K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Một trong những tấm gương vượt khó gây xúc động là cậu bé người dân tộc Nùng, Lâm Tiến Thăng, học sinh lớp 9B, Trường Trung học cơ sở Phan Thiết, tỉnh Tuyên Quang.Gia đình em rất khó khăn, bố Thăng đang bị liệt nửa người, mẹ đang có khối u ở thực quản, bản thân Thăng lại mang trong mình căn bệnh ung thư máu, đã từng phải nghỉ học 1 năm để chữa bệnh.Trong quá trình điều trị...
Đọc tiếp

Một trong những tấm gương vượt khó gây xúc động là cậu bé người dân tộc Nùng, Lâm Tiến Thăng, học sinh lớp 9B, Trường Trung học cơ sở Phan Thiết, tỉnh Tuyên Quang.

Gia đình em rất khó khăn, bố Thăng đang bị liệt nửa người, mẹ đang có khối u ở thực quản, bản thân Thăng lại mang trong mình căn bệnh ung thư máu, đã từng phải nghỉ học 1 năm để chữa bệnh.

Trong quá trình điều trị bệnh, chứng kiến sự ham học của Thăng, có người đã tặng em một chiếc máy tính để “bầu bạn”. Từ đó, chiếc máy tính chính là những liều thuốc giảm đau giúp em vượt qua các cơn đau, đợt vào thuốc.

Cũng từ đây, món quà này đã giúp Thăng hình thành niềm đam mê môn tin học, mày mò để học hỏi những kiến thức về viết phần mềm, lập trình... Niềm đam mê và sự ham học hỏi đã giúp Thăng đạt được thành tích giải nhất cấp tỉnh môn tin học.

Tiến Thăng cho biết: Em yêu thích môn tin học vì có thể tạo ra nhiều phần mềm có ích, đồng thời môn tin học giúp em được giao lưu và học hỏi với nhiều bạn có chung niềm đam mê tin học. Em đã lập trình thành công một số phần mềm, trong đó có phần mềm trợ lý ảo có thể trả lời nhiều câu hỏi về kiến thức tổng hợp.

“Em mong muốn trở thành một lập trình viên trong tương lại, có thể viết ra nhiều phần mềm công nghệ hiện đại phục vụ cho công tác giáo dục, đào tạo”, Tiến Thăng chia sẻ về dự định tương lai của mình.

(Theo Thông Tấn xã Việt Nam)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

Câu 2 (0,5 điểm): Nêu nội dung chính của văn bản?

Câu 3 (1,0 điểm): Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn sau: “Gia đình em rất khó khăn, bố Thăng đang bị liệt nửa người, mẹ đang có khối u ở thực quản, bản thân Thăng lại mang trong mình căn bệnh ung thư máu, đã từng phải nghỉ học 1 năm để chữa bệnh.”

Câu 4 (1,0 điểm): Thông điệp em tâm đắc nhất sau khi đọc văn bản trên? Lí do em chọn thông điệp đó?

Phần II: Làm văn

Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn khoảng 200 chữ (theo hình thức diễn dịch) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của ý chí, nghị lực trong cuộc sống

0
Hãy rút ra bài học từ câu chuyện này Nhà nghèo, bố và mẹ đều mắc bệnh tật nhưng em Nguyễn Thị Mai Thuyên đã có một nghị lực đáng nể phục trong học tập và là tấm gương nghèo vượt khó để các học sinh khác noi gương. Em Thuyên hiện đang là học sinh lớp 7A trường THCS xã Quang Minh (Bắc Quang), con gái đầu của gia đình anh Nguyễn Ngọc Huyến và chị Nguyễn Thị Chiên, trú tại thôn Tân...
Đọc tiếp

Hãy rút ra bài học từ câu chuyện này

 Nhà nghèo, bố và mẹ đều mắc bệnh tật nhưng em Nguyễn Thị Mai Thuyên đã có một nghị lực đáng nể phục trong học tập và là tấm gương nghèo vượt khó để các học sinh khác noi gương. Em Thuyên hiện đang là học sinh lớp 7A trường THCS xã Quang Minh (Bắc Quang), con gái đầu của gia đình anh Nguyễn Ngọc Huyến và chị Nguyễn Thị Chiên, trú tại thôn Tân Lâm, xã Quang Minh.

Sinh ra trong gia đình khó khăn (hộ nghèo từ năm 2009 đến nay), nhà có 2 chị em, cả bố và mẹ đều bị bệnh, nguồn thu nhập chính đều phụ thuộc vào sào ruộng của gia đình... Tự nhận thức được những khó khăn của gia đình, ngoài những giờ học trên lớp em giúp đỡ gia đình làm việc nhà, những công việc phù hợp với sức em, dẫu gia đình khó khăn nhưng thay vì mặc cảm về bản thân, em càng lấy đó làm động lực để phấn đấu vươn lên, kết quả nhiều năm liền em đều đạt học sinh khá và giỏi. Là một trong những tấm gương vượt khó tiêu biểu để nhiều bạn học sinh trong trường noi theo.

Tâm sự về những cố gắng, Thuyên bộc bạch: “Ngoài thời gian học trên lớp, em về nhà cũng chỉ học thêm và xem bài mới trước thôi, thời gian còn lại phụ giúp bố mẹ làm những công việc nhà; mỗi khi em được nghỉ, cứ việc gì em làm được em đều giúp bố mẹ. Với em, chỉ cố gắng học thật tốt thì mới không phụ lòng bố mẹ và thầy cô, ước mơ của em là sau này trở thành cô giáo để dạy chữ cho các bạn có hoàn cảnh giống em”. Với sự cố gắng vươn lên trong học tập, em luôn đạt thành tích cao: Từ lớp 1 đến lớp 3 em đạt học sinh giỏi và từ lớp 4 đến lớp 6 em đều đạt học sinh tiên tiến, đó cũng là thành quả, chứng minh nghị lực vượt khó trong học tập của em trong suốt những năm qua... Chị Nguyễn Thị Sang - một hàng xóm của Thuyên chia sẻ: “Cháu Thuyên rất ngoan ngoãn, chăm chỉ, tuy gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ bệnh tật nhưng không vì thế mà cháu bỏ bê việc học hành, trên lớp cháu học giỏi là trò ngoan của thầy cô, về nhà cháu cũng là một đứa con hiếu thảo của gia đình và mọi người xung quanh”. Không chỉ học giỏi cho bản thân mà Thuyên rất nhiệt tình giúp đỡ các bạn trong lớp, những bài nào các bạn không hiểu rõ em đều giải thích cặn kẽ từng chi tiết cho các bạn hiểu rõ và nắm vững, em cũng được các bạn trong lớp rất quý mến. Nguyễn Thị Kim Thu - một bạn học cùng lớp nhận xét: “Bạn Thuyên trong lớp là người rất hoà đồng, học giỏi, bạn còn hay giúp đỡ em và các bạn trong học tập. Những bài nào em không hiểu em đều hỏi bạn và được bạn ấy giải thích rất nhiệt tình, em rất vui khi có được một người bạn học cùng lớp như bạn ấy”. 

Những thành tích tiêu biểu và nghị lực phi thường vượt khó, học giỏi, em Nguyễn Thị Mai Thuyên xứng đáng là tấm gương để nhiều bạn cùng trang lứa noi theo. Với những nỗ lực cố gắng, hy vọng một ngày không xa những ước mơ hoài bão của em sẽ sớm trở thành hiện thực. 

Thanks nhé

 

1
19 tháng 12 2021

ko hỉu?!~

24 tháng 1 2019

* Giống nhau:

- Thể loại đều là văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.

- Các đề yêu cầu người viết phải trình bày được quan điểm, tư tưởng, thái độ của mình đối với vấn đề đặt ra.

* Khác nhau:

- Đề 1 và đề 3 đưa ra những nhận xét, suy nghĩ về những việc làm tốt đáng biểu dương, nhân rộng điển hình.

- Đề 2 cần có thái độ dứt khoát lên án, tuyên truyền loại bỏ hiện tượng xấu.

Xử lí tình huống:- Tình huống 1: Hôm nay các bạn học sinh lớp 5B không thấy bạn An đi học. Giờ sinh hoạt lớp, cô giáo buổn rầu báo tin:    Như các em đã biết, bố bạn An lớp ta là bộ đội ở đảo Trường Sa. Mẹ bạn lại vừa mới bị tai nận giao thông. Hoàn cảnh gia đình bạn hiện đang rất khó khăn. Chúng ta cần phải làm gì để giúp bạn An vượt qua khó khăn này?    Nếu là bạn cùng lớp...
Đọc tiếp

Xử lí tình huống:

- Tình huống 1: Hôm nay các bạn học sinh lớp 5B không thấy bạn An đi học. Giờ sinh hoạt lớp, cô giáo buổn rầu báo tin:

    Như các em đã biết, bố bạn An lớp ta là bộ đội ở đảo Trường Sa. Mẹ bạn lại vừa mới bị tai nận giao thông. Hoàn cảnh gia đình bạn hiện đang rất khó khăn. Chúng ta cần phải làm gì để giúp bạn An vượt qua khó khăn này?

    Nếu là bạn cùng lớp với An, em sẽ làm gì để chia sẻ, giúp đỡ An?

- Tình huống 2: Năm nay, lớp 5C có thêm một học sinh mới từ tỉnh khác chuyển về. Bạn tên là Mây, người bé nhỏ, nói tiếng địa phương nghe rất lạ và quần áo bạn mặc không giống với các bạn khác trong lớp. Vì vậy, Mây thường bị một số bạn Nam trong lớp chêu chọc, nhại giọng và nói xì xào, bình phẩm về trang phục … khiến Mây rất buồn và mặc cảm

    Nếu là một học sinh của lớp 5C, em sẽ làm gì để chia sẻ, giúp đỡ Mây?

5
1 tháng 9 2018

  - Tình huống 1: Chúng em sẽ phân công nhau đến và chăm sóc mẹ của An trong thời gian ở viện và dọn dẹp nhà cửa giúp Nam. Cùng với đó là giúp đỡ Nam học tập trong khoảng thời gian khó khăn này.

   - Tình huống 2: Em sẽ cố gắng trò chuyện, cùng nhau học tập với Mây. Sau đó khuyến khích Mây tham gia các hoạt động với lớp. Em tin rằng với những bản sắc riêng của mình: giọng nói, trang phục Mây là một bản sắc riêng và lạ. Nếu Mây tự tin hơn về mình thì sẽ giúp Mây hòa đồng hơn với cả lớp. Thêm vào đó em sẽ trò chuyện với các bạn nam trong lớp không trêu về giọng nói, trang phục của Mây nữa.

tình huống 1: kệ nó

tình huống 2: cùng với mấy thằng bạn chế diễu con Mây

12 tháng 7 2021

a) minh đã sử dụng cách thức lấy những hoàn cảnh khó khăn như mình làm tấm gương đã cố gắng học tập

b) để tự nhận thức bản thân tốt hơn , theo em bn Minh nên học tính kiên trì , tự lập và cố gắng vượt khó

LM
Lê Minh Hiếu
Giáo viên
12 tháng 7 2021

a, Minh sử dụng cách thức là đọc báo để biết được những tấm gương có hoàn cảnh như mình.

b, Để tự nhận thức bản thân tốt hơn, theo em bạn Minh nên áp đụng thêm cách thức so sánh, nhận xét đánh giá của người khác về mình, lập kế hoạch phát huy ưu điểm, tự đánh gía điểm mạnh điểm yêu của bản thân.

9 tháng 11 2018

người bạn thân nhất,trường trung học cơ sở , đầu năm lớp 6,những bài tập khó,một tấm gương tốt.

đó là ý của mình

Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".Như đã nói ở trên, truyền thống yêu thương con người, tinh thần...
Đọc tiếp

Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".

Như đã nói ở trên, truyền thống yêu thương con người, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn là một trong những truyền thống lâu đời nhất của dân tộc ta.

Về câu tục ngữ, câu này có hai lớp nghĩa, xét về lớp nghĩa đen là lớp nghĩa mà ta có thể thấy nó hiện ngay trong từng chữ mà chúng ta không cần phải suy luận gì. Lớp nghĩa này có thể hiểu là trong một cây, những chiếc lá lành có thể "che chở" cho những chiếc lá rách nát không lành lặn để cùng nhau vượt qua một trận mưa bão mà chiếc lá rách kia không bị rụng xuống. Từ lớp nghĩa đen này, ta có thể suy ra lớp nghĩa bóng của câu tục ngữ – là lớp nghĩa không hiển thị trực tiếp và người đọc phải tự suy luận ra dựa trên lớp nghĩa đen. Với câu tục ngữ này ta có thể hiểu nghĩa bóng của nó là nói về tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những người giàu thì giúp đỡ người nghèo, người đầy đủ thì giúp đỡ người túng thiếu. Cũng có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần này như câu: "Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", hay "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng".

Câu tục ngữ đã trở thành một lối sống cao đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay và luôn được gìn giữ, phát huy qua từng thế hệ. Điều này được thể hiện qua những hành động thiết thực và ý nghĩa như chương trình "Vì người nghèo", "Lục lạc vàng", "Vượt lên chính mình" với nội dung đều là giúp đỡ những người nghèo vượt qua khó khăn, thử thách.

Trường em cũng có rất nhiều hoạt động với nội dung này như là khuyên góp quần áo, sách vở ủng hộ những bạn có hoàn cảnh khó khăn ở những vùng dân tộc khó khăn hay vùng sâu vùng xa. Mỗi dịp Tết đến xuân về thì học sinh trong trường và các thầy cô góp tiền để mua quà Tết cho những bạn thuộc diện khó khăn của trường. Đây đều là những hành động nhỏ nhưng rất thiết thực, giúp đỡ một phần nào khích lệ động viên tinh thần giúp họ vững tin hơn trong cuộc sống.

Câu tục ngữ có ý nghĩa rất sâu sắc, đó là tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn, đây là một truyền thống tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy.

1
14 tháng 6 2021

Đề bài là gì vậy chị?????????

Phân tích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách 2Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".Như đã nói ở trên,...
Đọc tiếp

Phân tích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách 2

Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".

Như đã nói ở trên, truyền thống yêu thương con người, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn là một trong những truyền thống lâu đời nhất của dân tộc ta.

Về câu tục ngữ, câu này có hai lớp nghĩa, xét về lớp nghĩa đen là lớp nghĩa mà ta có thể thấy nó hiện ngay trong từng chữ mà chúng ta không cần phải suy luận gì. Lớp nghĩa này có thể hiểu là trong một cây, những chiếc lá lành có thể "che chở" cho những chiếc lá rách nát không lành lặn để cùng nhau vượt qua một trận mưa bão mà chiếc lá rách kia không bị rụng xuống. Từ lớp nghĩa đen này, ta có thể suy ra lớp nghĩa bóng của câu tục ngữ – là lớp nghĩa không hiển thị trực tiếp và người đọc phải tự suy luận ra dựa trên lớp nghĩa đen. Với câu tục ngữ này ta có thể hiểu nghĩa bóng của nó là nói về tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những người giàu thì giúp đỡ người nghèo, người đầy đủ thì giúp đỡ người túng thiếu. Cũng có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần này như câu: "Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", hay "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng".

Câu tục ngữ đã trở thành một lối sống cao đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay và luôn được gìn giữ, phát huy qua từng thế hệ. Điều này được thể hiện qua những hành động thiết thực và ý nghĩa như chương trình "Vì người nghèo", "Lục lạc vàng", "Vượt lên chính mình" với nội dung đều là giúp đỡ những người nghèo vượt qua khó khăn, thử thách.

Trường em cũng có rất nhiều hoạt động với nội dung này như là khuyên góp quần áo, sách vở ủng hộ những bạn có hoàn cảnh khó khăn ở những vùng dân tộc khó khăn hay vùng sâu vùng xa. Mỗi dịp Tết đến xuân về thì học sinh trong trường và các thầy cô góp tiền để mua quà Tết cho những bạn thuộc diện khó khăn của trường. Đây đều là những hành động nhỏ nhưng rất thiết thực, giúp đỡ một phần nào khích lệ động viên tinh thần giúp họ vững tin hơn trong cuộc sống.

Câu tục ngữ có ý nghĩa rất sâu sắc, đó là tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn, đây là một truyền thống tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy.

0
19 tháng 12 2021

a) mình lm như vậy là đúng và em cx đồng tình với vc lm của minh

b) để nhận thức bản thân minh đã cố gắng vươn mình để học giỏi ,xem các tấm gương khác và học theo 

c) theo em minh nên chăm ngoan nghe lời bố mẹ cố gắng học hành và trở thành gương cho các em nhỏ và thế hệ tương lai học tập theo

19 tháng 12 2021

a, Minh sử dụng cách thức là đọc báo để biết được những tấm gương có hoàn cảnh như mình.

 

b, Để tự nhận thức bản thân tốt hơn, theo em bạn Minh nên áp đụng thêm cách thức so sánh, nhận xét đánh giá của người khác về mình, lập kế hoạch phát huy ưu điểm, tự đánh gía điểm mạnh điểm yêu của bản thân.

 

c))Minh cần nắm bắt ưu nhược điểm của mình để phát huy và sửa chữa,có như vậy bạn sẽ thành công hơn nữa trong cuộc sống.