K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

PHẦN I: Đọc hiểu-đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi. Chẳng ai muốn làm hành khất                   Con chó nhà mình rất hưTội trời đày ở nhân gian                            Cứ thấy ăn mày là cắnCon không được cười giễu họ                   Con phải răn dạy nó điDù họ hôi hám úa tàn.                                Nếu không thì con đem bán. Nhà mình sát đường, họ đến                     ...
Đọc tiếp

PHẦN I: Đọc hiểu-đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi.

 

Chẳng ai muốn làm hành khất                   Con chó nhà mình rất hư

Tội trời đày ở nhân gian                            Cứ thấy ăn mày là cắn

Con không được cười giễu họ                   Con phải răn dạy nó đi

Dù họ hôi hám úa tàn.                                Nếu không thì con đem bán.

 

Nhà mình sát đường, họ đến                      Mình tạm gọi là no ấm

Con cho thì có là bao                                 Ai biết cơ trời vần xoay

Con không bao giờ được hỏi                     Lòng tốt gửi vào thiên hạ

Quê hương họ ở nơi nào.                           Biết đâu nuôi bố sau này.

(Trần Nhuận Minh – Dặn con)

 

Câu 1. Hãy cho biết thể thơ và cách gieo vần của bài thơ.

Câu 2. Tìm ít nhất 3 từ Hán Việt có trong bài thơ? Tai sao tác giả gọi “hành khất” mà không phải “ăn mày” ở câu thơ mở đầu?

Câu 3: Phân biệt các từ sau thoe 3 loại từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập và từ láy: hôi hám, úa tàn, cười giễu, răn dạy.

Câu 4. Việc lặp lại: “Con không được…Con không bao giờ được…” ở khổ 1,2 có tác dụng gì?

Câu 5. Hãy thử lí giải tại sao người cha lại dặn con: “Con không bao giờ được hỏi: Quê hương họ ở nơi nào”.

Câu 6: Phân tích hiệu quả của phép tu từ có trong ba câu thơ cuối:

Ai biết cơ trời vần xoay

Lòng tốt gửi vào thiên hạ

Biết đâu nuôi bố sau này.

Câu 7. Những lời căn dặn của người cha với con trong đoan thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì? (trả lời bằng đoạn văn 5-7 câu)

0
17 tháng 2 2019

Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

29 tháng 9 2017

Nội dung chính của đoạn trích: Lời dặn của người cha với con:

- Lời dặn thể hiện tinh thần nhân văn: thương yêu, giúp đỡ con người, tôn trọng con người.

- Lời dặn đầy sự chiêm nghiệm sâu sắc về lẽ đời như: cơ trời vần xoay, lòng tốt, cho và nhận... khiến con người phải suy nghĩ về cách sống.

14 tháng 10 2018

- Từ đồng nghĩa với từ hành khất: ăn xin, ăn mày.

- Tác giả dùng từ hành khất vì:

   + Tác dụng phối thanh.

   + Hành khất là từ Hán Việt có sắc thái trang trọng, khác với sắc thái trung tính của các từ thuần Việt ăn xin, ăn mày, do đó phù hợp với cảm xúc của nhân vật trữ tình trong lời dặn con (phải tôn trọng, giữ thể diện cho những người hành khất).

13 tháng 9 2018

Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp:

* Giới thiệu vấn đề nghị luận.

- Từ nội dung đoạn thơ: Lời dặn con của người cha phải biết giúp đỡ và tôn trọng những người hành khất. Giúp người, đến khi gặp hoạn nạn, người khác sẽ giúp mình.

- Nêu vấn đề: cho và nhận ở đời.

* Phân tích vấn đề:

- Giải thích:

   + Cho là cho đi (vật chất, tinh thần, kinh nghiệm, …).

   + Nhận là nhận về niềm vui, sự thanh thản và kể cả vật chất.

* Phân tích biểu hiện:

- Cuộc sống còn rất nhiều mảnh đời khốn khổ, cần sự giúp đỡ của cộng đồng.

- Khi giúp đỡ người khác, con người cảm nhận được niềm vui, hạnh phúc. Và khi lỡ sa chân vào khốn khó, có thể sẽ nhận được sự sẻ chia từ cộng đồng.

* Bình luận:

- Cho và nhận làm cho cuộc sống có ý nghĩa, nó cũng là quy luật của cuộc sống, giúp cho xã hội nhân văn và phát triển hơn, đáng được ca ngợi.

- Nhưng cuộc sống cũng còn lắm kẻ chỉ biết nhận mà không biết cho, hoặc cho đi và đòi phải nhận lại. Điều ấy cần phải phê phán.

* Kết luận:

Cuộc đời sẽ giàu ý nghĩa khi ta biết cho và nhận.

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:Dặn conChẳng ai muốn làm hành khấtTội trời đày ở nhân gianCon không được cười giễu họDù họ hôi hám úa tànNhà mình sát đường họ đếnCó cho thì có là baoCon không bao giờ được hỏiQuê hương họ ở nơi nàoCon chó nhà mình rất hưCứ thấy ăn mày là cắnCon phải răn dạy nó điNếu không thì con đem bánMình tạm gọi là no ấmAi biết cơ trời vần xoayLòng tốt gửi vào thiên...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
Dặn con
Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày ở nhân gian
Con không được cười giễu họ
Dù họ hôi hám úa tàn
Nhà mình sát đường họ đến
Có cho thì có là bao
Con không bao giờ được hỏi
Quê hương họ ở nơi nào
Con chó nhà mình rất hư
Cứ thấy ăn mày là cắn
Con phải răn dạy nó đi
Nếu không thì con đem bán
Mình tạm gọi là no ấm
Ai biết cơ trời vần xoay
Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Biết đâu nuôi bố sau này.
(Trần Nhuận Minh)

1, Việc lặp lại "con không...con không" ở khổ 1,2 thể hiện thái độ gì của nhân vật?

2, Hãy thử lí giải tại sao người cha lại dặn con: "Con không bao giờ được hỏi/ Quê hương họ ở nơi nào"

3, Những lời chia sẻ trong khổ cuối gợi cho em suy nghĩ gì?

4, Đọc bài thơ này em có liên tưởng đến bài thơ nào đã học?

5, Nêu nội dung chính.

6, Em có suy nghĩ gì về lời dặn của người bố

0
I. Phần đọc hiểu Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:CÂU CHUYỆN VỀ CHIM ÉN VÀ DẾ MÈNMùa xuân đất trời đẹp. Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én thấy tôi nghiệp bèn rủ Dế Mèn dạo chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sáng kiến của Chim Én rất giản dị: hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô. Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên. Mây nồng nàn, đất trời gợi cảm, cỏ hoa vui...
Đọc tiếp

I. Phần đọc hiểu

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

CÂU CHUYỆN VỀ CHIM ÉN VÀ DẾ MÈN

Mùa xuân đất trời đẹp. Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én thấy tôi nghiệp bèn rủ Dế Mèn dạo chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sáng kiến của Chim Én rất giản dị: hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô. Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên. Mây nồng nàn, đất trời gợi cảm, cỏ hoa vui tươi.

Dế Mèn say sưa. Sau một hồi lâu miên man Mèn ta chợt nghĩ bụng: “Ơ hay, việc gì ta phải gánh hai con én này trên vai cho mệt nhỉ . Sao ta không quăng gánh nợ này đi để dạo chơi một mình có sướng hơn không?”. Nghĩ là làm. Nó bèn há mồm ra và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành.

(Theo Đoàn Công Huy trong mục “Trò chuyện đầu tuần” của báo Hoa học trò)

 

Câu 1 .Trong câu chuyện trên có những nhân vật nào? Được kể theo ngôi thứ mấy?

Câu 2 .  Chim Én giúp Mèn đi chơi bằng cách nào?

Câu 3 . Nêu tên biện pháp tu từ sử dụng trong câu sau: Nó bèn há mồm ra và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành.

Câu 4 . Cử chỉ hành động của hai con chim Én thể hiện phẩm chất tốt đẹp nào? Em suy nghĩ gì về hành động của Dế Mèn?

Câu 5: Viết đoạn văn khoảng 4-6 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật Dế Mèn trong đoạn văn trên.

    Gợi ý

             Hs có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được các ý sau:

- Giới thiệu và nêu cảm nhận chung của em về nhân vật Dế Mèn

- Cảm nhận về nhân vật Dế Mèn qua hành động, suy nghĩ:

+   Mùa xuân đất trời thật đẹp, Mèn được 2 bạn chim En rủ cùng bay lên bầu trời để ngắm nhìn cỏ cây, hoa lá.

        + Mèn đang say sưa trước vẻ đẹp của đất trời khi vào xuân nhưng lại chợt nghĩ 2 con chim én  là gánh nặng trên đôi vai của mình nên  muốn quẳng gánh nợ này thật nhanh để dạo chơi cho thích. Không một phút suy nghĩ, Mèn há mồm ra và rơi vèo xuống đất

=> Hành động và suy nghĩ của Mèn, giúp ta cảm nhận rõ hơn: Mèn là kẻ  sống ích kỉ và toan tính, chỉ biết nghĩ đến lợi ích của bản thân mình, không biết hợp tác và chia sẻ cùng mọi người.

=> Bài học về sự sẻ chia, giúp đỡ, biết hợp tác, không nên quá ảo tưởng về khả năng của bản thân mình.
Giúp mình nha mình đang cần gấp
mình cảm ơn

 

 

1
29 tháng 3 2022

1. Nhân vật chính: Dế Mèn và hai chú chim Én.

Ngôi kể: ngôi thứ ba.

2. Chim Én giúp Mèn đi chơi: hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô. Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên.

3. BPTT so sánh: rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành

=> Tác dụng: Miêu tả hình dáng, trạng thái rơi của Dế Mèn, giúp người đọc dễ hình dung hình dáng DM.

4. Cử chỉ hành động của hai con chim Én thể hiện phẩm chất thân thiện, hòa đồng, dễ gần, sẵn sàng giúp đỡ người khác.

Hành động của Dế Mèn thể hiện sự ích kỉ, vô ơn, ảo tưởng về bản thân.

5. HS viết đoạn văn theo gợi ý.

Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “…Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta...
Đọc tiếp

Phần I: Đọc – hiểu

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

 “…Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người  phục vụ…”

                                                            (Ngữ văn 7 – Tập 2, trang 53 NXB Giáo dục)

Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng chủ yếu phép lập luận nào?

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liệt kê trong câu: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như  thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống” .

Câu 4: Tìm, phân tích cấu tạo cụm chủ – vị mở rộng trong câu: “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ…”

 Câu 5: Viết một câu văn nêu nội dung chính của đoạn văn trên.

Phần II: Tập làm văn

Câu 1 : Qua văn bản chứa đoạn văn trên, em hiểu gì về đức tính giản dị và ý nghĩa của nó trong đời sống. Hãy trình bày thành một đoạn văn.

1
15 tháng 3 2022

Câu 1 : Trích từ văn bản : Đức tính giản dị của Bác Hồ

`-` Tác giả : Phạm Văn Đồng

Câu 2 : phép lập luận chứng minh.

Câu 3 : Phép liệt kê : bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống

Tác dụng : liệt kê được những việc làm trong từng hành động của Bác để chứng minh cho sự giản dị của Người.

Câu 4 : Phân tích :

`-` TN : Ở việc làm nhỏ đó

`-` CN : chúng ta

`-` VN : càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ

`-` Trong VN có một cụm C - V là :

`+` CN : Bác

`+` VN : quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ

Câu 5 : Nội dung : Cho ta thấy được sự giản dị của Bác qua lối sống của Người.

Phần II.

1, Tham khảo
 Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội, không xa hoa, lãng phí; không cầu kì, kiểu cách. Lối sống giản dị, không cầu kì vật chất, không xa hoa lãng phí khẳng định những phẩm chất tốt đẹp cần có ở mỗi con người. Người có lối sống giản dị luôn biết quý trọng của cải vật chất, sức lao động của con người, không cầu kì hình thức, biết tu dưỡng nhân cách, đạo đức, tâm hồn trong sạch, thanh cao, dễ nhận được sự cảm thông và yêu mến của mọi người. Con người hạnh phúc bởi biết làm việc và trở nen giàu hơn bởi biết tiết kiệm và giản dị trong lối sống. Người không biết giản dị, hay khoe mẽ quá mức, phung phí tiền bạc của cải không những không được người khác kính trọng, tin tưởng mà bản thân cũng sẽ thất bại trong cuộc sống. Càng ham mê vật chất càng trở nên đau khổ và nhận lấy thất bại lớn. Mỗi học sinh cần phải rèn luyện cho mình tính giản dị. Giản dị trong học tập, trong cách giao tiếp, cách sống để hoàn thiện nhân cách, tiết kiệm của cải, trở thành người hữu ích, mai này đem sức mình xây sựng quê hương, đất nước.

14 tháng 5 2021

Giản dị là một đức tính tốt và mỗi người chúng ta cần có. Trong cuộc sống thì mỗi người sẽ  có những tính cách, lối sống của riêng mình. Có người ưa sự giàu sang, sang trọng, thích lộng lẫy nổi bật. Tuy vậy vẫn có những người chọn cho mình một lối sống giản dị bình thường. Và đức tính giản dị dù trong thời kì lịch sử giai đoạn nào của xã hội đều được con người đề cao và trân trọng. Giản dị được xem là một đức tính cao đẹp mà con người cần phải tôi luyện rèn giũa trong cuộc sống. Nhưng các bạn đừng nhầm lẫn sự giản dị với tiết kiệm, sự keo kịt, bủn xỉn. Giản dị là không cần quá khoang trương, từ trong cách ăn mặc, nói năng đến những giao tiếp bên ngoài với mọi người. Với người học sinh, việc luyện rèn lối sống giản dị rất quan trọng bởi từ đây chúng sẽ trở thành lối sống suốt đời thành nhân cách của con người. Vì vậy mỗi người học sinh phải ý thức sâu sắc việc rèn luyện này. Còn là học sinh chưa làm ra tiền, còn phải xin bố mẹ, chúng ta nên chi tiêu tiết kiệm, chỉ dùng tiền vào những việc cần thiết; trang phục, ăn uống phải đúng nơi, đúng lúc.

14 tháng 5 2021

Giản dị là một đức tính tốt và mỗi người chúng ta cần có. Trong cuộc sống thì mỗi người sẽ  có những tính cách, lối sống của riêng mình. Có người ưa sự giàu sang, sang trọng, thích lộng lẫy nổi bật. Tuy vậy vẫn có những người chọn cho mình một lối sống giản dị bình thường. Và đức tính giản dị dù trong thời kì lịch sử giai đoạn nào của xã hội đều được con người đề cao và trân trọng. Giản dị được xem là một đức tính cao đẹp mà con người cần phải tôi luyện rèn giũa trong cuộc sống. Nhưng các bạn đừng nhầm lẫn sự giản dị với tiết kiệm, sự keo kịt, bủn xỉn. Giản dị là không cần quá khoang trương, từ trong cách ăn mặc, nói năng đến những giao tiếp bên ngoài với mọi người. Với người học sinh, việc luyện rèn lối sống giản dị rất quan trọng bởi từ đây chúng sẽ trở thành lối sống suốt đời thành nhân cách của con người. Vì vậy mỗi người học sinh phải ý thức sâu sắc việc rèn luyện này. Còn là học sinh chưa làm ra tiền, còn phải xin bố mẹ, chúng ta nên chi tiêu tiết kiệm, chỉ dùng tiền vào những việc cần thiết; trang phục, ăn uống phải đúng nơi, đúng lúc.