văn về bác hồ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hai đoạn văn đầu, tác giả khẳng định “sự nhất quán” trong nhân cách vĩ đại của Bác hồ: “đời hoạt dộng chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn”. Tiếp theo, ông ca ngợi Bác Hổ suốt đời “vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng”. Người đã sống và chiến đấu vì một lí tưởng cao quý: “tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn”. Đạo đức của Người “trong sáng, thanh hạch, tuyệt đẹp”. Phần đầu bài văn cho thấy một giọng văn sôi nổi lôi cuốn, trang trọng, lí lẽ đanh thép, hùng hồn, ngôn từ chuẩn mực, đĩnh đạc, biểu cảm: “Điều rất quan trọng”, “đời hoạt động chính trị lay trời, chuyển đất”, “vô cùng giản dị và khiêm tốn”, “rất lạ lùng, rất kỳ diệu”, “một cuộc đời sóng gió”, “vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý”, “tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh hạch, tuyệt đẹp”.
Đoạn văn thứ ba, Phạm Văn Đồng đã chứng minh một cách sáng tỏ đời sống giản dị của Bác Hồ trên 3 phương diện: cách ăn, cách ở, cách làm việc.
Cách ăn của Bác rất giản dị: “bữa có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm; ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất”. Tác giả nêu lên 4 chi tiết rất cụ thể để chúng minh cách ăn giản dị của Bác. Phạm Văn Đồng đã từng sang Quảng Châu dự lớp huấn luyện Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc tổ chức (1925), đã từng bí mật sang Vân Nam gặp Bác (1940). Và từ những ngày ở chiến khu đến Cách mạng tháng Tám và suốt trong những năm dài kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ông đã từng sống và làm việc bên cạnh Bác Hồ, nên mới có thể nói một cách tỉ mỉ, cụ thể về cách ăn của Bác như vậy. Đây là một câu văn bình luận rất hay, từ cách ăn, tác giả ca ngợi đạo đức của Bác: “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ”.
Cách ở của Bác cũng rất giản dị. Tác giả lập luận tương phản giữa tâm hồn và cách ở của Bác; tâm hồn thì “lộng gió thời đại” mà nhà ở của Bác chỉ là nhà sàn “vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng”. Nơi ở “luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn” do tự tay Bác trồng và chăm bón. Tác giả đã bình và ca ngợi cách ở giản dị của Bác “thanh bạch và tao nhã biết bao”.
Cách làm việc của Bác càng giản dị: Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân tới việc rất nhỏ”. Phong cách làm việc của Bác thể hiện một tinh thần xả thân, bền bỉ, cần mẫn, chu đáo vì rất giản dị, tác giả nêu lên bốn việc rất nhỏ Bác thường làm để ca ngợi cách làm việc giản dị, chu đáo của Bác như: “trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn”.
Là Chủ tịch nước nhưng Bác rất giản dị trong sinh hoạt: việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp. Số người giúp việc và phục vụ Hồ Chủ tịch có thể đếm trên đầu ngón tay, mỗi người được Bác đặt cho một cái tên mới “gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi”.
Đoạn văn thứ tư, Phạm Văn Đồng bình luận về đời sống của Hồ Chủ tịch, cách sống giản dị của Bác không phải là “sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh bạch theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật”. Đời sống giản dị, thanh bạch của Bác Hồ là một sự hòa hợp tuyệt đẹp, bởi vì Người đã “sống sôi nổi, phong phú với đời, và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân”. Hòa hợp giữa “ đời sống vật chất giản dị” với “đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất”.
Hai mặt đối lập mà thống nhất ấy “là đời sống thực sự văn minh”, “một gương sáng” mà Bác Hồ đã nêu lên trong thế giới ngày nay. Qua đó, ta lấy cách lập luận của tác giả rất chặt chẽ, lời bình luận rất sắc sảo.
Đoạn văn thứ 5, giải thích và bình luận về cách nói và cách viết giản dị của Bác Hồ. Người nói giản dị, viết giản dị vì Người “muốn quần chúng nhân tìm hiểu được, nhớ được, làm được”. Những chân lí lớn mà giản dị, là khát vọng về độc lập, tự do, thống nhất, về ấm no hạnh phúc của nhân dân ta nên Bác đã nói lên một cách rất giản dị: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, “ Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi”. Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó là “sức mạnh vô địch” là “chủ nghĩa anh hùng cách mạng” khi nó đã thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người. Qua đó, tác giả đã chỉ cho chúng ta thấy tư tưởng của Hồ Chủ tịch rất sâu sắc, cách nói cách viết của Người lại rất giản dị, thấm thía.
Văn bản này là một bài văn nghị luận hỗn hợp, tác giả đã kết hợp một cách chặt chẽ giữa ba thao tác giải thích, chứng minh, bình luận về “đức tính giản dị của Bác Hồ” trong đời sống sôi nổi, phong phú và cách nói cách viết rất giản dị về những chân lí lớn, những tư tưởng vĩ đại.
Văn bản nghị luận này thể hiện một lối viết đặc sắc, mẫu mực. Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo, dẫn chứng cụ thể, chọn lọc, rất tiêu biểu, lời bình luận sâu sắc, đầy thuyết phục, cách sắp xếp, trình bày lí lẽ, dẫn chứng khúc chiếu, sáng tỏ. Giọng văn sôi nổi, tâm huyết, trang trọng, tự hào.
Qua văn bản này, tác giả đã nâng cao lòng kính yêu và biết ơn Bác Hồ trong tâm hồn mỗi chúng ta. Hơn bao giờ hết, bài “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” là một bài học quý báu đối với tuổi thơ chúng ta cả về tư tưởng, cả về văn chương.
Với nhân dân ta nói riêng và bạn bè quốc tế nói chung thì có lẽ hình ảnh vị cha già kính yêu-Hồ Chí Minh, đã quá vĩ đại và thân quen với mọi tầng lớp và gương mặt. Nhưng người không chỉ nổi tiếng là một vị lãnh tụ vĩ đại, một nhà quân sự tài ba, một danh nhân văn hóa thế giới mà Người còn được cả thế giới kính trọng bởi đức tính giản dị của một người lãnh tụ trên vạn người. Vậy thì thế nào là giản dị?
Giản dị là sự không cầu kì, sang trọng và phô trương khoe mẽ. giản dị thể hiện trong trang phục, lối sống, cách sinh hoạt, cách thể hiện bản thân. Giản dị đối lập hẳn với cách sống cầu kì, kiểu cách theo kiểu vương công quý tộc. Sự giản dị tạo ra cách sống nhẹ nhàng, điềm đạm thích sống hướng nội hơn là sự khoe mẽ ra bên ngoài.
Bác Hồ của chúng ta, người vốn nổi tiếng với đức tính giản dị. Giản dị trong nhu cầu ăn uống, Bác thường quen với những món giản dị, đạm bạc như canh cà, dưa muối. Trong ăn mặc Bác cũng không quá phô trương, Bác hay mặc chiếc áo ka-ki đã sờn màu và đi đôi dép lốp cao su. Tất cả những gì thuộc về Bác đều là sự giản dị đến tối đa, có ai nghĩ một vị chủ tịch nước của một dân tộc lại sống trong một căn nhà sàn đơn sơ, đạm bạc đến vậy thay vì những cung điện nguy nga, tráng lệ của vua chúa hay các vị nguyên thủ trên thế giới. Sự giản dị của Bác gợi ra cho chúng ta nhiều suy nghĩ. Sự giản dị phải chăng cũng đi liền với những quan niệm thẩm mĩ về cái đẹp, đó là cái đẹp giản dị, tự nhiên, chân chất và mộc mạc thay vì cái đẹp cầu kì, kiểu cách. Cái đẹp ấy đi liền với sự thanh cao, giản dị, cái đẹp tự nhiên, điềm đạm, cân đối hài hòa. Sự giản dị giúp tâm hồn ta thanh thản và nhẹ nhõm, không quá đề cao những gì thuộc về vật chất. đồng thời sự giản dị giúp ta sống không theo kiểu chạy theo xu hướng, không quá a dua, đua đòi theo lối sống của người khác. Cũng chính nhờ sự giản dị, tâm hồn ta tăng thêm vẻ đẹp mộc mạc, hài hoa tránh phát sinh những ham muốn rất dễ trở thành dục vọng tầm thường, thấp kém. Đôi khi con người ta hay vì ưa những cái rực rõ, chói lóa sang trọng mà a dua, học đòi, bắt chước nhưng kì thực họ không biết rằng chỉ có sự giản dị về chất từ bên trong mới tạo ra vẻ đẹp ngời rạng, trong sáng và thanh cao từ chính tâm hồn mình.
Nhưng sự giản dị không đồng nghĩa với sự dễ dãi, xuyền xoàng trong tác phong và cách thức sinh hoạt. sự giản dị ở đây là không màu mè, kiểu cách còn sự dễ dãi kia lại rất dễ gây ra sự thô tục, thiếu lịch sự, gây mất thiện cảm với người xung quanh. Sống giản dị là biết tạo ra một sự tĩnh tại và an nhiên, điềm đạm trong tâm hồn mình để không bị cuốn theo những cám dỗ về vật chất ở bên ngoài. Đó dường như đã là vẻ đẹp truyền thống, rất riêng, rất dân tộc của người dân Việt Nam ta từ bao đời nay.
Có một nhà văn nào đó đã từng nói như này: Quần áo giản dị là y phục đúng kiểu của kẻ thô tục; chúng được may cho họ, và phù hợp hoàn toàn với tiêu chuẩn của họ, nhưng đối với những người đã đổ đầy cuộc đời mình với những hành động lớn lao thì chúng lại là đồ trang trí lộng lẫy. Tôi ví chúng như cái đẹp trong sự xuềnh xoàng, nhưng khiến người ta mê mẩn. Vậy thì thật đáng quý biết bao là cái đẹp giản dị, cái đẹp sang trọng trong những gì bình dị nhất.
Trong tất cả mọi thứ: trong tính cách, trong cung cách, trong phong cách, cái đẹp nhất là sự giản dị. Chính sự giản dị làm nên cái chuẩn mực và thanh tĩnh cho tâm hồn, không để ta cứ luôn phải chạy theo những toan tính và tham vọng về vật chất để khoe mẽ và phơi bày cho thiên hạ trông thấy. Chính vì thế, giản dị cũng là một trong những đẹp thanh lịch và quý báu mà chúng ta cần phát huy.
Hok tốt !
Hai đoạn văn đầu, tác giả khẳng định “sự nhất quán” trong nhân cách vĩ đại của Bác Hồ: “đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn”. Tiếp theo, ông ca ngợi Bác Hồ suốt đời “vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng”. Người đã sống và chiến đấu vì một lí tưởng cao quý: “tất cả vì nước vì dân, vì sự nghiệp lớn”. Đạo đức của Người“trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp”. Phần đầu bài văn cho thấy một giọng văn sôi nổi lôi cuốn, trang trọng, lí lẽ đanh thép hùng hồn, ngôn từ chuẩn mực, đĩnh đạc, biểu cảm: “Điều rất quan trọng”, “đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất”, “vô cùng giản dị và khiêm tốn”, “rất lạ lùng, rất kì diệu”, “một cuộc đời sóng gió”, “vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý”, “tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp”.
Đoạn văn thứ ba, Phạm Văn Đồng đã chứng minh một cách sáng tỏ đời sống giản dị của Bác Hồ trên ba phương diện: cách ăn, cách ở, cách làm việc.
– Cách ăn của Bác rất giản dị: “Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm; ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất”. Tác giả nêu lên bốn chi tiết rất cụ thể để chứng minh cách ăn giản dị của Bác. Phạm Văn Đồng đã từng sang Quảng Châu dự lớp huấn luyện Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc tổ chức (1925), đã từng bí mật sang Vân Nam gặp Bác (1940). Và từ những ngày ở chiến khu đến Cách mạng tháng Tám và suốt trong những năm dài kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ông đã từng sống và làm việc bên cạnh Bác Hồ, nên mới có thể nói một cách tỉ mỉ, cụ thể về cách ăn của Bác như vậy. Đây là một câu văn bình luận rất hay, từ cách ăn, tác giả ca ngợi đạo đức của Bác: “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ”.
– Cách ở của Bác cũng rất giản dị. Tác giả lập luận tương phản giữa tâm hồn và cách ở của Bác; tâm hồn thì “lộng gió thời đại” mà nhà ở của Bác chỉ là nhà sàn “vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng”. Nơi ở “luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn” do tự tay Bác trồng vàchăm bón. Tác giả đã bình và ca ngợi cách ở giản dị của Bác “thanh bạch và tao nhã biết bao”.
– Cách làm việc của Bác càng giản dị: “Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ…”. Phong cách làm việc ấy của Bác thể hiện một tinh thần xả thân, bền bỉ, cần mẫn, chu đáo và rất giản dị. Tác giả nêu lên bốn việc rất nhỏ Bác thường làm để ca ngợi cách làm việc giản dị, chu đáo của Bác như: “trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn”. Là Chủ tịch nước nhưng Bác rất giản dị trong sinh hoạt: “Việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp”, số người giúp việc và phục vụ Hồ Chủ tịch có thể đếm trên đầu ngón tay, mỗi người được Bác đặt cho một cái tên mới “gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!”.
Đoạn văn thứ tư, Phạm Văn Đồng bình luận về đời sống của Hồ Chủ tịch. Cách sống giản dị của Bác không phải là “sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật”. Đời sống giản dị, thanh bạch của Bác Hồ là một sự hòa hợp tuyệt đẹp, bởi vì Người đã “sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc sống đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân”. Hòa hợp giữa “đời sống vật chất giản dị’ với “đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất". Hai mặt đối lập mà thống nhất ấy, “là nơi sống thực sự văn minh”, “một gương sáng” mà Bác Hồ đã nêu lên trong thế giới ngày nay. Qua đó, ta thấy cách lập luận của tác giả rất chặt chẽ, lời bình luận rất sắc sảo.
Bác Hồ – vị cha già đáng kính của dân tộc với nhiều vẻ đẹp đáng trân quý và đức tình giản dị là một trong số đó. Đức tính giản dị ấy của Bác được thể hiện rõ nét qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” và từ đó gợi lên trong mỗi người chúng ta nhiều bài học. Trước hết, mỗi người cần hình thành cho mình lối sống giản dị trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, từ bữa ăn đến những vật dụng cần thiết. Trong cách ăn uống, không nên lãng phí, đòi hỏi những món ăn “sơn hào hải vị”. Trong sinh hoạt, cần biết tiết kiệm, chỉ mua những món đồ khi thực sự cần thiết chứ không nên chạy theo xu thế hay đua đòi để bằng bạn bằng bè. Giản dị chính là một đức tính giản dị của con người, nó không những không làm mất đi giá trị của bản thân mà còn giúp mỗi người tỏa sáng, được sống là chính mình.
tham khảo:
Càng đến gần lăng bác, cảm xúc của nhà thơ lại dâng lên khi nhìn thấy hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác:
"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân"
Nhà thơ rất tài tình khi xây dựng 4 câu thơ thành 2 cặp câu có cấu trúc tương ứng. Câu trên tả thực, câu dưới ẩn dụ. Ở cặp câu trên, tác giả đã sử dụng hình ảnh ẩn dụ. Ở cặp câu trên, tác giả sử dụng một hình ảnh ẩn dụ rất đẹp là mặt trời trong lăng rất đỏ để ca ngợi tôn vinh công lao vị lãnh tụ HCM. Nếu mặt trời của thiên nhiên mạng đến sự sống cho muôn loài thì Bác là vị cứu tinh của nhân dân VN, đưa nhân dân thoát khỏi nô lệ, để được độc lập tự do, hạnh phúc, cặp câu dưới ông lặp lại từ ngày ngày theo phép điệp ngữ để nhấn mạnh dòng người vào lăng viếng Bác cứ lặp đi lặp lại hết ngày này đến ngày khác. Dòng người nối nhau dài tưởng như không bao giờ dứt. Cùng với đó tác giả tạo nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp "kết tràng hoa", "bảy mươi chín mùa xuân". Dòng người vào lăng viếng Bác và ra liên tục khiến cho nhà thơ liên tưởng đến tràng hoa mà cả dân tộc đang kính dâng lên Bác. Cuộc đời của bác đã dành trọn vẹn 79 tuổi đời cho dân cho nước nên cuộc đời ấy, 79 tuổi đời ấy đẹp như mùa xuân. Khổ thơ này Viễn Phương đã thể hiện sâu sắc tấm lòng thành kính của dân tộc ta đối với công lao của bác.
Tham khảo
Trong số những hình ảnh về Bác Hồ mà em đã được nhìn, bức ảnh nào cũng đẹp và quý giá. Có điều hình ảnh Bác Hồ mà em yêu thích nhất được thể hiện trong bức “Bác ngồi viết chính sự trong vườn hoa Chủ tịch” được treo nổi bật trong phòng làm việc của bố em. Trong bức tranh, bác ngồi trầm tĩnh, thư thái với bộ bàn ghế mây giữa khu vườn và rất tập trung vào công việc.
Tham khảo :
Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" trong toàn Đảng và trong toàn xã hội đang được triển khai. Tấm gương đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh đã được nêu là: trung với nước, hiếu với dân; yêu thương con người, sống có nghĩa có tình; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; tinh thần quốc tế trong sáng.
Suy nghĩ về các cấp độ đạo đức, thì Bác Hồ chúng ta là tấm gương sáng tuyệt đẹp về cả bốn cấp độ:
Một là đạo đức làm người về cần, kiệm, liêm, chính; chí công vô tư.
Hai là đạo đức cách mạng của giai cấp công nhân về ý thức tổ chức và kỷ luật, ý thức tập thể, đặt cái "tôi" trong "chúng ta".
Ba là đạo đức người chiến sĩ cộng sản, sống phấn đấu cho lý tưởng Chủ nghĩa Cộng sản, triệt để giải phóng con người, có ý thức trách nhiệm trong vai trò tiên phong, gương mẫu lôi cuốn quần chúng theo Đảng, bền chí tự học, đóng góp cho Đảng "cái đầu lạnh" với "trái tim nóng".
Bốn là đạo đức của vị lãnh tụ của một Đảng Cộng sản cầm quyền, có uy tín lớn được cả dân tộc tin yêu nhưng luôn giữ đức khiêm tốn, sống giản dị, chống mọi đặc quyền đặc lợi, không thích được tâng bốc, sùng bái cá nhân, đề xướng nguyên tắc tổ chức Đảng là dân chủ tập trung, coi người lãnh tụ là nhân vật trung tâm đứng cùng hàng để lôi cuốn toàn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, lôi cuốn toàn Đảng, toàn dân làm cách mạng theo hình vòng xoáy.
Không muốn lãnh tụ tự coi mình là người đứng ở đỉnh chóp của Đảng, của dân tộc, công lớn nhất giành về mình với lòng ham muốn được tung hô là vĩ đại. Và chính Bác Hồ chúng ta với cái đức như vậy mới thật là vị lãnh tụ vĩ đại.
Trong bốn cấp độ về đạo đức nêu trên, Bác Hồ luôn xem đạo đức làm người là gốc, là nền tảng. Bác Hồ cho rằng trời có bốn mùa, đất có bốn phương, người có bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính. Thiếu một đức không thành người. Ở trang đầu cuốn sổ vàng của Trường Nguyễn Ái Quốc, là trường Đảng ở Trung ương, nơi bồi dưỡng, đào tạo cán bộ trung, cao cấp, Bác Hồ viết: "Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại. Muốn đạt được mục đích thì phải cần, kiệm, liêm, chính; chí công vô tư".
Việc nghiên cứu lý luận Mác-Lênin để hiểu sâu thêm về đạo đức trong đó có đạo đức làm người, nhưng hiểu về lý lẽ để trả bài thì dễ còn hiểu mà làm theo được là vấn đề khó.
Tôi nhớ, ngày 15-4-2003, Báo Công an Thành phố đưa tin, có anh Đồng, tài xế tắc xi, đã tìm cách trả lại cho khách là vợ chồng người Mỹ Billy Leepol một túi xách, trong đó có 18.800 USD và 49 triệu 400 đồng Việt Nam.
Đối với người lái xe tắc xi, đó là số tiền khá lớn, nếu lấy cũng không sợ bị phát hiện, nhưng anh Đồng không tham, đã trả lại cho khách. Hỏi ra, thì đã được trả lời đơn giản rằng, không tham vì đã nhập tâm lời mẹ dặn, là phải ráng làm lấy mà ăn, đừng tham của người khác, hễ tham thì thâm thôi.
Như vậy dạy để hiểu lý lẽ về đạo làm người không khó, nhưng hiểu mà làm theo là phải nhập tâm tức là phải thấm sâu vào lòng mình, thành lương tâm của mình như anh Đồng, đối với nhiều người không phải dễ.
Phải có lương tâm làm người mới có hành vi đạo đức làm người. Chúng ta cũng biết có cán bộ gọi là cao cấp, được học khá nhiều về lý luận, về chính trị, tư tưởng, nhưng chỉ tham ăn hối lộ mấy ngàn đô la mà đang tâm làm điều phạm tội, chính là vì học nhiều nhưng chưa nhập tâm.
Để có hành vi đạo đức làm người, cần phải nhập tâm rằng, trong con người có "con" và có "người". Hành vi theo "con" là theo bản năng sống như loài động vật, hành vi theo "người" là hành vi có ý thức về làm người, tức là sống có suy nghĩ về cái vinh cái nhục, cái đúng cái sai, cái xấu cái tốt, để giữ cho cuộc sống con người có niềm vui và hạnh phúc vì đã làm được điều vinh, điều đúng, điều tốt.
Muốn phát huy được nhân tính, ngoài việc đấu tranh kiềm chế thú tính, còn phải chống chủ nghĩa cá nhân vì nó dẫn đến những hành vi sai trái với đạo đức làm người.
Tu dưỡng đạo đức làm người phải là việc tự giác của mỗi người và sự phán xét của xã hội về đạo làm người đối với mỗi con người là hoàn toàn tự do, không một quyền lực nào có thể ngăn cấm.
Tuy nhiên kiểm tra phán xét thật chính xác về đạo đức của bản thân mình chỉ có lương tâm mình. Người ta có thể tạm thời che dấu lỗi lầm của mình về đạo đức để được khen lầm, kính phục lầm đối với mình.
Nhưng, nếu có ai làm như vậy thì ngoài sai lầm về đạo đức còn mang thêm tội lừa dối. Khi lương tâm được thức tỉnh, sự ân hận sẽ tăng lên gấp bội. Ân hận là biểu hiện sự trừng phạt của lương tâm.
Nhưng nếu phạm sai lầm mà có sự ân hận sâu sắc thì có thể tránh được tái phạm. Táng tận lương tâm, làm điều giả dối, điều xấu, điều ác mà không ân hận là không còn tính người.
Giữ được trọn vẹn đạo làm người rất khó, phải tự rèn luyện thường xuyên, liên tục, đừng để khôn 50 năm mà buông lỏng tu dưỡng để dại chỉ một giờ mà hỏng cả cuộc đời.
Các biểu hiện về suy thoái đạo đức trong một bộ phận cán bộ đảng viên hiện nay đều thuộc cấp độ đạo đức làm người, tức là suy thoái từ gốc.
Người là một vị lãnh tụ, là một anh hùng, là một danh nhân nên chúng ta phải học và làm theo gương của người.
tham khảo
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc. Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt là lối sống giản dị. Bác mãi là tấm gương để chúng ta học tập noi theo. Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác giản dị trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay khi đã là một vị chủ tịch nước trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị: chỉ có vài ba món đơn gián, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô…..là những đồ vật giản dị gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía,… mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng. Trong việc làm Bác cũng thể hiện sự giẳn dị của mình. Việc gì làm được thì Bác không cần ai giúp đỡ nên số người giúp việc cũng ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ nhũng công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước. Không những vậy trong quân hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Trong lần về quê, khi mọi người kéo đến rất đông Bác đã cùng mọi người ngồi trước cửa nhà nói chuyện. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa vời mà luôn gần gũi thân thiết. Trong lời nói và bài viết Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo nên Bác đã nói rất giản dị về những điều lớn lao, chân chính như:"Không có gì quý hơn độc lập tự do" hay để kêu gọi tinh thần đoàn kết Bác đã nói’ Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết Thành công thành công đại thành công" Và rất nhiều những lời nói, bài văn, bài thơ rất giản dị của Bác mà chúng ta có thể biết, sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chúng ta phải học tập và noi theo.Tham khảo :
Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, là người mỗi người Việt đều luôn phải nhớ ơn và học hỏi. Một trong những đức tính mà chúng ta cần học nhất đó là sự giản dị trong con người Bác. Tuy là một người có quyền lực nhất đất nước nhưng Bác không bao giờ xoa hoa lãng phí. Mỗi người chúng ta cũng vậy, phải luôn tiết kiệm, giản dị. Những thứ không cần thiết, thì không cần phải quá cầu kì, luôn sử dụng mọi đồ vật chỉ ở mức đủ dùng. Như là những người học sinh, chúng ta ăn mặc thật phù hợp, không ăn chơi đua đòi, không tha hóa tệ nạn xã hội. Như thế vừa là tốt cho bản thân mỗi chúng ta, vừa là tốt cho mọi người xung quanh.
Em đã được biết về Bác Hồ qua những bài hát, bài thơ, bài văn và những câu chuyện mà ông nội kể. Nhưng chủ nhật tuần trước em qua nhà bạn và được nhìn thấy tấm ảnh bác hồ rất to treo trên tường.
Bác Hồ trong tâm trí em vẫn luôn là một người hiền từ, có mái tóc bạc phơ, chòm râu trắng xóa, ánh mắt biết nói và nụ cười rất tươi. Ai cũng yêu quý Bác, cho dù Bác đã ra đi mãi mãi nhưng trong trái tim mỗi con người Việt nam đêu luôn nhớ tới vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc này.
Trong bức ảnh chụp bác hồ ngồi bên một chiếc bàn gỗ, và đang chăm chú viết một cái gì đó vào quyển vở đã cũ màu. Bức ảnh được chụp trực diện, đầu bác hơi cúi xuống quyển sổ và chăm chú ghi chép. Bức ảnh có gam màu đen trắng, vì đây là gam màu chủ đạo của thời bác đang sinh sống. Bác mặc một bộ đồ màu xanh áo lính, đây hình như là đồng phục theo bác suốt nhiều năm trời. Bác ngồi nghiêm túc vào chiếc bàn và mắt chăm chú nhìn vào quyển vở, bàn tay đang ghi chép điều gì đó. Đây có thể là nhật ký của bác, có thể là ghi lại tình hình chiến sự.
Tuy bác đang chăm chú làm việc nhưng em nhận ra nụ cười của bác đang rạng ngời, nét mặt thanh thoát toát lên vẻ hiền hậu. Nhòm râu dài và trắng vừa chạm chiếc bàn. Trán của bác có rất nhiều nếp nhăn, có lẽ bác phải bận rộn nhiều công việc, lo nghĩ cho chuyện quân sự.
Bác đi chiếc dép cao su màu xanh nhạt. Em chợt nhớ đến câu thơ “Chiếc dép cao su chiếc dép bác hồ”. Đôi dép này đã cùng bác xông pha bao trận chiến, đi đến nhiều mảnh đất, bước qua bao nhiêu giông bão của đất nước.
Hình ảnh bác hồ hiền hậu, giản dị và gần gũi khiến em cứ muốn nhìn mãi bức ảnh ấy. Bác Hồ trong trái tim em là một người vĩ đại.
online math đừng trừ điểm nha
Refer:Mỗi người con đất việt, yêu quê hương, yêu Tổ Quốc, mỗi lần ngắm nhìn bóng hình đất nước đều thấy dáng hình vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta - chủ tịch Hồ Chí Minh
Năm 1911 nơi cảng Nhà Rồng người đã ra đi tìm đường cứu nước, bôn ba 30 năm trời mới quay lại đất mẹ yêu thương. Từ ấy, người cùng nhân dân làm cách mạng, dẫn dắt cả dân tộc tìm đến với con đường tự do. Cả cuộc đời người vì dân vì nước, ngay cả đến lúc ra đi vẫn không ngôn nguôi niềm lo lắng
Yêu nước như Bác, được mấy người? Từ mùa hoa năm ấy người từ biệt quê hương, rũ bỏ đằng sau mọi những tình cảm cá nhân, từ bỏ gia đình, từ bỏ bạn bè, từ bỏ người yêu cất bước ra đi. Tình yêu nước đã rộng lớn bao trùm lên mọi tình yêu cá nhân riêng tư. Và tình yêu ấy lớn đến nỗi trở thành động lực khiến bác không bỏ cuộc trong những ngày làm thuê, học thêm vất vả, những giwof tăng ca, những ngày cơm đói, dù làm nghề gì, dù khó khăn đến đâu vẫn cần mẫn làm, cần mẫn học. Vì Bác biết chỉ có nỗ lực hết sức mới có thể tìm được con đường giải phóng dân tộc. Ngày trở về, Bác đã cúi xuống hôn đất mẹ yêu thương, rồi từ đây đánh dấu quãng đời làm cách mạng. Một đất nước đi ra từ đói nghèo, lạc hậu, để làm được cạc mạng khó khăn đến đâu. Người vẫn không hề bỏ cuộc, kiên nhẫn, trường kì dẫn dắt nhân dân đi qua bao mùa chiến dịch. Bác dạy "trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi". Yêu quê hương nâng lên thành yêu con người quê hương chân chất, thật thà, yêu thiên nhiên quê hương rừng vàng biển bạc. Nhà thơ Tố Hữu đã nhận xét bằng một câu "nâng niu tất cả chỉ quên mình". Người lo cho các cụ già như mẹ cha của mình, quan tâm các chú, các bác như anh em của mình, chăm chút cho các cháu nhi đồng như các con của mình. Vậy nên, mãi mãi:
Người là cha, là bác, là anh
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ
Mãi mãi trong lồng ngực mỗi người con xứ An Nam, một quả tim lớn mang dáng hình người lặng thầm từng ngày, từng tháng bên bàn làm việc với cây chì đỏ "vạch đường đi từng bước từng giờ". Cả cuộc đời người chưa một giây ngơi nghỉ. Đến lúc mất người vẫn nặng lòng với miền Nam. Bác hỏi cô du kích miền Nam "Trong ấy bây giờ thế nào rồi", Bác khuyến khích các cô các chú dũng cảm đánh giặc đừng lo cho Bác, mặc dù lúc ấy Bác đã yếu lắm rồi. Ngày Người ra đi, toàn dân Việt nam khóc, dân quốc tế cũng khóc, trời cũng khóc. Người không ra đi, người chỉ hóa thân vào đất nước, cùng anh em chiến đấu trong tinh thần.
Với một tầm vóc vĩ đại, dưới cương vị chủ tịch nước như Hồ Chí Minh sống thật giản dị. Ngôi nhà sàn, vài khóm dâm bụt, và cây vạn tuế,... như sống giữa thuần hậu quê hương. Hàng ngày bữa cơm canh rau đạm bạc. Bác không sống theo lối nhà tu hành mộ đạo khắc khổ. Người chỉ sống cho hợp với hoàn cảnh, với tinh thần của sự phát triển đất nước.
Trái tim của người, sự uyên bác của người, tình yêu của người, phẩm chất của người đã tạo nên một bức tượng đài vĩ đại có lẽ không chỉ trong lòng những người dân Việt Nam mà còn trong cả trái tim những người dân quốc tế chuộng hòa bình. Người ra đi nhưng còn mãi trong tim ta những lời người đã dạy:
"Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải giữ lấy nước"
Tham khảo:
https://scr.vn/viet-doan-van-ngan-ke-ve-bac.html
Tham khảo nha em:
Sau khi học xong văn bản Đêm nay Bác không ngủ, em càng hiểu được tình thương vô cùng giản dị mà sâu sắc của Bác đối với dân tộc Việt Nam. Ôi! Sao Hình ảnh bác hiện lên thật cao cả đến thế! Hình tượng Bác trong bài được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của anh đội viên. Cách miêu tả ấy làm cho hình tượng bác càng gần gũi, cao đẹp trong lòng nhân dân hơn. Nó còn thể hiện tấm lòng của anh bộ đội với bác và tâm hồn yêu thương mênh mông của bác dành cho nhân dân. Bác ăn mặc giản dị, không giống như những tỉ phú nhà giàu khác. Ở bề ngoài là thế thôi nhưng sâu trong trái tim Bác luôn có một tình yêu thương vô bờ bến. Bác là một vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước Việt Nam. Không những thế, Bác như người cha già của dân tộc Việt Nam. Không lẽ Bác có nhiều người con đến thế sao?
nè ok không bạn hiền
bác hồ