Tìm hiểu về chiếu dời đô. Giúp mk với mai mk phải nộp rồi
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhà văn Lí Lan sinh ra, lớn lên và trưởng thành ở Sài Gòn, chị viết Cổng trường mở ra và cho đăng lên báo Yêu trẻ nhân mùa tựu trường năm học 2000 - 2001. Bài văn như những dòng thư, những dòng nhật kí nhẹ nhàng ghi lại nỗi lòng của người mẹ trước ngày đầu tiên đến trường của con. Mẹ thì nao nao, con thì háo hức. Con thì an giấc thanh thoát còn mẹ lại không ngủ được khi liên tưởng đến kí ức xa xôi ngày đầu tiên mẹ cùng bà ngoại đến trường. Mẹ luôn có những cảm xúc thật khó tả khi nghĩ đến ngày mai.
Trước đêm khai trường của con, người mẹ đã không ngủ được và báo cho con biết rằng rồi con sẽ hiểu nguyên nhân điều đó và thông báo cho con biết "vào một ngày kia, còn xa lắm ấy" con cũng sẽ không ngủ được. Cùng một khoảng không gian và thời gian nhưng người mẹ thì không ngủ được còn con thì an giấc như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Người mẹ thật giàu cảm xúc và suy tư. Nghệ thuật so sánh được tác giả vận dụng càng làm nồi bật tuổi ăn tuổi ngủ của cậu bé. Cùng với đó, càng làm nổi bật lên tâm trạng và hình ảnh người mẹ trong tác phẩm.
Mạch cảm xúc và suy nghĩ "Ngày mai con vào lớp Một" vẫn kéo dài trên trang văn. Cảm xúc và suy nghĩ của mẹ còn hình ảnh thì là của con. Từ sự việc hiện tại của con, mẹ lại liên tưởng đến quá khứ. Việc con chuẩn bị vào lớp Một mẹ liên tưởng đến việc con đi chơi xa. Việc chuẩn bị quần áo mới, sách vở mới, mọi thứ khiến con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường. Con cũng nóng lòng và háo hức "Nhưng cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không có một mối bận tâm nào khác ngoài chuyện sáng mai thức dậy cho kịp giờ". Điều đó có nghĩa là con chưa có một ấn tượng cụ thể nào về việc sắp trở thành cậu học sinh lớp Một. Qua lời kể của mẹ, ta thấy được sự chu đáo, yêu thương, đồng thời cũng rất thấu hiểu đứa con trai bé bỏng của mình.
Lý Lan viết tiếp "Mẹ lên giường và trằn trọc". Tại sao mẹ lại thế? Có phải mẹ lo cho con ngày đầu tiên đến trường không? Không "Bởi vì con đã đi học từ ba năm trước hồi mới ba tuổi vào lớp mẫu giáo con đã biết thế nào là trường, lớp, thầy, bạn. Ngay cả ngôi trường mới con cũng được làm quen từ những ngày hè" Trường lớp thầy bạn, con đã từng làm quen với khung cảnh ấy. Vả lại, mẹ đã chuẩn bị hết tất cả mọi thứ giúp con trước ngày khai trường. Những câu văn giải thích ấy có nhằm tô đậm thêm lí do "không ngủ được" của mẹ khi hễ cứ nhắm mắt lại là lại nghe tiếng đọc bài trầm bổng: "Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường lại rụng nhiều, mẹ tôi lại âu yếm nắm tay tôi đi trên con đường làng dài và hẹp. Có phải mẹ không ngủ được là do kí ức ấy lại hiện về? Đúng vậy kí ức ngày khai trường đã khiến mẹ không ngủ được. Kí ức ấy thật khó quên nhất là khi bên cạnh mẹ lại có con. "Mẹ còn nhớ sự nôn nao khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hoảng hốt khi cổng trường đóng lại". Đó là tâm trạng của mẹ trong khoảng thời gian ngắn, đúng là rất ngắn nhưng mẹ vẫn không quên. Mỗi năm cứ đến ngày tựu trường, những kỉ niệm ấy lại sống dậy khiến mẹ bâng khuâng. Một mình mẹ đã như vậy đối với kỉ niệm huống chi giờ đây còn có cả con ở bên cạnh nữa. Ngày mai, mẹ sẽ đóng vai bà ngoại như hồi trước còn con sẽ đóng vai mẹ. Mẹ đã không được học mẫu giáo như con trước khi vào lớp Một. "Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên được gặp thầy mới bạn mới". Như vậy có thể nói, mẹ giờ đây đang sống lại với những kí ức, những hoài niệm mà ngày xưa mẹ đã từng trải qua. Mẹ rất yêu thương con và mong muốn con sẽ được sống trọn vẹn trong chính khoảng thời gian đặc biệt này.
Trong khoảng thời gian không ngủ được ấy, mẹ nhớ ngày khai trường của mẹ hồi trước, so sánh với ngày khai trường của con. Dòng văn tâm sự vẫn được tiếp tục với không gian của ngày khai trường được mở rộng. Mẹ viết cho con về ngày khai trường ở Nhật Bản mà mẹ được biết. Đó là ngày lễ của toàn xã hội. Tất cả quan chức, người lớn đều chăm lo cho trẻ em. Từ đường phố cho tới các trường tiểu học đều được dọn sạch sẽ và trang trí cẩn thận như một ngày lễ lớn. Mọi người đều hớn hở đến trường dự lễ, riêng các quan chức còn gặp gỡ Ban giám hiệu, thầy cô giáo, và phụ huynh học sinh để lắng nghe những ý kiến của họ nhằm điều khiển kịp thời về chính sách giáo dục. "Bằng hành động đó họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ tương lai".
Và để chứng tỏ: "Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục đều ảnh hưởng đến thế hệ tương lai và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này". Người mẹ không chỉ thấu hiểu con mà còn là người biết tìm tòi, nâng cao kiến thức của bản thân để hướng dẫn con của mình. Mẹ thật tuyệt vời và đáng ngưỡng mộ.
Không chỉ có như vậy, mẹ như một người bạn tâm tình, trò chuyện cùng con và dùng tất cả kinh nghiệm sống của mình để giảng giải cho đứa con bé bỏng của mình. Mẹ muốn làm tăng thêm ấn tượng về ngày khai trường của con "mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến". Hai câu văn tự sự chứa cả tâm tư của mẹ. Và rồi đúc kết bằng tất cả kinh nghiệm, mẹ đã nói một câu: "bước qua cổng trường là cả một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Phải chăng đây là cảm xúc, kinh nghiệm của người mẹ cũng như của chính tác giả Lí Lan?
Bình tâm nghĩ lại, kể từ khi ngày đầu tiên đến trường, đúng là cả một thế giới kì diệu đã mở ra trước mắt em. Về giao tiếp: em gặp được nhiều bạn bè, thầy cô, xây dựng một tình cảm mới đầy yêu thương đoàn kết, sau tình cảm gia đình. Biết thêm nhiều hình thức giao tiếp, cách cư xử với mọi người. Về tri thức, em học được các môn khoa học tự nhiên, giải thích được các hiện tượng trong đời sống và mở rộng kiến thức của chính mình. Được hiểu biết về âm nhạc, được học vẽ, được tiếp xúc với cả máy tính và các công nghệ đặc biệt. Trường học quả là một điều thú vị.
http://thuthuat.taimienphi.vn/phan-h-nhan-vat-nguoi-me-trong-cong-truong-mo-ra-41514n.aspx
Người mẹ trong tác phẩm này thật tuyệt vời với bao phẩm chất đáng quý đáng trân trọng. Mẹ không trực tiếp nói với con hay với một ai khác mà là với tất cả. Tác phẩm như một bức thư được viết bằng lối văn tự sự, trữ tình gửi tới người đọc về tầm quan trọng của giáo dục đối với tương lai mỗi người, mỗi đất nước và mỗi xã hội.
Tre gia kho uon
Tre gia la ba lim
Co tre moi cho vay hom tranh
Tre gia mang moc
Tre non de uon
Tre gia nhieu nguoi chuong,nguoi gia ai chuong lam chi
Toc re tre
Tình bạn là một thứ tình cảm tốt đẹp, không thể thiếu trong cuộc sống, bạn bè giúp đỡ ta, động viên khích lệ ta vượt qua khó khăn trong cuộc sống, chia sẻ mọi niềm vui nỗi buồn cùng ta. Ai cũng có rất nhiều bạn, nhưng chỉ có một hoặc một vài người bạn thân. Em cũng vậy, đến đây em muốn nói tới Thanh – cô bạn thân nhất của em.
Thanh và em đã học cùng nhau từ hồi lớp Ba và đến bây giờ khi đã học lớp Bẩy hai đứa vẫn học chung một lớp với nhau. Đã gọi là bạn thân thì mức độ thân thiết sẽ hơn rất nhiều những người bạn khác, ban đầu chúng em cũng là những người bạn bình thường như bao người bạn khác, em vốn là một cô bé ít nói, ít nói chuyện với các bạn trong lớp, trong khi đó Thanh là lớp trưởng của lớp, học rất giỏi và tham gia rất nhiệt tình các hoạt động của Đội của trường.
Thế rồi một hôm em bị ốm nặng, phải nghỉ học mất một tuần, Thanh đã thường xuyên đến nhà thăm em và chép bài giúp em đồng thời giảng bài cho em để em nắm được những bài học trên lớp. Và chúng em bắt đầu thân nhau từ hồi đó, qua việc này em cảm nhận được rằng Thanh rất quan tâm đến người khác, không phải vì trách nhiệm của một lớp trưởng mà vốn dĩ Thanh đã là một người như vậy. Một lần, cô giáo phát động phong trào “Đôi bạn cùng tiến”, Thanh xung phong sẽ ghép thành đôi với em, vì lực học của em cũng khá kém, thế rồi chúng em được cô giáo chuyển chỗ cho ngồi cạnh nhau, tình bạn của hai đứa càng ngày càng trở nên thân thiết.
Em thường xuyên đến nhà Thanh để làm bài tập, đến nhà bạn ấy mới biết không chỉ học giỏi mà Thanh còn rất hiếu thảo với bố mẹ, tuy còn nhỏ tuổi nhưng ngoài giờ học trên lớp Thanh còn giúp đỡ bố mẹ làm một số việc nhà. Chỉ trong một thời gian, lực học của em đã khá hơn rất nhiều và em cũng hòa đồng hơn, tham gia hoạt động của trường nhiều hơn. Từ đấy đến bây giờ, khi đã học lớp Bẩy chúng em vẫn là một đôi bạn thân thiết, chúng em hay đến nhà nhau chơi, bố mẹ em rất quý Thanh và ngược lại bố mẹ em cũng vậy. Bố mẹ hai đứa rất vui vì con mình có một tình bạn đẹp như thế, cùng giúp đỡ nhau trong học tập. Như thế là tình bạn của hai đứa em đã được bốn năm, tuy không phải là một thời gian dài nhưng cũng đủ để chúng em hiểu về tính cách của nhau.
Thỉnh thoảng tuy có những cãi vã giận hờn nhưng chỉ một thời gian ngắn là hết và chúng em lại thân thiết như ban đầu. Em rất thích vẽ nên ước mơ trở thành một nhà thiết kế thời trang, còn Thanh, bạn ấy ước mơ trở thành một cô giáo dạy Văn. Và chúng em đang cố gắng hết sức mình để thực hiện ước mơ của riêng mình. Không biết mỗi khi lên lớp mới chúng em có được học cùng nhau nữa không, nhưng cho dù không được học cùng nhau nữa thì tình bạn của hai đứa vẫn vậy. Như câu thơ: “Đã là bạn suốt đời là bạn/ Đừng như sông lúc cạn lúc bồi”. Mỗi khi một trong hai đứa có truyện không vui, thì lại tìm đến đứa kia để kể lể, tìm nguồn động viên, khích lệ.
Thanh là một người bạn tốt và tình bạn của em rất thân thiết. Cuộc sống còn rất nhiều điều đổi thay nhưng mong rằng tình bạn của chúng em sẽ mãi thân thiết như vậy.
Từ khi bước chân vào môi trường học đường, tôi đã được làm quen và tiếp xúc với rất nhiều bạn bè. Mỗi người bạn có một vẻ khác nhau và đối với mỗi người tôi lại dành cho họ những tình cảm quý mến khác nhau. Nhưng trong rất nhiều những người bạn mà tôi quý mến ấy, người bạn mà tôi yêu quý nhất , người luôn đồng hành với tôi trong mọi niềm vui, nỗi buồn , không thể có từ nào thích hợp hơn hai tiếng “bạn thân’ để nói về bạn, đó là Minh Anh. Minh Anh học cùng với tôi ngay từ những ngày đầu cắp sách đến trường. Tôi và bạn chơi với nhau cũng từ những ngày đó, nhưng để trở thành bạn thân thì tôi không nhớ rõ từ khi nào nữa. Tôi chỉ biết rằng hằng ngày chúng tôi đèo nhau đi học trên một chiếc xe đạp và có tâm sự trong lòng thì người đầu tiên tôi tìm đến là Minh Anh. Minh Anh trong mắt tôi là một cô bạn hết sức dễ thương và đáng mến. Bạn có đôi mắt to, khuôn mặt thanh tú với điểm nhấn là cái mũi dọc dừa xinh xinh. Nhưng có lẽ trong muôn vàn những thứ đáng chú ý ấy thìgây ấn tượng với tôi hơn cả là vầng trán cao biểu lộ sự thông minh, lanh lợi của bạn. Minh Anh học rất giỏi, bạn lại là cây văn nghệ xuất sắc của lớp. Mỗi lần lớp có chương trình văn nghệ thì bạn là người tư tin xung phong đầu tiên. Tôi và các bạn trong lớp đều rất thích nghe Minh Anh hát. Mỗi khi tới lượt bạn biểu diễn thì trong lớp dường như không có lấy một âm thanh nào khác ngoài tiếng hát trong trẻo như chim sơn ca của bạn. Tiếng hát ấy như xua tan hết mọi mệt nhọc sau mỗi giờ Văn, giờ Toán căng thẳng. Tôi quý Minh Anh lắm,may mắn nhất của tôi có lẽ là được làm bạn thân của bạn. Tôi còn tự hào vì có người bạn thân luôn nhiệt tình giúp đỡ người khác như Minh Anh. Trong lớp, dù chỉ chơi thân với tôi nhưng không có nghĩa là bạn không hòa đồng với mọi người. Nhắc đến Minh Anh, không ai có thể quênđược hình ảnh cô lớp phó học tập gương mẫu. Nhìn khuôn mặt bạn lấm tấm mồ hôi mà vẫn say sưa giảng lại mấy bài tập khó cho các bạn trong lớp, tôi càng thêm khâm phục và yêu quý bạn hơn. Nhiều lúc chúng tôi cứ ngỡ Minh Anh chính là cô giáo nhỏ của mình. Dáng người nhanh nhẹn với nụ cười luôn thường trực trên môi cũng không che lấp được hoàn cảnh khó khăn của bạn. Nhà Minh Anh không khá giả lắm. Lại là chị lớn trong gia đình nên hàng ngày bạn phải phụ giúp ba mẹ trông nom quán ăn nhỏ. Thời g ian dành cho việc học không có nhiều mà bạn vẫn học rất giỏi, tôi hiểu bạn đã khéo léo biết bao trong việc sắp xếp một thời gian biểu phù hợp. Thương biết bao nhiêu cái dáng h ình nhỏ bé mà vẫn nhanh nhẹn bưng đồ ăn cho khách của bạn. Những lúc chúng tôi tới quán, dù mệt nhọc, Minh Anh vẫn rất hồ hởi. Có lần bạn cười bảo: “phụ quán cũng có thú vui của nó, bây giờ nếu bảo mình nghỉ làm chắc mình không chịu được đâu”. Tôi càng yêu hơn cái nghị lực phi thường của bạn. Dù bận rộn là vậy mà Minh Anh vẫn dành thời gian giúp đỡ tôi trong học tập. Có một lần tôi bị bệnh nằm ở nhà cả tuần, vậy là cả tuần Minh Anh chép bài rồi lại qua giảng bài cho tôi. Bạn muốn chắc chắn rằng sau một tuần nằm giường bệnh, khi đi học trở lại, tô i vẫn theo kịp tiến độ của lớp. Tôi biết ơn Minh Anh nhiều lắm. Lúc nào tôi cũng tự nhủ phải thật cố gắng để đáp lại xứng đáng những gì mà bạn đem lại cho tôi. Tôi hi vọng sẽ mãi mãi được chơi cùng, học cùng với Minh Anh. Có bạn là bạn thân, tôi biết tôi ngày càng sống tốt và hoàn thiện mình hơn. Cảm ơn cuộc đời đã ban tặng cho tôi người bạn tuyệt vời như vậy. Chìm trong hạnh phúc của tình bạn, tôi không quên phải luôn cố gắng để gìn giữ và làm cho tình bạn ấy ngày càng bền vững và thắm thiết hơn
Bài 16:
a: Ta có: \(P=\left(\dfrac{\sqrt{a}+1}{\sqrt{ab}+1}+\dfrac{\sqrt{ab}+\sqrt{a}}{\sqrt{ab}-1}-1\right):\left(\dfrac{\sqrt{a}+1}{\sqrt{ab}+1}-\dfrac{\sqrt{ab}+\sqrt{a}}{\sqrt{ab}-1}+1\right)\)
\(=\dfrac{a\sqrt{b}-\sqrt{a}+\sqrt{ab}-1+ab+\sqrt{ab}+a\sqrt{b}+\sqrt{a}-ab+1}{\left(\sqrt{ab}+1\right)\left(\sqrt{ab}-1\right)}:\dfrac{a\sqrt{b}-\sqrt{a}+\sqrt{ab}-1-ab-\sqrt{ab}-a\sqrt{b}-\sqrt{a}+ab-1}{\left(\sqrt{ab}+1\right)\left(\sqrt{ab}-1\right)}\)
\(=\dfrac{2a\sqrt{b}+2\sqrt{ab}}{-2\sqrt{a}-2}\)
\(=\dfrac{2\sqrt{ab}\left(\sqrt{a}+1\right)}{-2\left(\sqrt{a}+1\right)}\)
\(=-\sqrt{ab}\)
VD1: Ông đã chết ngày hôm qua.
-> Ông ấy đã ra đi ngày hôm qua.
VD2: Bạn học sinh này học thật dốt.
-> Bạn học sinh này học không được tốt.
VD3: Bạn phải thân thiện với mọi người xung quanh.
-> Bạn nên thân thiện với mọi người xung quanh.
Chiếu dời đô là 1 đoạn văn được Ngô Sĩ Liên ghi lại sớm nhất ở thế kỉ XV trong sách Đại Việt sử kí toàn văn thư, bài văn này được cho rằng vua Lý Thái Tổ ban hành vào mùa xuân 1010 để chuyển kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư(Ninh Bình) ra thành Đại La(Hà Nội)
Chiếu dời đô hay Thiên đô chiếu là một đoạn văn được Ngô Sĩ Liên ghi lại sớm nhất ở thế kỷ XV trong sách Đại Việt sử ký toàn thư, bài văn này được cho rằng do vua Lý Thái Tổ ban hành vào mùa xuân năm 1010 để chuyển kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (Hà Nội). Theo ý kiến GS Trần Quốc Vượng, Chiếu dời đô đã khẳng định được vai trò của kinh đô Thăng Long,là tác phẩm khai sáng văn học triều Lý. Tuy nhiên, chiếu dời đô chưa nêu bật được tinh thần dân tộcvà khát vọng độc lập, hơn nữa ngôn ngữ sử dụng trong văn bản này mang đượm màu sắc dị đoan, phong thủy.