Nêu các sự việc chính trong văn bản ĐEO NHẠC CHO MÈO .
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Từ xưa, chuột đã sợ mèo
Cả hàng chuột tụ hội họp chống lại mèo
Bầu củ người đeo nhạc cho mèo
Vì sợ mèo quá nên cả đoàn chuột hò nhau chạy mất
Cảnh họp làng chuột lúc đầu | Lúc cử người “đeo nhạc cho mèo” |
---|---|
Đông đủ |
|
Cả làng dẩu mõm, quật đuôi, đồng thanh ưng thuận |
Im phăng phắc, không một cái tai nào nhích, không một cái răng nào nhe |
Cả làng ai nấy lao xao, hớn hở |
Đùn đẩy trách nhiệm cho nhau |
- Ý nghĩa của các chi tiết đối lập nhau: Khắc họa được sự ham sống sợ chết, hèn nhát, ích kỉ của làng chuột
Truyện có nguồn gốc là của người Ê- dốp (người Hi Lạp, thế kỉ VII tr.CN). Tác giả Nguyễn Văn Ngọc dựa vào đó để phóng tác, mở rộng thêm ngụ ý cho câu truyện
Nhận xét chung về việc tả chuột: Mỗi loại chuột đều có một đặc điểm ngoại hình, tính cách riêng, không con nào giống con nào.
Xã hội của loài chuột đại diện cho xã hội của con người.
-Cô mắt ,cậu chân , cậu tay , bác tai chống lại lão miệng
-Cả bọn lừ đừ,mệt mỏi,rã rời ,tê liệ
Cô mắt,cậu chân,cạu tay,bác tai đến chăm sóc lão miệng
-Sống vui vẻ hạnh phúc
Tóm tắt truyện:
Họ hàng nhà chuột mở cuộc họp vì muốn tìm cách trị mèo. Ông Cống đề xuất đề xuất sẽ đeo nhạc cho mèo để phát hiện ra mèo từ xa, cả làng chuột hào hứng đồng thuận. Tới khi cắt cử người thực hiện thì ông Cống đẩy chuột Nhắt, chuột Nhắt đẩy chuột Chù. Chuột Chù mới nghe thấy tiếng mèo vứt nhạc chạy về báo làng, từ đó không ai còn nhắc tới cái nhạc. Chuột vẫn muôn đời sợ mèo.
Trong cuộc họp làng chuột, những con chuột có quyền hơn được xướng việc và sai khiến, đó là Chuột Cống.
Còn những con chuột yếu thế hơn như Chuột Chù thì phải nghe theo và nhận những việc khó khăn nguy hiểm
Câu 1:
Làng Chuột họp để đối phó với Mèo. Chuột Cống đề nghị đeo nhạc cho Mèo, chỉ cần nghe tiếng nhạc loài chuột tránh được tai họa. Nhưng khi thực hiện, ai cũng chối đây đẩy, tìm đủ mọi lí do để trốn việc và đùn đẩy cái việc chết người ấy cho kẻ khác. Ông Cống đùn sang anh Nhắt, anh Nhắt láu lỉnh lại đẩy sang cho chuột Chù. Rốt cuộc chuột Chù, vì là đấy tớ làng nên phải nhận. Mèo không thèm ăn nhưng cũng giơ nanh vuốt. Chuột Chù chạy về báo Mèo đến. Cả làng bỏ chạy.
Câu 2:
Sự đối lập giữa hai cảnh tượng ấy chứng tỏ làng chuột đa phần là những kẻ "khi vui thì vỗ tay vào", chỉ biết nói suông, khi cần bàn đến việc cụ thể, liên quan đến tính mạng của cá nhân thì "cháy nhà mới ra mặt chuột", từ ông Cống đến anh Nhắt, lộ nguyên hình là những kẻ chỉ biết chỉ tay sai khiến, đùn đẩy công việc cho người khác.
Câu 3: Mỗi nhân vật trong truyện lại tương ứng với một loại người trong làng:
Ông Cống "rung rinh béo tốt" là bậc bề trên, có chút chữ nghĩa, kẻ cả, cậy thế cậy quyền, chỉ đòi "ăn trên ngồi trốc".
Anh Nhắt láu lỉnh, khôn ngoan, khéo trốn tránh công việc tương ứng với loại chức sắc "dở ông dở thằng".
Anh Chù thật thà, chất phác thuộc hàng ngũ những người "thấp cổ bé họng", thường bị bọn chức sắc bắt nạt.
Câu 4:
Trong cuộc họp của làng chuột (và cũng là của làng xã trước đây), người có quyền xướng việc và sai khiến người khác là những vị có vai vế hàng đầu như ông Cống, người tự cho mình cái quyền không phải làm những việc nặng nhọc, nguy hiểm là những vị chức sắc dở dở ương ương như anh Nhắt. Còn những người cùng đinh, ở dưới cùng trong bậc thang phân cấp xã hội như anh Chù thì phải gánh vác những công việc nặng nhọc, những kế hoạch nhiều khi rất viển vông do các vị chức sắc xướng lên.
Câu 5:
Câu chuyện nêu lên những bài học ở đời: Thứ nhất, một sáng kiến hay kế hoạch tốt phải có điều kiện để thực hiện nó. Dù tốt đến mấy nhưng không thể thực hiện được trong thực tiễn thì đó cũng chỉ là những kế hoạch, sáng kiến viển vông, không có giá trị. Thứ hai, người thực hiện kế hoạch phải có đủ phẩm chất, năng lực để thực hiện nó. Nếu chỉ đùn đẩy, trốn tránh trách nhiệm, bắt một ai đó phải nhận thì dù kế hoạch có tính thực tiễn cũng chưa chắc đã thực hiện được. Thứ ba, một hội đồng toàn những kẻ chỉ biết nói cho sướng miệng rồi đùn đẩy trách nhiệm cho người khác chỉ có thể là hội đồng chuột, rất dễ đi đến những quyết định ảo tưởng, phi thực tế.
Bài đấy trong chương trình giảm tải nên k pải hok bn ạ
Từ xưa tới nay chuột luôn sợ mèo, cả làng chuột họp nhau lại tìm cách trị mèo. Theo sáng kiến của ông Cống, họ nhà Chuột bàn cách đeo nhạc cho mèo để tránh mèo từ xa. Cả làng chuột hào hứng cho tới khi cắt cử người đẹo lục lạc thì thoái thác lẫn nhau từ chuột Cống, tới chuột Nhắt, cuối cùng đẩy cho chuột Chù. Khi thấy mèo nhe răng thì chuột Chù bỏ chạy, từ đó không ai còn hỏi tới cái nhạc.
Từ xưa đến nay, chuột rất sợ mèo vì chuột hay bị mèo ăn thịt. Một hôm, cả làng chuột bàn nhau là sẽ đeo nhạc cho mèo, mèo đi đến đâu là ta sẽ biết đến đó. Nhưng lũ chuột không ai dám đeo nhạc cho mèo, đùn đẩy nhau. Đầu tiên, làng cử chuột Cống nhưng hắn cậy thế bề trên nên cử chuột Nhắt. Chuột Nhắt dùng lí lẽ của mình để đẩy nhiệm vụ sang cho chuột Chù. Chuột Chù cũng lấy lí do chậm chạp để không phải đeo nhạc cho mèo nhưng lại bị chuột Cống nói là hôi không ai thèm ăn thịt. Cuối cùng, chuột Chù phải nhận và kết quả là bị mèo dọa cho một trận sợ khiếp vía. Từ đó, chuột vẫn sợ mèo.