ai cho mình đè cương vs đáp sử dịa ko mai mình thi rồi
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Dinh dưỡng và sinh sản của trùng roi?
Trùng roi vừa tự dưỡng vừa dị dưỡng, sinh sản vô tính theo cách phân đôi.
2. Trùng biến hình: nơi sống, di chuyển, bắt mồi, tiêu hóa mồi?
- Nơi sống: mặt bùn trong các ao tù, hồ nước lặng hay váng trên mặt ao hồ.
- Di chuyển: Nhờ chân giả (do chất nguyên sinh dồn về 1 phía).
- Bắt mồi nhờ hình thành chân giả.
- Tiêu hóa nội bào.
3. Trùng giày: di chuyển, lấy thức ăn, tiêu hóa và nhả bã?
- Di chuyển: bằng lông bơi theo kiểu vừa tiến vừa xoay.
- Lấy thức ăn: được lông bơi dồn vê lỗ miệng.
- Tiêu hóa: thức ăn miệng hầu vo viên trong không bào tiêu hóa di chuyển trong cơ thể theo quỹ đạo biến đổi nhờ enzim (biến thức ăn thành chất lỏng thấm vào chất nguyên sinh).
- Nhả bã: chất bã được thải ra ngoài qua lỗ thoát.
4. So sánh dinh dưỡng của trùng sốt rét và trùng kiết lị?
- Giống: đều ăn hồng cầu.
- Khác: Trùng kiết lị lớn, "nuốt" nhiều hồng cầu cùng một lúc và tiêu hóa chúng, rồi sinh sản nhân đôi liên tiếp. Trùng sốt rét nhỏ hơn, nên chui vào hồng cầu kí sinh (gọi là kí sinh nội bào), ăn hết chất nguyên sinh của hồng cầu rồi sinh sản cho nhiều kí sinh mới cùng một lúc (gọi là kiểu phân nhiều hay liệt sinh) rồi phá vỡ hồng cầu để để ra ngoài. Sau đó mỗi trùng kí sinh lại chui vào các hồng cầu khác để lặp lại quá trình đó.
5. Nêu tác hại của trùng kiết lị, sốt rét đối với sức khỏe con người?
- Trùng kiết lị gây các vết loét hình miệng núi lửa ở thành ruột để nuốt hồng cầu ở đó, gây chảy máu. Chúng sinh sản rất nhanh để lan ra khắp thành ruột, làm người bệnh đi ngoài liên tiếp, suy kiệt sức lực rất nhanh và có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chữa chạy kịp thời.
- Trùng sốt rét gây bệnh sốt rét cho người:
- Gây thiếu máu: Do ký sinh trùng vào trong máu nên chúng phá vỡ hàng loạt hồng cầu, dẫn đến thiếu máu, da xanh, môi thâm, mệt mỏi, gầy yếu.
- Gan to, lách to .
- Trẻ em bị mắc bệnh sốt rét cơ thể còi cọc chậm lớn, kém thông minh.
- Phụ nữ có thai mắc sốt rét dễ gây sảy thai, đẻ non hoặc khi sinh nở dễ mắc phải những tai biến.
6. Vẽ sơ đồ vòng đời của trùng kiết lị và trùng sốt rét.
7. Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh?
- Cơ thể có kích thước hiển vi, chỉ là 1 tế bào nhưng đảm nhận mọi chức năng
- Dinh dưỡng: phần lớn dị dưỡng
- Di chuyển bằng chân giả, roi bơi, lông bơi hay tiêu giảm.
- Sinh sản vô tính kiểu phân đôi.
8. Kể tên một số động vật nguyên sinh có lợi trong ao nuôi cá?
Trùng roi xanh và các trùng roi tương tự, các loại trùng cỏ khác nhau,... Chúng là thức ăn của các giáp xác nhỏ và động vật nhỏ khác. Các động vật này là thức ăn quan trọng của cá và các động vật thủy sinh khác (ốc, tôm, ấu trùng sâu bọ,...)
9. Kể tên một số động vật nguyên sinh gây bệnh cho người và cách truyền bệnh.
- Các động vật nguyên sinh gây bệnh cho người: trùng kiết lị, trùng sốt rét, trùng gây bệnh ngủ,...
- Cách truyền bệnh:
- Trùng kiết lị: bào xác chúng qua con đường tiêu hóa và gây bệnh ở ruột người.
- Trùng sốt rét: qua muỗi Anôphen truyền vào máu.
- Trùng bệnh ngủ: qua loài ruồi tsê – tsê ở châu Phi.
10. Dinh dưỡng và sinh sản của thủy tức.
- Thủy tức bắt mồi bằng tua miệng. Quá trình tiêu hóa thực hiện ở khoang tiêu hóa nhờ dịch từ tb tuyến
- Sự TĐ khí thực hiện qua thành cơ thể
- Các hình thức sinh sản:
- Sinh sản vô tính: mọc chồi
- Sinh sản hữu tính: hình thành tb sinh dục đực, cái (tinh trùng và trứng)
- Tái sinh: 1 phần cơ thể tạo nên 1 cơ thể mới
11. Ý nghĩa của tế bào gai trong đời sống của thủy tức?
Tế bào gai có vai trò quan trọng trong lối sống bắt mồi và tự vệ của thủy tức. Đây cũng là đặc điểm chung của tất cả đại diện khác của ruột khoang.
12. Thủy tức thải chất bã ra khỏi cơ thể bằng con đường nào?
Vì chỉ có một lỗ thông với môi trường ngoài nên thủy tức ăn và nhả bã đều qua lỗ miệng. Đây là cũng đặc điểm của kiểu cấu tạo ruột túi của Ruột khoang.
13. Cách di chuyển của sứa trong nước?
Sứa si chuyển bằng dù. Khi phồng lên, nước biển được hút vào. Khi dù cụp lại, nước biển bị ép mạnh thoát ra ở phía sau giúp sứa lao nhanh về phía trước. Như vậy sứa di chuyển theo kiểu phản lực. Thức ăn cũng theo dòng nước mà hút vào lỗ miệng.
14. Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi?
Sự mọc chồi của san hô và thủy tức hoàn toàn giống nhau. Chúng khác nhau ở chỗ: khi thủy tức trưởng thành, chồi tách ra để sống độc lập, còn san hô thhì cứ tiếp tục dính với cơ thể bố mẹ để tạo thành các tập đoàn.
câu 1: những cách phát tán của quả và hạt?đặc điểm để thik nghi vs cách phát tán nhờ động vật?
câu 2: vai trò của thực vật đối với việc điều hòa khí hậu?vì sao chúng ta pk tích cực trồng cây gây rừng?
câu 3: phân biệt hạt trần - kín.
câu 4: tại sao thức ăn bị ôi thiu?cách giữ thức ăn để khỏi bị ôi thiu?
có 4 câu tự luận
gồm 2 đề nhưng câu giống nhau
chỉ có là đảo lộn chỗ thôi
đề khó lm bn ơi.mị k bít ns sao nx.chỉ nhớ có 1 bài vít văn về nhà tương lai.sorry bn nhé.chỉ có thể giúp thế thui
Chúc bn ngày mai thi tốt
tick cho mk đi bn ơi mk ns cho
Sử: 1.Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở đâu và từ bao giờ?
- Ra đời vào cuối TNK IV đầu TNK III TCN
- Được hình thành trên các lưu vực sông lớn: sông Nin (Ai Cập), sông Tigơrơ, Ơphơrát (Lưỡng Hà), sông Ấn, Hằng(Ấn Độ), sông Trường Giang, Hoàng Hà (Trung Quốc).
- Nghề nông trở thành nền kinh tế chính.
2.Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây:
- Khoảng đầu TNK I TCN, trên bán đảo Ban căng và Italya đã hình thành 2 quốc gia Hy Lạp và Rô Ma.
- Đất đai không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp, nhất là ngoại thương rất phát triển.
3.Các dân tộc phương Đông thời cổ đại đã có những thành tựu văn hoá gì?
- Dựa vào sự chuyển động của mặt trăng, mặt trời và các hành tinh, người phương Đông cổ đại đã có những kiến thức về thiên văn và sáng tạo ra lịch.
- Chữ viết và chữ số:
+ Chữ tượng hình, giấy pa pi rút.
+ Ai Cập nghĩ ra phép đếm đến 10, tính số pi=3,16, Lưỡng Hà giỏi số học. Ấn Độ tìm ra số 0.
- Kiến trúc, điêu khắc: Kim tự tháp (Ai Cập), thành Babilon (Lưỡng Hà)…
4. Người Hy Lạp, Rô Ma đã có những đóng góp gì về văn hoá?
-Người phương Tây đã dựa vào sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời để tính lịch.
-Tạo ra hệ chữ cái a, b, c.
-Toán học, vật lí, thiên văn, sử học, địa lý, triết học đều đạt trình độ cao.
-Văn học phát triển với nhiều bộ sử thi nổi tiếng.
-Nghệ thuật: đền Pactơnông (Hy Lạp) , đấu trường Côlidê (Rô Ma), tượng lực sĩ ném đĩa, tượng thần vệ nữ.
5.Những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu?
- Cách đây 40-30 vạn năm, người tối cổ đã xuất hiện trên đất nước ta.
- Dấu tich được tìm thấy ở Thẩm Khuyên, Thẩm Hai(Lạng Sơn), Núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hoá), Xuân Lộc(Đồng Nai).
- Phát hiện răng người tối cổ, công cụ đá ghè đẽo thô sơ.
6. Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào?
- Với nghề nông vốn có và công cụ cải tiến, người nguyên thủy sống định cư ở đồng bằng ven sông, ven biển à thuần hóa lúa hoang dần trở thành cây lương thực chính.
- Nghề nông trồng lúa nước ra đời.
à Cuộc sống của con người ổn định hơn.
7. Sự phân công lao động đã được hình thành như thế nào?
- Thuật luyện kim ra đời làm cho sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển.
- Sự phân công lao động hình thành.
+ Phụ nữ: làm việc nhà, làm đồ gốm, dệt vải, tham gia sản xuất nông nghiệp.
+ Nam giới: làm nông nghiệp, săn bắn, đánh cá, chế tác công cụ.
8.Từ thế kỉ VIII-I TCN, hình thành những nền văn hoá nào? nêu những nét chính về trình độ sản xuất thời văn hóa Đông Sơn?
a. Từ thế kỉ VIII-I TCN, hình thành những nền văn hoá
+ Văn hoá Oc Eo à cơ sở nước Phù Nam.
+ Văn hoá Sa Huỳnhà cơ sở nước Champa.
+ Văn hoá Đông Sơn à cơ sở nước Lạc Việt.
b.Những nét chính về trình độ sản xuất thời văn hóa Đông Sơn:
- Công cụ sản xuất, đồ đựng, đồ trang sức đều phát triển hơn trước.
- Đồ đồng dần thay thế đồ đá.
- Tìm thấy nhiều công cụ, vũ khí bằng đồng: lưỡi cày, rìu, lưỡi giáo, mũi tên…có trang trí hoa văn
-Cuộc sống ổn định
à Nền sản xuất phát triển
9. Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Sản xuất phát triển à xã hội phân hoá thành người giàu kẻ nghèo.
- Nhu cầu chống lũ lụt, bảo vệ sản xuất ở lưu vực các sông lớn.
- Đấu tranh chống ngoại xâm và giải quyết xung đột giữa các bộ tộc.
à Nhà nước Văn Lang ra đời.
10. Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Văn lang:
11 Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang:
- Sống thành làng chạ, phần lớn ở nhà sàn làm bằng gỗ.
- An cơm nếp tẻ, rau cà, thịt cá, có gia vị.Biết dùng mâm bát.
- Nam đóng khố, mình trần, đi chân đất. Nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực.
- Đi lại bằng thuyền.
12. Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang có gì mới?
- Xã hội Văn Lang chia thành nhiều tầng lớp: quý tộc, dân tự do, nô tỳ.
- Biết tổ chức lễ hội vui chơi. Nhạc cụ chủ yếu là trống đồng, chiên, khèn.
- Biết thờ cúng các lực lực lượng tự nhiên. Người chết được chôn cất cẩn thận kèm theo công cụ lao động.
à Đời sống vật chất và tinh thần hoà quyện với nhau tạo nên tình cảm cộng đồng.
13. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần diễn ra như thế nào?
- Năm 218 TCN, vua Tần đánh xuống phương nam.
- Năm 214 TCN, quân Tần kéo đến vùng bắc Văn Lang, nơi người Lạc Việt và Tây Âu sinh sống. Cuộc kháng chiến bùng nổ.
- Quân ta trốn vào rừng để kháng chiến. Họ bầu Thục Phán lên làm chủ tướng.
- 6 năm sau “người Việt đại phá quân Tần”.
Địa
1:Nhận biết được:• Kinh tuyến, vĩ tuyến• Kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc• Kinh tuyến Tây, kinh tuyến Đông• Vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến NamBài 3:Biết tính: tỉ lệ bản đồ, khoảng cách thực tế (bài tập 2,3/14)Bài 4:Xác định được vị trí của một điểm trên bản đồ khi biết tọa độ địa lý của nóViết được tọa độ địa lý khi biết vị trí của nó trên bản đồNhận biết được phương hướng trên bản đồBài 5:Nhận dạng được các dạng kí hiệu bản đồBài 7:Mô tả sự chuyển động tự quay quanh trục của trái đất và các hệ quả:Trục Trái Đất là trục tưởng tượng và nghiêng 66033’Hướng tự quay: từ Tây sang ĐôngThời gian tự quay: 24g -> bề mặt Trái Đất chia thành 24 khu vực giờ, mỗi khu vực cógiờ riêng.Hệ quả:Do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục nên hiện tượng ngày, đêm liên tục nối tiếpnhauCác chuyển động trên Trái Đất bị lệch hướng:Bắc bán cầu: bị lệch về bên phảiNam bán cầu: bị lệch về bên tráiTính được giờ một địa điểm khi biết giờ của một địa điểm khácBài 8:Mô tả sự chuyển động quay quanh Mặt Trời và các hệ quả:Quỹ đạo chuyển đọng hình elip gần tròn
Thời gian chuyển động: 365 ngày 6 giờHướng chuyển động: từ Tây sang ĐôngTrong khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất vẫn giữ nguyên độ nghiêng vàhướng nghiêng không đổi -> chuyển động tịnh tiếnSự chuyển động tự quay quanh Mặt Trời sinh ra hiện tượng các mùa. Hiện tượng mùa ở2 bán cầu có tính chất trái ngược nhauGọi tên được các ngày đặc biệt 21/3, 22/6, 23/9, 22/12 ở 2 bán cầuXác định được thời gian các mùa ở 2 bán cầuBài 9:Mô tả hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa ở các vĩ độ khác nhau:Vào mùa nóng, theo vĩ độ tăng dần, hiện tượng ngày dài ra và hiện tượng đêm ngắn lạiVào mùa lạnh, theo vĩ độ tăng dần, hiện tượng đêm dài ra và hiện tượng ngày ngắn lạiMiền cực là khu vực giới hạn từ đường vĩ tuyến 66033’ đến cực (900)Ở 2 miền cực, hiện tượng ngày (đêm) dài suốt 24 giờ thay đổi từ 1 ngày đến 6 tháng Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn phụ thuộc vào yếu tố vĩ độ và mùa Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở 2 bán cầu có tính chất trái ngược nhauBài 10:Mô tả cấu tạo các thành phần cấu tạo của Trái Đất: bảng trang 32 SGKĐặc điểm cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất:Lớp vỏ Trái Đất gồm các địa mảng ghép lạiCác địa mảng không đứng yên mà di chuyển theo hướng xô vào nhau hoặc tách xa nhau.Sự chuyển động của các địa mảng làm xuất hiện các dạng địa hình khác nhau trên bềmặt Trái Đất