K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 5 2016

Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong 55 ngày đêm, nhưng các trận đánh không diễn ra liên tục mà được chia thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Từ ngày 13 đến 17-3-1954, quân ta đã tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam và Độc Lập, bức hàng cứ điểm Bản Kéo, phá vỡ cửa ngõ phía Bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ; diệt và bắt sống trên 2.000 tên địch, phá hủy 25 máy bay, xóa sổ 1 trung đoàn, uy hiếp sân bay Mường Thanh; Pi rốt, Tư lệnh pháo binh Pháp ở Điện Biên Phủ bất lực trước pháo binh của ta đã dùng lựu đạn tự sát.

Giai đoạn 2: Từ ngày 30-3 đến 30-4-1954, quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm; thắt chặt vòng vây, chia cắt, kiểm soát sân bay Mường Thanh, hạn chế tiếp viện của địch cho Tập đoàn cứ điểm.

Đây là đợt tấn công dai dẳng, dài ngày nhất, quyết liệt nhất, gay go nhất, ta và địch giành giật nhau từng tấc đất, từng đoạn giao thông hào. Đặc biệt, tại đồi C1, ta và địch giằng co nhau tới 20 ngày và đồi A1 giằng co tới 30 ngày. Sau đợt tấn công thứ 2, khu trung tâm Điện Biên Phủ đã nằm trong tầm bắn các loại súng của ta, quân địch rơi vào tình trạng bị động, mất tinh thần cao độ.

Giai đoạn 3: Từ ngày 1 đến 7-5-1954, ta đánh dứt điểm dãy đồi phía Đông và tổng tiến công tiêu diệt các vị trí còn lại, bắt sống Tướng De Castries, kết thúc chiến dịch.

Sau 55 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, quân và dân ta đã đập tan toàn bộ Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên, bắn rơi 62 máy bay, thu 64 ô tô và toàn bộ vũ khí, đạn dược, quân trang quân dụng của địch

13 tháng 5 2016

Ngày 13 - 3 - 1954 , quân ta nổ súng mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ .Trong suốt 5 ngày đêm chiến đấu dũng cảm , ta lần lượt tiêu diệt các vị trí phòng ngự của địch như : Him Lam , Độc Lập , Bản Kéo . Trong trận đánh ở Him Lam , anh Phan Đình Giót đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai để đồng đội xông lên tiêu diệt địch . Ngày 30 - 3 - 1954 , quân ta đồng loạt công kích địch lần thứ hai . Sân bay Mường Thanh bị uy hiếp , máy bay đich không xuống được đành thả hàng xuống , quân ta thu được nhiều thực phẩm , vũ khí . Đến ngày 26 - 4 - 1954 , phần lớn cứ điểm ở phía đông thuộc về quân ta , riêng cứ điểm C1 và A1 địch còn chống cự quyết luyệt . Ngày 1 - 5 - 1954 , ta mở đợt tấn công thứ ba , đánh chiến các căn cứ còn lại . Tối 6 - 5 - 1954 , trái bộc phá nặng 1 tấn do bộ đội đào ngầm đặt vào phát nổ . Đó là hiệu lệnh công kích , bộ đội xung phong như vũ bão .  17 giờ 30 phút ngày 7 - 5 - 1954 , tướng Đờ Ca - xto - ri và Bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị bắt sống . Lá cờ " Quyết chiến quyết thắng " tung bay trên nóc hầm chỉ huy của giặc . Địch dương cờ trắng đầu hàng . Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là mốc son chói lọi , góp phần kết thúc thắng lợi 9 năm kháng chiến chống Pháp .

Mk ko copy đâu nha vui Tự soạn mỏi tay đó 

11 tháng 3 2016

trong chiến dịch Điện BIên Phủ, đại tướng Võ Nguyên Giáp thay đổi vị trí các pháo trong trận địa vì nghi ngờ địch đã phát hiện. trong một nhóm kéo pháo, lên một đoạn dốc cao khẩu pháo mấy chục người kéo bỗng trượt khỏi chêm lăn xuống , đồng chí Tô Vỉnh Diện đã lấy thân của mình để chèn khẩu pháo và anh đã hi sinh.

27 tháng 3 2020

trong chiến dịch Điện BIên Phủ, đại tướng Võ Nguyên Giáp thay đổi vị trí các pháo trong trận địa vì nghi ngờ địch đã phát hiện. trong một nhóm kéo pháo, lên một đoạn dốc cao khẩu pháo mấy chục người kéo bỗng trượt khỏi chêm lăn xuống , đồng chí Tô Vỉnh Diện đã lấy thân của mình để chèn khẩu pháo và anh đã hi sinh.

5 tháng 4 2021

* Diễn biến: từ ngày 13-3-1954 đến hết ngày 7-5-1954, chia làm 3 đợt:

- Đợt 1 (từ 13-3 đến 17-03-1954): ta tiến công tiêu diệt cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.

- Đợt 2 (từ 30-3 đến 26-04-1954):

+ Quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm Mường Thanh.

+ Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt, nhất là đồn A1, C1.

+ Ta bao vây, chia cắt, khống chế con đường tiếp tế bằng hàng không của địch.

- Đợt 3 (từ 1-5 đến ngày 7-5-1954):

+ Quân ta đồng loạt tiến công tiêu diệt phân khu trung tâm Mường Thanh và phân khu Nam.

+ Chiều ngày 7-5-1954, tướng Đờ Ca-xtơ-ri cùng toàn bộ Ban tham mưu của địch đầu hàng.

+ Chiến dịch Điện Biên Phủ giành thắng lợi.



Chiến dịch ĐBP đã cho thấy đường lối kháng chiến đúng đắn của Đảng

5 tháng 4 2021

tham khảo

Giai đoạn 1: Từ ngày 13 đến 17-3-1954, quân ta đã tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam và Độc Lập, bức hàng cứ điểm Bản Kéo, phá vỡ cửa ngõ phía Bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ; diệt và bắt sống trên 2.000 tên địch, phá hủy 25 máy bay, xóa sổ 1 trung đoàn, uy hiếp sân bay Mường Thanh; Pi rốt, Tư lệnh pháo binh Pháp ở Điện Biên Phủ bất lực trước pháo binh của ta đã dùng lựu đạn tự sát.

Giai đoạn 2: Từ ngày 30-3 đến 30-4-1954, quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm; thắt chặt vòng vây, chia cắt, kiểm soát sân bay Mường Thanh, hạn chế tiếp viện của địch cho Tập đoàn cứ điểm.

Đây là đợt tấn công dai dẳng, dài ngày nhất, quyết liệt nhất, gay go nhất, ta và địch giành giật nhau từng tấc đất, từng đoạn giao thông hào. Đặc biệt, tại đồi C1, ta và địch giằng co nhau tới 20 ngày và đồi A1 giằng co tới 30 ngày. Sau đợt tấn công thứ 2, khu trung tâm Điện Biên Phủ đã nằm trong tầm bắn các loại súng của ta, quân địch rơi vào tình trạng bị động, mất tinh thần cao độ.

Giai đoạn 3: Từ ngày 1 đến 7-5-1954, ta đánh dứt điểm dãy đồi phía Đông và tổng tiến công tiêu diệt các vị trí còn lại, bắt sống Tướng De Castries, kết thúc chiến dịch.

13 tháng 5 2016

Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.

21 tháng 5 2016

+ cuối năm 938 Lưu Hoàng Tháo chỉ huy thủy quân Nam Hán tiến vào nước ta, nước triều rút Ngô Quyền tổng tấn công, quân Nam Hán thua to, Hoàng Tháo thiệt mạng, vua Nam Hán thu quân về nước.

23 tháng 11 2016

Diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến ( Lần thứ 2 ) chống quân xâm lược Nguyên 1285:

-Cuối tháng 1-1285, Thoát Hoan đem 50 vạn quân Nguyên tràn vào nước ta.

-Sau khi quân ta chiến đấu anh dũng ở biên giới,thế giặc mạnh , Trần Hưng Đạo rút quân về Vạn Kiếp .

Vua Trần hỏi Trần Hưng Đạo có nên hàng không? Và được trả lời: “Xin hãy chém đầu thần trước rồi hãy hàng”. Không phải quân ta không có khả năng đánh tiếp, mà theo kế sách “Lấy yếu đánh

-Quân ta từ Vạn Kiếp rút về Thăng Long, giặc chiếm Thăng Long , quân ta rút về Thiên Trường.

Để bảo vệ cho cuộc rút quân chẳng may tướng Trần Bình Trọng bị giặc bắt, khi giặc hỏi : “Có muốn làm vương nước Nam không ?”, ông trả lời :”Ta thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”, giặc đã giết ông.

-Ở phía nam Toa Đô đánh Nghệ An, Thanh Hóa, quân ta chiến đấu anh dũng.Thoát Hoan ở phía Bắc, Toa Đô ở phía Nam , tạo thế gọng kềm tiêu diệt chủ lực của ta ở Thiên Trường.

-Tình thế nguy ngập, để đánh lạc hướng và lừa giặc, Trần Hưng đạo cho rút quân về phía Đông bắc , sau chiếm lại Thanh Hóa củng cố lực lượng chuẩn bị phản công.

-Thất bại khi ở phía nam, Thoát Hoan rút về Thăng Long chờ quân tiếp viện và thiếu lương thực trầm trọng .

-Tháng 5- 1285 Trần Hưng Đạo phản công.Quân ta đánh bại quân giặc giặc khắp nơi, các chiến thắng Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương ,thừa -thắng ta giải phóng Thăng Long.

-Thoát Hoan rút khỏi Thăng Long, đến Vạn Kiếp bị quân ta phục kích chết rất nhiều, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng chạy về nước.

-Toa Đô bị chém đầu ở Tây Kết . Một cánh quân khác chạy theo hướng tây bắc, đến huyện Phù Ninh , bị Hà Đặc, Hà Chương đánh tan..

-Sau 2 tháng tổng phản công quyết liệt ta giành thắng lợi

 

24 tháng 11 2016
1.Diễn biến - Cuối tháng 1/1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tiến vào Đại Việt.-Trước thế mạnh của giặc Trần Quốc Tuấn cho quân lui về Vạn Kiếp, rời Thăng Long về Thiên Trường ( Nam Định). Nhân dân thực hiện kế hoạch “Vườn không nhà trống”. Nhà Trần gặp khó khăn :- Toa Đô từ phía nam đánh lên, Thoát Hoan từ phía bắc đánh xuống.-Trần Quốc Tuấn lui quân và chiếm lại Thanh Hóa.- Tháng 5/1285 ta phản công giành thắng lợi lớn ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương và giải phóng Thăng Long.2. Kết quả:- Thoát Hoan bỏ chạy về nước. Toa Đô bị chém đầu ở Tây Kết, 50 vạn quân Nguyên bị đánh bại -> Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
20 tháng 4 2022

THAM KHẢO:

+ Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.

+ Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).

+ Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.

 

+ Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.

+ Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.

20 tháng 4 2022

tham khảo

Diễn biến: 

- Cuối năm 938, đoàn thuyền chiến của quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào cử biển nước ta.

- Ngô Quyền cho đoàn thuyền nhẹ ra khiêu chiến nhử địch tiến sâu vào bãi cọc ngầm lúc thủy triều dâng lên.

- Khi nước triều rút, Ngô Quyền dốc toàn lực đánh quật trở lại.

Kết Quả: quân nam Hán thua to, vua Nam Hán hạ lệnh rút quân về nước. Trận Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền kết thúc thắng lợi.

Ý nghĩa: đây là chiến thắng lịch sử vẻ vang của dân tộc ta. Kết thúc 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc. Mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc ta.

Về kế sách đánh giặc của Ngô Quyền:

Chủ động ở chỗ: khi giặc còn ngấp nghé, ông khẩn trương tổ chức kháng chiến. Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền bàn với các tướng cách đánh giặc. Ông quyết định chọn khu vực cửa sông và vùng trung lưu, hạ lưu sông Bạch Đằng làm điểm quyết chiến với giặc – chủ động đón đánh quân xâm lược.

Độc đáo ở chỗ: Ông huy động quân và dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn và bịt sắc đóng xuống dòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu gần cửa biển, thành một trận địa cọc ngầm. Có quân mai phục hai bên bờ. Nhân khi nước triều lên, thuyền của địch tiến vào trong hàng cọc “ta dễ bề chế ngự, không có kế gì hay hơn kế đó cả”.v

12 tháng 11 2021
..................................................................................

Thạch Sanh vốn là thái tử (con Ngọc Hoàng), được phái xuống làm con vợ chồng người nông dân nghèo khổ nhưng tốt bụng. Chàng sớm mồ côi cha mẹ, sống lủi thủi dưới gốc đa, hái củi kiếm sống qua ngày.

Lí Thông - một người hàng rượu - thấy Thạch Sanh khỏe mạnh hắn giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng. Đúng dịp Lí Thông đến lượt phải vào đền cho chằn tinh hung dữ ăn thịt, hắn bèn lừa Thạch Sanh đến nộp mạng thay cho mình. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh. Lí Thông lại lừa cho Thạch Sanh bỏ trốn rồi đem đầu chằn tinh vào nộp cho vua để lĩnh thưởng, được vua phong làm Quận công.

Nhà vua có công chúa đến tuổi kén chồng. Trong ngày hội lớn, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Qua gốc đa chỗ Thạch Sanh đang ở, nó bị chàng dùng cung tên bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo vết máu, biết được chỗ đại bàng ở. Vua mất công chúa, vô cùng đau khổ, sai Lí Thông đi tìm, hứa gả con và truyền ngôi cho. Lí Thông lại nhờ Thạch Sanh cứu công chúa rồi lừa nhốt chàng dưới hang sâu.

Thạch Sanh giết đại bàng, lại cứu luôn thái tử con vua Thủy Tề bị đại bàng bắt giam trong cũi cuối hang từ lâu. Theo chân thái tử, chàng xuống thăm thuỷ cung, được vua Thuỷ Tề khoản đãi rất hậu, tặng nhiều vàng bạc nhưng chàng chỉ xin cây đàn thần rồi lại trở về gốc đa.

Từ khi được cứu về, công chúa không cười không nói. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ cho Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt vào ngục. Chàng đánh đàn, công chúa nghe thấy liền khỏi bệnh câm. Thạch Sanh được vua cho gọi lên. Chàng kể lại rõ mọi việc. Vua giao cho chàng xử tội mẹ con Lí Thông. Được chàng tha bổng nhưng hai mẹ con trên đường về đã bị sét đánh chết, hoá kiếp thành bọ hung.

  Đây là ngắn nhất rồi bạn ạ !!!

5 tháng 10 2018

Bạn tham khảo trong sách giải hoặc google nhé!