K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 10 2016

Thạch Sanh là con Trời. Vợ chồng Lục ông hiền lành, tốt bụng, gần xa ai ai cũng quý mến. Ngọc Hoàng đã thương tình cho thái tử xuống trần đầu thai. Khác với người trần, Thạch Sanh nằm trong bụng mẹ (Lục bà) nhiều năm mới cất tiếng chào đời. Yếu tố hoang đường ấy tạo nên chất kỳ diệu của truyện ca ngợi tính phi thường của Thạch Sanh. Vợ chồng Lục ông đã được Ngọc Hoàng thương cho đứa con trai khôi ngô tuấn tú nối dõi tông đường. Đó là niềm tin của dân gian: ở hiền gặp lành.Nhân vật Thạch Sanh thật đẹp. Với búa thần, cung tên vàng, đàn thần, với võ nghệ và phép thần thông biến hoá, chàng dũng sĩ đã chém Trăn tinh, giết Đại bàng, trừ diệt cái ác, tai hoạ cho nhân dân, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, đem lại hoà bình. Thạch Sanh đã trải qua bao gian truân thử thách, lấp lánh bao chiến công hiển hách. Anh đã được kết duyên với công chúa, chàng đã thể hiện ước mơ của nhân dân, những ước mơ hồn nhiên, trong sáng và rất đẹp. Thật vậy, truyện Thạch Sanh là một truyện cổ tích thần kì, nói lên một giấc mơ đẹp của nhân dân ta bao đời nay.

 



 

3 tháng 11 2016

bạn viết đừng nên dài quá ngắn gọn thôi vì mình đang viết cảm nghĩ mà

banh

Thạch Sanh là một người có nguồn gốc xuất thân cao quý : Con người nông dân tốt bụng, sống nghèo khổ. Con trai Ngọc Hoàng xuống đầu thai. Thạch Sanh đã nhiều lần lập chiến công hiển hách , thu được nhiều chiến lợi phẩm quý : Chém chằn tinh được bộ cung tên vàng ; diệt đại bàng, cứu công chúa; diệt hồ tinh cứu thái tử con vua thuỷ tề được vua thuỷ tề tặng cây đàn thần đuổi quân xâm lược 18 nước chư hầu. Thạch Sanh chính nghĩa lương thiện (thật thà, dũng cảm, vị tha, nhân đạo, yêu hoà bình), đại diện cho cái tốt. Cuối cùng, Thạch Sanh lấy công chúa làm vợ và được làm vua.

Thạch sanh là một dũng sĩ xuất thân từ gia đình nghèo có cuộc sống và số phận đời gần gũi với nhân dân lao động. Chàng có tài năng xuất chúng và phẩm chất tốt đẹp được tiên trời phú để chiến đấu với lũ quái vật bảo vệ dân lành với lòng dũng cảm. Sự khoan dung trước tội ác của Lý Thông, nhân đạo và thể hiện sự hòa bình dân tộc trước tiếng vó ngựa của quân xâm lăng. Thạch Sanh là một con người tưởng tượng của nhân dân thể hiện niềm tin,mơ ước về đạo đức,công lí xã hội lí tưởng nhân đạo yêu hào bình của con người Việt Nam.

18 tháng 10 2020

bạn thấy đoạn nào có ích thì hãy lấy nhá

Truyện cổ tích “Thạch Sanh” là một truyện cổ tích thần thoại vô cùng hấp dẫn thể hiện cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác trong cuộc sống. Đối lập với nhân vật lương thiện anh dũng, thật thà là Thạch Sanh chính là nhân vật tham lam, mưu mô xảo quyệt Lý Thông.

Nếu không có nhân vật này trong truyện thì câu chuyện sẽ trở nên nhạt nhẽo vô cùng, bởi chính những kẻ ác như Lý Thông tồn tại thì những người tốt như Thạch Sanh mới có cơ hội tỏa sáng đòi lại sự công bằng trong cuộc sống.

Lý Thông xuất thân là một tên bán rượu, chuyên gánh rượu ra chợ bán, hắn sống với một bà mẹ già, cha hắn mất từ lâu. Ngày ngày, Lý Thông đi qua gốc đa thấy Thạch Sanh sống ở đó có một mình, thấy Thạch Sanh không cha không mẹ không người thân thiết lại có sức vóc khỏe mạnh, cường tráng hơn người nên Lý Thông âm mưu lợi dụng Thạch Sanh.

Hắn gạ gẫm Thạch Sanh kết nghĩa huynh đệ với mình, rồi đưa anh về nhà cùng sinh sống nhưng thực chất là muốn bóc lột sức lực khỏe mạnh lực điền của Thạch Sanh, muốn có thêm một nô lệ không phải trả tiền công mà thôi. Một âm mưu vô cùng thâm độc nhưng lại đội lốt nhân từ bác ái, thể hiện tấm lòng bao dung của hắn với những người côi cút như Thạch Sanh, nên làm cho Thạch Sanh nhân hậu cả tin nhận lời ngay tức thì.

Trong làng Lý Thông sống có một con chằn tinh vô cùng hiểm ác, nó thường tác quái dân làng nhưng không ai giết được nó. Triều đình nhiều lần ra bố cáo ai giết được chằn tinh thì thăng quan tiến chức thưởng tiền vàng. Nhưng chưa có vị anh hùng nào làm được. Chính vì vậy, hàng năm dân làng thường phải cúng gà, lợn, cho con chằn tinh đó và mỗi năm phải nộp cho nó một mạng người để nó làm mồi nhắm rượu.

Năm đó, tới lượt Lý Thông phải nộp mạng mình cho chằn tinh, hắn là kẻ tham sống sợ chết, lại vô cùng mưu mô, xảo quyệt. Chính vì vậy, hắn đã lừa cho Thạch Sanh đi ra miếu hoang một mình để Thạch Sanh chết thay hắn.

Hành động này của Lý Thông thể hiện hắn là người vô cùng độc ác, tới mức mất hết tính người, không thể nào dung thứ nổi, bởi vì mạng sống của mình mà hắn nỡ đẩy một con người vô tội tới chỗ chết không thương tiếc.

Nhưng Thạch Sanh vốn là người anh dũng, khỏe mạnh, nên anh không những không bị chằn tinh ăn thịt, mà ngược lại còn giết chết chằn tinh rồi chặt đầu nó tha về nhà Lý Thông. Lý Thông nhìn thấy Thạch Sanh trở về nhà tưởng ma về báo oán hắn vô cùng hoảng sợ, sự hoảng sợ của một kẻ có tật giật mình, còn nếu không làm việc xấu nửa đêm không sợ ma tới gõ cửa.

Nhưng sau khi biết, Thạch Sanh còn sống trở về lại có công giết chằn tinh đáng lý ra hắn phải mừng cho Thạch Sanh cảm thấy xấu hổ vì hành động đẩy người em kết nghĩa của mình tới chỗ chết. Nhưng hắn không hề cảm thấy ăn năn ân hận, mà lòng tham của hắn lại trỗi dậy, hắn muốn đuổi Thạch Sanh về lại rừng sâu để cướp công của anh.

Chính vì vậy, Lý Thông nghĩ ra mưu kế nghe rất nhân đạo nhưng lại là âm mưu quỷ kế của hắn. Hắn bảo với Thạch Sanh rằng đó là con vật vua nuôi đã lâu em giết nó là có tội vua sẽ xử tội chết’

Hắn bảo Thạch Sanh hãy trốn vào rừng ở, còn đây để hắn lo liệu cho. Hắn quá khôn ngoan nên lừa được Thạch Sanh nhân hậu hiền lành một cách tài tình, ngoạn mục chưa từng có. Và như vậy Thạch Sanh lại trở về nơi mình sinh ra và lớn lên ngày ngày sống dưới gốc đa côi cút một mình.

Còn Lý Thông đổi vận hắn từ tên bán rượu trở thành quận công được cho nhà, cho người hầu, được hưởng vô vàn vinh hoa phú quý. Những điều đáng ra Thạch Sanh mới là người được hưởng.
Nhưng không may cho hắn, là công chúa của vua tên là Quỳnh Nga không may bị Đại bàng bắt đi mất, nhà vua kêu hắn vào cung bảo Lý Thông anh hùng giết chằn tinh hãy đi tới hang của đại bàng cứu công chúa, nếu thành công sẽ gả công chúa cho hắn.

Hắn vận dụng tài trí của mình nhờ quân lính thu thập tin tức rồi cũng tìm được tới cửa hang của đại bàng nhưng hắn không vội vàng giao chiến. Mà đi tìm lại Thạch Sanh nhờ giúp đỡ, Thạch Sanh trong một lần đang ngủ trưa nhìn thấy con đại bàng cắp một cô gái bay qua cây đa của mình nên anh đã dùng tên bắn con đại bàng đó bị thương và theo vết máu tìm tới cửa hang đại bàng để cứu người con gái kia.

Lúc này, Thạch Sanh gặp Lý Thông hai anh em mừng tủi, Lý Thông mượn những lời đường mật để xoa dịu Thạch Sanh và nhờ Thạch Sanh giúp mình. Thạch Sanh không biết được Lý Thông là người bản chất nham hiểm xấu xa, nên anh vẫn ngây thơ giúp hắn.

Hắn bảo Thạch Sanh xuống hang sâu cứu công chúa rồi đưa công chúa lên trước, sau đó thì em lên sau. Thạch Sanh làm như lời hắn nói cứu công chúa dưới hang sâu rồi buộc dây thừng cho người ở trên miệng hang kéo công chúa lên trước, rồi sẽ tới mình. Nhưng khi công chúa vừa lên tới cửa hang Lý Thông cho quân lính chặn đá ở cửa hang không cho Thạch Sanh ra, nhằm hãm hại Thạch Sanh lần hai để cướp công.

Hành động bịt cửa hang của hắn thể hiện sự nhẫn tâm của một con người bất lương sẵn sàng giết người để mưu cầu danh lợi, chính hành động này của hắn làm cho Thạch Sanh hiểu bụng dạ và bản chất của người anh kết nghĩa nham hiểm kia, nếu không anh sẽ còn bị lừa mãi mãi.

Thạch Sanh bị nhốt lại trong hang của đại bàng anh không những không bị chết đói chết khát mà còn cứu được con gái vua Thủy Tề, rồi được nàng dẫn xuống long cung chơi. Nhà vua Thủy Tề muốn cảm ơn ân nhân cứu mạng con gái mình nên tặng anh một báu vật đó chính là một cây đàn thần, và một chiếc nồi cơm không đáy.

Nhân vật Lí Thông là nv đại diện cho sự tà ác , đóng 1 vai trò khá quan trọng trong văn bản . Hắn đại diện cho sự nham hiểm, mưu mô với những chiêu trò độc ác nhằm mục đích xấu . Ích kỷ ,ham lợi và còn đại diện cho những con người độc ác tham vinh hoa phú quý, mê muội tiền bạc , gia tài tới mức làm hại người khác . Lí Thông kết nghĩa anh em với Thạch Sanh rồi rủ  về nhà mình sinh sống để lợi dụng sức lực của chàng vì Thach Sanh sống đơn thân , mạnh khoẻ , cường tráng và chàng thật sự có phẩm giá trong sạch .Thạch Sanh thật sự cần 1 mái ấm gia đình , tình yêu thương của những con người ruột thịt . Lí Thông lợi dụng điều ấy và hắn muốn gia đình mình có một nô lệ không công , hắn sung sướng khi bt rằng Thạch Sanh có 1 đức tính như thế , thiện lành , trong sáng . Điều ấy mang lại lợi nhuận cho hắn : một kẻ ngốc , muốn kết nghĩa anh em , lại dễ dàng sai khiến , hắn bộc lộ bản chất độc ác , ham lợi , không có tính người . Và cuối cùng , những kẻ ác cũng sẽ bị trừng trị , âm mưu thâm độc của Lý Thông bị phá tan . Hắn bị cắt chức tuy không bị giết nhưng phải làm anh bán rượu như xưa tay trắng lại hoàn tay trắng. Hắn và bà mẹ trở về nhà cũ sinh sống trên đường đi bị sét đánh trúng biến thành con bọ hung hôi thối, xấu xí .

18 tháng 4 2022

các bạn giúp mình với mình đang cần gấp lắm

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
26 tháng 9 2018

1. Niêu cơm thần kì của Thạch Sanh trong truyện cổ tích cùng tên có ý nghĩa:

- Thể hiện bản lĩnh và sức mạnh của Thạch Sanh cũng như của dân tộc có thể quy phục 18 nước chư hầu.

- Niêu cơm ăn mãi lại đầy thể hiện ước mơ về một đất nước giàu mạnh, no đủ, thái bình, thịnh trị.

2. Chi tiết tiếng đàn thần Thạch Sanh:

- Đó vừa là tiếng đàn giúp Thạch Sanh giãi bày nỗi lòng trong khi bị giam ở ngục. 

- Đó là tiếng đàn chữa lành bệnh cho công chúa, là sợi dây liên kết giúp công chúa nhận ra Thạch Sanh và giải nỗi oan cho chàng.

3. Cách giải đố của em bé thông minh trong câu chuyện cùng tên dựa trên những lời giải đố hóc búa của vị vua. Vua ban cho trâu, bắt phải đẻ nghé, vua ban cho mấy con chim sẻ bắt làng phải soạn đám cỗ thật tươm,...

Những lời vua ban chỉ là thách thức để thử tài trí thông minh và tìm ra người hiền tài cứu nước.

Cách đối đáp của cậu bé thể hiện sự thông minh: 

- Biết đó là vật vua ban nên bảo cả làng mổ trâu ra ăn.

- Đưa cho sứ giả cây kim yêu cầu mài thành chiếc dao sắc để xẻ thịt chim làm cỗ.

- Kêu khóc trước công đường vì bố không đẻ em bé cho bế.

- Xứ thần nước Hoa thách xỏ dây cho chiếc vòng, cậu buộc dây vào con kiến và bôi mỡ ở đầu kia để thu hút con kiến.

=> Cách giải đó của cậu bé thông minh, linh hoạt và sáng tạo, ứng biến nhanh trước mọi tình huống.

4. Em bé thông minh khác với những truyện khác ở chỗ: không sử dụng chi tiết kì ảo, lực lượng phù trợ

- Truyện hầu như không sử dụng yếu tố kì ảo. Những chi tiết về việc ứng xử của cậu bé thể hiện sự thông minh rất chân thực, không phải là huyền thoại.

- Còn những chi tiết kì ảo được sử dụng trong chuyện Thạch Sanh, Sọ Dừa là sự trợ giúp đối với nhân vật, thể hiện ước mơ của nhân dân lao động gửi gắm vào hình tượng anh hùng hay những con người bất hạnh sẽ được hưởng hạnh phúc và có cuộc sống xứng đáng với tài năng, phẩm chất.

5. Nhân vật em bé thông minh trong truyện cổ tích cùng tên là người bộc lộ tài năng, phẩm chất ngay từ nhỏ. Những thử thách vua ban khiến cả làng run sợ và lo lắng còn em bé thì rất dũng cảm và sáng suốt khi nhìn nhận được những vấn đề ấy. Hơn nữa, trước thử thách oái oăm về con chim sẻ, em bé thông minh còn biết "đối đáp" khéo léo lại vua là: muốn thịt chim thì phải có dao sắc và yêu cầu vua rèn cây kim thành con dao sắc để sắm cỗ. Việc đối đáp này thật chí lí. Hơn nữa, khi vua yêu cầu làng nuôi đôi trâu để nó đẻ thành nghé con, cậu bé đã rất thông minh bằng cách kêu khóc trước công đường yêu cầu vua xử kiện: cha mình không chịu đẻ em bé cho mình bé. Cuộc kiện ấy khiến vua cũng phải bò lăn ra cười và phục cái tài của cậu bé. Đặc biệt hơn cả là chi tiết xỏ dây vào chiếc vòng đã khiến cả xứ thần ngoại quốc cũng phải nể phục. Như vậy chỉ qua một vài màn đối đáp, đặc biệt là vượt qua thử thách cuối cùng đã thể hiện trí tuệ của nước Việt, ngợi ca trí tuệ của con người.

13 tháng 10 2020

-Nhân vật Thạch Sanh là một người có phẩm chất vô cùng tốt bụng, thật thà, dũng cảm giết chết Đại Bàng để cứu công chúa. Thạch Sanh có tài năng vô địch, chàng có lòng nhân hậu, cao thượng và cũng yêu chuộng hòa bình. Thạch Sanh luôn nhận việc khó khăn, chẳng hạn việc giết chăn tinh cứu dân lành, giết đại bàng cứu công chúa thì bị Lý Thông lấy đá lấp hang và luôn đổ oai hại chàng nhưng Thạch Sanh vẫn minh oan cho mình. Chàng dẹp được 18 chư hầu bằng tiếng đàn của hòa bình, thân thiện mà không cần dùng đến vũ khí.

-

Lý Thông là một kẻ nấu rượu và bán rượu. Gặp Thạch Sanh gánh củi về gốc đa. Hắn nghĩ chàng trai cô độc, nghèo khổ mà có sức khỏe cường tráng này có thể lợi dụng được. Cái âm mưu đưa Thạch Sanh về nhà và kết nghĩa anh em của Lý Thông xét đến cùng vẫn có thể cảm thông được. Vì Lý Thông mới chỉ lợi dụng sức lao động của chàng trai mồ côi mà thôi.
Lý Thông đôn phiên mình phải nộp mạng cho Chằn linh. Kẻ tham sống sợ chết này đã ranh ma đánh lừa Thạch Sanh đi thế mạng, với lí do anh “dà cất mẻ rượu”… Người đời thiếu gì kẻ tham sông sự chết như Lý Thông?
Hành động Lý Thông cướp công Thạch Sanh là một hành động vô cùng trắng trợn. Hắn dọa Thạch Sanh là đã giết vật báu “vua nuôi đã lâu”, tất sẽ bị “tội chết”. Có vẻ “nhân đức”, hắn khuyên Thạch Sanh “trốn ngay đi”, mọi hậu quả hắn sẽ “lo liệu”. Lý Thông đã đem đầu quái vật dâng nộp Triều đình, được nhà vua trọng thưởng phong cho làm Quận công. Lòng tham vô đáy, mờ mắt vì danh lợi bổng lộc mà anh bán rượu đã “khôn ngoan” đánh lừa đứa em kết nghĩa để cướp công một cách “tài tình”.

30 tháng 10 2020

Truyện cổ tích cùng tên, nhân vật Thạch Sanh được khắc họa thành công với bức chân dung của người anh hùng, người dũng sĩ diệt chằn tinh bảo vệ cuộc sống yên bình của nhân dân, người anh hùng chống giặc ngoại xâm, có công lao to lớn trong việc đánh đuổi vó ngựa ngoại xâm ra khỏi lãnh thổ, bờ cõi. 

      Như chúng ta thường thấy các nhân vật trong truyện cổ tích nói chung, trong truyện Thạch Sanh nói riêng là sự hư cấu, tưởng tượng của các tác giả dân gian, và thông qua những hình tượng được xây dựng ấy thì các tác giả muốn truyền tải những thông điệp, những tư tưởng, quan điểm nhân sinh nhất định. Bởi vậy mà những câu chuyện cổ tích không chỉ có giá trị giải trí mà nó còn có giá trị giáo dục rất cao, nó đúc kết lại những bài học để khuyên nhủ, chỉ bảo cho con cháu thế hệ sau.

      Trước hết, hình ảnh Thạch Sanh trong câu chuyện cổ tích này được các tác giả dân gian xây dựng là một con người có hoàn cảnh bất hạnh, vì chàng mồ côi cha mẹ từ rất sớm, một mình Thạch Sanh phải làm lụng vất vả mưu sinh qua ngày, sống đơn độc, lẻ loi trong một túp lều nhỏ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Nhưng bù lại, Thạch Sanh lại được Ngọc Hoàng cử người xuống dạy nên chàng biết đủ thứ thần thông, chàng là một chàng trai khỏe mạnh lại mang trong mình những sức mạnh phi thường. Có lẽ xây dựng nhân vật Thạch Sanh với những đặc điểm này là cách để các tác giả dân gian lí giải vì sao Thạch Sanh lại bị Lí Thông lừa dối, phản bội như vậy.

      Có lẽ Thạch Sanh là một con người đơn độc, lẻ loi nên khi có người muốn kết nghĩa huynh đệ với chàng thì chàng lập tức đồng ý, chàng là người thiếu thốn tình cảm nên đoạn tình cảm tình cờ có được với Lí Thông chàng vô cùng coi trọng, và mọi niềm tin chàng cũng đặt tuyệt đối ở người “anh kết nghĩa” này, không mảy may nghi ngờ về mục đích mà Lí Thông tiếp cận mình, hay cả khi bị Lí Thông lừa dối cũng không hề hay biết mà một mực tin tưởng. Sự vô tư, tình nghĩa của Thạch Sanh làm cho hình ảnh của chàng trở nên đẹp hơn, đáng trân trọng hơn. Nhưng cũng vì những vì phẩm chất tốt đẹp này mà chàng bị Lí Thông lừa gạt hết lần này đến lần khác.

      Qua một số biến cố lớn, ta có thể thấy Thạch Sanh là một chàng trai khỏe mạnh, chính nghĩa thấy cái tà ác hoành hành thì không suy nghĩ nhiều, ra tay tiêu diệt, không cho nó làm ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sự yên bình của dân chúng. Đầu tiên là vụ giết chằn tinh, vì muốn Thạch Sanh thế thân cho mình mà Lí Thông đã đẩy Thạch Sanh vào con đường chết, đó là lừa Thạch Sanh nộp mạng cho chằn tinh thay mình. Chàng không hề hay biết về âm mưu thâm độc này, khi chằn tinh hiện lên muốn lấy mạng Thạch Sanh thì chàng vung rìu chống trả quyết liệt và dù chằn tinh đã dở đủ mọi trò biến hóa thì Thạch Sanh đều chống đỡ được. Chàng đã chẻ chằn tinh ra làm hai và ung dung về nhà.

      Lần thứ hai Thạch Sanh ra tay chính nghĩa diệt trừ cái ác đó là lần giết đại bàng cứu công chúa từ dưới hang đại bàng trở về. Trong lần chiến đấu này còn thể hiện chàng là một con người không chỉ dũng cảm, ngoan cường mà còn rất mưu chí bởi chàng biết dựa vào vết máu mà đại bàng để lại để tìm đến động của nó, cứu thoát công chúa. Tuy lập được rất nhiều đại công nhưng do bản tính quá thật thà, tin người nên Thạch Sanh bị lại Lí Thông lừa, hắn muốn cướp công cứu công chúa nên dùng đá lấp cửa hang, đẩy Thạch Sanh vào con đường chết, còn một mình mình đi lĩnh thưởng.

      Thạch Sanh là con người có sức sống mạnh mẽ, chàng không chịu đầu hàng trước số phận, khi biết Lí Thông hại mình thì chàng tìm mọi cách để thoát ra. Và cũng tại đây, bản tính chính nghĩa của chàng thể hiện, khi hoàn cảnh của mình nguy khốn nhất thì chàng vẫn đặt việc cứu người lên trên hết. Và cũng vì lòng tốt này của chàng mà chàng đã được báo đáp, bởi người chàng cứu không phải người thường mà là con trai của vua Thủy Tề. Để báo đáp công ơn của chàng vua Thủy Tề đã tặng chàng một cây đàn thần. Đã thoát ra ngoài, đất nước lại có giặc ngoại xâm, chàng đã đứng lên cầm quân đi đánh giặc, tiếng đàn của chàng đã làm cho quân giặc u mê, mất hết tinh thần chiến đấu. Không những vậy, Thạch Sanh còn thể hiện được tấm lòng nhân đạo của mình với chính kẻ thù, thể hiện rõ nét qua hình ảnh niêu cơm thần.

      Như vậy, nhân vật Thạch Sanh vừa được xây dựng với những vẻ đẹp lí tưởng của một người dũng sĩ diệt chằn tinh, đại bàng cứu giúp dân lành, vừa là một người anh hùng dũng mãnh đánh dẹp quân sĩ mười tám nước, mang lại cuộc sống thái bình cho người dân. Hơn thế nữa chàng còn là một con người nhân đạo khi không chỉ tha cho quân giặc con đường sống mà còn thiết đãi nồng hậu. Có lẽ đây cũng chính là nét đẹp của con người Việt Nam ta, nhân đạo, sống tình nghĩa và luôn dùng nhân tâm để thu phục lòng người mà truyện muốn truyền đạt lại đến các thế hệ sau này.

31 tháng 10 2020

thạch sannh là một nhân vật thể hiện sự dũng cảm và kiên cường

ĐỀ KHAM KHẢO NHA BẠN                                                                                            Tấm Cám là một truyện cổ tích mà em yêu thích nhất. Ở đoạn đầu truyện, các tác giả dân gian giúp người đọc hiểu hơn về hoàn cảnh sống của nhân vật. Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm mồ côi cha mẹ từ sớm, nên phải ở cùng dì ghẻ. Hàng ngày, Tấm phải làm lụng vất vả nhưng vẫn bị mẹ con Cám ngược đãi. Lời giới thiệu không chỉ gọn, rõ mà còn khiến người đọc đồng cảm với số phận đắng cay của nhân vật Tấm. Câu chuyện tiếp tục được gợi mở với nhiều tình huống xảy ra. Ít lâu sau, nhà vua mở hội, dì ghẻ trộn lẫn thóc với gạo, bắt Tấm ở nhà nhặt xong mới được đi. Bụt hiện lên nhờ đàn chim nhặt thóc, giúp Tấm có quần áo đẹp đi dự hội. Trên đường đi, Tấm đánh rơi chiếc hài. Nhà vua nhặt được, đem lòng yêu mến người mang hài, truyền cho ai đi vừa sẽ lấy làm vợ. Duy chỉ có Tấm đi vừa nên trở thành vợ vua. Đến ngày giỗ cha, Tấm về cúng giỗ thì bị mẹ con Cám bày mưu giết chết. Thật tức giận biết bao trước sự độc ác của mẹ con Cám! Sau đó, Tấm lần lượt hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị. Một hôm, có bà hàng nước đi quả thấy quả thị liền bảo: “Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà đem bà ngửi, chứ bà không ăn”. Bà lão vừa dứt lời thì quả thi rơi xuống. Kỳ lạ là từ đó, cứ mỗi lần đi chợ về, bà lão đều thầy nhà cửa sạch sẽ, cơm nước tinh tươm. Bà quyết tâm rình xem thì phát hiện ra nàng Tấm xinh đẹp từ quả thị bước ra. Bà lão rón rén lại gần rồi xé nát vỏ quả thị. Từ đó Tấm ở với bà hàng nước. Một hôm, nhà vua đi qua ghé vào thấy miếng trầu têm cánh phượng giống của Tấm, liền gặng hỏi bà lão. Tấm và nhà vua gặp lại nhau. Khi trở về hoàng cung, Cám thấy chị xinh đẹp hơn xưa liền hỏi Tấm. Cám làm theo thì chết bỏng. Tấm sai người đem xác Cám đi làm mắm rồi đem cho dì ghẻ. Dì ghẻ biết mắm được làm từ xác của con mình thì lăn đùng ra chết. Kết thúc của chuyện đã giúp người đọc hiểu được ước mơ của nhân dân về sự công bằng. “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo” là bài học thấm thía mà truyện cổ tích Tấm Cám muốn nhắn nhủ người nghe, người đọc.

NỮA NÈ BẠN IU^^ KHAM KHẢO NHA BẠN!!!                                                              Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, em thích nhất là truyện Em bé thông minh. Truyện kể về việc một ông vua nọ muốn tìm người tài cứu nước nên đã sai viên quan đi dò la khắp nơi. Một hôm nọ, viên quan đi qua cánh đồng ở một làng kia, thấy bên vệ đường có hai cha con đang làm ruộng, viên quan liền lại gần và hỏi người cha rằng trâu của ông một ngày cày được bao nhiêu đường. Người cha chưa biết trả lời thế nào thì đứa con đã hỏi lại viên quan rằng ngựa của ông ta một ngày đi được mấy bước. Quan nghe đến đấy thì nghĩ bụng đã tìm ra nhân tài, liền về bẩm báo với nhà vua. Vua nghe chuyện thấy mừng nhưng vẫn muốn thử tài cậu bé một lần nữa. Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực ra lệnh phải nuôi cho ba con trâu đẻ thành chín con, năm sau đem nộp bằng không cả làng phải chịu tội. Cậu bé thấy vậy bảo làng giết thịt trâu và đồ hai thúng gạo nếp ăn còn mình cùng cha lên kinh đô gặp vua. Đến hoàng cung, cậu bé đã thuyết phục vua hiểu rõ lí do trâu đực không thể đẻ con và được vua ban thưởng hậu hĩnh. Lúc bấy giờ, nước láng giềng muốn xâm lược nước ta, để dò xét họ liền sai sứ giả mang một cái vỏ ốc vặn dài hai đầu với lời thách đố xuyên được sợi chỉ qua. Vua sai viên quan đến hỏi cậu bé và câu đố được giải khiến sứ giả nước láng giềng kinh ngạc. Những thử thách được tạo ra nhằm giúp nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất và trí thông minh của mình. Đến cuối câu chuyện, em bé được phong làm trạng nguyên, và sống ở một dinh thự cạnh hoàng cung để tiện hỏi han. Đó là phần thưởng xứng đáng mà cậu bé nhận được. Truyện đề cao trí thông minh được đúc kết từ kinh nghiệm thực tế trong đời sống, giúp người đọc hiểu rõ tầm quan trọng việc tích lũy.

17 tháng 8 2016

- Niêu cơm thần của Thạch Sanh có khả năng phi thường cứ ăn hết lại đầy làm quân 18 nước chư hầu lúc đầu coi thường chế giễu nhưng sau đó phải ngạc nhiên khâm phục.
Niêu cơm thần kì với lời thách đố của Thạch Sanh và sự thua cuộc của quân sĩ 18 nước chư hầu chứng tỏ thêm tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh.
- Niêu cơm thần tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân ta.
+ Niêu cơm thần tượng trưng cho lòng nhân đạo yêu hoà bình.

13 tháng 10 2017

Âm nhạc thần kì là chi tiết phổ biến trong truyện cổ tích dân gian.Trong truyện Thạch Sanh tiếng đàn thần kì của Thạch Sanh có một số ý nghĩa sau: Tiếng đàn đã giúp Thạch Sanh được giải oan ,giải thoát sau khi bị Lí Thông lừa gạt, cướp công,Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối. Nhờ có tiếng đàn thần của Thạch Sanh mà công chúa khỏi câm, giúp vạch mặt Lí thông, giúp Thạch Sanh không phải bỏ công sức để đánh giặc.Tiếng đàn thần là tiếng đàn của công lí.Tiếng đàn còn làm quân sĩ 18 nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng.Tiếng đàn đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta .Nó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù.

Chúc bạn học tốt!