K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Không được, ta vẫn thấy đám giặc là các hoàng tử thuộc các nước chư hầu luôn làm náo loạn nên phải thêm vào chi tiết đó.

29 tháng 9 2016

ko

có nghĩa là những người tốt sẽ được nhận được 1 kết quả tốt và kẻ xấu sẽ bị trừng phạt 

27 tháng 9 2021

cảm ơn cậu nhé 

 

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.Mẹ con Lí Thông đang ngủ, bỗng nghe tiếng gọi cửa. Ngỡ là hồn oan của Thạch Sanh hiện về, mẹ con hắn hoảng sợ, van lạy rối rít. Khi Thạch Sanh vào nhà kể cho nghe chuyện giết chằn tinh, chúng mới hoàn hồn. Nhưng Lí Thông bỗng nảy ra kế khác. Hắn nói: - Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.

Mẹ con Lí Thông đang ngủ, bỗng nghe tiếng gọi cửa. Ngỡ là hồn oan của Thạch Sanh hiện về, mẹ con hắn hoảng sợ, van lạy rối rít. Khi Thạch Sanh vào nhà kể cho nghe chuyện giết chằn tinh, chúng mới hoàn hồn. Nhưng Lí Thông bỗng nảy ra kế khác. Hắn nói: 

- Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hày trốn ngay đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu.

Thạch Sanh lại thật thà tin ngay. Chàng vội từ giã mẹ con Lí Thông, trở về túp lều cũ dưới gốc đa, kiếm củi nuôi thân.

(Thạch Sanh)

1. Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích chính là gì? Câu nào thể hiện rõ nhất mục đích ấy?

2. Lí Thông có đạt được mục đích của mình không? Chi tiết nào nói lên điều đó?

3. Lí Thông đã thực hiện mục đích của mình bằng phương tiện gì?

4. Nếu hiểu hành động là “việc làm cụ thể của con người nhằm một mục đích nhất định” thì việc làm của Lí Thông có phải là một hành động không? Vì sao?

1
6 tháng 12 2017

1. Lý Thông nói với Thạch Sanh nhằm lừa gạt Thạch Sanh để chàng sợ hãi và chạy trốn. Câu thể hiện rõ nhất mục đích đó "Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi."

   2. Lý Thông đạt được mục đích của mình. Câu thể hiện " Thạch Sanh vội vàng từ giã mẹ con Lý Thông, trở về túp lều cũ dưới gốc đa, kiếm củi nuôi thân."

   3. Lý Thông đã thực hiện mục tiêu của mình bằng lời nói.

   4. Nếu hiểu " việc làm cụ thể của con người nhằm mục đích nhất định" thì việc làm của Lý Thông là một hành động, vì nó tác động dẫn tới hành động chạy trốn của Thạch Sanh.

- Cụm danh từ:mọi người, chuyện của mình, mọi sự, hai mẹ con Lí Thông...

-Cụm động từ:cho đưa Thạch Sanh đến, kể hết đầu đuôi chuyện của mình, sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử, không giết, cho chúng về quê làm ăn, bị sét đánh chết, bị hóa kiếp thành bọ hung...

Hok tốt

    “ Nhà vua lấy làm lạ cho đưa Thạch Sanh đến. Trước mặt mọi người, chàng kể hết đầu đuôi chuyện của mình, từ chuyện làm bạn với Lí Thông đến chuyện chém giết chằn tinh, giết đại bàng cứu công chúa, bị Lí Thông lừa lấp cửa hang cuối cùng bị giam vào ngục thất. Mọi người bấy giờ mới hiểu ra mọi sự. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng...
Đọc tiếp

    “ Nhà vua lấy làm lạ cho đưa Thạch Sanh đến. Trước mặt mọi người, chàng kể hết đầu đuôi chuyện của mình, từ chuyện làm bạn với Lí Thông đến chuyện chém giết chằn tinh, giết đại bàng cứu công chúa, bị Lí Thông lừa lấp cửa hang cuối cùng bị giam vào ngục thất. Mọi người bấy giờ mới hiểu ra mọi sự. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Nhưng về đến nửa đường thì bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung”

a, Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

b, Xác định số từ và lượng từ trong đoạn trích trên?

c, Chỉ ra cụm danh từ trong câu: Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử

d, Đoạn trích trên thể hiện tính cách gì của Thạch Sanh, đồng thời gửi gắm ước mơ gì của nhân dân ta?

2
4 tháng 4 2020

a,tự sự

b,Số từ:hai.Lượng từ:chúng

c,hai mẹ con Lí Thông

d,ở hiền gặp lành-gieo nhân nào,gặp quả đó

4 tháng 4 2020

a. PTBĐ là: Tự sự

b. Số từ: Hai

    Lượng từ: Mọi.

c. Cụm danh từ trong câu trên là: Hai mẹ con Lí Thông

d. Đoạn trích trên thể hiện Thạch Sanh là người hiền từ, nhân hậu. Đồng thời gửi gắm ước mơ về sự công bằng: Cái thiện thắng cái ác trong xã hội của nhân dân ta.

19 tháng 10 2017
trả lời dc mình cho thật to
19 tháng 10 2017

vì nếu ai làm viếc thiện thì sẽ gặp những điều tốt còn kẻ xấu ách sẽ bị trừng trị

10 tháng 3 2015

Đây là trang web toán bạn à, bạn lên google search là có hà

6 tháng 7 2019

Kết thúc truyện Thạch Sanh nhân dân muốn thể hiện:

- Kẻ xấu, kẻ ác dù mưu mô xảo trá tới đâu cũng bị trừng phạt

- Người hiền lành, tốt bụng sẽ được đền đáp, được sống hạnh phúc

-> Đây là kiểu kết thúc phổ biến trong truyện cổ tích nhằm thể hiện ước mơ của người dân về một cuộc sống hạnh phúc, công bằng, hòa bình

2 tháng 12 2017

Trong cuộc sống của con người, gặp gỡ, giao tiếp chính là sợi dây gắn kết tình cảm giữa con người với con người. Trong cuộc sống hàng ngày, cả trong học tập và những hoạt động thường ngày thì em đã gặp gỡ với rất nhiều người, cũng từ đó là em có thêm nhiều bạn bè thân thiết  hơn. Trong tất cả các cuộc gặp gỡ, giao tiếp ấy, có lẽ đặc biệt nhất có lẽ chính là cuộc gặp gỡ với Thạch Sanh, đây không phải là một con người thông thường mà em gặp hàng ngày, Thạch Sanh là một người anh hùng bước ra từ câu chuyện cổ tích. Chính vì vậy mà cuộc gặp gỡ bất ngờ này đã tạo cho em một ấn tượng khó phai.

Sau khi được học câu chuyện cổ tích Thạch Sanh trên lớp và nghe cô giáo giảng bài về nhân vật cổ tích này thì em đã vô cùng ngưỡng mộ, chàng là một hình mẫu anh hùng điển hình, không chỉ là một người nghĩa sĩ sẵn sàng ra tay diệt trừ cái ác, bảo vệ cuộc sống cho dân lành, mà Thạch Sanh còn là một người anh hùng dân tộc trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm. Ngỡ tưởng hình tượng nhân vật Thạch Sanh chỉ là sự hư cấu của các tác giả dân gian, nhằm thể hiện khát vọng về cái thiện, lẽ công bằng và chính nghĩa ở đời. Em luôn nghĩ rằng nếu Thạch Sanh là một con người trần mắt thịt thì nhất định em sẽ tìm gặp, thể hiện sự ngưỡng mộ của em với Thạch Sanh.

Thật ngoài sức tưởng tượng, khi em đang ngồi học bài về nhà, em mang sách ra học bài cũ, em ngồi ngâm nga câu thơ trong sách giáo khoa ngữ văn tập một: “Đàn kêu tích tịch tình tang/ Ai mang công chúa dưới hang trở về”

Vừa ngâm nga những câu thơ, em vừa hình dung, mường tượng ra dáng vẻ của Thạch Sanh khi ngồi ôm đàn và hát lên những lời ca đầy tha thiết ấy, thì bỗng dưng bùm một tiếng, xuất hiện trước mặt em là hình ảnh của một chàng trai cao lớn, khuôn mặt khôi ngô, tuấn tú. Trang phục của người này cũng rất lạ mắt, đó là một bộ quần áo vải giống như trong các bộ phim kiếm hiệp của Trung Quốc vậy, mái tóc của người này cũng rất khác với bình thường, không phải kiểu tóc ngắn giống những người con trai ngày nay vẫn cắt mà mái tóc của người này rất dài, được buộc gọn gàng ở trên đầu.

Bình thường em vốn rất nhát gan, lại vô cùng sợ những câu chuyện ma quái, đột nhiên trong phòng em xuất hiện một người đàn ông lạ mặt, theo lẽ thường em phải hét lên và cầu cứu bố mẹ mới đúng. Nhưng thật kì lạ, sự xuất hiện của người đàn ông này chỉ làm em bất ngờ, bất ngờ đến mức đôi mắt mở lớn tròn xoe, nhìn chằm chằm vào người ấy, miệng thì há to ra trông rất tức cười. Có lẽ cũng vì khuôn mặt của người đàn ông ấy khá là hiền lành, phúc hậu nên em cũng không phản ứng như bình thường. Đang chìm vào sự bất ngờ, những suy nghĩ của mình thì người đàn ông lạ mặt đó đã chủ động đến giới thiệu mình, cũng là cách thức hiệu quả nhất để em trở về từ cõi mộng.

2 tháng 12 2017

co j dung chon nha minh ko chep mang dung lo