K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 2 2019

Đồng hóa :

- Tổng hợp các chất đặc trưng

- Tích lũy năng lượng và các liên kết hóa học

Tiêu hóa :

Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và hấp thụ vào máu…

Dị hóa :

- Phân giải các chất phức tạp thành các chất đơn giản.

- Bẻ gẫy liên kết hóa học giải phóng năng lượng.

Bài tiết :

Thải các sản phẩm phân hủy, sản phẩm thừa và độc hại ra môi trường ngoài như phân, nước tiểu, mồ hôi, CO2.

Xảy ra ở tế bào Xảy ra ở các cơ quan

8 tháng 4 2017

Sự khác nhau giữa đồng hóa với tiêu hóa và dị hóa với bài tiết là:


21 tháng 9 2019

- So sánh đồng hóa và dị hóa

  Đồng hóa Dị hóa
Nguyên liệu Các chất đơn giản Các chất phức tạp tổng hợp từ quá trình đồng hóa
Cách thức Tổng hợp Phân giải
Kết quả

- Tổng hợp được các chất có cấu trúc phức tạp

- Tích lũy năng lượng

-Tạo được các chất đơn giản, bẻ gãy các liên kết hóa học

- Giải phóng năng lượng

- Mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa:

   + Đồng hóa tạo nguyên liệu cho dị hóa

   + Dị hóa cung cấp năng lượng cho đồng hóa

→ Hai quá trình tuy trái ngược nhau nhưng lại thống nhất với nhau.

- Tỉ lệ giữa đồng hóa và dị hóa trong co thể ở những độ tuổi và trạng thái khác nhau thì sẽ khác nhau:

   + Lứa tuổi: ở người trẻ thì đồng hóa lớn hơn dị hóa ; ở người già thì dị hóa lớn hơn đồng hóa

   + Trạng thái: khi hoạt động dị hóa lớn hơn đồng hóa ; khi nghỉ ngơi đồng hóa lớn hơn dị hóa

 

7 tháng 6 2019

Sự khác nhau giữa tiêu hóa nội bào với tiêu hóa ngoại bào:

   * Tiêu hóa nội bào là tiêu hóa thức ăn bên trong tế bào. Thức ăn được tiêu hóa hóa học trong không bào tiêu hóa nhờ hệ thống enzim của lizôxôm.

   * Tiêu hóa ngoại bào là tiêu hóa thức ăn bên ngoài tế bào. Thức ăn có thể được tiêu hóa hóa học trong túi tiêu hóa hoặc được tiêu hóa cả về mặt cơ học và hóa học trong ống tiêu hóa.

27 tháng 9 2018

- Môi trường cung cấp cho cơ thể thức ăn, nước và muối khoáng. Quá trình tiêu hóa biến thức ăn thành chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thụ, đồng thời thải các sản phẩm thừa ra ngoài cơ thể.

   - Nhờ có quá trình hô hấp, quá trình trao đổi khí ở tế bào và ở phổi được thực hiện. Qua đó, cơ thể nhận O2 từ môi trường để cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời thải khí CO2 ra ngoài môi trường.

   - Quá trình bài tiết giúp cơ thể lọc thải các chất dư thừa và các chất độc hại qua mồ hôi, nước tiểu.

27 tháng 12 2020

giúp em với ạ-.-