K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 9 2016

Biểu đồ bên trái ở Nam bán cầu vì nhiệt độ quanh năm trên 20 độ C, lượng mưa tập trung vào các tháng từ tháng 3-10 (mùa xuân - hạ).

Biểu đồ bên phải ở Bắc bán cầu vì nhiệt độ quanh năm không cao, có các tháng dưới 20 độ C, lượng mưa ít chỉ tập trung từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau (mùa thu - đông).

10 tháng 9 2016

Vào mùa mưa, nước mưa thấm sâu xuống đất đá. Đến mùa khô, nước di chuyển lên mang theo oxit sắt, nhôm tích tụ gần mặt đất=> đất có màu đỏ vàng(đất feralit)

19 tháng 12 2021

 khi được tin quân Mông Cổ chuẩn bị xâm lược, nhà Trần đã lệnh cho cả nước sắm sửa vũ khí, các đội dân binh được thành lập, ngày đêm luyện tập võ nghệ, sẵn sàng đánh giặc.

- Nhân dân Thăng Long theo lệnh vua thực hiện chủ trương “vườn không nhà trống”, 

- Trước thế giặc mạnh, tàn bạo, vua Trần hỏi Thái sư Trần Thủ Độ. Ông trả lời: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”.

- Khi chiếm đóng kinh thành, quân giặc thiếu thốn lương thực trầm trọng, phải cho quân lính đi cướp thóc gạo, hoa màu của dân, nhưng nhân dân các làng, xã đã chống trả quyết liệt làm tiêu hao sinh lực địch.

19 tháng 12 2021

có phần "sứ giả Mông Cổ đến Thăng Long đều bị vua Trần ra lệnh bắt giam vào ngục" ko bạn?

1 tháng 3 2022

Tham khảo:

Hôm nay là thứ bảy, lớp tôi tổ chức buổi sinh hoạt cuối tuần, đồng thời cũng là liên hoan mừng bạn Lan đạt giải nhất môn văn toàn thành phố.

Vừa hết tiết cuối, cô giáo đã gọi mấy bạn trai lên văn phòng mang hoa quả bánh kẹo cô đã mua mang về lớp, một số bạn nam khác được phân công nhiệm vụ kê lại bàn ghế sao cho cả lớp ngồi quây quần bên nhau. Sau khi đã kê xong bàn ghế, các bạn gái được phân công cắm hoa, trải những chiếc khăn trắng tinh lên bàn và bày ra đĩa kẹo bánh, hoa quả đủ màu sắc, không khí lớp thật rộn ràng, tấp nập.

Cô giáo chủ nhiệm và bạn Lan, nhân vật chính của buổi liên hoan hôm nay bước vào, trông bạn thật xinh tươi trong chiếc váy đỏ. Sau khi tuyên bố lí do của buổi liên hoan, cô giáo nói: Bạn Lan đã đem lại vinh dự cho lớp ta, vậy cô đề nghị lớp ta tặng bạn một tràng vỗ tay để chúc mừng bạn. Quay sang bạn Lan cô nói: Em có điều gì muốn nói với cả lớp không?

Bạn Lan nói: Em xin cảm ơn cô và các bạn đã giúp đỡ, động viên em trong quá trình học tập. Có lẽ bạn còn muốn nói nữa nhưng vì xúc động nên không nói nên lời. Sau đó cả lớp bắt đầu liên hoan, tiếng trêu đùa nhau nổ ra râm ran. Một lúc sau, cô giáo đề nghị cả lớp cùng nhau hát một bài. Tiếng vỗ tay hưởng ứng ào lên. Bạn quản ca bắt nhịp, cả lớp hát theo sôi nổi.

Sau tiết mục đồng ca, cô giáo đề nghị ai cũng phải hát một bài để tặng Lan. Mở đầu là bạn Dung, nghe cô giới thiệu cả lớp ồ lên thích thú vì Dung thường ngày rất nhút nhát, ít khi dám lên tiếng, hơn nữa bạn lại có một giọng nói không mấy trong trẻo. Chúng tôi cứ tưởng

Dung sẽ không dám đứng lên hát, thế mà bạn lại đứng lên hát ngay một bài dù không hay nhưng rất vui vẻ, có lẽ thấy lớp vui quá bạn quên cả tính nhút nhát của mình. Sau khi Dung hát xong liền chỉ định luôn bạn Hùng – một tên lém lỉnh và nghịch nhất lớp tôi. Vừa nghe thấy tên mình, Hùng đứng phắt ngay lên và nói:

Thay mặt cho các bạn nam lớp 6 của chúng ta, tớ sẽ hát một bài tặng Lan và tặng tất cả các bạn nữ.

Cả lớp ồ lên tán thưởng và tặng Hùng một tràng pháo tay. Chúng tôi không thể ngờ một người lúc nào cũng oang oang mà lại có giọng hát hay đến như vậy. Hùng hát say sưa như chưa bao giờ được hát. Và câu cuối cùng vừa dứt, Hùng lại pha trò: Trên đây tôi vừa hát rất hay, vậy tôi đề nghị mọi người lại tặng tôi một tràng pháo tay nữa. Và bây giờ để tiếp tục chương trình mời các bạn cứ ăn uống tự nhiên để nghe bạn Lan, người học giỏi và xinh đẹp nhất lớp được thể hiện tài năng của mình.

Cả lớp tán thưởng, Lan đứng lên hát tặng ngay lớp một bài và sau đó lại đọc một bài thơ do chính bạn sáng tác. Trước không khí vui vẻ của lớp, cô giáo cũng đứng dậy và hát tặng cả lớp một bài. Giọng cô thật mượt mà trong trẻo. Cô nhìn chúng tôi với ánh mắt dịu dàng, trìu mến.

Buổi liên hoan kết thúc trong tiếng cười rộn rã. Chưa bao giờ tôi cảm thấy gắn bó và thân quen với lớp đến như vậy. Có lẽ đây là buổi liên hoan có ý nghĩa nhất đối với chúng tôi kể từ khi chúng tôi học cùng nhau.

1 tháng 3 2022

cảm ơn bạn nha

mình chỉ đợi đểmình xem còn bài nào hay ko thôi để mình add luônhehe

ĐKXĐ: \(x\notin\left\{-7;3;-3\right\}\)

a) Ta có: \(B=\left(\dfrac{x^2+1}{x^2-9}-\dfrac{x}{x+3}+\dfrac{5}{x-3}\right):\left(\dfrac{2x+10}{x+3}-1\right)\)

\(=\left(\dfrac{x^2+1}{\left(x-3\right)\left(x+3\right)}-\dfrac{x\left(x-3\right)}{\left(x+3\right)\left(x-3\right)}+\dfrac{5\left(x+3\right)}{\left(x-3\right)\left(x+3\right)}\right):\left(\dfrac{2x+10}{x+3}-\dfrac{x+3}{x+3}\right)\)

\(=\dfrac{x^2+1-x^2+3x+5x+15}{\left(x-3\right)\left(x+3\right)}:\dfrac{2x+10-x-3}{x+3}\)

\(=\dfrac{8x+16}{\left(x-3\right)\left(x+3\right)}\cdot\dfrac{x+3}{x+7}\)

\(=\dfrac{8x+16}{\left(x-3\right)\left(x+7\right)}\)

b) Ta có: |x-1|=2

\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x-1=2\\x-1=-2\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x=3\left(loại\right)\\x=-1\left(nhận\right)\end{matrix}\right.\)

Thay x=-1 vào biểu thức \(B=\dfrac{8x+16}{\left(x-3\right)\left(x+7\right)}\), ta được:

\(B=\dfrac{8\cdot\left(-1\right)+16}{\left(-1-3\right)\left(-1+7\right)}=\dfrac{-8+16}{-4\cdot6}=\dfrac{8}{-24}=\dfrac{-1}{3}\)

Vậy: Khi x=-1 thì \(B=\dfrac{-1}{3}\)

c) Để \(B=\dfrac{x+5}{6}\) thì \(=\dfrac{8x+16}{\left(x-3\right)\left(x+7\right)}=\dfrac{x+5}{6}\)

\(\Leftrightarrow6\left(8x+16\right)=\left(x+5\right)\left(x-3\right)\left(x+7\right)\)

\(\Leftrightarrow48x+96=\left(x^2-3x+5x-15\right)\left(x+7\right)\)

\(\Leftrightarrow\left(x^2+2x-15\right)\left(x+7\right)=48x+96\)

\(\Leftrightarrow x^3+7x^2+2x^2+14x-15x-105-48x-96=0\)

\(\Leftrightarrow x^3+9x^2-49x-201=0\)

\(\Leftrightarrow x^3+3x^2+6x^2+18x-67x-201=0\)

\(\Leftrightarrow x^2\left(x+3\right)+6x\left(x+3\right)-67\left(x+3\right)=0\)

\(\Leftrightarrow\left(x+3\right)\left(x^2+6x-67\right)=0\)

\(\Leftrightarrow\left(x+3\right)\left(x^2+6x+9-76\right)=0\)

\(\Leftrightarrow\left(x+3\right)\left[\left(x+3\right)^2-76\right]=0\)

\(\Leftrightarrow\left(x+3\right)\left(x+3-2\sqrt{19}\right)\left(x+3+2\sqrt{19}\right)=0\)

\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x+3=0\\x+3-2\sqrt{19}=0\\x+3+2\sqrt{19}=0\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x=-3\left(loại\right)\\x=2\sqrt{19}-3\left(nhận\right)\\x=-2\sqrt{19}-3\left(nhận\right)\end{matrix}\right.\)

Vậy: Để \(B=\dfrac{x+5}{6}\) thì \(x\in\left\{2\sqrt{19}-3;-2\sqrt{19}-3\right\}\)

a: \(=\left(\dfrac{10}{3}+\dfrac{5}{2}\right):\left(\dfrac{19}{6}-\dfrac{21}{5}\right)-\dfrac{11}{31}\)

\(=\dfrac{35}{6}:\dfrac{95-126}{30}-\dfrac{11}{31}\)

\(=\dfrac{35}{6}\cdot\dfrac{30}{-31}-\dfrac{11}{31}\)

\(=\dfrac{-35\cdot5}{31}-\dfrac{11}{31}=\dfrac{-186}{31}=-6\)

b: \(=\left(-8\right)\cdot\dfrac{1}{2}:\left(\dfrac{9}{4}-\dfrac{7}{6}\right)=-4:\dfrac{27-14}{12}=\dfrac{-4\cdot12}{13}=\dfrac{-48}{13}\)

14 tháng 4 2022

phép tính đầu kết quả là -6

phếp tính thứ 2 kết quả là-48/13

25 tháng 10 2021

Cách ra nha bn ! Vs lại bài 3 hình ko cho độ thì lm sao mà lm đc đây?

25 tháng 10 2021

ok

31 tháng 12 2021

cậu gửi lại nhé

2 tháng 1 2022

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi: 

                          Tiếng vọng rừng sâu 

  Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: "Tôi ghét người". Khu rừng có tiếng vọng lại: "Tôi ghét người". Cậu bé hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng lại có tiếng người ghét cậu.

 Người mẹ cầm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: "Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người". Lạ lùng thay cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: "Tôi yêu người". Lúc đó, người mẹ mới giải thích cho con hiểu: "Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì ắt gặt bão. Nếu con thù ghét người đó thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con".

         (Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, 2002)

Câu 1:Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2: Xác định từ láy được sử dụng trong văn bản trên?

Câu 3: Câu "Ai gieo gió thì ắt gặt bão" gợi em nghĩ đến câu thành ngữ nào? Hãy giải thích ý nghĩa câu thành ngữ đó? 

Câu 4: Qua văn bản em rút ra bài học gì cho bản thân mình? 

16 tháng 12 2021

a: Xét ΔABM và ΔCDM có

MA=MC

\(\widehat{AMB}=\widehat{DMC}\)

MB=MC

Do đó: ΔABM=ΔCDM

16 tháng 12 2021

a) Xét tam giác ABM và tam giác CDM có:

+ AM = CM (cho M là trung điểm của AC).

+ BM = DM (gt).

\(\widehat{AMB}=\widehat{CMD}\) (2 góc đối đỉnh).

\(\Rightarrow\)  Tam giác ABM = Tam giác CDM (c - g - c).

b) Ta có: \(\widehat{BAM}=\widehat{DCM}\) (Tam giác ABM = Tam giác CDM).

Mà 2 góc này ở vị trí so le trong.

\(\Rightarrow\) AB // CD (dhnb).

c) Xét tam giác ABN và tam giác ECN có:

+ BN = CN (N là trung điểm của BC).

\(\widehat{ANN}=\widehat{ENC}\) 2 góc đối đỉnh).

\(\widehat{ABN}=\widehat{ECN}\) (do AB // CD).

\(\Rightarrow\) Tam giác ABN = Tam giác ECN (g - c - g).

\(\Rightarrow\) CE = AB (2 cạnh tương ứng).

Mà AB = CD (Tam giác ABM = Tam giác CDM).

\(\Rightarrow\) CE = CD (cùng = AB).

\(\Rightarrow\) C là trung điểm của DE (đpcm).

d) Xét tam giác BDE có:

+ M là trung điểm của BD (do MD = MB).

+ C là trung điểm của DE (cmt).

\(\Rightarrow\) MC là đường trung bình.

\(\Rightarrow\) MC // BE và MC = \(\dfrac{1}{2}\) BE (Tính chất đường trung bình trong tam giác).

Lại có: MC = \(\dfrac{1}{2}\) MF (do MC = MF).

\(\Rightarrow\) BE = MF.

Xét tứ giác BMEF có:

+ BE = MF (cmt).

+ BE // MF (MC // BE; C thuộc MF).

\(\Rightarrow\) Tứ giác BMEF là hình bình hành (dhnb).

\(\Rightarrow\) ME cắt BF tại trung điểm của mỗi đường (Tính chất hình bình hành).

Mà O là trung điểm của ME (gt).

\(\Rightarrow\) O là trung điểm của BF.

\(\Rightarrow\) 3 điểm B; O; F thẳng hàng (đpcm).

Trong gia đình, người em luôn kính trọng và tin yêu nhất là bố. Bố em năm nay ngoài ba mươi tuổi. Bố là bộ đội, cũng là kỹ sư giỏi. Mái tóc đen nhánh của bố luôn được cắt gọn gàng. Bố thường mặc những chiếc áo phông trông rất trẻ trung. Những lúc mặc quân phục, trông bố rất oai phong. Bố em là người tận tụy trong công việc. Nhìn những cây cầu mới được dựng lên, em càng thấy hiểu về công việc của bố và càng tự hào về bố hơn. Mặc dù công việc bận rộn nhưng bố vẫn luôn chăm lo cho gia đình. Không chỉ giúp mẹ việc nhà, bố còn dạy em học mỗi tối. Bố đúng là người bố tuyệt vời của em.

8 tháng 5 2019

mk gửi 1 bài(bn tham khảo tạm nhé)

Gia đình em có 4 người, mẹ em, bố em, anh hai và em. Mẹ em lúc nào cũng dễ dãi, nuông chiều con cái, còn bố em thì ngược lại, rất nghiêm túc. Thế nhưng em vẫn kính yêu bố em vô cùng.

Nhìn bố, ít ai nghĩ rằng ba đang ở vào độ tuổi bốn mươi lăm. Vì tóc bố vẫn còn đen, chỉ có lơ thơ vài sợi tóc trắng. Người bố hơi cao, không mập lắm, nên có vẻ khỏe khoắn. Sở dĩ được như vậy là do bố em năng tập thể dục vào mỗi buổi sáng. Nghe bà nội em kể rằng, thuở nhỏ bố em rất thích chơi thể thao; bóng chuyền, bóng bàn môn nào bố cũng giỏi. Gương mặt bố hao hao hình chữ điền, trông đầy nét cương nghị.

Hàng ngày, sau giờ làm việc ở cơ quan về, bố em còn cuốc đất vun gốc cho mấy cây trồng xung quanh nhà. Cho nên, tuy vườn không phải là rộng lắm nhưng có nhiều thứ hoa quả. Cây nào cây nấy thẳng lối ngay hàng, đẹp chẳng khác chi một công viên nho nhỏ.

Đêm đêm, bố em hay thức tới khuya để làm thêm một số công việc tăng thu nhập cho gia đình. Em biết rõ điều đó lắm. Vì chúng em mà bố em phải chịu nhiều vất vả. Nhưng bố nào có quản khó nhọc gì đâu. Bố thường nói với mẹ em rằng, dù cực khổ mấy cũng chịu được, miễn là nhìn thấy chúng em ngoan ngoãn, siêng năng học hành là ba đã vui rồi. Bây giờ em mới hiểu câu "Công cha như núi Thái Sơn" thật là cao cả biết dường nào.

Những lúc rảnh rỗi, bố em thường dắt chúng em đi dạo quanh làng. Vừa đi, bố vừa kể chuyện hay giảng giải những điều thắc mắc chúng em thường gặp. À, mà sao cái gì bố cũng biết, biết nhiều thứ lắm. Anh Hai và em cứ nhờ bố giảng cho bài văn, hướng dẫn cho bài toán. Bố đúng là ông thầy thứ hai ở nhà.

Em rất kính yêu bố em. Nhờ có bố mà cả gia đình sống trong cảnh ấm no, hạnh phúc. Cho nên, lúc nào, em cũng cố gắng học thật giỏi để bố em được vui lòng.