K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 10 2016

Trước sân nhà em có một cây bàng. Truờng em cũng rất nhiều bàng. Hai bên hè phố nơi em ở lại là những dãy bàng xanh ngút ngái. Những cây bàng đứng đó, nhìn em lớn lên và lưu giữ bao kỷ niệm ấu thơ. Em yêu cây bàng như yêu một người bạn gần gũi nhất, thân thương nhất và không bao giờ vắng mặt trong cuộc sống của em.

Vào mùa nào, cây bàng cũng có một vẻ đẹp riêng, khi trẻ trung xanh mướt khi già cỗi, sắt siu. Cây bàng lúc tươi tắn, lúc trầm ngâm, lúc vui, lúc buồn như con người vậy.

Em thích nhất là ngắm nhìn cây bàng vào xuân. Đó là mùa hồi sinh của vạn vật. Trong làn mưa bụi, hơi lạnh se se, những chồi non chúm chím hé nở trên những nhành cây gầy mảnh vươn dài, xoè rộng. Màu xanh non nớt, mượt mà ấy làm dãy phố sáng bừng lên sau một mùa đông dài xanh xám. Có lúc em thấy cây bàng đang cháy lên những ngọn nến xanh. Có lúc em lại thấy dường như bàng là một cô gái đang múa đèn duyên dáng. Cây bàng biến hoá với bao hình dáng kỳ diệu.

Những chồi bàng lớn rất nhanh. Khi trong những vòm lá bắt đầu lấp ló nhánh hoa li ti ấy là lúc mùa xuân sắp tàn nhường quyền tạo hoá cho mùa hè rực rỡ. Mùa hè sang mang đến cho cây bàng một sức sống mạnh mẽ. Cả phố phường ngợp bóng mát xanh um của những tán bàng toả rợp. Em lại được nô đùa chơi đồ hàng, chơi nhảy dây với lũ bạn dưới gốc bàng. Cây bàng đu đưa, rì rào hiền như một người bạn lớn tốt bụng xoè rộng cánh tay cầm ô che nắng cho chúng em vui chơi. Và mỗi buổi trưa hè, em lại mở cửa sổ ngủ dưới tiếng ve bàng râm ran êm ả, dưới vòm hương lá bàng nồng dịu và những chùm quả xanh non chao chao trong nắng.

  

 

Lũ trẻ trong xóm em bao giờ cũng háo hức đón cây bàng vào thu. Bởi khi ấy những chùm quả bàng bắt đầu chín toả hương thơm nồng nàn ngai ngái phảng phất quyến rũ khắp phố phường . Em còn nhớ một buổi chiều đi lao động ở trường, cả cô trò tụ tập dưới gốc bàng to nhất sân trường đẩy bàng chín ăn. Cô cứ đẩy được chùm nào cả bọn lại xúm xút tranh nhau. Em cắn ngập răng vào quả chín cảm nhận cái vị ngọt rất riêng, bùi ngùi như vị của nắng thu mà thêm yêu da diết cây bàng thân quen ấy. Cây bàng sần sùi, nâu xám. Mỗi vết nám là một kỷ niệm học trò được lưu giữ . Một ngày nào đó, khi em xa rời mái trường yêu dấu, em sẽ về đây đặt tay lên những vết chai sần này để tìm lại bao ký ức đẹp tuổi thơ.

Thương nhất là khi cây bàng vào đông. Dãy bàng ngoài phố thỉnh thoảng lại rùng mình khi cơn gió lạnh lướt qua. Trong nắng đông hao hao, những chiếc lá bàng đỏ sạm buồn buồn. Bà bán xôi đầu ngõ gói xôi bằng chiếc lá đỏ ấy cầm gói xôi vừa thổi vừa ăn, em mới thấy cây bàng dù khi tươi tốt hay khi tàn úa vẫn luôn luôn có ích cho đời. Dưới gốc bàng đơn côi, trơ trọi khẳng khiu ngoài phố, quán cóc mọc lên nhiều hơn, lũ trẻ xóm em ít ngồi chơi hơn. Còn ở sân trường thì thật vắng vẻ. Chúng em chẳng muốn ra ngoài vì lạnh. Lúc ấy trông cây bàng thật tội. Cái dáng gầy guộc, khô se thỉnh thoảng lại lay lay như muốn gọi chúng em “Lại đây chơi với tôi đi, tôi buồn lắm”! Nhưng chắc chắn bàng sẽ vượt qua mùa đông buốt giá một cách dễ dàng thôi. Trong cái giá rét ấy, những nhánh cây ngày nào cũng giơ ngón tay gầy gom nắng đông lại chăm chút, ấp ủ một cái gì đó để khi mùa xuân về thì tách lên những búp nõn xanh tươi. Cây bàng lại hồi sinh, lại bắt đầu một vòng sống mới đẹp đẽ hơn, rực rỡ hơn. Em rất khâm phục sức sống bất diệt của cây bàng.

Em yêu cây bàng như yêu một người bạn lặng thầm bình dị và gần gũi. Người bạn ấy lúc nào cũng ở bên cạnh em, có mặt trong cuộc sống của em. Một ngày nào đó, em không còn được ăn trái bàng chín thơm nồng, không được cầm gói xôi bọc lá bàng đỏ đầu đông nóng hổi, không được nghe tiếng ve bàng rộn rã thì cuộc sống khi ấy sẽ tẻ nhạt biết bao. Cây bàng là nhà ở, là phố phường, là trường học, là kỷ niệm...là tất cả những gì mà em gắn bó và yêu quý.

 

19 tháng 10 2016
Ở những làng quê miền Bắc, đâu đâu cũng có cây xoan, một thứ cây quen thuộc, gắn bó với cuộc sông của người nông dân tự bao đời. 

Từ vùng trung du đất cằn sỏi đá đến vùng châu thổ sông Hồng, xoan được trồng trên triền đồi hay ven con đường làng uốn lượn quanh co… Xoan còn được trồng trước ngõ, trong vườn hoặc những rẻo đất quanh ao, quanh nhà. Xoan rất dễ sống. Người ta chỉ cần đào một cái hố nho nhỏ, ươm vào đó cây xoan con con và đặt vào nó một niềm hi vọng.

 Thời gian trôi qua rất nhanh. Khoảng bốn đến năm năm, cây xoan đã trưởng thành. Thân cây cao và thẳng tắp, màu nâu sẫm. Cành xoan khẳng khiu, đầu cành lưa thưa một vài túm lá. Lá xoan mỏng và màu xanh đậm, phất phơ trước gió. Cây xoan đẹp nhất là vào cuối tháng ba, mùa hoa xoan nở. Những bông hoa nhỏ bé, cánh tím phớt, điểm mấy chấm đen li ti, nở thành từng chùm. Mỗi khi có làn gió nhẹ thổi qua, những chùm hoa lại đong đưa, đong đưa khe khẽ. Không khí trong làng thơm ngát hương hoa xoan, một mùi thơm mộc mạc, dịu dàng hơn cả hoa cau, hoa bưởi. Ở làng em, nhà nào cũng trồng xoan. Ngọn xoan cao vượt lên khỏi những khu vườn cây cối xanh um. Sau trận mưa, hoa xoan rơi đầy lối ngộ, rắc trên những luông rau cải xanh mướt và lấm tấm cả trong vại nước trước sân nhà. Ngắm hàng xoan trồng trước ngõ, ông em tấm tắc khen cây nào cũng to, cũng đẹp. Sang năm là có thể đốn xoan làm cột, dựng thêm chiếc nhà ngang. Gỗ xoan dẻo dai, bền chắc và đặc biệt là không mối mọt nào đục được. Ông bảo em nhớ nhắc ông bữa nào tỉa bớt lá xoan già để ủ làm phân xanh bón lúa.

Giống như tre, trúc, cây xoan là bạn thân của người nông dân Việt Nam từ ngàn xưa. Xoan mọc ở khắp nơi, không chê đất xấu đất cằn. Nét đẹp giản dị của cây xoan góp phần làm nên vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên thanh bình chốn làng quê Bắc Bộ.

9 tháng 2 2022

Ngay giữa sân trường tôi sừng sững một cây phượng. Tôi không biết "bác" được trồng từ lúc nào. Tôi chỉ biết rằng khi tôi cắp sách tới trưởng thì "bác" đã già, già lắm.

Nhìn từ xa, cây như một người khổng lồ, mái tóc màu xanh. Thân cây to, hai người ôm không xuể. vỏ cây xù xì nổi lên những u cục như người bị bướu. Nhưng ít ai biết rằng trong lớp vỏ xù xì đó dòng nhựa mát lành đang cuồn cuộn chảy để nuôi cây. Mùa xuân về, cây đâm chồi nảy lộc. Lá phượng giống lá me, mỏng, nhìn như những hạt cốm non. Những cành cây mập mạp như hàng trăm cánh tay đưa ra, đón ánh sáng mặt trời để sưởi ấm cho mình. Rồi những tiếng ve râm ran đầu tiên của mùa hạ cất lên, cây bắt đầu trổ hoa. Khi chưa muốn khoe vẻ đẹp của mình, hoa e lệ ẩn mình trong khi đài hoa xanh mỡ màng. Từng nụ, từng nụ uống sương đêm và tắm nắng mai rồi từ từ hé nở. Hoa phượng có năm cánh, mượt như nhung, toàn một màu đỏ thắm. Nhị hoa dài, xung quanh có một lớp phấn hung hung vàng. Hết mùa hoa, trên cây lấp ló những chùm quả phượng. Quả phượng giống quả bồ kết nhưng dài và to hơn.

Mỗi lần hoa phượng nở, lòng chúng tôi rộn lên bao cảm xúc, vừa vui lại vừa buồn, lại xen cả lo lắng. Tôi vui vì sắp dược nghỉ hè, buồn phải xa ngôi trường, còn lo lắng vì mùa thi đang đến. Các bạn ơi! Hôm nay bắt đầu ngày thi rồi đây. Buổi trưa, tôi vui vẻ đến khoe điểm mười đỏ chói với "bác" phượng già.

Hàng ngày, chúng tôi tưới nước cho cây. Đôi lúc lại có một số cậu học trò tinh nghịch trèo lên cây để hái quả. Làm sao quên được những kỉ niệm êm đẹp về người "bạn già" luôn chia sẻ niềm vui nỗi buồn với chúng tôi trong học tập. Thế rồi, chúng tôi phải nghỉ hè, xa bạn bè, xa cô giáo, xa "bác" phượng kính yêu.

21 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Mỗi một loài hoa đều có vẻ đẹp, hương thơm và ý nghĩa riêng. Trong những ngày Tết cổ truyền, hoa đào và hoa mai là hai loài hoa đặc trưng cho hương vị Tết Việt Nam. Ở miền Bắc, vào những năm mới xuân sang, đâu đâu ta cũng gặp những đào hồng tươi. Còn đối với những người miền Nam, hoa mai là linh hồn, là sắc đẹp của năm mới.

Hoa mai và hoa đào có những đặc điểm khá giống nhau. Chỉ khác ở màu sắc vùng miền nơi nó sống. Hoa đào có nhiều loại, có hoa màu hồng phấn, nhẹ nhàng, có những cây lại màu hồng đậm, quyến rũ. Riêng hoa mai, chúng chỉ có một màu vàng tươi đầy sức sống. Mai có những chiếc lá xanh nhọn, tựa như lá chè. Lá mai xanh tốt từ những ngày mùa xuân. Đến đầu đông, lá bắt đầu lác đác rụng để nhường chỗ cho sự nảy mầm của những nụ hoa. Những chiếc lá nhẹ nhàng rơi xuống, xa thân, xa cành, dành sự hy sinh cao cả để nhen nhóm lên cho sự sống của những cánh hoa vàng tươi. Lá hy sinh cho hoa thêm màu đẹp mãi. Lá rụng hết, có thể là chúng tự rụng hoặc người ta bẻ đi để cho nụ hoa đâm chồi, chỉ còn lại trơ trụi thân cây. Nhìn thân mai màu nâu đậm, uốn éo, uyển chuyển trông không có chút sức sống nào cả. Thế những, bên trong những cành cây khẳng khiu ấy là một sức sống mãnh liệt, tiềm tàng. Từng nụ hoa chắt chiu dinh dưỡng, đợi đến ngày được nhú ra, khoe sắc với đất trời. Những chùm nụ nhỏ nhắn, trông giống như chùm hoa phượng thu nhỏ. Nụ mai bé như đầu ngón tay út, xanh rì, bóng mượt. Khi năm cũ chuẩn bị qua đi, mai bắt đầu hé nở, để lộ ra những cánh hoa mỏng tang màu vàng tươi mới. Thứ màu sắc tràn đầy sức sống để ai nhìn vào cũng trào dâng một niềm vui bất tận.

 

Hoa mai năm cánh tựa như hoa đào, chỉ khác rằng chúng vàng hơn, dẻo dai và mạnh mẽ hơn. Mỗi dịp Tết đến, xuân về, nhà nào cũng ẵm cho mình một cây mai để trang trí. Sắc mai làm cho ngày Tết càng thêm ấm cúng, tươi vui. Những câu đối đỏ, những phong bao lì xì đỏ xen kẽ là màu vàng của những cánh mai trông tuyệt đẹp làm sao. Mai tô điểm thêm cho ngôi nhà những ngày Tết. Không có mai, có lẽ Tết cũng bớt đi phần rực rỡ. Người ta uốn mai theo những thế khá đẹp. Có cây mọc thẳng, tỏa ra xung quanh nhiều tầng hoa. Có cây bò dài rồi uốn lượn mềm mại như những chú công. Dưới bàn tay của các nghệ nhân, mai càng thêm mặn mà, đằm thắm và quyến rũ như những cô gái đang độ tuổi trăng tròn. Mai được đặt trước cổng nhà, mai đặt trong phòng khách, dù nông thôn hay thành thị, những ngày Tết của người miền Nam đều không thể thiếu bóng dáng của cây mai.

Mai đem đến tài lộc cho con người, đem đến sức sống cho một năm mới chuẩn bị đến. Những tia nắng nhẹ nhàng mùa xuân lại càng tô điểm thêm cho vẻ đẹp thanh cao của mai. Lũ trẻ con chúng tôi vẫn háo hức được treo lên cành mai những lời chúc, những câu đối đỏ. Sắc đỏ và vàng hòa quyện vào nhau, đem đến một sự may mắn cho con người. Tôi không biết người miền Bắc yêu hoa đào như thế nào, nhưng với những người miền Nam như chúng tôi, hoa mai được coi là linh hồn, là biểu tượng cho tài lộc của một năm mới. Mai khoe sắc cùng nắng xuân trong những ngày Tết. Mai làm không khí trở nên ấm cùng và hạnh phúc hơn. Hương thơm của mai gọi đến những chú ong, chú bướm. Chúng chập chờn tìm nhụy lấy mật và đón Tết cùng con người. Nhìn thấy sắc mai vàng đang hé nở, ai ai cũng bồi hồi và háo hức được trở về bên gia đình vào những ngày đoàn viên. Để cùng nhau trò chuyện, sẻ chia những khó khăn suốt một năm rồi rồi cùng nhau cố gắng cho một năm mới sung túc, đầy đủ và hạnh phúc hơn.

Hoa mai là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt. Tết đến xuân sang, mai cùng con người hòa vào không khí vui tươi, ấm áp mỗi độ xuân về. Tôi yêu hoa mai vì ý nghĩa cao đẹp của nó.

21 tháng 11 2021

Tham Khảo 
 Trong rất nhiều các loại hoa như: hoa hồng, hoa thược dược, hoa cúc, hoa oải hương… thì em thích nhất là loài hoa sen. Một lần về quê chơi, em đã được bà ngoại dẫn ra đầu làng để ngắm nhìn và thưởng thức vẻ đẹp của loài hoa xinh đẹp này. Đó là một sớm mùa hè tinh mơ và mát mẻ. Một không khí thật đẹp tại đầm sen. Ẩn hiện sau những màn sương sớm mỏng manh là hình ảnh những bông hoa sen. Những bông hoa sen nở trong đầm lầy, có đủ các màu sắc: nào hồng, nào trắng. Xen lẫn vào đó là màu xanh thẫm đến đặc biệt của những chiếc lá sen. Có những bông hoa sen còn chúm chím, xinh xinh trông hệt như những cô thiếu nữ tuổi còn trẻ, còn đang e ấp, ngại ngùng. Có những bông hoa sen lại nở xòe ra rực rỡ, phô hết ra được toàn bộ vẻ đẹp của mình. Bên trong hoa sen lại nhị hoa màu vàng tươi trông thật thích mắt. Hương hoa sen thì không nồng nàn như hoa hồng mà lại dịu nhẹ, thoảng qua nhưng không kém phần quyến rũ. Hương hoa sen quyện vào trong không khí còn ẩm hơi sương vào sáng sớm làm cho con người không khỏi siêu lòng, ngây ngất. Em rất yêu hoa sen!

1 tháng 3 2023

đây;

Đất nước Việt Nam với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Thời tiết đa dạng nên các loại quả trên dải đất hình chữ S cũng rất phong phú. Mùa nào thức ấy, mỗi vùng miền lại có một loại quả đặc trưng. Trong đó cây xoài là loại cây quen thuộc hơn cả với mọi người.

Trong vườn nhà em trồng rất nhiều cây song em lại đặc biệt ấn tượng với cây xoài ở góc vườn. Theo như lời ông nội kể lại thì ngày ông về hưu, ông đánh cây xoài từ trại giống về vườn. Tính đến nay cũng hơn 20 năm. Đây là giống xoài tượng của miền Nam nên quả rất to mà ăn vào có hương vị rất thơm.

Mùa hè, nhìn từ xa cây xoài như ngọn lửa xanh khổng lồ giữa bầu trời nắng gắt. Cây cao khoảng 10 mét, tỏa bóng râm mát cả một góc vườn. Rễ cây đâm sâu xuống lòng đất để hút các dưỡng chất. Còn vài chiếc rễ lâu năm, to như những con trăn, chồi lên hẳn mặt đất. Đó là chỗ ngồi lí tưởng cho những đứa nhỏ hóng mát và trò chuyện. Thân cây khoác lên mình tấm áo xanh thẫm xù xì nhưng bên trong là cả một dòng nhựa sống để nuôi cây. Cành cây đâm ra tứ phía để đón lấy ánh nắng mặt trời. Lá cây xanh thẫm, thon dài, mọc thành từng chùm. Mùa hè cũng là mùa ra lá của cây, ở đâu những cành cây mọc ra bao nhiêu lá non. Những chiếc lá xanh non mơn mởn, còn mềm mại và yếu ớt giữa cái thời tiết khắc nghiệt nên đôi lúc rũ xuống. Đến tối, khi không khí mát mẻ hơn thì cây lại xanh tươi trở lại.

Đầu mua hè, cây bắt đầu cho ra những chùm hoa. Hoa xoài không to như những cây khác mà chỉ nhỏ li ti như hoa nhãn. Từng bông hoa vàng óng lên trong nắng. Mỗi cơn gió nhẹ thoảng qua là vài cánh hoa lại trao nghiêng rồi lìa cành. Chỉ mới mấy ngày mà từ những bông hoa ấy đã mọc thành những chùm quả tí hon. Ban đầu quả chỉ to bằng đầu ngón tay cái, như những đứa bé tí hon leo trèo khắp nơi. Khoảng một tháng sau, quả to lên đáng kể. Mỗi quả phải to bằng hai bàn tay người lớn úo lại, màu xanh thẫm đầy hấp dẫn. Xoài bắt đầu ngả màu từ xanh đến vàng báo hiệu ngày ngắt xuống.

Cả nhà em cùng thưởng thức những quả xoài chín, hương vị rất thơm, ăn vào lại rất giòn. Ai ai cũng thích được thưởng thức loại quả thơm ngon này.

xin thề là KHÔNG CHÉP MẠNG

 

2 tháng 11 2017

Đầu làng tôi có những khóm tre xanh mát, không biết những khóm tre ấy có từ đời nào, nhưng chỉ biết rằng chúng rất thân với người dân quê tôi.

Nhìn từ xa, lũy tre làng như một bức tường thành bao quanh thôn xóm. Tới gần, mới thấy bức tường thành ấy được tạo bởi nhiều cây tre, gầy guộc, khẳng khiu. Cây này nương tựa cây kia, bất chấp nắng mưa bão dông, vươn lên trên cao, đón nhận ánh sáng mặt trời. Các cj già trong làng thường bảo: “Cây tre cũng như người dân quê mình một nắng hai sương, chịu thương chịu khó, bất khuất kiên cường”.

Thân tren tròn lẳn lại nhiều gai, trên thân cây tua tủa những vòi xanh ngỡ như những cánh tay vươn dài. Dưới gốc, chi chít những búp măng non. Búp thì mới nhô khỏi mặt đất, búp thì cao ngang ngực tôi, có búp vượt đầu người. Tôi cứ nghĩ những búp măng ấy chính là những đứa con thân yêu của tre. Năm năm tháng tháng được mẹ chăm chút ngày một lớn lên, ngày một trưởng thành trong bóng mát yêu thương.

Những ngày hè oi bức, nắng như đổ lửa trên đồng, lũy tre là nơi nghỉ ngơi của bà con, cô bác. Buổi trưa, tre che nắng cho trâu nằm, ru cho trâu ngủ. Buổi chiều, chúng tôi ra ngồi dưới gốc tre trò chuyện, vui chơi. Có những đêm rằm, bọn tôi mang đèn treo lên những cành tre. Ánh sáng lấp lánh, chúng tôi nhảy múa, cười đùa, vui ơi là vui! Lá tre rì rào tiếng hát, rầm rì kể chuyện ngày xưa … tre cũng vui cùng chúng tôi.

Tre đi vào cuộc sống của con người quê tôi. Đó là người bạn tâm tình của nhiều thế hệ người làng tôi. Người làng tôi ai đi xa cũng nhớ về cây tre, cũng nhớ về lũy tre làng xanh mát yêu thương.

2 tháng 11 2017

cái này là cha chỉ mình đó thấy cha mình siêu chưa

6 tháng 10 2018

Vườn nhà em có rất nhiều loại cây, tuy nhiên em vẫn thích những loại cây có tỏa bóng mát để mấy đứa trẻ xóm em có thể vui chơi thỏa thích cho mùa hè. Và em vẫn thích nhất là cây bàng.

Cây bàng là loại cây hiếm người trồng ở trong vườn, nó chủ yếu được trồng ở sân trường để che bóng mát. Nhưng em không biết từ lúc em sinh ra đã thấy cây bàng mọc lên từ bao giờ. Cũng không hiểu vì sao em lại thích thú với loại cây này.

Cây bàng nhà em cao và to, tỏa tán rộng xum xuê một góc vườn. Thân cây bàng không to như cây xà cừ, nên chỉ cần một vòng tay ôm là em có thể ôm được cây bàng. Vỏ thân bàng xù xì, có mọc lên nhiều ụ to như những khối u bám chặt không chịu dứt ra. Rễ của cây bàng lan ra rộng xung quanh nhìn như những con rắn khổng lồ bò ngổn ngang trên mặt đất.

Những chiếc rễ đó là nơi để chúng em ngồi vui chơi, độc sách hay nghe người lớn kể chuyện. Em cũng không biết được rễ của cây bàng đâm xuống lòng đất sâu như thế nào.

Lá cây bàng thay đổi theo mùa. Vào mùa xuân và mùa hè lá bàng xanh mướt, nhìn lá nào lá nấy to và xanh rất thích mắt. Còn mùa thu và đông thì lá bàng chuyển sang màu vàng rồi màu đỏ và bắt đầu rụng đầy ở gốc cây. Ba em bảo đó là mùa bàng thay lá, khi nào mùa xuân đến thì lá bàng mới bắt đầu đâm chồi, nảy lộc thành những chiếc lá to. Mỗi lần có những cơn gió thổi qua, lá và lá cọ xát vào nhau tạo nên những âm thanh nghe vui tai.

Nhiều người vẫn bảo bàng không có hoa, nhưng thực ra hoa của cây bàng bị che lấp sau lá, những chùm hoa trắng li ti núp thật kín sau những chiếc lá to. Và khi đã đến thời kì thì quả bàng được hình thành. Quả bàng hình bầu dục, có màu xanh thẫm. Khi chín có màu vàng. Đây là loại quả gắn liền với kí ức tuổi thơ của nhiều đứa trẻ quê em. Quả bàng ăn bùi bùi, thanh thanh rất thích. Nhiều đứa trẻ vẫn giành nhau từng quả bàng vì không phải mùa nào bàng cũng ra nhiều quả.

Mỗi lần dứng dưới cây bàng, em lại thích thú vì nó là loại cây thân thuộc của gia đình em.

6 tháng 10 2018

Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
(Cây tre Việt Nam- Nguyễn Duy)
Cây tre xanh từ lâu đã gắn bó với dân tộc ta như một người bạn đồng hành không biết tự bao giờ. Nếu như làng quê Việt Nam không có hình ảnh cây tre lấp ló sau lũy tre làng, có lẽ không còn là làng quê Việt Nam nữa.

Đến với làng cảnh Việt Nam, đến tới cổng làng, ta vẫn bắt gặp hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình là những hình ảnh gọi mời kí ức tuổi thơ. Chỉ cần đi vài bước để đến tới xóm làng, đi vào khung cảnh nhịp sống của con người nơi đây thì ta sẽ không thể nào bỏ qua được lũy tre làng. Chúng đứng thành bụi, giăng thành hàng, thành lũy. Những lũy tre mọc cao, dày vươn lên như có ý che chắn cả cả một vùng sinh hoạt bên dưới. Dáng tre mọc thẳng, cao, nhìn có vẻ “gầy gò” mà thực chất rất dẻo dai. Than tre tròn, nhỏ nhắn, màu xanh thẫm, được chia ra làm các đốt. Các nhánh tre thường không mọc trên cao mà mọc ngay gần dưới đất, chúng có rất nhiều gai gồ ghề và thường rất nhỏ. Còn lá tre thì mỏng, nhọn, to chỉ bằng nửa lá xoài mà thôi, tuy lá tre trông mảnh khảnh nhưng rất dẻo dai. Cấu tạo thì có vẻ đơn giản như vậy nhưng cây tre có rất nhiều công dụng, là một phần rất quan trọng trong đời sống của bà con nông dân.

Dân ta xưa kia chưa thể xây nhà gạch, mái ngói, tre trở thành chất liệu lợp mái, lát vách che năng che mưa cho bao gia đình. Tre còn được tận dụng trong nghề thủ công, đan lát, trở thành những chiếc rổ, chiếc rá xinh xắn, tiện dụng theo các cô, các chị ra chợ, ra đồng. Tre làm cán cuốc, cán cày một nắng hai sương với người nông dân để được những mùa gặt bội thu. Tre gắn bó trở thành những thứ đồ hàng cho tụi trẻ chăn trâu, trở thành cái điếu cày làm bạn tuổi già với các cụ già,… Không chỉ thế, các chị, các mẹ còn trở nên duyên dáng hơn nhiều trong chiếc guốc tre thoải mái. Tre đã trở thành người bạn thân thiết với nông dân ta từ xưa đến nay.

Không chỉ trở thành những vật dụng đồng hành cùng người nông dân trong cuộc sống thường ngày, cuộc sống lao động, cây tre còn có vai trò rất quan trọng trong thời kháng chiến. Ở đó, “tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” (Thép Mới). Trong lúc mà dân ta chưa có vũ khí hiện đại, vu khí đều sử dụng phụ thuộc cả vào thiên nhiên. Tre với tính chất dẻo dai mà cứng rắn đã trở thành một vũ khí vô cùng lợi hại của dân ta. Chúng ta ắt hẳn vẫn còn nhớ tới truyền thuyết Thánh Gióng, bẻ tre bên đường, đánh cho quân xâm lược không còn manh giáp. Hay sự kiện Ngô Quyền dùng cọc tre và lợi dụng thủy triều đánh tan quân Nam Hán trên song Bạch Đằng vào năm 938. Đó là minh chứng rất cụ thể cho vai trò to lớn của cây tre trong những trận chiến khốc liệt dành độc lập dân tộc.

Có tầm quan trọng như vậy, từ lâu cây tre đã đi vào tiềm thức của người dân Việt với rất nhiều biểu tượng. Tre luôn mọc thành lũy, thành hàng chứ không bao giờ mọc một mình, đó là tinh thần đoàn kết, đồng lòng. Tre mọc thẳng, mọc cao, không bao giờ mọc nghiêng, cùng sự dẻo dai dễ sống của cây là biểu hiện rõ nhất cho sự kiên cường, bất khuất. Đó đều là những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam, nên mới nói, nhắc đến cây tre là nhắc đến con người Việt Nam.

Tre thật đẹp, thật có ích. Tre là biểu tượng không thể phai đổi, không thể mất đi, tre già măng mọc, sẽ còn mãi đến mai sau. Dù là chiến tranh đã lùi xa, cuộc sống trở nên hiện đại hơn nhưng cây tre vẫn mãi giữ một vị trí quan trọng trong tâm hồn người Việt.

Đất nước có vô vàn sắc màu tươi trẻ nhưng không thể thiếu đi màu xanh của cây tre. Màu xanh ấy đã trở thành bản sắc, biểu tượng cho dân tộc.

1 tháng 3 2021

Hè năm ngoái , em được quê về thăm ông bà nội.Vườn nhà ông nội em có rất nhiều loại trái cây như:dừa, mận, vú sữa,... Mỗi trái đều có những mùi vị ngon, ngọt.Nhưng em thích nhất là cây xoài.  
Nhìn từ xa cây xoài giống như một cây nấm khổng lồ nằm trong vườn nhà ông nội em.Thân cây to 1 người ôm không xuễ ,cây cao lớn,vỏ sần sùi, xung quanh nứt nẻ. Cành lá um tùm, sum xuê che mát cả sân vườn.Vào tháng mười hằng năm thì cây lại đơm hoa kết trái, hoa cây xoài mọc thành chùm màu trắng sữa.Cuối tháng mười là lúa cây có quả.Chỉ vài tuần sau ,cây  xoài đã có rất nhiều quả chín mọng, vàng ,thơm thoang thoảng.Mùi vị của trái xoài ngon đến nỗi không thể cưỡng lại được, nó ngon, vừa ngọt, lại bổ nữa.Mỗi lần ăn xoài em đều ăn tới hai ba trái lận đấy.Sau mỗi bữa cơm gia đình ba thường xuống bếp gọt mấy trái xoài cho cả nhà ăn.
Em rất thích cây xoài.Cây xoài vừa cho bóng mát vừa cho quả.Tuy ko được về quê thường xuyên nhưng em hứa sẽ kêu ông giúp em chăm sóc cây xoài  thật tốt.

17 tháng 1 2022

mình là nam nha banhqua

17 tháng 1 2022

ko ché mạng thì chệu

4 tháng 5 2016

Nhắc đến hoa phượng, ta không thể quên được một màu đỏ rực rỡ của nó-một màu đỏ nhờ sự tinh khiết của gió, nắng, nóng của thiên nhiên vào mùa hạ.Đài hoa ôm lấy bông như một người mẹ che chở cho con thân yêu của mình. Bên trong lớp đài hoa là cánh, cánh hoa phượng đỏ, mỏng manh nhưng chính nó đã tạo nên vẻ đẹp tươi xinh cho mỗi bông hoa phượng. Trong lòng hoa là nhuỵ đỏ, chứa mật và phấn, mật hoa cho những chú ông bé nhỏ, chăm chỉ tới hút.   Vào khoảng giữa tháng năm, tiếng ve sầu kêu râm ran, liên miên trên những tán lá phượng vĩ, báo hiệu mùa hè tới, thôi thúc học trò chúng tôi phải chuyên tâm học hành đạt được những kết quả cao trong học tập. Những buổi trưa hè nắng nóng, những giờ ra chơi oi bức vì nô đùa, phượng như một cái ô che mát cho chúng tôi. Đứng dưới cây phượng, nhìn lên bầu trời dường như ta không thể nhìn thấy những gợn mây trong xanh mà chỉ thấy trong những tán lá phượng xum xuê một màu xanh và lốm đốm nhiều một màu đỏ của hoa phượng. Tia nắng vàng xuyên qua tán lá và để lại bóng hình của hoa phượng dưới mặt đất.   Vào đầu tháng sáu, lũ học trò chúng tôi vui vẻ, sửa soạn về nhà, sung sướng đón chào một mùa hè thú vị. Nhưng không ít tiếng khóc sụt sùi phải xa mái trường,xa thầy cô,xa ban bè và xa những kỉ niệm dưới ngôi trường thân yêu ,dưới gốc phượng bơ vơ giữa sân trường,bơ vơ giữa biển nắng vàng. Hoa phượng buồn khi phải xa học trò, thỉnh thoảng có những con gió nhẹ thổi qua, lại một cơn hoa rụng… Ba tháng hè trôi qua đằng đẵng, không một tiếng cười nói, không tiếng trống, phượng trống vắng.   Phượng vẫn thả những cánh son đỏ xuống sân trường, phượng vẫn đếm từng giây từng phút khi xa học sinh. Ba tháng hè trôi qua, ngày mai đã là ngày khai giảng, phượng mong nhớ, chờ đợi để đc gặp lại các bạn học sinh. Những học sinh cũ đến thăm trường, họ rỏ những giọt lệ bé nhỏ. Những giọt lệ ấy chứa đầy sự nhớ thương mái trường, thầy cô, nhớ bạn bè, nhớ những kỷ niệm thân thương dưới gốc phượng và nhớ phượng…Trong tâm hồn họ chứa đầy kỷ niệm, chứa một màu đỏ thân thương của hoa phượng. Hoa phượng đón chào các bạn cũ và vui vẻ chờ đợi gương mặt mới của trường. Đâu đâu cũng có tiếng cười nói vui vẻ, hoa phượng mừng rỡ, hoa phượng khóc nhưng là tiếng khóc chứa đầy niềm vui, nỗi buồn của phượng đã được chia sẻ phần nào. Giữa mùa thu, hoa phượng đã tàn, những chiếc lá vàng úa rụng đầy dưới sân trường. Học sinh buồn, không được nghe thấy, nhìn thấy và ngắm hoa phượng nhiều. Hoa phượng chỉ nở vào mùa hè thì biết cho ai ngắm?   Hoa phượng như một người bạn vô hình, để lại những kỷ niệm thời áo trắng. Tôi yêu hoa phượng.Loai hoa học trò thân thương.