" Gà eo óc gáy sương năm trống,
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên.
Khắc giờ đằng đẵng như niên,
.Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa."
Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoan thơ.
Hiệu quả của việc sử dụng biện pháp đó
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
so sánh tiếng suối trong như tiếng hát xa
tác dụng là nhấn mạnh sự gần gũi của con người với thiên nhiên
a.
- Các từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn thơ: biên cương, viễn xứ, chiến trường, áo bào, độc hành.
- Tác dụng: giúp đoạn thơ trở nên trang trọng hơn khi nói về sự hi sinh của người lính Tây Tiến.
b.
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong cụm từ về đất: nói giảm nói tránh (về đất: ý nói đến cái chết).
- Tác dụng: tránh cảm giác đau thương, buồn bã khi nói về sự hi sinh cao cả của người lính Tây Tiến. Đồng thời thể hiện quan niệm về cuộc đời của tác giả (về đất: về nơi con người ta thuộc về để được bao bọc, che chở), tạo thế chủ động của người lính.
Câu 1: Ý nghĩa của sự tử tế trong cuộc sống.
- Giải thích “sự tử tế” là tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác.
- Ý nghĩa của sự tử tế trong cuộc sống:
+ Khi giúp đỡ người khác bằng tấm lòng chân thành, ta sẽ thấy vui vẻ, thoải mái, hạnh phúc, được mọi người yêu quý, kính trọng.
+ Những người nhận được sự tử tế, quan tâm, sẻ chia cảm thấy có động lực để vững vàng, có niềm tin hơn vào cuộc đời.
+ Khi tất cả mọi người đều đối xử với nhau bằng sự tử tế, tốt bụng, xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
- Phản đề:
+ Phê phán những người sống vô cảm, xấu xa.
+ Không phải sự tử tế nào cũng chân thành, có những người làm việc tốt để đánh bóng tên tuổi bản thân -> lên án.
- Liên hệ bản thân.
Câu 2:
Bài làm của học sinh đảm bảo các ý sau:
1. Giới thiệu tác phẩm “Chinh phụ ngâm” và tác giả, dịch giả.
a. Tác giả Đặng Trần Côn (?):
- Sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII.
- Là người thông minh, tài hoa, hiếu học.
- Tính cách “đuyềnh đoàng ko buộc”- tự do, phóng túng nên ko đỗ đạt cao, chỉ đỗ Hương cống và giữ các chức quan thấp.
- Các tác phẩm: Chinh phụ ngâm, thơ và phú bằng chữ Hán.
b. Dịch giả:
- Đoàn Thị Điểm (1705- 1748):
+ Hiệu: Hồng Hà nữ sĩ.
+ Quê: Giai Phạm - Văn Giang - xứ Kinh Bắc.
+ Là người nổi tiếng tài sắc, tính cách khác thường.
+ 37 tuổi kết hôn với ông Nguyễn Kiều- một tiến sĩ góa vợ. Năm 1743, ông Nguyễn Kiều đi xứ Trung Quốc. Trong thời gian ông đi xứ, Đoàn Thị Điểm sống cuộc sống ko khác người chinh phụ là mấy " đồng cảm
c. Hoàn cảnh ra đời tác phẩm:
- Đầu đời vua Lê Hiển Tông có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra quanh kinh thành.
- Triều đình cất quân đánh dẹp.
" Đặng Trần Côn “cảm thời thế mà làm ra”.
d. Đoạn trích
- Vị trí: từ câu 9 – câu 16 trong đoạn trích sách giáo khoa.
2. Cảm nhận tâm trạng người chinh phụ trong đoạn trích.
a. Cảm nhận ngoại cảnh (câu 9 – 16)
- Tiếng gà: “gà eo óc gáy sương năm trống”: “eo óc” từ láy tượng thanh diễn tả âm thanh nhức nhối, thê lương, vang lên, vọng từ xa đến cho thấy không gian tĩnh mịch, vắng vẻ.
-> Chinh phụ đã thao thức qua cả một đêm dài
- Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên.
-> Báo hiện đã hết một ngày dài: “phất phơ” là từ láy tượng hình, gợi nhịp điệu chậm rãi, tẻ nhạt.
-> tâm trạng con người buồn chán, ngao ngán.
=> Hai hình ảnh tương hỗ để diễn tả sự thao thức triền miên, khắc khoải của chinh phụ trong cô đơn, lê loi.
=> Đau khổ trong vô vọng
=> Từ nỗi cô đơn bủa vây, chinh phụ cảm nhận thấm thía nỗi cô đơn hơn bao giờ hết:
- Khắc giờ đằng đẵng như niên: thời gian trôi qua rất nặng nề, vô vị.
- Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa: nỗi buồn trải dài mênh mông đến không cùng.
-> Dùng biện pháp so sánh để diễn tả cụ thể tâm trạng của chinh phụ để thấy nỗi buồn mênh mông.
b. Thể hiện qua sự gắng gượng chạy trốn nỗi cô đơn (câu 13- câu 16)
- Gương đốt hương:
+ để tìm sự thanh thản trong mùi trầm thoang thoảng
+ tìm sự che chở ở thế giới siêu nhiên, thần bí.
-> Trái với mục đích hướng đến của chinh phụ, thực tế lại “hồn đà mê mải”, chinh phụ càng chìm đắm sâu hơn trong sầu muộn.
- Gượng soi gương: để tìm thú vui trong việc chỉnh trang nhan sắc.
-> Nhưng khi soi gương lại phải đối diện với hai điều:
+ Đối mặt với sự cô đơn, thấm thía tình cảnh bi đát của mình: chỉ một mình mình một bóng
+ Nhận thấy tuổi xuân đang dần tàn phai.
-> Nước mắt càng thêm chan chứa “lệ lại châu chan”, càng thấy buồn khổ hơn bao giờ hết.
=> Người chinh phụ thấm thía hơn tuổi xuân của mình tàn phai trong cô đơn, sầu muộn.
- Gượng đánh đàn: nhưng khi chạm đến đàn lại tự ý thức về tình cảnh của mình:
+ Thấy tủi thân trước những biểu tượng của đôi lứa ẩn chứa trong các nhạc cụ:
· Đàn sắt, đàn cầm: gảy hòa âm với nhau được ví cảnh vợ chồng hòa thuận.
· Dây uyên: dây đàn uyên ương – biểu tượng cho lứa đôi gắn bó, hòa hợp.
· Phím đàn loan phượng – biểu tượng của lứa đôi gắn bó.
=> Tất cả các nhạc cụ để có đôi có lứa, chỉ có mình mình cô đơn, lẻ bóng.
=> Càng cô đơn, tủi thân
-> Thậm chí thấy lo lắng, khi chơi đàn rất sợ:
+ Dây đàn bị đứt
+ Phím đàn bị chùng
-> Biểu hiện cho sự không may mắn của lứa đôi, là điềm gở.
=> Tìm đến những nhạc cụ nhưng cũng không chạy trốn được nỗi cô đơn.
=> Chinh phụ cố gắng tìm quên bằng cách tìm đến những thú vui của phụ nữ quý tộc xưa. Càng tìm quên lại càng đối diện với bi kịch của mình, càng thấm thía bi kịch của mình và càng đau khổ hơn bao giờ hết.
Câu 1 :
+Văn bản trên được trích trong "Chinh phụ ngâm khúc" của Đặng Trần Côn.
+ Hoàn cảnh : Giữa những tháng năm loạn lạc của đất nước, khi mà chiến tranh phi nghĩa xảy ra, tất cả những con người lương thiện đều bị chia rẽ hạnh phúc bởi những cuộc chiến đao gươm đó. Điển hình là các cuộc khởi nghĩa nông dân nổi dậy ở Kinh Thành Thăng Long, nhiều những người bố, người chồng, người cha phải ra trận để lại đằng sau những mái nhà tranh rách nát, người con, người vợ sầu ngóng trông. Cảm thương vô hạn với những đau thương và cả mất mát đó cùng với tinh thần căm ghét chiến tranh sâu sắc, Đặng Trần Côn đã gửi gắm vào Chinh phụ ngâm khúc, tái hiện lại nỗi đau của một người vợ có chồng đi lính, một trong những số phận bất hạnh trong guồng quay chiến tranh thời bấy giờ.
Câu 2 :
Từ láy "eo óc" và "phất phơ" đều là những từ láy có giá trị khắc họa lên khung cảnh âu sầu, buồn bã bởi lẽ tiếng gà đâu phải cục tác rộn rã, cây hòe như ủ rũ ngả nghiêng. Thật đúng là "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". "Gà gáy năm trống”, “Hòe rủ bốn bên” là hai câu thơ tả cảnh đặc sắc. Giá trị gợi thanh, gợi cảnh của chúng được sử dụng như phần nào gợi lên không gian ảm đạm, khắc họa nỗi cô đơn và sầu thương của người thiếu phụ.
Câu 3: Phân tích biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ :
Khắc giờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
Nói về tâm trạng người thiếu phụ, có còn gì đau đớn hơn nữa ! Người chồng thân yêu của nàng giờ đây ở tận chốn biên cương xa vời, nơi bom đạn khói lửa "cổ lai chinh chiến cổ nhân hồi". Biết mấy ai còn trở lại, buồn bã đến tận cùng, cô đơn và bất hạnh dường như che lấp hết hạnh phúc đơn sơ của nàng. Chính vì đau khổ đến nhường ấy nên "khắc giờ" tưởng như "niên", nghĩa là tưởng như dài dằng dặc đến mấy năm trời vậy. Mỗi thời gian nàng sống trong nhung nhớ tận cùng, thủ pháp nghệ thuật so sánh đã tô đậm thêm nỗi niềm cô đơn ấy thêm đậm màu sắc. Và "mối sầu" cũng còn tựa như "miền biển xa", cái bất hạnh của trái tim nàng đã sánh với đại dương mênh mông, như bất tận, nghiệt ngã. Một lần nữa thủ pháp nghệ thuật so sánh được sử dụng thật tài tình dưới ngòi bút tài hoa của Đặng Trần Côn. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của ông có lẽ đạt đến độ thành công dựa vào tâm hồn của người viết.
Câu 4 :
Người chinh phụ đốt hương, soi gương, gảy đàn để nhớ, để thương và để hoài niệm về người chồng của nàng. Thương và đau buồn đã làm cho tâm hồn đau khổ ấy "gượng". Từ "gượng" được sử dụng ở đây rất tài tình và khéo léo, bởi lẽ nó cho thấy được tâm trạng bơ phờ, chán chường đến tột bậc. Nàng "gượng" làm những việc đó vì tâm ý hướng về người chồng của mình. Và cô đơn lại xâm chiếm khiến mục đích ngược lại vì các ý thơ: hồn đà mê mải, lệ lại châu chan, Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng cho thấy người chinh phụ đau đớn, không đạt được mục đích khi đốt hương, soi gương, gảy đàn nữa. Lẽ ra thay vì vui tươi, sung sướng thì tâm trạng ấy lại chùng xuống u ám đến đau lòng. Bi kịch ấy bởi lẽ chiến tranh đã tước đoạt đi người nàng yêu thương.
P/s :Câu 5,6 bạn tự làm nha, lớp 8 thôi nên hạn chế lắm :v
biện pháp tu từ: so sánh. nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm. cho câu thơ biểu cảm được nỗi buồn.