K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 4 2016

a. 

– Khổ thơ  trích  trong bài thơ “Lượm”

– Tác giả của bài thơ là: Tố Hữu 

b. Đây là một câu thơ rất độc đáo trong bài. Câu thơ bốn chữ bị ngắt làm đôi. Câu thơ tự nó vỡ ra thành hai nhịp, tự nó cắt rời với những khoảng trống xót xa. “Ra thế” thuộc về câu chuyện chú bé hi sinh, còn “Lượm ơi!” là tiếng khóc thầm thì bật lên thành nức nở.Câu thơ ngắt đôi như tiếng nấc nghẹn ngào, thương xót. Thể hiện sự ngỡ ngàng, tình cảm tiếc thương đau đớn của tác giả khi nghe tin Lượm hi sinh.

29 tháng 4 2016

khổ thơ hay và độc đáo của một đoạn văn thì mk làm được 
VD : sau trận bão , chân trời ngấn bể,....

18 tháng 8 2021

Em tham khảo:

Đây là một câu thơ rất độc đáo trong bài. Câu thơ bốn chữ bị ngắt làm đôi. Câu thơ tự nó vỡ ra thành hai nhịp, tự nó cắt rời với những khoảng trống xót xa. “Ra thế” thuộc về câu chuyện chú bé hi sinh, còn “Lượm ơi!” là tiếng khóc thầm thì bật lên thành nức nở.Câu thơ ngắt đôi như tiếng nấc nghẹn ngào, thương xót. Thể hiện sự ngỡ ngàng, tình cảm tiếc thương đau đớn của tác giả khi nghe tin Lượm hi sinh.

3 tháng 5 2016

Câu thơ : " Ra thế

                 Lượm ơi !..."

Là một câu thơ rất đặc biệt , câu thơ được ngắt thành 2 dòng thơ thể hiện sự xúc động , sững sờ của tác giả khi nghe Lượm đã hi sinh .

7 tháng 5 2017

Khi nghe tin Lượm hi sinh, tác giả đau đớn thốt lên: Ra thế Lượm ơi!...

Kỉ niệm về cuộc gặp gỡ với chú bé liên lạc còn tươi nguyên trong lòng nhà thơ thì bỗng dưng có tin chẳng lành. Câu thơ bình thường bỗng nhiên bị ngắt làm đôi. Ám hiệu ngập ngừng và dấu chấm than thể hiện tâm trạng ngạc nhiên và xúc động đến bàng hoàng.

16 tháng 8 2018

a. Câu thơ trên được trích từ bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ:

   - Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, một năm sau ngàygiải phóng miền Nam, đất nước vừa được thống nhất. Đó cũng là khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được khánh thành, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước là được đến viếng lăng Bác. Tác giả là một người con của miền Nam, suốt ba mươi năm hoạt động và chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ xa xôi. Cũng như đồng bào và chiến sĩ miền Nam, nhà thơ mong mỏi được ra thăm Bác và chỉ đến lúc này, khi đất nước đã thống nhất, ông mới có thể thực hiện được ước nguyện ấy.

   - In trong tập thơ “Như mây mùa xuân” (1978)

b. Chép lại chính xác 3 câu tiếp theo để hoàn thành khổ thơ.

   Mai về miền Nam thương trào nước mắt

   Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

   Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

   Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này...

c. Nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên.

   + Dù vẫn ở trong lăng nhưng tác giả đã hình dung cảnh chia lìa, phải xa Bác vào ngày mai để trở về miền Nam. Nghĩ đến đó thôi, Viễn Phương đã không kìm nổi xúc động mà “thương trào nước mắt”.

   + Ước nguyện của nhà thơ được mãi mãi ở bên Bác. Tác giả ước muốn hoá thân vào những cảnh vật, sự vật ở bên Bác: muốn làm con chim cất cao tiếng hót, muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây, và nhất là muốn làm cây tre trung hiếu để có thể mãi mãi ở bên Bác.

19 tháng 4 2017

a. Chép lại chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ.

   Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

   Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

   Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

   Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.

b. Câu thơ trên được trích từ tác phẩm Viếng lăng Bác của Viễn Phương. Nội dung chính của bài thơ đó là niềm xúc động thành kính của nhà thơ và mọi người đối với Bác khi vào viếng lăng Bác.

c. Viết một đoạn văn ngắn từ 7 – 10 câu nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phương tiện liên kết câu lặp và nối.

- HS viết được đoạn văn từ 7 – 10 dòng, sử dụng phương tiên liên kết câu lặp và nối.

- Lời giới thiệu mộc mạc, chân tình của tác giả: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”

→ Xưng con thể hiện tấm lòng đầy trân trọng của tác giả.

→ Miền Nam: vừa báo niềm vui chiến thắng, vừa khơi gợi nỗi niềm. Bắc nam nay đã sum họp một nhà sau đằng đẵng 30 năm dài chia cắt.

→ Thăm: thể hiện sự gần gũi, thân thương.

- Hình ảnh đầu tiên gây ấn tượng sâu sắc với tác giả chính là cây tre. Hàng tre hiện lên mênh mông qua từ láy “bát ngát”. Biện pháp tu từ nhân hóa giúp cây tre hiện lên sinh động, kiên cường, bất khuất, không chịu cúi đầu.

Bài tập 3: Cho câu thơ: “Ta nghe hè dậy bên lòng…”1. Chép tiếp 3 câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ?2. Đoạn thơ em vừa chép có trong bài thơ nào? Ai là tác giả? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?3. Nêu ý nghĩa nhan đề của bài thơ em vừa chép.4. Ở đầu và ở cuối bài thơ em vừa chép có một âm thanh được lặp lại. Đó là âm thanh nào? Cùng là âm thanh đó nhưng mỗi lần lắng nghe, tâm trạng của nhân vật trữ tình lại có...
Đọc tiếp

Bài tập 3: Cho câu thơ: “Ta nghe hè dậy bên lòng…”

1. Chép tiếp 3 câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ?

2. Đoạn thơ em vừa chép có trong bài thơ nào? Ai là tác giả? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?

3. Nêu ý nghĩa nhan đề của bài thơ em vừa chép.

4. Ở đầu và ở cuối bài thơ em vừa chép có một âm thanh được lặp lại. Đó là âm thanh nào? Cùng là âm thanh đó nhưng mỗi lần lắng nghe, tâm trạng của nhân vật trữ tình lại có sự khác nhau như thế nào? Vì sao?

5. Chép lại nguyên văn một câu cảm thán trong đoạn thơ em vừa chép và cho biết có những dấu hiệu nào khiến em nhận ra đó là câu cảm thán.

6. Em hãy viết đoạn văn diễn dịch khoảng 8-10 câu phân tích tâm trạng của người chiến sĩ – thi sĩ  được thể hiện qua khổ thơ trên, trong đoạn có sử dụng câu cảm thán và trạng ngữ (Gạch chân và chỉ rõ)

0

a. trích từ bài thơ lượm tác giả là tố hữu

b. Trong khổ thơ trên, chỉ vỏn vẹn 2 dòng nhưng lại sâu sắc và đầy ý nghĩa. Đây là 1 câu thơ đặc biệt. Khổ thơ và câu đặc biệt này diễn tả lòng đau xót tiếc thương như dồn nén lại, như đứt đoạn ra trước tin hy sinh đột ngột của Lượm.

5 tháng 5 2017

a. Hai dòng thơ trên trích trong văn bản Lượm cuả tác giả Tố Hữu.

b. Cảm nghĩ của mình :

Cháu thì mải mê liên lạc,còn chú thì ra Hà Nội ,rồi đi chiến khu.Bẵng đi vài năm,người chú chợt nghe "tin nhà" thì lúc đó 2 câu thơ đc thốt lên :

"Ra thế ,

Lượm ơi"

Bốn từ cảm thán như tiếng thương đầy uất nghẹn. Và theo dấu chấm lửng ,... ,nhà thơ Tố Hữu đã làm tiếp 5 khổ thơ để miêu tả chuyến công tác cuối cùng,cảnh Lượm hi sinh để giải thích cho hai từ "ra thế".

5 tháng 1 2022

Trích trong bài thơ "Tiếng gà trưa" của tác giả Xuân Quỳnh. 

Thể thơ 5 chữ.

5 tháng 1 2022

Trích trong bài "tiếng gà trưa" của tác giả Xuân Quỳnh. Thể thơ hiện đại.

15 tháng 3 2022

1, Chép tiếp :
Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

 

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng

Cháu đi liên lạc,
Vui lắm chú à.
Ở đồn Mang Cá,
Thích hơn ở nhà!”


Cháu cười híp mí,
Má đỏ bồ quân:
- “Thôi, chào đồng chí!”
Cháu đi xa dần...

Câu 2 : Trong bài thơ : Lượm

`-` Tác giả : Tố Hữu

Câu 3 : ND chính : miêu tả chú bé Lượm và hành trình làm liên lạc của mình.

Câu 4, Từ láy : loắt choắt ; xinh xinh ; thoăn thoắt ; nghênh nghênh.

`-` BPTT : so sánh , ẩn dụ , từ láy.

`-` Tác dụng : Miêu tả hình ảnh chú bé lượm hồn nhiên, đáng yêu, ngây thơ khi làm công việc liên lạ giúp cho người đọc, người nghe liên tưởng được hình ảnh chú bé Lượm.

15 tháng 3 2022

Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh

Ca-lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng...

- “Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà!”

Câu 2: Hai khổ thơ trên trích trong bài thơ là của Tố Hữu.

- Hai khổ thơ trên trích trong bài thơ Lượm.

Câu 3: Nội dung chính: Tả hình dáng của Lượm khi làm công việc liên lạc.

Câu 4: Các từ láy: loắt choắt ; xinh xinh ; thoăn thoắt ; nghênh nghênh.

biện pháp tu từ được sử dụng trong hai khổ thơ trên : so sánh , ẩn dụ , từ láy.

6 tháng 1 2021

1. Khổ thơ trên được trích từ bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh

2. Bài thơ tiếng gà trưa được viết trog thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ 

3. Điệp ngữ từ nghe( Từ nghe được lặp đi lặp lại 3 lần) thuộc dạng điệp ngữ ngắt quãng => nhấn mạnh cảm giác khi nghe tiếng gà trưa.

4. Tiếng gà trưa là âm thanh của làng quê gợi cảm giác thân thương, giúp con người vơi đi nỗi vất vả. Sự bồi hồi, xao xuyến của tâm hồn và thể hiện tình làng quê thắm thiết sâu nặng

7 tháng 1 2021

câu 2: Thể thơ là gì nữa?