung sướng được "đầu ngả vào cánh tay mẹ... thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt mình".
Từ miêu tả cụ thể những chi tiết, tình tiết của hai mẹ con gặp lại nhau sau một năm dài xa cách, bé Hồng với tâm hồn trong sáng ngây thơ và giàu lòng hiếu thảo, em đã thổ lộ niềm vui sướng hạnh phúc của đứa con được sống trong lòng mẹ: "Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ... mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng". Sự êm dịu ấy đã được khơi nguồn từ tình mẫu tử bao la. Câu nói ấy của bé Hồng đã đem đến cho ta nhiều chân cảm. Bé Hồng mồ côi, hiếu thảo, rất thương yêu mẹ mới dạt dào chân cảm ấy.
"Trong lòng mẹ" là những trang hồi kí cảm động. Nhân vật bé Hồng trong đau khổ xa cách mẹ, trong cay đắng khi bà cô nói xấu mẹ, trong niềm vui sướng hạnh phúc tột độ được gặp lại mẹ hiền, được mẹ vỗ về an ủi, đều bừng sáng lên một trái tim yêu thương thiết tha, chân thành, những "rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại" (Thạch Lam). Giọt nước mắt của bé Hồng là giọt nước mắt của một đứa con hiếu thảo. Trong bi kịch gia đình, bi kịch tuổi thơ, em càng thương mẹ hơn bao giờ hết.
Đoạn văn ghi cảnh bé Hồng gặp lại mẹ là hay nhất, cảm động nhất. Bé Hồng là hình ảnh đáng thương và đáng yêu của bài ca "Trong lòng mẹ".
Hình ảnh của Cúc, Xuân, Tý ,Túc gợi cho em hình ảnh về cuộc sống của những đứa trẻ nghèo khổ cơ cực, bần hàn đến nỗi một cái áo lành lặn cũng không có. Những cơn gió lạnh đầu mùa, chúng vẫn mặc bộ quần áo ngày thường được may vá nhiều chỗ, rét đến nỗi môi tím lại, da thịt thâm đi, răng thì đập vào nhau. Hình ảnh ấy phảng phất vào tâm trí người đọc những nỗi buồn, niềm thương xót với những đứa trẻ nghèo
Thật tội nghiệp những đứa trẻ còn đang ở tuổi đến trường lại phải nai lưng ra kiếm sống. Các em đã phải hứng lấy tất cả những bụi bặm của cuộc đời. Hàng ngày phải đương đầu với biết bao khó khăn của cuộc sống, phải đối diện với hầu hết những cặn bã của xã hội, làm thế nào để các em có thể giữ gìn được sự trong sáng cho tâm hồn mình. Nhìn những đứa trẻ lang thang trên đường phố với một tương lai mờ mịt, trong lòng tôi dấy lên bao nhiêu cảm xúc.Giá như, những người quyền cao chức trọng bớt ăn chơi xa xỉ, những thanh niên con nhà giàu bớt những cuộc ăn chơi thâu đêm suốt sáng thì chắc rằng sẽ có rất nhiều em nhỏ đáng lang thang kia có được một chốn bình yên để đi về, có được một chỗ ấm áp để trú chân trong những mùa đông rét mướt.
Cuộc sống còn bộn bề những lo toan và còn bao nhiêu bất trắc. Sẽ vẫn còn những đứa trẻ lang thang, không nhà không cửa, không người che chở yêu thương. Chỉ mong rằng, những bậc cha mẹ biết nghĩ hơn, sinh ít con để đảm bảo cuộc sống cho chúng, những bà mẹ hãy có trách nhiệm hơn khi đã trót sinh ra một đứa trẻ. Đừng vì cuộc sống của riêng mình mà nỡ bỏ rơi đứa con do mình đứt ruột đẻ ra. Và cũng mong rằng chúng ta sẽ quan tâm giúp đỡ để hạn chế những thiệt hại do thiên tai bão lụt gây ra, để những đứa trẻ không phỉ rời bỏ gia đình, quê hương bản quán mà đi tha phương cầu thực… Còn biết bao cảnh ngộ đáng thương tâm, nếu mỗi chúng ta đều biết sống nhân hậu hơn thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn, và chắc hẳn trên đường phố sẽ bớt đi những mảnh đời côi cút, chắp vá.
em lớp 4. em mạnh dạn viết ạ
Cuộc sống ngày càng phát triển, con người cũng vì đó bị cuốn vào vòng xoay tièn bạc. Cơm, áo, gạo, tiền khiến con người ta mải miết với công việc mà quên đi rằng còn nhiều thứ quan trọng cần được quan tâm. Những đứa trẻ thời nay gần như được phó mặc cho nhà trường hoặc những bà giúp việc. Bố mẹ chúng còn "bận" kiếm tiền. Lý do được hầu hết các bậc phụ huynh đưa ra là tôi "bận". Họ bận đến nỗi không có thời gian dành cho con cái. Cả ngày có khi không gặp mặt con, vì họ đi làm từ sớm đến tối muộn mới về. Khi về nhà thì lại cầm khư khư trên tay chiếc điện thoại. Khi con cái muốn đến gần tâm sự thì chỉ nhận được sự thờ ơ " đi ra ngoài, mẹ (bố) đang bận lắm". Cái khoảng cách đó lớn dần theo năm tháng, những đứa trẻ cảm thấy cô đơn trong chính ngôi nhà của mình. Chúng chỉ ước rằng bố mẹ có thể bớt chút thời gian tâm sự với chúng, đưa chúng đi chơi hoặc ôm chúng vào lòng. Cái chúng cần không chỉ là đầy đủ về vật chất, được ăn ngon mặc đẹp. Chúng cần được bố mẹ quan tâm, chia sẻ. Đã có rất nhiều trường hợp vì áp lực học tập hoặc bị bạo lực học đường nhưng không chia sẻ được với ai nên đã dẫn đến những cái chết thương tâm.
Cái này chị nghĩ phải nhìn nhận qua cả tác phẩm chứ thông qua nhân vật Liên thì rất hẹp á em:
Em tham khảo dàn ý này nhé:
1. Mở bài- Đi từ lí luận văn học
- Giới thiệu tác giả tác phẩm: “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam
- Giới thiệu vấn đề cần phân tích: Bức tranh cuộc sống phố huyện nghèo khi chiều buông xuống
2. Thân bài:
* Khái quát chung:
- Hoàn cảnh ra đời tác phẩm: khi tác giả sống ở quê ngoại Cẩm Giàng đã có cơ hội quan sát, thấu hiểu con người nơi đây.
- Xuất xứ: in trong tập: “Nắng trong vườn”
* Phân tích, cảm nhận:
a. Bức tranh cuộc sống phố huyện khi chiều tàn
- Chợ chiều: hình ảnh + mùi vị:
+ vãn từ lâu, người về hết, tiếng ồn ào cũng mất
+ mùi âm ẩm bốc lên
+ chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi,...
- Con người:
+ mẹ con chị Tí
+ chị em Liên
+ những đứa trẻ
→ Nghèo khổ, đơn điệu, thưa thớt, lẻ loi
+ Bà cụ Thi điên: nghiện rượu, tiếng cười khanh khách...
→ Tiêu biểu cho kiếp người tàn
⇒ Bức tranh tiêu điều, mỗi người một cảnh nhưng đều giống nhau ở cái nghèo, mệt mỏi, buồn chán
b. Bức tranh cuộc sống phố huyện khi đêm về:
- Tượng trưng: kiếp người sống chìm khuất
“ Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng hơn”
- Nhịp sống, cuộc sống:
+ Mẹ con chị Tí
+ Bác Siêu
+ Gia đình bác Xẩm: chủ yếu sống bằng sự thương hại của người đời
+ Chị em Liên: ngồi chõng, tính tiền hàng,...
→ Nghèo nàn, nhưng cũng đáng trọng và vẫn có niềm khao khát
c. Bức tranh cuộc sống phố huyện khi chuyến tàu đêm đi qua:
Ý nghĩa:
- Là hoạt động cuối cùng của đêm, mạnh mẽ, sôi động, xóa đi sự tịch mịch của phố huyện dù chỉ trong chốc lát.
- Ánh sáng đoàn tàu xóa đi sự mờ ảo, lẻ loi ở phố huyện.
- Chính chuyến tàu đi qua mà Liên thấy rõ hơn sự ngưng đọng, tù túng của cuộc sống đầy bóng tối nghèo nàn của cuộc đời mình và mọi người xung quanh.
* Đánh giá
- Nghệ thuật, nội dung tác phẩm: sử dụng bút phát lãng mạn, thủ pháp tương phản → bức tranh cuộc sống phố huyện
3. Kết bài
- Khẳng định lại giá trị tác phẩm
- Mở rộng: lí luận văn học.
Nước Việt Nam ta nói riêng và cả thế giới nói chung,đều sống trong cuộc sống hòa bình, ổn định, người dân an cư lạc nghiệp, có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Nhưng ở đâu đó trên trái đất này cũng còn nhiều những số phận bất hạnh không nơi nương tựa. Có những đúa trẻ sinh ra không biết cha mẹ chúng là ai. Nhiều đứa trẻ chỉ mới có khoảng 6, 7 tuổi đã bương chải, vất vả với cuộc sống đầy bon chen và đầy sự cám dỗ.
“Mồ côi tội lắm ai ơi, đói cơm khát nước biết người nào lo, đói cơm khát nước, biết người nào thương”. Câu hát này đã làm cho bao người phải rơi nước mắt. Vì các em được may mắn như những các bạn cùng chan lứa, được yêu thương,chăm sóc,mua cho được nhiều quần áo đẹp, lo cho từng miếng ăn giấc ngủ, được đưa đón đến trường.Còn các em với những bộ quần áo rách nách, đầu trần chân lấm đi khắp con đường ngõ phố để kiếm sống. Để rồi phải bị hắt hủi bởi những người vô tâm, có những hôm phải chịu đói chịu rét lang thang trên những công viên. Có lẽ do cuộc đời đã đưa rẽ xô đẩy và đã cướp đi cha mẹ của các em. Có nhìu nguyên nhân khác nhau, do thiên tai lũ lụt, do cha mẹ mất sớm, có em quá nghèo khổ phải bỏ quê ra đi. Đáng thương hơn là có những đứa trẻ sinh ra và lớn lên không biết cha mẹ chúng là ai. Và trong đầu chúng luôn nghỉ về những câu hỏi như: ”Cha ơi, cha là ai.Mẹ ơi,mẹ là ai”; ”Cha ơi, cha ở đâu. Mẹ ơi,mẹ ở đâu”; ”Tại sao sinh con ra cuộc đời này mà không cho con tình người, con nào có tội gì đâu”.
Tham khảo
a. Hai anh em Thành và Thủy vốn có tình cảm vô cùng sâu đậm, luôn yêu thương, nhường nhịn và quan tâm nhau. Thành là một người anh mẫu mực, luôn yêu thương chăm sóc em gái bằng những hành động tự nhiên, chân thành nhất, còn Thủy là một cô em gái vô cùng dễ thương, dễ mến, hồn nhiên ngây thơ.
b. Thông điệp: hạnh phúc gia đình tan vỡ, nạn nhân đáng thương nhất chính là những đứa trẻ vô tội, chứng kiến nỗi đau chia ly khiến cho tâm hồn non nớt của chúng bị tổn thương.
c. Ý nghĩa: Tình cảm gia đình là tình yêu thương, gắn kết, quan tâm, lo lắng giữa các thành viên trong gia đình. Tình cảm gia đình được xây dựng dựa trên mối quan hệ huyết thống và ý thức về trách nhiệm và bổn phận của mỗi con người đối với người khác trong gia đình.
Gia đình là nguồn động viên, an ủi, là chỗ dựa vững chắc giúp ta thêm sức mạnh vượt qua mọi khó khăn. Gia đình là một bến đỗ bình yên để ta tránh dông bão cuộc đời. Sức mạnh to lớn của tình cảm gia đình ấy sẽ nâng đỡ ta trên bước đường đời, chắp cho ta đôi cánh vươn đến những ước mơ, khát vọng lớn lao. Chính tình yêu thương, dạy dỗ của người mẹ người cha là động lực để con trở thành người tốt đẹp và thành công. Không có cha mẹ, con người thật khó vững bước trên đường đời.