Hãy viết một bài văn tả về người ông của em .
giúp mình nhé ngày mai lớp mình hội giải rồi .
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
In the life of every human being, we must always have friends who help us overcome difficulties and side by side when having fun and sad things. I am not an exception, there is also a close friend who always shares and helps me when I have difficulties. Kha - that's my best friend's name.
Kha this year is her age, also ten years old. Kha has white skin chicken eggs peeled and slim figure. When you come to class, you will be neatly dressed in a white uniform with black pants, and long hair will be neatly tied behind your neck. Kha has a plump face and talking eyes. Your eyes are big and sparkling with a smile always curved a crescent moon, it is knowing how to laugh, sharing every time you are sad and cheering whenever you have fun. The voice of Kha is as clear as the sound of a golden bird every morning, so don't assume that the voice will be sour. Because that voice is very inspiring and extremely attractive. Kha often tells us the ghost stories she knows, with an attractive thrilling voice, which always makes us scream every time we reach the climax. In exchange for a small laugh, it was the frightened face of our children.
Honestly, I did not Kha at first because people who were good at school and good at singing also sang well. Not only that, my parents are very arrogant in comparison with Kha, so I feel very frustrated and embarrassed because no child s to be compared to their friends by their parents, especially while the child He doesn't that girl anymore. And maybe I will still hate Kha so if it doesn't happen that time.
That day was a cold winter morning, every wind whistled in the window and made me tremble. Somehow, the afternoon before I was still healthy, I ran from the field to the end of the game playing a chase with my brother who got sick the next day. I was tired and opened my eyes wide, staring at the dark gray sky outside the doorway, thinking of a way to go to class without disturbing anyone. In the winter, I turned into a lazy sleeper, so I was always the one who woke up late. My parents often have breakfast with my brother and go to school and go to work as a child so I will have breakfast later and go to school myself. If not today, my brother's school will be volunteering, so I have to leave early, otherwise I will not let you go to school this. I was about to step down from the bed when I was headache, when I heard the sound of Hope coming from outside:
- Lan, you don't go now that you're late to learn!
I want to tell her loudly that I am sick but my words can't get out of my throat. Waiting for me to see no one responding, I saw that my house's light was on, and she entered the house curiously, not forgetting the sentence: "I beg your permission." Entering her room, she panicked and ran in, touching her face and touching her forehead:
- You have a fever, why don't you call me in, where are your parents, where is your brother?
- Dad ... mom ... I ... go to work. Also ... and my brother went to volunteer ... cough ..
- Have you eaten breakfast yet? Then there is a medicine in your house, so I'll just go and get it.
Looking at the form of its fever and anxiety, I was surprised, so long ago I thought that Kha did not me, but when I was sick, I was so worried. Naturally I feel I'm a bad friend, don't realize how good Kha is but just follow my own thoughts and hate you. I was embarrassed to receive help from you and was happy to have a good friend Kha. After cooking porridge for you to eat, you also help me take medicine and call for permission for both of us to take a break because taking care of you has made you late for school.
From that day on, Kha also went to the house to give lessons to me, so that I could catch up with my friends when I went back to school without the help of tutors or teachers. Although I used to play and neglect my homework but after the memory, I paid more attention and improved my score, so my teachers and my parents were very happy. It was all thanks to the devotion of Kha, the end of the first semester, and we were ranked in the top 10 of the class and praised by the teachers as a couple of friends!
I really love my best friend and hope that our friendship will also tighten over time so that I can save my childhood memories when I'm with friends and family.
k mình nha!!
My best friend is Lan Anh.She is shoter than me. She has a long hair and beautiful.She is very beautiful,too.Her eyes is round and black .Her favourite subject is Art and her favourite sport is tennis. Every day, she is skipping with me and Ly.We are nine years old. Her birthday is on the third of November.Lan Anh is my best friend.
MÌNH CHỈ GIÚP LÀM GIÀN Ý THÔI NHÉ!!!
I Mở bài:
- Giới thiệu về ngày đầu tiên đi học.
II. Thân bài:
1. Trước ngày khai giảng:
- Trước ngày đi học, tôi được mẹ mua quần áo mới, tập sách mới. Lòng nôn nao không ngủ được.
- Trằn trọc, rồi lại ngồi dậy mân mê chiếc cặp mới và những quyển tập còn thơm mùi giấy.
2. Trên đường đến trường:
- Chỉnh tề trong bộ đồng phục áo trắng quần xanh, đội nón lúp xúp đi bên cạnh mẹ.
- Bầu trời buổi sớm mai trong xanh, cao vòi vọi, vài tia nắng xuyên qua cành cây, tán lá. Vài chú chim chuyền cành hót líu lo.
- Hàng quán hai bên đường đã dọn ra, buôn bán nhộn nhịp.
- Có nhiều anh chị học sinh với khăn quàng đỏ trên vai, tươi cười đi đến trường.
- Hôm ấy là ngày tổng khai giảng năm học mới nên phụ huynh đưa con đến trường thật đông.
- Tôi trông thấy vài anh chị trong xóm, các bạn học mẫu giáo chung cũng được ba mẹ đưa đến trường.
- Cảnh vật quen thuộc mọi ngày sao hôm nay thấy khác lạ.
- Lòng tôi hồi hộp pha lẫn cảm giác e ngại rụt rè khi gần đến cổng trường tiểu học.
3. Vào sân trường:
- Ngôi trường bề thế, khang trang hơn trường mẫu giáo nhiều.
- Trước cổng trường được treo một tấm băng rôn màu đỏ có dòng chữ : “Chào mừng năm học mới”.
- Sân trường thật nhộn nhịp với cờ, học sinh, phụ huynh, giáo viên,…trông ai cũng tươi vui, quần áo tươm tất.
- Các anh chị lớp lớn vui mừng tíu tít trò chuyện với nhau
- Các bạn nhỏ rụt rè, khóc lóc.
- Một hồi trống vang lên, theo hướng dẫn của một thầy(cô) giáo các anh chị nhanh chóng xếp hàng vào lớp. Chỉ có lũ học trò lớp một là bối rối không biết phải làm gì.
- Thầy hiệu trưởng bước lên bục đọc lời khai giảng năm học mới.
- Sau đó giáo viên chủ nhiệm dẫn chúng tôi vào lớp. Tôi ngoái lại tìm mẹ, chân ngập ngừng không muốn bước. Mẹ phải dỗ dành an ủi.
4. Vào lớp học:
- Ngồi vào chỗ, đón nhận giờ học đầu tiên. (Ấn tượng sâu đậm về tâm trạng vừa bỡ ngỡ vừa sợ sệt, hồi hộp, gần gũi và tự tin,..).
- Mùi vôi mới, bàn ghế sạch sẽ …
- Quan sát khung cảnh lớp học
III.kết bài
cảm nghĩ về ngày đầu tiên đi học
Thời học sinh là quãng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Chính vì vậy, những kỉ niệm gắn bó với tuổi thần tiên ấy cũng sẽ không bao giờ phai nhạt trong tâm khảm chúng ta. Và với tôi, mà không, với rất nhiều người nữa, ngày khai trường đầu tiên sẽ là hồi ức tươi đẹp nhất, để lại ấn tượng sâu sắc nhất.
Còn với tôi, đó là một buổi sáng mùa thu trời trong xanh. Mẹ gọi tôi dậy từ sáng sớm, rồi lại tất bật chuẩn bị cho tôi; nào quần áo đồng phục, sách vở, rồi nấu ăn sáng cho cả nhà. Nhìn mẹ bận rộn như vậy, tôi thầm tự nhủ mình phải vệ sinh thật nhanh chóng để mẹ không phải nhắc nhở. Ấy vậy mà cứ một lúc mẹ lại giục tôi “Quỳnh ơi! Nhanh lên nào không lại muộn giờ mất!”. Lúc ấy, tôi nghĩ thầm, chắc khai trường sẽ có rất nhiều chú công an, nếu mình đi muộn, mẹ sợ mình sẽ bị các chú ấy bắt nên phải thúc tôi như vậy. Thế nên tôi quáng quàng cả lên, ăn vội mấy miếng cơm rang và lúc này, người giục mẹ tôi chở đi khai giảng sớm lại chính là tôi. Mẹ cười đôn hậu và dịu dàng nói: “Cứ ăn từ từ thôi con ạ, còn sớm mà, ăn cho no đã”. Rồi tới lượt bố tôi chậm rãi nói “Hôm nay con đã là học sinh lớp một rồi, phải ngoan và biết nghe lời mọi người hơn nữa, không còn nhõng nhẽo, làm nũng bố mẹ như các em bé nữa nghe chưa! Trong lớp con phải cố gắng nghe cô giáo giảng bài, cố gắng tập đọc, tập viết, dành được nhiều điểm 10, con có hứa với bố không?” Tôi lí nhí đáp: “Dạ, có ạ!” Tôi chào bố và ra sân lên xe, mẹ chở tới trường. Con đường hôm nay thật đông đúc và nhôn nhịp, tôi nghe mẹ bảo, hôm nay, các bạn, các anh, các chị cũng đi khai giảng như tôi. Tôi thích thú và tò mò về ngôi trường mới, không còn sợ chú công an như lúc ở nhà nữa. Tới rồi! Ngôi trường mới của tôi. Ôi! Đẹp quá! Tôi thốt lên trong niềm sung sướng. Ngôi trường rộng rãi và khang trang, trong sân trường có cả một hồ nước trong vắt và vườn cây với đủ các loài hoa. Đến chỗ nào tôi cũng chỉ cho mẹ những phát hiện mới của mình.
Tới sân trường, tôi được mẹ dẫn vào hàng của lớp 1A2. Chúng tôi, những cô bé, cậu bé học trò lớp 1 bước vào lễ chào cờ đầu tiên. Tôi thắc mắc không hiểu sao trên cổ của các anh chị lớp lớn, ai cũng đều đeo chiếc khăn màu đỏ. Về sau tôi được mẹ giải thích, nếu tôi cố gắng học tập và đạt kết quả cao sẽ được kết nạp làm đội viên đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và cũng sẽ được đeo khăn quàng đỏ như các anh chị ấy. Sau khi kết thúc nghi lễ chào cờ, cô hiệu trưởng lên nhắc nhở và căn dặn học sinh nhiệm vụ năm học mới. Khi cô đánh những tiếng trống đầu tiên, cũng là lúc từng chùm bóng bay sặc sỡ được thả lên trời. Buổi lễ kết thúc và chúng tôi trở về lớp. Bất chợt, tôi nhận ra mẹ, mẹ đâu rồi! Tôi hoảng hốt đảo mắt khắp sân trường, vẫn không thấy mẹ đâu. Tôi òa lên khóc nức nở. Bỗng tôi nhận thấy có một bàn tay đặt lên vai mình, sau đó là giọng nói nhẹ nhàng “Em ở lớp nào? Sao đứng ở đây khóc mà không vào lớp đi?” Tôi ngước mắt lên, một chị lớn tuổi hơn tôi, dáng cao gầy, tóc thắt hai bên. Tôi vừa nói, giọng nói nghẹn ngào trong tiếng khóc: “Em…em học lớp 1A2. Em chẳng thấy mẹ ở đâu cả hu …hu…”. Chị phì cười rồi nói: “Em bé ngốc, chắc mẹ em về rồi, em vào lớp đi, khi nào học xong thì mẹ sẽ tới đón”. Tôi ngây thơ hỏi chị : “Chị ơi, thế lúc nào học xong hả chị? Em nghe chị hàng xóm bảo phải học 12 năm cơ, thế lúc nào em lớn em mới được gặp mẹ à chị? À chị ơi, em không biết lớp 1A2 ”. “Không phải đâu em à, em học từ bây giờ đến buổi trưa, mẹ sẽ đến đón”, vừa nói chị vừa dẫn tôi tới một phòng học. “Đây là lớp 1A2, em cố gắng học tập tốt nhé! Thôi chào em. Chị cũng phải về lớp đây!”. Nói rồi chị chạy đi, thoắt cái đã không còn thấy chị đâu nữa. Mãi về sau này tôi mới phát hiện , mình chưa hỏi tên chị, nhưng cái hình ảnh cao gầy và mái tóc thắt bím hai bên của chị đã để lại ấn tượng không bao giờ quên trong tôi.
Tôi bước vào lớp, một cảm giác thật khó tả: lạ lẫm, bỡ ngỡ và đôi chút lo sợ. Cô giáo sắp xếp chỗ ngồi cho chúng tôi thật nhanh chóng. Chỉ đến khi đã yên vị trong chỗ ngồi mới, tôi mới có dịp quan sát lớp học , cô giáo và những người bạn mới. Cảm giác xa lạ biến đi đâu mất, cô giáo nhắc chúng tôi lấy sách vở viết bài tập viết đầu tiên. Không gian trở nên vắng lặng. Sân trường vừa đông đúc, nhộn nhịp là thế, giờ đã không còn một bóng người. Giờ đây, tôi chỉ còn nghe thấy tiếng lích chích của vài chú chim non và tiếng đọc bài của cô giáo… Ngày đầu tiên ấy đã trôi qua, nhưng những cảm xúc sẽ không bao giờ mờ phai, và với tôi, cái ngày đầu tiên ấy như chỉ mới là ngày hôm qua mà thôi , những vui , buồn, hạnh phúc, thích thú, bỡ ngỡ, lo sợ trong ngày đầu tới lớp là những dư âm tới tận mai sau.
Tham khảo:
…ngày…. tháng…. năm
Đức Anh thân mến!
Chúng mình xa nhau thấm thoắt đã nửa năm rồi đấy nhỉ? Nhớ bạn quá, mình viết thư cho bạn đây. Trước hết, cho mình gửi lời hỏi thăm sức khoẻ đến hai bác và bé Quỳnh Nga nhé! Còn bạn, từ ngày chuyển về Hà Nội, việc học hành đã ổn định hẳn chưa? Có được mấy người bạn mới rồi?
Bây giờ, mình sẽ kể về tình hình lớp cũ, trường cũ cho bạn nghe. Rất vui là lớp 3A của chúng mình, năm nay có mặt đầy đủ ở lớp 4A. Vui hơn nữa là cô Thuỷ tiếp tục làm chủ nhiệm nên cô hiểu rất rõ về từng học sinh, nhờ vậy mà sự giúp đỡ của cô rất có hiệu quả. Tổ 2 của chúng mình không còn bạn nào yếu kém nữa. Không khí thi đua học tập sôi nổi hẳn và điều đáng mừng hơn cả là 10 bạn tổ viên đều đã được kết nạp vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Riêng mình, học kì I vừa qua cũng đạt được điểm khá cao về tất cả các môn. Mình cũng đoạt được giải Nhì trong hội thi vở sạch chữ đẹp của trường. Hè này, bạn nhớ về quê chơi nhé! Chúng mình sẽ lại cùng nhau lên đê thả diều và bắt dế. Bạn bè gặp nhau, chắc là vui lắm đấy!
Thư đã dài, mình dừng bút ở đây. Chúc bạn và gia đình vui vẻ, gặp nhiều may mắn!
Bạn thân
...
Năm nay, trường em được Sở Giáo dục cấp một số kinh phí sửa sang lại các lớp học và xây thêm một số phòng học mới. Chúng em vinh dự được học ở lớp mới với những bộ bàn ghế hai chỗ ngồi thật xinh xắn và tiện lợi.
Bàn học của chúng em được làm bằng chất liệu gỗ ván ép cao cấp. Mặt bàn được lợp một lớp dầu bóng trông mới đẹp làm sao! Em ngồi tì lên mặt bàn thấy mát lạnh và thơm thơm mùi gỗ mới. Mặt bàn rộng khoảng sáu mươi phân và dài độ một mét rưỡi nên ngồi học rất thoải mái. Kiểu bàn mới bây giờ không làm nghiêng thoai thoải như trước đây mà tạo thành một mặt phẳng song song với mặt đất và rất vừa với tầm ngồi viết, không phải ngóng lên hay gò lưng lại gò bó như kiểu bàn năm chỗ ngồi. Nó gọn và nhẹ tạo điều kiện để chúng em xê dịch hoặc sắp xếp lại theo yêu cầu của từng tiết học, tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Phía trước mặt bàn, người ta khoét một rãnh khuyết chỗ chúng em để bút khỏi bị lăn xuống đất. Ở dưới mặt bàn người ta chia ra hai ngăn vừa đủ để chúng em bỏ cặp vào thoải mái gọn gàng. Cái ghế hai chỗ ngồi cũng thật là đẹp, cũng bóng loáng như mặt bàn. Nó rất nhẹ, mỗi đứa chúng em chỉ cần cầm một tay cũng có thể nhấc lên, không phải như loại ghế năm chỗ ngồi, muốn di chuyển đi đâu, phải ba, bốn đứa ì à ì ạch mới nhấc được. Vì vậy, được trang bị bộ bàn ghế mới, chúng em rất phấn khởi. Buổi sinh hoạt lóp lần nào, cô giáo chúng em cũng đều căn dặn: “cần giữ gìn và bảo vệ bàn ghế cho sạch đẹp, không vẽ bậy, cào xước làm hỏng mặt bàn. Đó là ý thức trách nhiệm bảo vệ của công của mỗi học sinh.
Năm nay em đã lên lớp Bốn. Do em phải học bài và làm nhiều bài tập về nhà, bố mẹ đã sắp xếp cho em một góc học tập ngăn nắp, thoáng mát. Đặc biệt hơn cả là cái bàn học xinh xắn đặt kề cửa sổ nhìn ra vườn cây xanh rợp bóng.
Bàn được làm bằng gỗ tạp, chưa phải là gỗ tốt nhưng nhờ được đánh véc-ni nên rất bóng loáng, cùng màu nâu sẫm như ghế và giá sách. Mặt bàn hình chữ nhật, bề dài đúng một sải tay em, bề rộng vừa đủ ba gang, hơi xuôi về phía em đặt ghế, tạo tư thế thoải mái khi em ngồi viết. Độ bóng của véc-ni càng làm nổi rõ những đường vân gỗ rất đẹp. Mép bàn phía trước có một đường rảnh dài, lõm xuống giúp em đựng bút, thước, tẩy... khỏi bị lăn xuống theo độ dốc của bàn. Bên dưới mặt bàn là một ngăn hộc khá rộng, em có thể kéo ra đóng vào dễ dàng khi nắm vào cái tay cầm bằng sắt. Trong ngăn hộc này, em đựng dụng cụ học môn kĩ thuật, bộ đò dùng học toán, nhiều hộp phấn viết bảng trắng lẫn màu, thậm chí có cả mớ dây thun tết hình con rết, nắm sỏi tròn để chơi ô quan... Bốn chân bàn là những thanh gỗ vuông to và cứng cáp, các góc mép được bào nhẵn. Ba thanh gỗ dẹp hơn đóng thành hình chữ H ở chân bàn phía gần mặt đất giữ cho các chân bàn được vững vàng chắc chắn hơn.
Mỗi khi học xong em thường thu dọn sách vở và các thứ trên mặt bàn cho gọn ghẽ rồi lau bàn bằng khăn vải mềm. Không bao giờ em lơ đễnh hay cố ý viết, vẽ bậy lên mặt bàn. Vì vậy mà dùng đã nửa năm bàn vẫn còn mới.
Em yêu quý cái bàn này lắm bởi ngày nào nó cũng cùng em học tập miệt mài. Áp má lên mặt bàn, em nghe mát rượi như có ngọn gió nào thổi từ khu rừng xa xưa nơi cây gỗ này sinh sống. Em tưởng như nghe được lời gió thì thầm nhắc nhở: "Cô chủ ơi, gắng học lên! Chúng tôi tin tưởng nhiều ở cô đấy nhé!".
Tả con đường vào buổi sáng
Con đường vào buổi sáng thật náo nhiệt , vui tươi . Bầu trời bỗng xuất hiện một vầng hồng . Ông mặt trời vén màn mây nhoẻn miệng cười với vạn vật .Nắng hồng tươi thoa phấn lên mặt đường , gió nhè nhẹ thổi . Con đường cựa mình tỉnh giấc . Hai bên đường , cây cối xanh tươi , mướt mát . Làn sương tan dần , làm đọng lại trên những chiếc lá là những hạt sương long lanh như pha lê . Trên vòm cây , họ hàng nhà chị chích bông lích cha lích chích . Không gian thoáng đãng , trong trẻo . Mấy khóm hoa cũng thi nhau khoe sắc . Xe cộ đi lại tấp nập ngược xuôi . Đi đầu là anh công -tơ - nơ lực lưỡng , vạm vỡ . Theo sau là bác xe khách lạch cạch . Nhưng nhỏ nhắn nhất là bác xe đạp . Mấy bác bán hàng rong tiếng nói tiếng cười rôm rả . Mấy bạn học sinh gọi nhau í ới đi học . Mấy chú công nhân hối hả vào ca . Tất cả làm cho con đường hiện lên đầy sức sống mãnh liệt
Chúc bạn học tốt !!!
Qua các cấp học cũng như qua các lớp thì em lại có thêm rất nhiều những người bạn thân thiết, đó là những con người mà em sẽ sẻ chia những buồn vui của cuộc sống cũng như cùng giúp đỡ nhau trong hoạt động học tập. Một trong số những người bạn mà em yêu mến nhất, thân thiết với em nhất đó chính là Quỳnh Phương. Phương không chỉ là người bạn em yêu quý nhất mà còn là người em ngưỡng mộ nhất, bởi Phương không chỉ học giỏi mà bạn ấy còn rất tốt bụng, thường xuyên giúp đỡ những bạn bè trong lớp.
Em và Quỳnh Phương học cùng nhau từ năm lớp một và đến nay, khi đã trở thành học sinh lớp năm thì chúng em vẫn học cùng nhau, có khác thì đó chính là tình bạn giữa em và Phương ngày càng thân thiết, chúng em không chỉ cùng giúp đỡ nhau trong học tập mà chúng em còn sẻ chia, tâm sự những niềm vui, nỗi buồn cũng như những khó khăn trong cuộc sống. Lúc mới bước chân vào lớp một, em và Phương không hề quen biết nhau, chúng em đều vô cùng lạ lẫm với một không gian hoàn toàn mới, làm quen với những người bạn mới, mà trước đó chúng em không hề quen biết.Ngay từ buổi học đầu tiên, khi cô giáo chủ nhiệm bắt đầu sắp xếp chỗ ngồi cho các bạn trong lớp, thì em và Phương đã được xếp cùng ngồi một bàn. Có lẽ còn lạ lẫm nên chúng em lúc ấy cũng không nói chuyện nhiều với nhau, ngay cả tên em cũng không nhớ rõ bạn ấy tên là gì. Có một kỉ niệm mà em nhớ mãi, đó cũng là cột mốc đánh dấu tình bạn thân thiết của em và Phương. Hôm ấy là tiết chính tả, chúng em đang ngồi nắn nót viết từng chữ ngay ngắn, và sau buổi cô giáo của em sẽ thu vở và chấm điểm. Khi em đang viết thì bút máy của em hết mực, mà lọ mực thì em lại để quên ở nhà nên không thể viết tiếp.Lúc ấy em thực sự không biết phải làm như thế nào, nếu như không có bút viết thì em sợ sẽ bị cô trách phạt. Trong lúc đang loay hoay, lo lắng ấy thì Phương đã đưa cho em một chiếc bút máy của bạn ấy, bạn ấy nói hãy dùng bút của bạn ấy mà dùng, em lo lắng hỏi nếu em dùng bút của Phương thì Phương sẽ viết như thế nào. Lúc ấy thì Phương đã cười với em một nụ cười thật đẹp, bạn ấy nói không cần lo lắng, vì bạn ấy còn một chiếc bút nữa. Lúc bấy giờ em đã rất cảm động và cũng biết ơn Phương nữa.
Nhờ có chiếc bút của Phương mà bài viết chính tả hôm ấy của em đã hoàn thành, và khi trả bài thì cả em và Phương đều được điểm cao nhất, đó là điểm mười. Chúng em đã rất vui mừng, và cũng từ buổi sáng ngày hôm ấy, em và Phương đã trở tành những người bạn rất tốt của nhau. Em cũng rất vui vì có một người bạn tốt bụng như Phương.
Qua các cấp học cũng như qua các lớp thì em lại có thêm rất nhiều những người bạn thân thiết, đó là những con người mà em sẽ sẻ chia những buồn vui của cuộc sống cũng như cùng giúp đỡ nhau trong hoạt động học tập. Một trong số những người bạn mà em yêu mến nhất, thân thiết với em nhất đó chính là Quỳnh Phương. Phương không chỉ là người bạn em yêu quý nhất mà còn là người em ngưỡng mộ nhất, bởi Phương không chỉ học giỏi mà bạn ấy còn rất tốt bụng, thường xuyên giúp đỡ những bạn bè trong lớp.
Em và Quỳnh Phương học cùng nhau từ năm lớp một và đến nay, khi đã trở thành học sinh lớp năm thì chúng em vẫn học cùng nhau, có khác thì đó chính là tình bạn giữa em và Phương ngày càng thân thiết, chúng em không chỉ cùng giúp đỡ nhau trong học tập mà chúng em còn sẻ chia, tâm sự những niềm vui, nỗi buồn cũng như những khó khăn trong cuộc sống. Lúc mới bước chân vào lớp một, em và Phương không hề quen biết nhau, chúng em đều vô cùng lạ lẫm với một không gian hoàn toàn mới, làm quen với những người bạn mới, mà trước đó chúng em không hề quen biết
Ngay từ buổi học đầu tiên, khi cô giáo chủ nhiệm bắt đầu sắp xếp chỗ ngồi cho các bạn trong lớp, thì em và Phương đã được xếp cùng ngồi một bàn. Có lẽ còn lạ lẫm nên chúng em lúc ấy cũng không nói chuyện nhiều với nhau, ngay cả tên em cũng không nhớ rõ bạn ấy tên là gì. Có một kỉ niệm mà em nhớ mãi, đó cũng là cột mốc đánh dấu tình bạn thân thiết của em và Phương. Hôm ấy là tiết chính tả, chúng em đang ngồi nắn nót viết từng chữ ngay ngắn, và sau buổi cô giáo của em sẽ thu vở và chấm điểm. Khi em đang viết thì bút máy của em hết mực, mà lọ mực thì em lại để quên ở nhà nên không thể viết tiếp.
Lúc ấy em thực sự không biết phải làm như thế nào, nếu như không có bút viết thì em sợ sẽ bị cô trách phạt. Trong lúc đang loay hoay, lo lắng ấy thì Phương đã đưa cho em một chiếc bút máy của bạn ấy, bạn ấy nói hãy dùng bút của bạn ấy mà dùng, em lo lắng hỏi nếu em dùng bút của Phương thì Phương sẽ viết như thế nào. Lúc ấy thì Phương đã cười với em một nụ cười thật đẹp, bạn ấy nói không cần lo lắng, vì bạn ấy còn một chiếc bút nữa. Lúc bấy giờ em đã rất cảm động và cũng biết ơn Phương nữa.
Nhờ có chiếc bút của Phương mà bài viết chính tả hôm ấy của em đã hoàn thành, và khi trả bài thì cả em và Phương đều được điểm cao nhất, đó là điểm mười. Chúng em đã rất vui mừng, và cũng từ buổi sáng ngày hôm ấy, em và Phương đã trở tành những người bạn rất tốt của nhau. Em cũng rất vui vì có một người bạn tốt bụng như Phương.
a. Mở bài
- Cách 1: Đi từ cảm xúc dẫn tới nhân vật
- Cách 2: Đi từ lời bài hát hoặc bài thơ để dẫn tới nhân vật (ví dụ: Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình hoặc "Công cha như núi Thái Sơn - Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra")
b. Thân bài
- Miêu tả ngoại hình:
+ Tả bao quát tuổi, nghề nghiệp, dáng đi, cách ăn mặc
+ Tả chi tiết: mắt, nước da, nụ cười (khi buồn, khi vui khác nhau như thế nào?)
- Tiếp đó bạn miêu tả tính nết, cử chỉ, hành động, đặc điểm, tính cách.
c. Kết bài
- Cảm xúc của mình đối với người thân yêu đó.
Đề 2: Hãy miêu tả hình ảnh mẹ hoặc cha trong những trường hợp sau:
+ Lúc em ốm.
+ Khi em mắc lỗi.
+ Khi em làm được một việc tốt.
Dàn ý khái quát cho cả ba trường hợp như sau:
a. Mở bài
- Dẫn dắt người đọc vào tình huống (lúc em ốm, khi em mắc lỗi,…).
- Cảm nhận chung của em về hình ảnh của mẹ hoặc cha lúc ấy.
b. Thân bài
- Miêu tả lại chân dung của mẹ hoặc cha lúc ấy.
+ Vẻ mặt
+ Dáng điệu
+ Lời nói
+ Hành động
- Tả lại thái độ, cách ứng xử của mẹ hoặc cha lúc ấy (lo lắng, yêu thương, hạnh phúc, vui mừng, giận dữ,…).
c. Kết bài
- Qua những lần như thế, em cảm nhận đước thêm những điều gì về cha hoặc mẹ.
- Tự đó em suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân.
Đề 3: Hãy tả lại hình ảnh một cụ già đang ngồi câu cá bên hồ.
a. Mở bài
- Giới thiệu hoàn cảnh gặp gỡ hoặc địa điểm mà em được chứng kiến cụ già ngồi câu cá.
b. Thân bài
- Miêu tả lại chân dung của cụ già lúc ngồi câu cá.
+ Khuôn mặt (chú ý đôi mắt, chòm râu,…).
+ Tư thế ngồi khom mình, ngồi thấp...
- Miêu tả cử chỉ, hành động của cụ từ xa đến gần.
+ Chú ý miêu tả đôi tay.
+ Miêu tả chi tiết các hành động như cuốc giun, xâu mồi, cầm cần thả xuông ao, sông, suối...
- Phong thái của ông lão lúc ngồi câu gợi ra điều gì? (sự nhàn nhã, thanh thản hay suy tư, trầm mặc).
- Có thể cho thêm vài hình ảnh như bầu trời trong xanh, dưới hàng cây...
- Đến khi cụ về thì dáng dấp cụ ra sao, xô đã đầy cá chưa?
- Hình ảnh ông lão gợi cho em ấn tượng gì?
c. Kết bài
- Hình ảnh ông lão ngồi câu cá có ngợi cho em nhớ về một kỉ niệm nào đó đối với ông nội (hay ông ngoại) của mình không?
- Qua đó, em mong ước điều gì? (được sống cùng ông bà và những người thân, để luôn được chăm lo dạy dỗ,…).
Đề 4: Em đã có dịp xem vô tuyến, phim ảnh, báo chí, sách vở về hình ảnh một lực sĩ đang cử tạ. Hãy miêu tả lại hình ảnh ấy.
a. Mở bài
- Giới thiệu cho người đọc biết, em đã được chứng kiến cảnh người lực sĩ đang cử tạ ở đâu? (chứng kiến trực tiếp hay xem trên vô tuyến, trên phim ảnh, báo chí, sách vở,…).
b. Thân bài
- Miêu tả lại chân dung của người đó khi bước ra sân khấu.
+ Khuôn mặt ra sao?
+ Thân hình như thế nào? (ước chừng về chiều cao, cân nặng,…).
+ Đặc biệt chú ý miêu tả những cơ bắp của người lực sĩ.
- Miêu tả hành động của người lực sĩ khi nâng tạ.
+ Động tác chuẩn bị như thế nào?
+ Lúc nâng tạ, người lực sĩ đã gắng sức ra sao?
+ Lúc thả quả tạ nặng đó xuống mặt đất, người lực sĩ vẫn thể hiện được sự dũng mãnh như thế nào?
c. Kết bài
- Hình ảnh người lực sĩ gợi cho em sự thích thú và thán phục như thế nào?
- Từ đó em rút ra được bài học gì về vai trò của sức khoẻ và quá trình rèn luyện sức khoẻ.
Đề 5: Em hãy tả lại một người nào đó tuỳ theo ý thích của bản thân mình.
a. Mở bài
- Giới thiệu chung về bà ngoại của em, hoàn cảnh sống của bà (ví dụ: sống cùng các bác, hay cô chú, ...)
b. Thân bài
- Tả ngoại hình của bà: tuổi tác, hình dáng, khuôn mặt, ...
- Tả tính nết của bà: Siêng năng, cần cù, giàu tình thương đối với con cháu. (Thể hiện qua lời nói và hành động)
c. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ của em: rất yêu quí bà; muốn được sống lâu bên bà.
Trong gia đình, tôi yêu quý tất cả mọi người, nhưng người mà tôi yêu mến nhất, kính trọng nhất vẫn là ông ngoại. Bất cứ lúc nào, hình ảnh của ông cũng thật ngọt ngào trong trái tim tôi.
Ông tôi chưa già lắm đâu, chỉ khoảng bảy mươi thôi. Dáng ông tầm thước như bao cụ già khác. Khuôn mặt sắt lại với nhiều nếp nhăn của những ngày tháng khó khăn, vất vả. Gian khổ nhất là những năm tháng trong chiến trường miền Đông Nam Bộ xưa kia. Khuôn mặt vuông vuông chữ điền, nước da sạm lại với nhiều chấm đồi mồi, đuôi mắt lại đầy những vết chân chim; vậy mà ông tôi trông vẫn đẹp lão lắm. Đặc biệt là với tôi, ông quả thật đẹp. Hạnh phúc nhất là được nằm trong lòng ông, tay vuốt ve chòm râu điểm bạc, ngước nhìn đôi mắt ấm áp, hiền từ của ông. Lúc đó tôi có cảm giác như đang ở trong truyện cổ tích, như có ông Bụt ở bên với bao phép màu tốt lành và đẹp đẽ.
Tôi rất thích nắm tay ông, được thấy hơi ấm nóng từ tay ông truyền sang, thật là khoan khoái. Bố mẹ đi làm suốt ngày, ông với tôi sao mà thân thiết thế. Giọng nói của ông trầm trầm và rất truyền cảm, bởi hồi trẻ ông đã là một cây” kịch nói nghiệp dư nổi tiếng của trung đoàn. Chính vì thế, ông ru hoặc kể chuyện, lũ cháu chúng tôi nghe, chỉ được một lúc là dip cả mắt lại. Ông tôi nhiều con cho nên cũng lắm cháu. Tôi chưa thấy ai yêu và quyến luyến với lũ cháu như ông. Ông thường thẳng thắn bộc bạch: Khi có cháu, lại thấy yêu cháu hơn con rất nhiều!”. Lũ chúng tôi cũng yêu quý và gắn bó với ông lắm. Nhất là tôi, thằng cháu “đích tôn” như ông vẫn trìu mến gọi vậy.
Lại một bất ngờ nữa khiến các bạn khó tin, chính ông tôi chứ không phải ai khác trong gia đình này là người ngoại trợ chính. Đứng cạnh Ông, bà tôi trờ nên vụng về, lúng túng, như bà thường tự nhận “Bà của cháu mồ côi sớm nên việc bếp núc, nội trợ đoảng vị quá!”. Cứ sáng sớm, sau khi tập thể dục, luyện vài bài dưỡng sinh là ông lại xách giỏ đi chợ. Ong đâm nghiện những tiếng chào mời, lời kì kèo qua lại của cái chợ nhỏ nằm tại khu chung cư của chúng tôi. Những thứ ông mua đều tươi rói, vừa ngon lại vừa đẹp mắt bởi nhiều màu sắc. Ong nấu nướng ngon lắm, mời các bạn đến nhà tôi mà xem, ông tôi sẽ trổ tài nghệ tuyệt vời của mình để các bạn thưởng thức. Đố có mà chê nổi.
Tôi còn quên chưa nói tới sự quan tâm đặc biệt nữa của ông mình về tình hình thời sự trong và ngoài nước. Không có chương trình thời sự nào của Truyền hình, của Đài Tiếng nói Việt Nam, của báo chí nào mà ông bỏ qua. Đã thế ông còn năng trao đổi với bạn bè, không gặp gỡ, không họp hành thì ông lại gọi điện thoại. Có lẽ, điện thoại của ông tôi chỉ để làm hai việc, hỏi thăm con cháu và bàn bạc về thời sự nóng hổi. Khi nói, ông tỏ ra say sưa, nhiệt tình như có bạn mình ở trước mặt vậy. Hầu hết các thông tin về thời sự, tôi được biết qua ông mình. Mĩ đánh I-rắc cũng khiến ông tôi buồn bực, phiền muộn vô cùng, làm cả nhà xót cả ruột.
Trong nhà tôi, ông thường coi vườn cây xanh trên tầng thượng là tài sản của mình. Trên đó có bao nhiêu là cây, là hoa. Thứ nào ngoài tên ra cũng đều có lí lịch riêng của nó. Nào là kỉ niệm ngày ở chiến trường về, ngày thăm Điện Biên Phủ, ngày sinh đứa cháu đầu,… Công ông tưới bón, chăm chút, băt sâu, tạo nên vườn cây này.
Sinh nhật vừa rồi của tôi, ông tặng một chiếc kèn nhỏ xinh. Tôi tự mày mò và bây giờ đã thổi được bài “Nhạc rừng” mà ông yêu thích. Ỏng tôi tự hào lắm, cứ khoe khắp khu nhà về tài của cháu mình. Nhưng tôi hiểu không phải vậy, chẳng qua ông yêu tôi quá thôi!
Tôi yêu quý yà kính mến ông rất nhiều và cũng biết ông yêu lại tôi như vậy. Ông là người hay là ông Bụt, tôi cũng không biết nữa.
“Cháu sẽ phải cố gắng nhiều đề làm vui lòng ông, ông ơi!”. Tôi vẫn nhủ thầm như vậy.
Các bạn ơi đừng chép trên mạng nhé ! Cô giáo mình ghê lắm !