K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 6 2016
Nhảy dây là trò chơi dân gian có từ lâu đời, được các bạn gái ở độ tuổi thiếu niên nhi đồng yêu thích. Tranh thủ lúc rỗi rãi ở nhà hoặc giờ ra chơi ở trường, dăm ba bạn, một sợi dây thừng hoặc dây thun và khoảng đất đủ rộng là trò chơi có thể bắt đầu. Có nhiều cách nhảy dây nhưng thông thường là nhảy dây một người và nhảy dây nhiều người. Cách nhảy thứ nhất khá đơn giản. Người chơi quấn hai đầu dây vào hai bàn tay để giữ cho chắc. Đặt chân vào giữa sợi dây rồi kéo lên cao cho vừa tầm. Dây dài quá hoặc ngắn quá đều khó nhảy. 

Lúc bắt đầu nhảy, hai tay quay dây đều đều về phía trước, chân nhấc lên nhịp nhàng mỗi khi dây chạm đất, vừa nhảy vừa đếm. Nếu để dây vướng vào chân là mắc lỗi, phải ngừng. Người nhảy giỏi có thể nhảy được rất lâu.

 

 

Nhảy dây nhiều người thì hai người quay dây đứng cách nhau vài mét, mỗi người nắm một đầu dây, quay cho các bạn khác nhảy. Sau tiếng hô: “Hai, ba, nào!” thì từng người lần lượt nhảy vào. Có khi hai người cùng nhảy vào một lúc. Cái khổ của kiểu này là mọi người phải phối hợp bước nhảy thật đều, thật ăn ý, không thì rất dễ bị lỗi nhịp. Nếu để dây vướng chân thì những người nhảy sỗ ra quay dây thay thế.

gioi thieu tro choi nhay day

Trò chơi nhảy dây rất có ích cho việc rèn luyện sự nhanh nhẹn và sức khỏe dẻo dai. Nó mang lại niềm vùi cùng quan hệ hoà đồng, thân thiết cho tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng. Cũng vì thế mà nó sẽ tồn tại mãi mãi trong cuộc sống của chúng ta.

 
1 tháng 6 2016

Chẳng biết có từ khi nào nữa mà những trò chơi dân gian cứ dần dần rồi dần dần trở thành những trò chơi không thể thiếu đối với tất cả những đứa trẻ không chỉ ở thôn quê mà còn ở thành thị nữa. Những trò chơi dân gian chẳng phải  chỉ dành cho trẻ em mà nó dành cho tất cả mọi lứa tuổi. Nói đến những trò chơi dân gian ta không thể không nhắc đến một trò choi gắn liền đối với chúng ta đó là trờ chơi thả diều.

Diều được làm từ rất nhiều chất liệu khác nhau như bằng giấy, vải hay bằng ni lon. Nhưng được ưa chuộng nhất là ni lon bởi là bằng vật liệu này diều không những có thể làm được những màu sắc hình dạng rất đẹp mà còn rất biền sử dụng được thời gian lâu. Tùy vào màu sắc và hình dạng ta có thể chọn rất nhiều loại diều với những hình dạng phong phú, người chơi có thể chọn được tùy theo ý thích của mình. Đó là đối với những loại diều dùng để sản xuất bán cho người chơi không thể chuẩn bị được hay không làm được. Ưu điểm của những loại diều này chính là mẫu mã rất đẹp lại phong phú đa dạng rất hợp mắt người choi. Nhưng đối với những trẻ em ở quê thi lựa chọn số một vẫn là diều làm bằng giấy. Đối với loại diều này thì chất liêu làm ra rất đơn giản hợp với môi trường và sẵn có. Các em có thể tận dụng tất cả những giấy vở đã không dùng nữa để làm. Đối với những em nhỏ ở quê thì diều giấy không thể thiếu được khi mỗi mùa hè đến. Những cánh diều giấy nhẹ nhàng vút cao lên đến tận mây xanh khiến cho chúng ta như đang được bay lên cao cùng diều cùng với gió mấy thật thú vị biết nhường nào.

thuyet minh ve tro choi tha dieu

Thả diều là trò chơi dân gian dựa theo sức nâng của gió bởi thế để thực hiện được trò này trước tiên chúng ta cần phải chọn được địa điểm thích hợp.

 

Đó là một bãi đất rộng thoáng không vướng cây côi hay vật chắn nào đó xa lối đi và phải có gió nhẹ. Và chúng ta cũng đừng quên những người bạn để cùng nhau thả diều thì mới vui. Những cánh diều thi nhau bay lên không trùn sẽ tạo cho chúng ta những cảm giác thăng hoa rất sảng khoái. Khi có gió thả diều thì một người cầm diều một người thả dây hoặc chúng ta có thể làm cả hai việc đó được mà không cần ai khác. Khi thả diều ta chọn đúng hướng gió, khi có gió ta   ta thả diều thật nhẹ cho thật cân.

Cánh diều thường có hình trăng hoặc hình lưỡi liềm hay còn gọi là diều quạ. Khung diều thì thường được làm bằng cật tre bánh tẻ chuốt tròn và nối với nhau. Giu khung diều là một xương sống bằng tre cứng to bản to nhô ra bên Hai bên cánh diều cong lên tạo thành khung diều hình lưỡi liềm.

Chiều cong của cánh diều phải thật cân đối, khung diều phải chắc chắn và nhẹ. Diều được phất bằng giấy bản, bồi thành nhiều lớp bằng hồ dán. Sáo được xâu lại bằng một thanh tre đặt chéo góc ước chừng ba mươi độ với xương sống diều. Sáo thường làm bằng ống nứa, chia làm hai khoang, đầu gắn nắp hình vòm xẻ rãnh để gió lùa vào tạo nên âm thanh. Diều sáo trông đơn giản nhưng phải khéo tay mới làm được. Ngày trước chưa có loại dây dù, ni lon nên dây neo thường là dây mây, sợi nhỏ được đập dập, xoắn lại rồi thắt nối thành sợi dây dài chừng dăm bảy trăm mét. Chẳng may dây neo mà đứt, cánh diều theo gió cuốn xa, thật xa, mang theo cả niềm tiếc nuối của người thả diều.  Ngày nay, trước sự phát triển của nhịp sống hiện đại, các nhà máy, các dự án khu công nghiệp, dịch vụ thi nhau mọc lên. Những không gian thoáng đãng, lộng gió ở các vùng nông thôn đang dần bị thu hẹp, thú chơi thả diều cũng vì thế mà bị mai một. Bên cạnh đó, sự lấn át của các phương tiện giải trí hiện đại như: trò chơi điện tử, internet đã khiến cho không ít trẻ em không còn mặn mà với những cánh diều truyền thống. Song cánh diều ngày xưa của tuổi thơ hồn nhiên đầy ước vọng ngày thơ sẽ mãi vẹn nguyên trong tâm thức chẳng thể phai mờ.

Trò chơi thả diều sẽ mãi là một trò chơi là thú vui của nhiều người trong những ngày hè oi ả. Những ngày gió to ta đem diều ra thả chúng ta sẽ có những phút giây thật thú vị bình yên cùng cánh chim va một mảng xanh biêng biếc của bầu trời.

M
30 tháng 8 2020
 

Cứ mỗi mùa xuân đến, làng em lại tổ chức lễ hội mừng xuân, trong hội có rất nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn, nhưng em ấn tượng nhất là trò đánh đu. Trò chơi được tổ chức trong sân của đình làng, những người đi xem hội ai cũng ăn vận đẹp đẽ và lịch sự, trên khuôn mặt mỗi người ai nấy đều mang thần sắc vui tươi, hớn hở. Cột đu được dựng lên từ những cây tre to, chắc khỏe dẻo dai có thể chịu được sức nặng của ba đến bốn người mà không bị gãy. Có nhiều cách chơi đu, đánh đu đơn hoặc đôi, riêng làng em chọn cách đánh đu đôi nam nữ để thể hiện tinh thần đoàn kết giữa những người trong đội với nhau và tăng sự hứng thú, hấp dẫn. Lần lượt các đội chơi vào đánh đu theo thứ tự đã bốc thăm trước đó, hai người chơi bước lên bàn đu, đối mặt với nhau, sau đó dùng sức của đôi chân để nhún cho đu bay cao, bay thật đẹp mắt, điệu nghệ, trong tiếng trống gõ liên hồi cùng với sự hò reo cổ vũ rộn ràng của người xem. Đội nào làm cho đu bay càng cao, càng gần đỉnh đu, thậm chí nếu khéo léo có thể khiến bàn đu bay qua ngọn đu một vòng thì cơ hội thắng cuộc sẽ rất cao. Trò chơi này yêu cầu sự phối hợp nhịp nhàng của cả hai người chơi, kèm theo đó là yếu tố về sức khỏe và một chút dũng cảm bởi vì đây là một trò chơi khá mạo hiểm, mà không phải ai cũng có đủ can đảm để thử. Trò chơi vốn là một phần không thể thiếu của hội làng mừng xuân, góp phần làm cho không khí tết thêm tưng bừng, rộn rã, dân làng càng thêm yêu thương, gắn bó với quê hương.

30 tháng 8 2020

Quê hương em là nơi tuổi thơ em gắn bó với những cánh diều. Chiều chiều, đám trẻ mục đồng chúng em đi chăn trâu trên cách đồng. Gió thổi từng cơn mát rượi cả người, không khí trong lành hòa với hương thơm của lúa chín mang đậm hương vị làng quê. Khi ấy, chúng em thường cột trâu lại một chỗ, và cùng nhau chơi thả diều trên những con đê gần đó. Cánh diều của chúng em bay cao vút lên những tầng mây trắng xóa, nhưng diều của em vẫn bay cao nhất các bạn hò reo khen ngợi em; hoan hô diều của Chi bay cao chưa kìa, cao quá , cao quá, vậy là Chi thắng rồi. Em rất vui khi biết mình chiến thắng. Những cánh diều của chúng em bay cao, tiếng sáo diều vi vu trên từng tâng mây. Đám trẻ chúng em ngước lên trời nhìn theo những cánh diều, đến nỗi không cảm thấy mỏi cổ. Những cánh diều của chúng em trông như những chú bươm bướm khổng lồ vậy. Em rất thích trò chơi thả diều.

2 tháng 4 2017

khoảng 20-30 dòng thôi nhá các bạn

29 tháng 12 2019

Bài làm 1:

Tuổi thơ của em gắn với những cánh diều quê hương, nó là người bạn của em trong những buổi chiều khi đi thả trâu.

Chiếc diều của em do bố em làm cho, nó được bố em sơn màu trắng và đuôi của cánh diều được sơn màu đỏ để nhận biết. Chiếc diều được bố em làm từ tre của nhà, vì vậy nó rất chắc. Bề ngoài chiếc diều được bọc bằng những giấy ni lông, chiếc đuôi của diều thì được làm rất dài khi lên cao nó vẫy trông rất đẹp. Chiếc diều đó được làm rất lớn vì vậy phải cỡ tầm 2 người khiêng mới được.

Mỗi buổi chiều khi đi thả trâu em với bạn gần nhà lại rủ nhau thả diều, em là người cầm dây, bạn là người cầm diều và chạy để cho chiếc diều bay lên. Những lúc không có gió chúng em rất muốn thả diều nhưng lại không lên được, có những ngày chiều mùa hạ có nhiều cơn gió lớn chúng em lại thả diều và tiếng sáo được thiết kế trên chiếc diều kêu vi vu, nó vang vọng trên không trung. Khi lúc đậu gió có khi em còn cho nó đỗ đêm, và đến sáng hôm sau em mới cho nó xuống, những thời gian thả diều thật tuyệt vời nó gắn liền với thời niên thiếu của em.

Em rất yêu quý cánh diều tuổi thơ, nó là những trò chơi bổ ích của em trong thời tuổi thơ.

Bài làm 2:

Tuổi thơ của chúng tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều trên bãi thả, không cứ gì chúng tôi, người lớn cũng hò hét nhau thả diều thi.

Diều của người lớn làm bằng cả dây tre, to mất người khiêng. Lúc thả lên trời cánh diều khổng lồ ấy chao lắc như đảo đồng, ở dưới đất, đám người lớn có vẻ bị lùn đi một chút, đang ăn thua nhau từng tấc một...

Cánh diều của trẻ con chúng tôi mềm mại như cánh buồm, thanh sạch vì không hề vụ lợi. Trong khi người lớn chạy bật móng chân để rong diều thì đám mục đồng chúng tôi sướng phát dại nhìn lên trời. Sáo lông ngỗng vi vu trầm bổng. Sáo đơn rồi sáo kép, sáo bè... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.

Ban đêm trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi... Người lớn về dần, bỏ mặc chúng tôi với bầu trời thảm nhung khổng lồ. Chúng tôi chỉ còn có trăng, sao và những cánh diều. "Bay đi, diều ơi, bay đi...!"

Bài tham khảo 3

Tuổi thơ em gắn liền với cánh đồng lúa bát ngát, với rặng tre, ao làng, với mái ngói đỏ tươi và cả cánh diều sáo vi vu.

Em sinh ra ở một làng quê yên bình. Nơi đây không có xe cộ ồn ào, không có những tòa nhà cao tầng chọc trời. Em luôn tự hào về quê hương mình, tuy nghèo nhưng giàu tình cảm. Hàng ngày, em được bố mẹ giao nhiệm vụ sau khi học bài xong phải đưa trâu ra đồng để chăn, cho nó ăn cỏ non nhưng không được để nó phá hoa màu của mọi người. Em rất thích công việc này. Khi đi chăn trâu, em thường không quên mang theo chiếc diều sáo bố tự tay làm cho em. Chiếc diều không lớn lắm, đủ cho em cầm, được cắt dán tỉ mỉ, hình thoi và có đuôi dài, được bố tô màu sắc rất sặc sỡ. Ở gần đuôi diều, bố có lắp một chiếc sáo nhỏ để khi thả có tiếng vi vu, vi vu rất hay. Dây diều được làm bằng sợi dây dù trắng rồi được cuốn vào một cái cán gỗ để thả. Em yêu chiếc diều đó như một phần máu thịt, có thể do nó gắn bó với em lâu và đó cũng là tình cảm của bố mà em cảm nhận được. Khi đi chăn trâu em lại thả diều, để cho diều bay lên cao sau đó em buộc dây vào cái cán rồi cắm xuống đất. Cẩn thận em chèn thêm mấy hòn đá to lên cho đỡ bay mất. Sau đó trèo lên lưng trâu nghe tiếng sáo và ngắm nhìn cánh diều bay lượn trên không trung. Diều bay cao và xa, lượn qua bên này lại chao sang bên nọ.

Cả tuổi thơ em cứ như vậy, cứ ngắm cánh diều, nghe tiếng sao, thật yên bình làm sao. Em tin rằng sau này khi nhớ lại những phút giây này em sẽ vẫn thấy thật hạnh phúc.

Tham khảo nhé 

>>>Hok Tốt<<<

19 tháng 12 2021

Tham khảo

Tuổi thơ của em gắn với những cánh diều quê hương, nó là người bạn của em trong những buổi chiều khi đi thả trâu. Chiếc diều của em do bố em làm cho, nó được bố em sơn màu trắng và đuôi của cánh diều được sơn màu đỏ để nhận biết. Chiếc diều được bố em làm từ tre của nhà, vì vậy nó rất chắc. Bề ngoài chiếc diều được bọc bằng những giấy ni lông, chiếc đuôi của diều thì được làm rất dài khi lên cao nó vẫy trông rất đẹp. Mỗi buổi chiều khi đi học về em với bạn gần nhà lại rủ nhau thả diều, em là người cầm dây, bạn là người cầm diều và chạy để cho chiếc diều bay lên. Những lúc không có gió chúng em rất muốn thả diều nhưng lại không lên được, có những ngày chiều mùa hạ có nhiều cơn gió lớn chúng em lại thả diều và tiếng sáo được thiết kế trên chiếc diều kêu vi vu, nó vang vọng trên không trung. Khi lúc đậu gió có khi em còn cho nó đỗ đêm, và đến sáng hôm sau em mới cho nó xuống. Những thời gian thả diều thật tuyệt vời nó gắn liền với thời niên thiếu của em. Em rất yêu quý cánh diều tuổi thơ, nó là những trò chơi bổ ích của em trong thời tuổi thơ.

10 tháng 1 2022

Tuổi thơ em gắn liền với cánh đồng lúa bát ngát, với rặng tre, ao làng, với mái ngói đỏ tươi và cả cánh diều sáo vi vu.

Em sinh ra ở một làng quê yên bình. Nơi đây không có xe cộ ồn ào, không có những tòa nhà cao tầng chọc trời. Em luôn tự hào về quê hương mình, tuy nghèo nhưng giàu tình cảm. Hàng ngày, em được bố mẹ giao nhiệm vụ sau khi học bài xong phải đưa trâu ra đồng để chăn, cho nó ăn cỏ non nhưng không được để nó phá hoa màu của mọi người. Em rất thích công việc này. Khi đi chăn trâu, em thường không quên mang theo chiếc diều sáo bố tự tay làm cho em. Chiếc diều không lớn lắm, đủ cho em cầm, được cắt dán tỉ mỉ, hình thoi và có đuôi dài, được bố tô màu sắc rất sặc sỡ. Ở gần đuôi diều, bố có lắp một chiếc sáo nhỏ để khi thả có tiếng vi vu, vi vu rất hay. Dây diều được làm bằng sợi dây dù trắng rồi được cuốn vào một cái cán gỗ để thả. Em yêu chiếc diều đó như một phần máu thịt, có thể do nó gắn bó với em lâu và đó cũng là tình cảm của bố mà em cảm nhận được. Khi đi chăn trâu em lại thả diều, để cho diều bay lên cao sau đó em buộc dây vào cái cán rồi cắm xuống đất. Cẩn thận em chèn thêm mấy hòn đá to lên cho đỡ bay mất. Sau đó trèo lên lưng trâu nghe tiếng sáo và ngắm nhìn cánh diều bay lượn trên không trung. Diều bay cao và xa, lượn qua bên này lại chao sang bên nọ.

Cả tuổi thơ em cứ như vậy, cứ ngắm cánh diều, nghe tiếng sao, thật yên bình làm sao. Em tin rằng sau này khi nhớ lại những phút giây này em sẽ vẫn thấy thật hạnh phúc

24 tháng 12 2021

Cánh diều mà ngoại làm cho tôi có hình một chú bướm màu xanh rất xinh đẹp . Để có những thanh tre làm diều, ngoại đã lựa chọn những khúc tre ở đoạn giữa của cây tre. Chúng không non quá mà cũng không già quá. Những thanh tre được vót cẩn thận và được xếp rất đều đặn. Trên cùng là phần đầu, giữa là phần thân và hai bên là hai cánh.Ngoại thật tài tình khi xếp và uốn khung diều y hệt hình con bướm. Ngoại lấy những chiếc dây thép nhỏ để buộc chặt chúng lại. Để có thể nghe được tiếng vi vu của cánh diều, ngoại gắn vào đó một thanh sáo nhỏ.Cuối cùng, tôi cùng ngoại trang trí phần cánh diều. Những tờ giấy màu đủ loại được ngoại gửi người mua trên tận chợ huyện sao mà mịn và bóng đến thế. Hai cánh của chú bướm được dán màu xanh lá cây. Đầu và hai chiếc râu màu đỏ, còn phần thân tôi đã chọn màu vàng. Cánh của chú bướm được ngoại trang trí lên đó rất nhiều đốm nhỏ với màu khác nhau làm cho chú bướm trở nên thật sặc sỡ. Cuối cùng cánh diều cũng được hoàn thành, nó lớn đến mức tôi cứ ngỡ rằng nếu như có gió to tôi có thể cưỡi lên đó để bay cùng.

Học tốt nha!

10 tháng 1 2022

Tuổi thơ em gắn liền với cánh đồng lúa bát ngát, với rặng tre, ao làng, với mái ngói đỏ tươi và cả cánh diều sáo vi vu.

Em sinh ra ở một làng quê yên bình. Nơi đây không có xe cộ ồn ào, không có những tòa nhà cao tầng chọc trời. Em luôn tự hào về quê hương mình, tuy nghèo nhưng giàu tình cảm. Hàng ngày, em được bố mẹ giao nhiệm vụ sau khi học bài xong phải đưa trâu ra đồng để chăn, cho nó ăn cỏ non nhưng không được để nó phá hoa màu của mọi người. Em rất thích công việc này. Khi đi chăn trâu, em thường không quên mang theo chiếc diều sáo bố tự tay làm cho em. Chiếc diều không lớn lắm, đủ cho em cầm, được cắt dán tỉ mỉ, hình thoi và có đuôi dài, được bố tô màu sắc rất sặc sỡ. Ở gần đuôi diều, bố có lắp một chiếc sáo nhỏ để khi thả có tiếng vi vu, vi vu rất hay. Dây diều được làm bằng sợi dây dù trắng rồi được cuốn vào một cái cán gỗ để thả. Em yêu chiếc diều đó như một phần máu thịt, có thể do nó gắn bó với em lâu và đó cũng là tình cảm của bố mà em cảm nhận được. Khi đi chăn trâu em lại thả diều, để cho diều bay lên cao sau đó em buộc dây vào cái cán rồi cắm xuống đất. Cẩn thận em chèn thêm mấy hòn đá to lên cho đỡ bay mất. Sau đó trèo lên lưng trâu nghe tiếng sáo và ngắm nhìn cánh diều bay lượn trên không trung. Diều bay cao và xa, lượn qua bên này lại chao sang bên nọ.

Cả tuổi thơ em cứ như vậy, cứ ngắm cánh diều, nghe tiếng sao, thật yên bình làm sao. Em tin rằng sau này khi nhớ lại những phút giây này em sẽ vẫn thấy thật hạnh phúc

18 tháng 9 2018

Sở thích của tôi là bơi lội. Nó cũng là môn thể thao yêu thích của tôi kể từ khi tôi còn nhỏ. Tôi học bơi từ bố. Ông ấy là một người bơi giỏi.Bơi lội có 4 kiểu chính. Đó là: bơi sải, bơi ếch, bơi ngửa và bơi bướm. Kiểu bơi tôi yêu thích là bơi ếch. Ở kiểu này, tay và chân hoạt động lần lượt. Đầu tiên là tay kéo, sau đó chân đá ra và cả cơ thể lướt đi về phía trước với tay và chân thẳng. Tôi cũng thích bơi bướm và tôi có thể bơi sải và bơi ngửa được, nhưng không giỏi lắm.Tôi đến hồ bơi 4 hoặc 5 lần một tuần, và tuần nào cũng vậy. Tôi luyện tập rất nhiều để nâng cao kĩ năng bơi lội của mình. Tôi muốn đạt được những kết quả tốt. Tháng trước tôi tham gia một cuộc thi bơi thành phố với 25 người khác và tôi đã thắng giải nhất.Bơi lội không chỉ là một hoạt động ngoài giờ mà nó còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Nó giúp tôi giữ vóc dáng. Với bơi lội, tôi có thể đốt cháy 25% mỡ của cơ thể. Bên cạnh đó, tôi cũng có thể tránh khỏi bệnh hen suyễn nữa. Bơi lội còn giữ cho bạn an toàn khi ở dưới nước. Bơi lội thật thú vị và dễ chịu, nó là một lựa chọn tốt cho một sở

Trò chơi mà em thích nhất là ô ăn quan. Em bắt đầu chơi từ nhỏ tâm 8-9 tuổi. Chơi ô ăn quan giúp em giải trí, thư giãn và quan trọng hơn là giúp ta thông minh hơn. Thông minh hơn ở chỗ khi ta chơi ô ăn quan ta thường vận dụng trí óc để tìm lối đi, tránh bị thua. Em rất thích chơi trò chơi này vì em học nó từ em họ của em. Trong tương lai, em muốn nhiều trẻ em biết đến trò chơi này

18 tháng 3 2019

trong các môn thể thao ở trường tôi thik nhất là môn cầu lông.

những tiết thể dục tôi luôn đánh cầu lông với các bn trong lớp.Môn cầu lông luôn đem lại cho tôi sức khỏe và có thể học tập 1 cách hiệu quả nhất

like nhé

18 tháng 3 2019
   Tập luyện thể thao không những cải thiện sức khoẻ mà còn giảm căng thẳng. Tôi chọn cầu lông sau những ngày học tập mệt mỏi. Cầu lông là môn thể thao nổi tiếng toàn thế giới, nó được chơi bởi cả trẻ em, người lớn và kể cả người cao tuổi. bởi nó giúp rèn luyện cơ bắp. Không như bóng đá, cầu lông chỉ cần một khuôn viên nhỏ hơn để chơi. Hai người chơi phải lần lượt đưa cầu qua lưới cho đến khi cầu rơi xuống đất. Mặc dù khá dễ nhưng cũng cần nhiều kĩ năng thực hành và sự mềm dẻo. hơn nữa, giỏi cầu long chúng ta có thể dễ dàng chơi những trò chơi khác lien quan đến bóng như bóng bàn. Ngày nay người ta chú trọng nhiều đến thể thao hơn vì nó đem lại nhiều lợi ích về thể chất và tinh thần đqwjc biệt là cầu lông. Hơn nữa, nhiều trường học và đại học cũng dạy cầu lông cho học sinh. Theo tôi, mọi người nên chơi cầu lông thường xuyên bởi vì những lợi ích của nó. Thể thao rất cần thiết trong ã hội hiện đại bởi vì con người đang dần trở nên lười biếng hơn

.