K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 4. Có mấy loại máy cơ đơn giản thường gặp?    A. 1                  B. 2                       C. 3                       D. 4Câu 5. Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào?          A. Khối lượng.               B. Trọng lượng riêng.          C. Khối lượng và vị trí của vật so với mặt đất.       D. Khối lượng và vận tốc của vật.Câu 6. Điều nào sau đây đúng khi nói về cơ năng? .          A. Cơ năng...
Đọc tiếp

Câu 4. Có mấy loại máy cơ đơn giản thường gặp?

    A. 1                  B. 2                       C. 3                       D. 4

Câu 5. Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào?

          A. Khối lượng.               

B. Trọng lượng riêng.

          C. Khối lượng và vị trí của vật so với mặt đất.       

D. Khối lượng và vận tốc của vật.

Câu 6. Điều nào sau đây đúng khi nói về cơ năng? .

          A. Cơ năng phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.

          B. Cơ năng phụ thuộc vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn.

          C. Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng.

          D. Cả A, B và C.

Câu 7: Vì sao nước biển có vị mặn?

          A. Do các phân tử nước biển có vị mặn.

          B. Do các phân tử nước và các phân tử muối liên kết với nhau.

          C. Các phân tử nước và phân tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách.

          D. Các phân tử nước và nguyên tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách.

Câu 8. Hiện tượng khuếch tán là:

          A. Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất tự hòa lẫn vào nhau.

          B. Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất nằm riêng biệt tách rời nhau.

          C. Hiện tượng khi đổ nước vào cốc;

          D. Hiện tượng cầu vồng.

Câu 9. Khi hiện tượng đối lưu đang xảy ra trong chất lỏng thì

          A. trọng lượng riêng của các khối chất lỏng đều tăng lên.

          B. trọng lượng riêng của lớp chất lỏng ở trên nhỏ hơn của lớp ở dưới.

          C. trọng lượng riêng của lớp chất lỏng ở trên lớn hơn của lớp ở dưới.

          D. trọng lượng riêng của lớp chất lỏng ở trên bằng của lớp dưới.

Câu 10 . Nung nóng một cục sắt thả vào chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt nguội đi. Trong quá trình này có sự chuyển hóa năng lượng:

          A. Từ cơ năng sang nhiệt năng. B. Từ nhiệt năng sang nhiệt năng.

          C. Từ cơ năng sang cơ năng.     D. Từ nhiệt năng sang cơ năng

Câu 11. Nhiệt năng của một vật thay đổi như nào khi nhiệt độ tăng cao ?

          A.Không tăng          B.Tăng        C.Không đổi          D.Luôn giảm .

Câu 12 : Tại sao trong chất rắn không xảy ra đối lưu?

          A. Vì khối lượng riêng của chất rắn thường rất lớn.

          B. Vì các phân tử của chất rắn liên kết với nhau rất chặt, chúng không thể di chuyển thành dòng được;

          C. Vì nhiệt độ của chất rắn thường không lớn lắm.

          D. Vì các phân tử trong chất rắn không chuyển động.

Câu 13. Bản chất của sự dẫn nhiệt là gì?

A. Là sự thay đổi thế năng.

B. Là sự truyền động năng của các hạt vật chất khi chúng ta va chạm vào nhau.

C. Là sự thay đổi nhiệt độ.

D. Là sự thực hiện công.

Câu 14: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng liên quan đến dẫn nhiệt là:

          A. Dùng một que sắt dài đưa một đầu vào bếp than đang cháy đỏ, một lúc sau cầm đầu còn lại ta thấy nóng tay.

          B. Nhúng một đầu chiếc thìa bằng bạc vào một cốc nước sôi, tay ta có cảm giác nóng lên.

          C. Khi đun nước trong ấm, nước sẽ nóng dần lên, nếu ta sờ ngón tay vào nước thì tay sẽ ấm lên.

          D. Các trường hợp trên đều liên quan đến hiện tượng dẫn nhiệt.

Câu 15 . Tại sao khi đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nhôm chóng sôi hơn?

          A. Vì nhôm mỏng hơn.            

B. Vì nhôm có tính dẫn nhiệt tốt hơn.

          C. Vì nhôm có khối lượng nhỏ hơn.   

          D. Vì nhôm có khối lượng riêng nhỏ hơn

Câu 16 : Đối lưu là:

          A. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí.

          B. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất rắn.

          C. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng.

          D. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất khí.

Câu 17: Câu 18 . Nếu hai vật có nhiệt độ khác nhau đặt tiếp xúc nhau thì:

          A. Quá trình truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ hai vật như nhau.

          B. Quá trình truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ một vật đạt 0°C.

          C. Quá trình truyền nhiệt tiếp tục cho đến khi nhiệt năng hai vật như nhau.

          D. Quá trình truyền nhiệt cho đến khi nhiệt dung riêng hai vật như nhau

Câu 19 . Vì sao mùa hè mặc áo sáng màu mát hơn áo tối màu ?

A.Vì áo sáng màu cảm giác mát hơn

B.Vì áo sáng màu không hấp thụ nhiệt tốt bằng áo tối màu .

C.Vì áo sáng màu hấp thụ nhiệt tốt .

D.Vì áo sáng màu không tốt bằng áo tối màu .

Câu 20. Tính nhiệt lượng cần thiết để nung nóng một thanh đồng khối lượng 300g  từ 15 độ C đến 100 độ C . Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380J/Kg.K

          A.9290 J     B. 9390 J              C. 9698 J              D. 9690 J

Câu 21: Đổ 5 lít nước ở 20°C vào 3 lít nước ở 45°C. Nhiệt độ khi cân bằng là:

          A. 2,94°C              B. 293,75°C           C. 29,36°C             D. 29,4°C

Câu 22 : Nhiệt dung riêng có cùng đơn vị với đại lượng nào sau đây?

          A. Nhiệt năng                 B. Nhiệt độ

          C. Nhiệt lượng                D. Cả ba phương án trên đều sai.

Câu 23 : Tính nhiệt lượng mà cơ thể người có thể thu được khi uống 200g nước nhiệt độ 60 độ C. Biết nhiệt độ của cơ thể người là .37 độ C

A.1932 J               B.19230 J             C. 19320 J             D. 19200 J

Câu 24. Trong chân không một miếng đồng được đun nóng có thể truyền nhiệt cho một miếng đồng không được đun nóng.

          A. chỉ bằng bức xạ nhiệt           B. chỉ bằng bức xạ nhiệt và dẫn nhiệt

          C. chỉ bằng bức xạ nhiệt và đối lưu     D. bằng cả bức xạ nhiệt, dẫn nhiệt và đối lưu.

Câu 25 : Ngăn đá của tủ lạnh thường đặt ở phía trên ngăn đựng thức ăn, để tận dụng sự truyền nhiệt bằng

          A. dẫn nhiệt           B. bức xạ nhiệt

          C. đối lưu              D. bức xạ nhiệt và dẫn nhiệt.

 

 

1
7 tháng 3 2019

- Cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao gọi là thế năng hấp dẫn.

- Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn.

⇒ Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất và khối lượng của nó.

⇒ Đáp án C

31 tháng 12 2017

Đáp án C

Ta có:

- Cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao, gọi là thế năng hấp dẫn.

- Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn.

=> Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào: vị trí của vật so với mặt đất và khối lượng của nó.

27 tháng 4 2021

động năng phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật
thế năng đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng của vật

thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào độ cao của vật so với vị trí được chọn làm mốc và khối lượng của vật

22 tháng 3 2019

a) Khi vật ở 1 độ cao nhất định so với vật mốc.

b)Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào hai yếu tố là : độ cao so với vật mốc và trọng lương.

23 tháng 3 2019

a ) thế năng được xác định bởi vị trí cưa vật so với mặt đất được gọi là thế năng hấp dẫn.

b )thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào 2 yếu tố là độ cao so với mặt đất và khối lượng của vật.

Câu 2:Nêu tác dụng của ròng rọc động khi đưa một vật nặng lên cao? Tìm một ví dụ thực tế về sử dụng ròng rọc ? Câu 3: a) Sử dụng ròng rọc động có gì lợi hơn so với ròng rọc cố định ? b)Một người thợ xây dựng có sức kéo tối đa là 500 N .Hỏi anh ấy sử dụng ròng rọc động hay ròng rọc cố định thì đưa bao xi măng nặng 50 kg lên cao dễ dàng hơn? Câu 4: a)Nêu các máy cơ đơn...
Đọc tiếp

Câu 2:Nêu tác dụng của ròng rọc động khi đưa một vật nặng lên cao? Tìm một ví dụ thực tế về sử dụng ròng rọc ? Câu 3: a) Sử dụng ròng rọc động có gì lợi hơn so với ròng rọc cố định ? b)Một người thợ xây dựng có sức kéo tối đa là 500 N .Hỏi anh ấy sử dụng ròng rọc động hay ròng rọc cố định thì đưa bao xi măng nặng 50 kg lên cao dễ dàng hơn? Câu 4: a)Nêu các máy cơ đơn giản thường gặp?Cho ví dụ từng loại máy?Công dụng máy cơ đơn giản? b)Để kéo 1 thùng bê tông lên cao để đổ trần nhà người ta thường dùng loại máy cơ đơn giản nào? Câu 5: a)Thế nào là sự bay hơi,sự ngưng tụ? b)Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí của một chất gọi là gì? c)Nêu 2 đặc điểm khác nhau giữa sự bay hơi và sự ngưng tụ ? d)Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào? e)Sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn khi tăng hay giảm nhiệt độ? Câu 6:Tại sao? Khi vào mùa xuân thời tiết trời ẩm ướt (còn gọi là nồm ) tại sao chúng ta càng mở cửa ,nền nhà càng ướt? Sương mù thường có vào mùa lạnh hay mùa nóng ?Tại sao khi mặt trời mọc thì sương mù lại tan?

1

câu 1 

– Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp (không cho ta lợi về lực và cũng không cho ta lợi về đường đi)

– Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật (lợi về lực nhưng lại thiệt về đường đi).

Ví dụ: Múc nước dưới giếng lên,kéo cờ lên treo ở cột cờ, kéo vật liệu xây dựng lên tầng trong xây dựng.

26 tháng 11 2018

Chọn B

Vì vật có khả năng sinh công khi có lực tác dụng vào vật và làm cho vật chuyển dời theo hướng của lực tác dụng.

7 tháng 5 2022

Chọn B.  Một vật chỉ có khả năng sinh công khi có thế năng hấp dẫn.

1. Công suất là gì? Viết công thức tính công suất. Nêu rõ tên và đơn vị của các đại lượng trong công thức ?2. Cơ năng: a. Thế năng hấp dẫn là gì? Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào gì b. Động năng là gì? Động năng phụ thuộc vào gì?3. Các chất được cấu tạo như thế nào?4. Định nghĩa nhiệt năng, nhiệt lượng. Nêu ba hình thức truyền nhiệt và các đặc điểm của nó?5. Nêu nguyên lí truyền nhiệt.6. Nhiệt dung...
Đọc tiếp

1. Công suất là gì? Viết công thức tính công suất. Nêu rõ tên và đơn vị của các đại lượng trong công thức ?

2. Cơ năng: a. Thế năng hấp dẫn là gì? Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào gì b. Động năng là gì? Động năng phụ thuộc vào gì?

3. Các chất được cấu tạo như thế nào?

4. Định nghĩa nhiệt năng, nhiệt lượng. Nêu ba hình thức truyền nhiệt và các đặc điểm của nó?

5. Nêu nguyên lí truyền nhiệt.

6. Nhiệt dung riêng: Định nghĩa? Ký hiệu? Đơn vị?

7. Nhiệt lượng vật thu vào (tỏa ra): Phụ thuộc vào những yếu tố nào? Công thức tính nhiệt lượng, nêu rõ tên và đơn vị các đại lượng? Viết phương trình cân bằng nhiệt?

II. GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG

Câu 1. Tại sao các chất trông có vẻ liền một khối, mặc dù chúng được cấu tạo từ những hạt riêng biệt?

Câu 2.Vì sao đường tan trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh?

Câu 3. Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc dày dễ vỡ hơn cốc mỏng 

1
17 tháng 4 2022

cÂU  1

.-Công suất là đại lượng đặc trưng cho tốc độ thực hiện công của người hoặc máy và được xác định bằng công thực hiện trong 1 đơn vị thời gian.

-

Công thức tính công suất

P = A . t

Trong đó:

P là công suất, đơn vị là Jun/giây (J/s) hoặc Oát (W).A là công thực hiện, đơn vị N.m hoặc J.t là khoảng thời gian thực hiện công, đơn vị s.                               CÂU 2thế năng:- Cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao, gọi là thế năng hấp dẫn. - Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn. => Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào: vị trí của vật so với mặt đất và khối lượng của nó.

- Động năng là năng lượng có được do chuyển động

Động năng phụ thuộc vận tốc và khối lượng của nó.

Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng của vật càng lớn

câu 3

Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.

(Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất, phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại)

Giữa các phân tử, nguyên tử luôn có khoảng cách.

+ Trong chất rắn: Các nguyên tử, phân tử xếp gần nhau.

+ Trong chất khí: Khoảng cách giữa các nguyên tử, phân tử rất lớn (so với trong chất rắn và chất lỏng).

câu 4 

  nhiệt năng:  Hiểu một cách đơn giản nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật. Có 2 cách để thay đổi nhiệt năng đó là thực hiện công và truyền nhiệt.

Ví dụ: Khi ta chạm tay vào thanh đồng lạnh, tay bạn sẽ thấy lạnh. Đây là hình thức thay đổi nhiệt năng bằng cách truyền nhiệt.

Nhiệt lượng được hiểu là một phần nhiệt năng mà vật sẽ nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt. Nhiệt lượng của 1 vật phụ thuộc vào 3 yếu tố:

Khối lượng của vật: Nếu khối lượng của vật càng lớn thì nhiệt lượng của vật thu vào càng lớn và ngược lại.Độ tăng nhiệt độ: Khi nhiệt độ của vật càng tăng thì nhiệt là vật thu vào càng lớnChất cấu tạo nên vật.-có  3 hình thức truyền nhiệtCác hình thức truyền nhiệt:
- Bức xạ nhiệt : truyền năng lượng dạng sóng điện từ từ bề mặt nóng hơn sang bề mặt lạnh hơn. ...chủ yếu truyền trong môi trường chân không
- Dẫn nhiệt: năng lượng nhiệt truyền trong lòng chất rắn, chất lỏng, hoặc qua các bề mặt tiếp xúc thông qua dao động phân tử.chủ yếu truyền trong chất rắn
- Đối lưu nhiệt: thông qua dòng chuyển động của chất lỏng/ chất khí. Dạng đối lưu nhiệt gây cảm giác nóng cho con người là do sự đối lưu của dòng không khí.chủ yếu truyền trong chất lỏng và chất khí
Ví dụ:
- Dẫn nhiệt: Nung nóng miếng đồng, cho vào cốc nước lạnh.
- Đối lưu: Đun nước.
- Bức xạ nhiệt: Để một vật ngoài trời nắng.câu 5

Khi có hai vật truyền nhiệt cho nhau thì:

+ Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau.

+ Nhiệt lượng vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng vật kia thu vào.

 

câu 6

Nhiệt dung riêng của một chất là nhiệt lượng cần phải cung cấp cho một đơn vị đo lường chất đó để nhiệt độ của nó tăng lên một độ trong quá trình.

Kí hiệu: c

Đơn vị: đơn vị đo của nhiệt dung riêng là Joule trên kilôgam trên Kelvin, J·kg−1·K−1 hay J/(kg·K), hoặc Joule trên mol trên Kelvin.

câu 7_ Nhiệt lượng thu vào, tỏa ra phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ của vật và nhiệt dung riêng của chất làm vật.

_ Công thức tính nhiệt lượng:

Q=m.c.ΔtQ=m.c.Δt

Trong đó: Q là nhiệt lượng (J); m là khối lượng vật (kg); Δt là độ tăng nhiệt độ của vật (°C hoặc °K); c là nhiệt dung riêng của chất làm vật (J/kg.K).

_ Phương trình cân bằng nhiệt:

Qtỏa=Qthu

*GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG 

câu 1 Các chất trông đều có vẻ như liền một khối mặc dù chúng đều được cấu tạo từ các hạt riêng biệt vì các hạt vật chất rất nhỏ nên mắt thường không thể nhìn thấy được khoảng cách giữa chúng.
câu 2 => Ta hòa tan đường trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh vìNước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử đường và nước chuyển động nhanh hơn.

CÂU 3 . Khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh mỏng vì khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì mặt trong của cốc sẽ nóng trước, nở ra trong lúc đó mặt ngoài của cốc chưa nóng ( vì thuỷ tinh dẫn nhiệt kém ) nên chúng chèn nhau và gây ra vỡ cốc.

 


 

 

17 tháng 4 2022

thank you yeu