em hãy tả phong cảnh thiên nhiên lá vàng rơi vào mùa thu
ai biết giúp mk nha , các bạn tự viết nha đừng nhìn trên mạng
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Xóm làng hàng ngày yên lặng là thế. Nhưng cứ mỗi độ Tết đến, xuân về lại náo nhiệt đến lạ thường. Thanh niên trong làng ở đâu mà nhiều thế. Cứ đến 28 Tết là gọi nhau í ới đi chợ Tết.
Chợ- hàng ngày đã náo nhiệt rồi, Tết về có lẽ nó lại càng náo nhiệt hơn…
Hầu như năm nào tôi cũng đi chợ Tết. Hồi bé, mẹ cho năm đến mười nghìn, rồi mượn anh trai -đi học xa về , cái xe mini để đi chợ. Hồi đó, tiền chưa mất giá nên đi chợ mua được bao nhiêu thứ: mua bánh kẹo ăn, rồi mua nhiều bóng bay nữa chứ. Háo hức lắm vì được đi chợ với mấy đứa bạn, đi cả ngày mới về mà mẹ không mắng vì Tết mà.
Giữa chiều về nhà thì đã thấy bố gói bánh chưng sắp xong, đang chuẩn bị cho bánh vào nồi. “Bố ơi! Làm cho con cái bánh cóc, nhiều thịt, nhiều đỗ nha bố?”. Rôi quay sang dặn anh trai :“Lúc bánh chín anh không được ăn mất phần em đâu đấy???”. Tôi có 2 chị gái, 2 anh trai. 2 chị thì lấy chồng. Tôi là út trong nhà nên được cả nhà cưng chiều.
Tết năm nào cũng thế. Giữa hiên nhà tôi là cây đào hoặc cây quất. Trong nhà thì tôi và mẹ hay trang trí thêm 1 chậu hoa cúc, thêm 1 lọ hoa lay ơn nữa.
Tôi không chỉ rất thích Tết – vì tôi sinh ra vào mùa xuân, mà tôi còn rất thích không khí những ngày gần Tết. Nó thật khó tả. Trong lòng tôi luôn lâng lâng, vui vui, hồi hộp. Tôi rất thích được ngồi canh nồi bánh chưng với anh trai tôi (anh giáp tôi). Ngửi mùi thơm của bánh phả ra. Chao ôi! Thơm ơi là thơm… Ngồi ăn hạt dưa, nghe anh kể chuyện. Rồi cứ như thế cho đến lúc ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Chỉ biết khi tỉnh dậy thì bánh đã chín và đang được ép cho cứng bánh.
Rối tôi cũng rất thích không khí đêm 30 Tết… Cả nhà chuẩn bị đồ ăn. Bữa cơm ngày Tết thịnh soạn. Chắc chắn không thể thiếu món dưa hành- mấy hôm trước tôi đã phải chảy bao nhiêu là nước mắt khi bóc hành. Mọi người ngồi quây quần bên nhau. Bữa cơm Tất niên. Tôi thấy vui lắm vì có đầy đủ thành viên trong nhà.
Gia đình tôi theo Đạo nên hầu như năm nào cũng vậy. Khi gần đến thời khắc Giao thừa thì cả nhà tôi đến nhà thờ đọc kinh. Lúc này mọi người trong xóm đã tụ họp đông đủ, nhất là thanh niên xóm. Xem bắn pháo hoa. Rồi chuông nhà thờ được kéo trong hồi dài.Tôi rất thích ngắm pháo hoa, đủ sắc màu. Chúng tôi reo hò mỗi khi thấy pháo hoa đẹp rồi cùng hô to: “ Happy New Year!!” Hay “Chúc mừng năm mới”. Nói chung những câu đại loại như thế. Sau đó, chúng tôi vào nhà thờ cầu nguyện- cầu mong năm mới nhà nhà mạnh khỏe,an vui, hạnh phúc. Còn tôi? Tôi cầu mong cho gia đình tôi luôn yêu thương, đoàn kết, mong bố mẹ luôn mạnh khỏe, anh em tôi học hành giỏi giang…
Sau khi cầu nguyện xong thì thanh niên xóm chúng tôi tổ chức liên hoan, hát hò… Cú như thế đến 2 hoặc 3 giờ sáng mới xong. Ngày Tết của quê tôi thật vui.
Sáng ngày mùng 1, cả nhà tôi chuẩn bị quần áo thật đẹp đi chúc Tết ông bà. Tôi được mọi người mừng tuổi. Vui lắm. Đơn giản vì tôi thêm 1 tuổi.
Bây giờ, tôi đang là sinh viên. Mỗi năm về nhà 2 hoặc 3 lần. Có lẽ xã hội phát triển nên bây giờ muốn ăn bánh chưng lúc nào là có lúc đấy. Và có lẽ đi chợ Tết với 5 đến 10 nghìn như tôi ngày xưa thật hiếm. Thế nhưng, với gia đình thì tôi vẫn là cô út ngày nào, còn trẻ con, vẫn hay nũng nịu đòi bố gói cho cái bánh cóc, vẫn đòi anh cho được canh nồi bánh chưng cùng, vẫn cùng mẹ đi chợ mua hoa cúc. Và gia đình tôi vẫn cùng nhau chuẩn bị bữa cơm Tất niên ấm cúng như ngày xưa…
chưa đến tết nên mik k bit tả sao nữa lên mạng mà coi nhìu lém
Vào những ngày này, làng xóm như thay đổi. Những ngôi nhà thơm nức mùi vôi mới. Đường xá không lúc nào ngớt người qua lại. Trẻ con thì tươi cười hớn hở, thanh niên diện những bộ đồ thật bảnh, còn người lớn thì người vui, người buồn, đủ vẻ. Sáng hôm nay, em cùng ba dọn dẹp sửa sang nhà cửa, lau dọn lại bàn thờ của tổ tiên. Mẹ đi chợ về, đem theo một giỏ đồ ăn. Nào là giò chả, bánh, kẹo, mứt và cả một con gà mái mơ béo xù để dành cúng tất niên. Em nghe mẹ nói với bố:
- Anh đưa thêm tiền đi. Tết đến, bao nhiêu thứ phải mua, có mấy đồng tiêu sao đủ.
Bố chắt lưỡi một cái rồi rút ví ra. Tết đến, em cảm nhận được một cái gì đó vui vẻ, hối hả, đợm vẻ lo toan mà ngày thường không thể nào có được. Thế rồi ngày cuối năm cũng đến, mọi người ai cũng đều dự trữ thức ăn cho ba ngày Tết. Nhà em cũng chuẩn bị lọ hoa, bình đẹp,… Bữa cúng tất niên được cả nhà quây quần, sum họp đông đủ và vui. Loay hoay mãi cũng đến đêm giao thừa. Em được bố mẹ cho đi chơi chợ hoa, vô số loại hoa đua nhau khoe sắc làm em như có cảm tưởng như mình bị lạc vào xứ sở của mùa xuân. Em ngắm hoa mãi tới mười giờ đêm, chỉ còn hai tiếng nữa là có màn pháo hoa ngọn mục mà em đã trông chờ cả một năm. Mọi người từ khắp các ngõ tuôn ra đường, Con đường trước kia rộng thênh thang, vậy mà bây giờ không nhích nổi một bước chân. Thấy thế, bố em liền gởi xe vào một nhà trông tre với giá mười nghìn đồng rồi cố gắng len lỏi giữa đám đông để được thấy pháo nổ thật rõ. Bỗng “Đoàng” pháo hoa tưng bừng nổ báo hiệu một năm mới an khang thịnh vượng đã hiện diện trong từng ngôi nhà trên khắp đất nước Việt Nam thân yêu này.
Mỗi năm, những ngày giáp Tết là những ngày vui nhất. Cuộc sống dù hiện đại đến đâu thì bản sắc dân tộc vẫn là nền tảng để con người tốt đẹp hơn. Tết Nguyên Đán là cái Tết cổ truyền của dân tộc. Đối với chúng em đây là những ngày vui nhất.
Chỉ còn ba ngày nữa là đến Tết. Hôm nay là phiên chợ giáp Tết. Khác với mọi lần, từ tờ mờ sáng người ta lũ lượt kéo nhau đi chợ. Tiếng lợn kêu “eng éc”, gà vịt cũng góp phần cho bản nhạc “chợ Tết”, những tiếng “quạc quạc, két két” nghe ầm ĩ làm tôi thức giấc.
Rửa mặt xong và làm mấy củ khoai lang “điểm tâm” tôi theo mẹ đi chợ. Trời ơi, người đông như hội, hàng hóa bày tràn lên cả mặt đê: lợn, gà, thịt, cá tiếp đến là những thứ để làm bánh Tết, như gạo nếp, đỗ xanh, lá dong, lá chuối. Bên cạnh đó là hàng mứt, hàng đường, chè khô Thái Nguyên, rồi đến các thứ tranh ảnh treo Tết: lịch, câu đối, tranh lợn, gà, đám cưới chuột, mấy cô thiếu nữ thổi sáo, đánh đàn. Nối theo dãy hàng đó là quần áo trẻ con đủ các mẫu, các kiểu đẹp quá. Mẹ cũng mua cho tôi một bộ. Tôi rất tiếc không, đi xem được nhiều vì chợ đông quá, chen lấn đi rất chậm, như nhích dần từng bước nên mới chỉ xem được có một góc chợ mà đã gần mười hai giờ, đành phải về đi học buổi chiều.
Sau buổi học về, tôi thấy gia đình đang tấp nập chuẩn bị đón Tết. Ong và bố tôi thì gói bánh chưng, anh tôi thì đang giã giò, sau đó còn gói giò mỡ, giò thủ. Tôi được cắt cử lấy chanh và tro đánh sáng đồ thờ bằng đồng. Một lúc sau lại là buổi hòa âm nghe rất vui tai. Nồi bánh chưng sôi kêu “ùng ục”, tiếng giã giò “bí ba, bí bốp” nghe thật vui tai - quả là vui như Tết.
Buổi tối hôm ấy mới vui, cả nhà ngồi xung quanh nồi bánh chưng nói chuyện râm ran. Ông kể chuyện sự tích “Ông đầu rau”, bà và mẹ tôi vừa chẻ lạt vừa kể lại cái Tết nào ngày xửa, ngàyxưa.. khi chưa có tôi... cả cái Tết chỉ có một vại dưa, một nồi cá kho và mấy bơ gạo tẻ... Thế mà Tết này nào bánh chưng, chả giò, nào thịt gà, cá nướng, ông tôi cười nói: “Bà hay nói chuyện xưa lắm”. Bà tôi nói như phân trần: “Thì ăn cơm mới nói chuyện cũ mà ông”.
Nhìn lên bàn thờ tôi thấy ông tôi trang hoàng rất đẹp. Hai bên là hai câu đối đỏ viết bằng chữ nho tôi không đọc được, nhưng trên bức tường vôi trắng dán la liệt những bức tranh “Đông Hồ”.
Thấy tôi nhìn mãi lên những bức tranh đó, ông tôi chỉ vào từng bức tranh giải thích cho tôi.
Đây là hai bức tranh “lợn có khoáy âm dương” và “gà mẹ đang nuôi con”. Dán lên để cầu mong sang năm mới nhà chăn nuôi thắng lợi, lợn đẻ sai con, gà không bệnh tật. Đây là bức tranh đám cưới chuột vừa cầu mong làm ăn vui vẻ vừa tố cáo anh mèo ăn hối lộ “một con cá rán” mới cho tổ chức cưới xin.
Còn đây là ông Tài, ông Lộc để cầu mong cho gia đình mình sang năm làm ăn phát đạt bằng mười năm trước.
Về khuya tôi buồn ngủ quá nằm xuống chiếu giữa cạnh nồi bánh chưng. Âm quá tôi ngủ luôn...
Tôi đang mơ cái gì đó như đang lạc vào một vườn hoa đầy màu sắc bỗng bị con ong đốt vào tay, tôi giật mình tỉnh dậy thì trong tay là cái bánh chưng con còn nóng anh tôi dúi cho tôi. Tôi sướng quá reo lên: Ôi Tết đã đến thật rồi... Tôi vội rửa mặt, thay quần áo tới thăm thằng Hoàng, bạn tôi, nhà nó nghèo lắm vì năm nay nhà nó mất mùa riêng, ở ruộng đồng trũng mất hết lúa vì lụt. Mẹ nó lại bị ốm mấy tháng nay không ngồi dậy được. Chắc gì đã có cái Tết vui vẻ như nhà tôi.
Quê em ở vùng đồng bằng. Mùa hè là mùa đẹp nhất trong năm. Mùa hè đến tự bao giờ mà rực rỡ đến thế!
Buổi sáng thức dậy, khí trời se se lạnh, gió nhẹ thoảng lay động cành cây để lộ những giọt sương mai trong vắt trên lá. Cả làng quê như bồng bềnh trong sương sớm. Ở phía Đông, mặt trời sáng rực, to như cái mâm khổng lồ, nấp sau hàng cây phía xa, toả ánh sáng lấp lánh nhiều màu rực rỡ. Mặt trời nhô lên từ từ, trên không, từng đám mây trắng trôi nhè nhẹ. Trên cánh đồng lúa đang thì con gái mơn mởn, ngả đầu vào nhau như trò chuyện. Đến gần trưa, mặt trời đã lên cao, ánh nắng mỗi lúc một gay gắt hơn. Những thửa ruộng lúc bấy giờ trông rộng ra như một tấm thảm xanh dưới ánh mặt trời. Trong các ao, hồ, đầm, hoa rau muống lấp lánh như ngời lên bới ánh nắng tô thêm sắc màu. Màu tím của hoa cũng làm dịu đi cái nắng gay gắt này. Những mái nhà ngói đỏ như đỏ hơn dưới ánh nắng hè. Những chùm quả xoan vàng lịm. Cây sấu giờ cũng khoe sắc áo vàng cùng bạn. Hoa phượng khoe sắc thắm một góc trời trên các lối đi, trên cổng trường, góp phần tô them cho cảnh sắc mùa hè thèm rực rỡ. Vào hè, con người không còn cái cảm giác ấm áp của mùa xuân hay cảm giác héo tàn hanh hao sắp bước vào mùa đông.
Nhìn ra bến sông, ánh nắng vàng chiếu xuống bãi cát dài chói chang làm hoa mắt. Nhưng nếu cảm nhận sâu sắc và cùng chia sẻ với thiên nhiên thì đó là một hình ảnh độc đáo của mùa hè rực rỡ, không màu sắc nào có thể vẽ nên.
Càng đến những buổi học cuối, tôi lại càng thấy yêu ngôi trường này hơn vì mỗi góc sân, mỗi hàng cây đã gắn với tôi bao nhiêu kỉ niệm. Sáng nay, tôi đến trường sớm hơn mọi ngày để được ngắm cảnh trường được nhiều hơn.
Ôi chao, cảnh trường lúc này mới tuyệt làm sao! Dù cho lúc này còn khá sớm. Bác mặt trời vừa tỉnh giấc, mặt đỏ như quả cầu lửa bẽn lẽn nấp sau lũy tre làng. Một dải sương mờ còn phảng phất trong vòm cây. Ấy thế mà bác cổng trưởng đã dậy từ lúc nào, dang tay đón chúng tôi vào lớp.
Tôi lững thững một bước vào sân trường, trong lòng chào dâng một cảm xúc khó tả. Bất giác một làn gió thoảng qua, mang theo hương thơm của bồn hoa chúng như mời gọi tôi nói lời tạm biệt. Tôi bước lại gần nhìn những bông hoa hồn nhiên trước gió mà mà muốn mình cũng được như những bông hoa đó. Tôi ngồi xuống gốc bàng ngước nhìn bầu trời xanh mướt, trong đầu lại hiện về bao kỉ niệm. Cũng dưới gốc bàng này chúng tôi có bao nhiêu trò chơi lí thú.
Lúc này, bác mặt trời vẫn tươi cười, ban phát những tia nắng vàng tươi làm cho màn sương mỏng tanh vội vã chốn biệt chỉ để lại những hạt sương long lanh còn đọng trên lá cây, ngọn cỏ.
Cảnh trường lúc này hiện ra rõ mồn một, rực rỡ sắc mầu. Bác phượng già như trở lại tuổi đôi mươi rực rỡ trong tấm áo đỏ rực cả một góc trời. Chỉ cần một làn gió nhẹ thoảng qua thì những cánh hoa dung dinh như muôn ngàn con bướm thắm vỗ cánh bay lên. Bên kia, bác bàng trông thật cườm tráng với tấm áo mầu xanh mượt. Những ánh nắng xuyên qua kẽ lá thật tinh nghịch như đang chơi trò chốn tìm. Tất cả như không hề biết tôi đang sắp phải xa ngôi trường này. Tôi bước về đứng trước cửa lớp của mình, ôi sao mà thân thương quá!
Trước mắt tôi như hiện ra hai mươi tám gương mặt trìu mến thân thương của các bạn đang nói cười, đang say sưa học bài. Tôi như thấy giọng nói thân thương, ấm áp của cô. Tất cả như đang bên cạnh tôi. Lòng tôi sao xuyến, bâng khuâng quá. Tôi chỉ muốn tổ ấm 5B cùng người mẹ hiền yêu dấu này mãi mãi không dời xa. Ôi quang cảnh trường lúc đó thật tươi đẹp nhưng sao lòng tôi bỗng thấy chống trải. Tôi biết dù không muốn nhưng cũng chỉ mai đây thôi, tôi phải xa tất cả những gì tôi đã gắn bó năm năm qua. Ước gì thời gian quay trở lại để tôi mãi là cô bé bỡ ngỡ ngày nào.
Đã từ lâu, mái trường đã trở thành ngôi nhà thứ hai của tôi. Ở đó có thầy cô hiền như mẹ, bạn bè thân thiết như anh em. Dù biết rằng tôi phải chia tay nó song có lẽ hình ảnh ngôi trường tiểu học thân thương cùng thầy cô với bạn bè sẽ mãi mãi in đâm trong tâm trí toi
Trong gia đình, vì em là con út nên ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gũi, chăm sóc em nhiều nhất.
Năm nay, mẹ em gần bốn mươi mốt tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tô đậm cho mẹ với vẻ đẹp của người mẹ hiền từ, mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng khi ra đường. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến gần gũi. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi mỏng đỏ hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú làm cho càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười nhìn mẹ tươi như hoa, đóa hoa hồng vừa nở sớm mai. Đôi bàn tay mẹ tròn trịa, trắng trẻo đã nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà như tiếng ru, lúc ngân nga như tiếng chim họa mi buổi sớm. Mẹ em may và thêu rất đẹp, đặc biệt là may áo dài, thường ngày mẹ hay mặc bộ đồ bộ gọn gàng, khi đi dạy học mẹ mặc những bộ áo dài cũng do mẹ tự may trông thật duyên dáng, sang trọng.
Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ giao cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo… Còn ba thì phụ mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thỉnh thoảng mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến mẹ luôn đón tiếp nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Sáng mẹ là người thức dậy sớm để chuẩn bị thức ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Buổi tối, mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em, sau đó mẹ ngồi chấm bài, soạn giáo án chuẩn bị cho tiết lên lớp ngày mai ở trường… Mẹ rất nhân hậu, hiền từ, khi lên lớp mẹ xem học trò như các con của mình, cũng dìu dắt thương yêu hết mực nên mẹ được rất nhiều học sinh yêu mến. Khi em phạm lỗi, mẹ chỉ nhắc nhỡ chứ không mắng và cũng chưa đánh em bao giờ.
Mẹ em thật đáng quí, em luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ. Mỗi khi được mẹ ôm ấp, nằm trong lòng mẹ em cảm thấy thật ấm áp. Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời em… Em mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Em hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để trả ơn cho mẹ và thầy cô đã dạy dỗ, nuôi nấng em nên người. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm!
Tấm lòng của mẹ là biển cả bao la đối với con, và con hiểu rằng không có ai thương con hơn mẹ. Ôi, mẹ kính yêu của con. Con yêu mẹ hơn tất cả mọi thứ trên cõi đời này và vì mẹ chính là mẹ của con. “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng Mẹ….
DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu người thân mà em yêu quý nhất
Ví dụ: Chúng ta ai cũng có một gia đình, gia đình là nơi thân thương và nơi chúng ta chia niềm vui buồn mỗi khi vui buồn. trong gia đình tôi ai cũng yêu thương và quý mến nhau, tôi quý mên nhất là ba của tôi.
II. Thân bài: tả người thân mà em yêu quý nhất
1. Tả bao quát về người thân mà em yêu quý nhất
2. Tả chi tiết về người thân mà em yêu quý nhất
a. Tả ngoại hình của người mà em yêu quý nhất
b. Tả tính tình của người mà em yêu quý nhất
c. Tả hoạt động của người thân mà em yêu quý nhất
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về người thân mà em yêu quý nhất
Ví dụ:
Em rất yêu quý ba em. Em hứa sẽ học tập thật tốt để ba em không thất vọng về em.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Bài văn tả người thân mà em yêu quý nhất” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.
Dàn ý :
1. Mở bài : Giới thiệu về mẹ ( người định tả )
- Tuổi tác và nghề nghiệp.
2. Thân bài :
a) Tả ngoại hình : đặc điểm nổi bật
- Dáng người : dong dong cao
- Khuôn mặt : ốm nhìn hiền
- Mái tóc vẫn còn đen
- Cặp mắt sáng và linh hoạt
- Chiếc mũi cao
- Ăn mặc tươi tất gọn gàng, quần tây áo sơ mi phù hợp với công việc hằng ngày.
b) Tả tính tình, hoạt động
- Giọng nói nhỏ nhẹ và từ tốn
- Rấy yêu thương gia đình, quan tâm đến các con
- Thường xuyên dạy điều hay lẽ phải
- Mẹ luôn cởi mở, hòa nhã và thường xuyên giúp đỡ mọi người. Bà con hàng xóm và đồng nghiệp ai cũng thích mẹ.
3. Kết bài : Nêu cảm nghĩ của em về mẹ
- Mẹ là tấm gương sáng cho em noi theo
- Em rất thương mẹ và cố gắng học tập để mẹ được vui.
bài này cô giáo chỉ mik
nên ko phải chép mạng nha
Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!
MB: - Nêu tình huống, hoàn cảnh
- Giới thiệu các nhân vật
TB: 1. Lão già Mùa Đông
- Lão tới cai quản đất trời
- Già nua, xấu xí, lạnh lùng, cau có
- Mang theo hơi lạnh, buốt giá, ...
- Lão hay rít lên những âm thanh khô khốc
- Len lỏi vào đường làng, ngõ xóm, trèo lên cành cây, kẽ lá, ... khiến cho vạn vật run rẩy, sợ hãi
2. Cây bàng
- Mọi người quây quần trong nhà bên bếp lửa...
- Cây Bàng run rẩy, lo sợ ngoài đường
- Lão già Mùa Đông cuốn theo những chiếc lá
- Cây đau xót nhìn những chiếc lá rơi dần
- Tay gầy guộc, khô khốc
+)Nói với Đất Mẹ: con chết mất thôi, con khát nước...
Đất Mẹ an ủi: cố gắng vượt qua thời gian này, gian khổ rồi cũng sẽ qua...
*Đất Mẹ:
- Giọng thều thào, khô cằn, mệt mỏi, dưới mặt đất chỉ còn lá khô,... cánh đồng nứt nẻ...
+)Chắt chiu những giọt nước, những dưỡng chất để nuôi dưỡng Cây Bàng
3. Khi Nàng tiên Mùa Xuân tới
- Xinh đẹp, trẻ trung, dịu dàng, ấm áp
- Chị mang trên mình những chiếc váy làm từ các loại hoa, áo choàng kết từ những tia nắng
- Mang theo những giọt mưa...
- Vạn vật, cây cối bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài
- Cây Bàng như hồi sinh
- Đất Mẹ đón lấy những giọt mưa...
KB: - Nêu bài học
...
Sapa hấp dẫn du khách không chỉ vì cảnh sắc tuyệt đẹp, với những dải mây trắng vấn vít quanh những đỉnh núi màu lam, những rừng cây sa mộc xanh ngắt, những vườn hoa rực rỡ sắc màu, những thác nước tung bọt trắng xoá… mà còn vì sự đa dạng của các cộng đồng dân tộc. Sapa có gần 40.000 dân với 6 dân tộc (Mông, Dao, Tày, Giáy, Xà Pó và Kinh). Mỗi dân tộc có trang phục, lối sống, tập tục, phương thức canh tác…, cùng những bản sắc văn hóa riêng biệt, phong phú và bí ẩn. Nhưng trong bài viết hôm nay, Du lịch Sapa sẽ chỉ đề cập đến cảnh sắc tuyệt đẹp của Sapa 4 mùa. Bạn đọc đã sẵn sàng thưởng thức và cảm nhận Sapa qua từng phút giao mùa?
Cũng như bao mùa xuân đến trên vùng phố núi, Sa pa có rất nhiều nét đẹp riêng với tiết trời ấm áp khoảng 15-18 độ C. Hòa cùng không khí tiết xuân được tô điểm với nhiều loài hoa đua nhau khoe sắc.
Sa Pa là “vương quốc” của hoa trái, như đào hoa, mận hậu, mận tam hoa hay hoa lay dơn, hoa lê, hoa đào, hoa cúc, hoa hồng…đặc biệt là hoa bất tử sống mãi với thời gian.
Dưới tiết trời vẫn còn se se lạnh ngoài miền Bắc thì mùa xuân ở Sapa là cái lạnh căm căm, sẽ khiến bạn cảm thấy lạnh buốt chân tay. Nhưng điều đó không thể ngăn cản Sapa vươn mình khoe sắc. Núi rừng Sapa khoác lên mình một màn sương mờ ảo với vô số sắc hoa rực rỡ.
Sapa mùa hè là mùa lúa xanh, trời mát lạnh, ban đêm khô, buổi sáng nhiều mây. Thời điểm này thật hợp lý cho bạn tránh đi cái nóng oi bức của mùa hè Hà Nội, HCM… Đến Sapa mùa hè này để cảm nhận thời tiết mát mẻ ban ngày và cái se se lạnh về đêm, mây bồng bềnh vào sáng.
Sapa vào mùa hè không có mây mù bao phủ nhiều nên là khoảng thời gian lý tưởng cho bạn khám phá tất cả các điểm thăm quan Sapa. Bạn có thể thuê xe máy để khám phá các bản làng và các điểm thăm quan du lịch Sapa như núi Hàm Rồng để ngắm hoa; bản Cát Cát và Lao Chải – Tả Van để ngắm cánh đồng lúa xanh với ruộng bậc thang; Thác Bạc – Thác Tình Yêu – Cổng Trời để toé nước giải mát mùa hè cực đã…
Ngoài ra, Sapa mùa hè rất nhiều hoa quả như đào rọ Pháp, mận Tả Van, mận Bắc Hà, ổi Lao Chải, dâu da đất, lê Sapa… để bạn thoải mái thưởng thức.
Một điều thật sự không phải ai cũng nhận ra đó là đến Sapa mùa hè, các bạn gái rất dễ bị cháy nắng. Bạn bị ra mồ hôi là rất ít dù nắng trên Sapa có thế nào đi nữa, dù phải đi bộ nhiều. Nhưng chính vì thế mà bạn chủ quan với làn da của mình. Nắng Sapa là nắng đá vôi rất dễ làm cháy da, các bạn gái nhớ mang theo kem chống nắng, mặc áo dài tay và dùng nón hoặc ô để tránh nắng nhé.
Thu Sapa động lòng người với sắc vàng trải rộng khắp các thửa ruộng bậc thang báo hiệu một mùa lúa chín. Đến Sa Pa mùa này, du khách không chỉ được sống trong tiết trời mát mẻ, dễ chịu, được ngắm cảnh sắc đẹp đến mê hồn với những dòng sông mây cuồn cuộn trôi…, mà còn được khám phá nét đẹp, sự độc đáo của trang phục, cũng như tìm hiểu phong tục tập quán của bà con các dân tộc nơi đây.
Sớm thu, trời vẫn chưa quang mây, sương mù vẫn còn vương vẫn chưa muốn rời, cứ quấn quýt những nếp nhà đơn sơ trông như một bức tranh thủy mặc.
Khác hẳn với khí trời khi vào trưa, những tia nắng nhạt màu mật ong nhảy nhót qua những kẽ lá khiến cho lòng người cũng cảm thấy vui hơn, phấn chấn hơn. Lúc này những làn mây mù tan dần để lộ một khoảng không gian rộng lớn và bạn có thể thỏa thích phóng tầm mắt ra xa, thậm chí đến tận đỉnh núi cao nhất Đông Dương
Khi chiều buông, nắng tắt dần sau núi và hơi sương bắt đầu lảng bảng nhẹ nhàng lúc này thị trấn chẳng khác nào tiết thu êm đềm thư thả. Chiều thu, Sapa mang một vẻ đẹp tĩnh lặng, u buồn, lãng mạn và thơ mộng khiến cho lòng người phải thổn thức.
Ấn tượng đầu tiên về một mùa đông Sapa là sương mù. Đã hơn 9 giờ sáng. Vậy mà sương vẫn giăng khắp nơi, như một tấm voan mỏng màu xám nhạt, mù mịt trên con đường phía trước, lẩn khuất bên cạnh những hàng thông gai ven đường, lãng đãng trên những khoảng ruộng bậc thang, chờn vờn trên những đỉnh núi…
Đi Sapa mùa đông, du khách khó có thể chiêm ngưỡng ruộng bậc thang rực rỡ trong nắng. Mây và sương dày đặc phủ lên tất thảy một vẻ bàng bạc, mơ hồ. Ngay những thửa ruộng bậc thang cũng chìm trong chiếc chăn mây bàng bạc. Thế đấy, nhưng Sapa mùa đông lại quyến rũ bao người bởi thị trân này có những điều rất riêng.
Vẫn biết Sapa quanh năm là thành phố sương mù. Nhưng vào mùa đông, sương ở Sapa dày đặc hơn, khiến cảnh vật mờ ảo, đầy vẻ bí ẩn. Sapa mùa đông, sương mù mờ mịt suốt cả ngày. Chốc chốc trời lại đổ mưa bụi lơ phơ. Gió, mưa, sương, mây quyện vào nhau, cuốn riết lấy người và cảnh vật. Một thoáng nắng lên bất chợt lúc ngang chiều mang lại niềm thích thú lạ kì. Thị trấn nhỏ tạm rũ chiếc khăn sương, khoe mình thơ mộng trong làn nắng ửng.
Chợt nắng đấy, rồi từ đâu sương mù đã ùn ùn kéo đến. Sapa hư ảo như một bức tranh thuỷ mặc làm say đắm lòng người. Sương giăng khắp nơi, như một tấm voan mỏng màu xám nhạt. Sương lẩn khuất bên những hàng thông gai ven đường, lãng đãng trên những khoảnh ruộng bậc thang, khiến những bóng áo chàm lúc mờ lúc tỏ. Sương vấn vít trên những đỉnh núi xa…
Ai đã từng nghe những lời ca thiết tha, trong sáng qua bài hát “Em đi giữa biển bàng” chắc chưa quên “Em đi giữa biển vàng/ Nghe mênh mông trên đồng lúa hát/ Hương lúa chín thoang thoảng bay...”. Hình ảnh cánh đồng lúa mênh mông, bát ngát có lẽ là hình ảnh đẹp nhất nơi vùng quê thanh bình, yên ả.
Ngày hè, ông mặt trời tỉnh giấc sớm, chiếu những tia nắng mai xuống mặt đất. Dưới nắng, muôn giọt sương đêm đang đọng trên bông lúa lấp lánh như những viên kim cương. Chắc tối qua cơn mưa rào đem chúng tới. Từ xa nhìn lại, cánh đồng lúa mênh mông như một tấm thảm vàng ươm phấp phới, vô cùng mềm mại. Vẻ mềm mại có được nhờ chị gió cứ bay qua lướt lại, làm muôn cây lúa ngả nghiêng.
Mặt trời lên cao hẳn. Lúc này, những cây lúa có dịp vươn mình khoe bông lúa trĩu nặng. Cây lúa cao chừng nửa mét, mọc chụm thành từng khóm. Nhìn từ xa, chẳng ai có thể biết độ cao của chúng, muôn cây lúa mọc liền với nhau như thảm cỏ. Bông lúa chi chít những hạt, hạt nối tiếp nhau cong cong trĩu xuống. Ngày còn non, cánh đồng lúa xanh mướt một màu. Ấy thế mà chẳng bao lâu, lúa ra đòng trổ bông. Thật diệu kì!
Tôi biết, sự diệu kì ấy có được nhờ bàn tay của những bác nông dân cần cù, lam lũ. Cuối ngày, các bác ra thăm đồng ruộng của mình, trên môi nở nụ cười tươi nét tươi của nắng, của lúa. Chắc các bác hi vọng một mùa bội thu đây mà. Bỗng, trời bắt đầu đổ mưa. Cơn mưa rào bất chợt. Mưa ào ào, xối xả. Mưa dội thẳng dòng nước xuống cánh đồng. Các bác nông dân vội tìm cách thoát nước cho đồng ruộng. Những bông lúa ngả nghiêng theo gió, âm thầm hứng chịu muôn hạt mưa rơi xuống. Chúng chẳng khác nào những người chủ của mình, hiên ngang chống chọi với mưa gió, với khắc nghiệt của thời tiết để đem tới những hạt lúa chắc nịch.
Mưa tan. Mặt trời dần chạy về cánh cửa Tây của mình để khép lại ngày dài. Vòm trời được dệt một màu cam rực. Tôi bỗng nhiên nghĩ về bức tranh sơn dầu với hai nửa gam màu nóng, màu cam của vòm trời, màu vàng của cánh đồng. Bức tranh ấy đẹp lắm. Vẻ đẹp kết tụ từ mưa nắng của đất trời, từ mồ hôi, nhọc nhằn của những người nông dân.
Bốn mùa trong một năm thì mùa nào cũng có một vẻ đẹp riêng do thiên nhiên tạo ra và ban tặng cho con người. Nhưng có lẽ mùa thu là mùa trong lành nhất, đẹp nhất trên quê hương em.
Dấu hiệu đầu tiên của mùa thu đến là không khí trở nên mát mẻ hơn, làm dịu đi cái nắng gay gắt của mùa hạ chói chang. Bầu trời mùa thu trong xanh cao vời vợi, nếu bầu trời mà không có những làn mây trắng mây hồng điểm tô thì khác gì một bông hoa có sắc mà không có hương. Thỉnh thoảng còn có cả đám mây màu xanh phớt hay màu mỡ gà trôi nhè nhẹ trên trời như đang khoe sắc thắm của mình. Làn mây mùa hạ khoác tấm áo xanh tươi tràn đầy sức sống bây giờ đã thay áo mới vàng tươi rực rỡ hơn hết thảy mọi mùa. Cây cối bây giờ như vậy mà có thể ngày mai chỉ còn trơ trụi cành lá khẳng khiu nên nó đều trân trọng thời gian quý giá mà nó còn được mặc chiếc áo màu vàng rực rỡ này nữa. Luỹ tre làng thay áo mới, khi những cơn gió ào tới , tầng tầng lá nối nhau bay xuống trao liệng trên không trung , có chiếc quay tít như còn muốn níu kéo nguồn cội của mình. Cái đặc biệt của mùa thu không phải là những trận mưa rào như mùa hạ mà là màn sương mỏng nhẹ nhàng giăng mắc khắp đầu làng ngõ xóm vào mỗi buổi sớm mai. Có những hạt thì như kiêu hãnh đọng trên cành cây kẽ lá long lanh như rắc kim cương lấm tấm được nắng ban mai chiếu rọi, thật chẳng khác nào chốn bồng lai tiên cảnh. Vào mùa thu những trận mưa rào thưa dần thay vào đó là sự mát mẻ, dễ chụi nhưng đôi lúc vẫn còn sót lại đôi chút cái oi bức của mùa hè đã qua và cái se se lạnh của mùa đông sắp đến nữa. Cánh đồng đang vào mùa thu hoạchnên chín vàng óng ả, khi có đợt gió thoảng qua thì những làn sóng lúa vàng óng lại nhấp nhô đuổi nhau đến tận chân trời. Dòng sông trong vắt, mênh mông, làn nước mát lạnh. Vào mùa này , lũ trẻ chăn trâu tha hồ ngồi trên lưng trâu thổi sáo, thả diều trong một khung cảnh lãng mạn , nên thơ giữa bầu trời quê hương.
Mùa thu trên quê hương tôi thật đẹp và thú vị biết nhường nào! Nếu có dịp, các bạn đến thăm quê hương thân yêu của tôi.Ánh nắng chói chang của mùa hạ đã khép lại, nhường chỗ cho màu nắng vàng hoe khi mùa thu đến. Cảnh mùa thu quê em thật đẹp, thật thơ mộng.
Biết nói gì với mùa thu khi bầu trời trong veo và xanh thẳm, bao la. Những dải mây mỏng như những chiếc khăn voan vắt ngang bầu trời. Gió thu mát rượi, nhè nhẹ thổi, mang theo hương lúa nếp, hương cốm mới từ các cánh đồng quê. Sau một đêm mưa, trời thu như dịu lại, nắng trở nên vàng hoe. Trăng thu sáng trong vằng vặc. Hoa cúc thêm vàng, cây hồng thêm ửng đỏ, quả bưởi vàng óng căng tròn. Lá vàng bay vào khung cửa sổ, giàn trầu lại xanh trước ngõ, vài quả cam cười chúm chím trên cây. Má các cô gái quê em lại thêm ứng hồng vì mùa thu vội đến.
Ngoài vườn hoa cúc cùng nhiều loài hoa khác cũng rực rỡ sắc màu. Hương thơm ngát hoà quyện với màu sắc rực rỡ làm cuốn hút bao bầy ong bướm bay rập rờn.
Chúng em vui mừng đón đợt Tết Trung thu để múa đèn, rước sư tử và phá cỗ. Nằm mơ em đã thấy ông trăng thu lơ lửng giữa trời. Những dãy núi xa cúi xuống nhìn đồng lúa trổ đòng. Dòng sông trong xanh lững lờ trôi, thuyền buồm tấp nập, ghe xuồng rộn rã trên sông. Những cánh buồm như những cánh chim bay giữa trời thu.
Thật thú vị khi nhìn mùa thu “thay áo mới”. Đẹp thay lúc thu sang. Mùa mùa khai trường đế lại trong em sự cảm nhận thật tuyệt vời và bao kỉ niệm đầy vơi.