Viết đoạn văn 12-15 câu phân tích bài thơ ngắm trăng trong đoạn văn có sử dụng 1 câu ghép 1 câu phủ định ( gạch chân và chú thích )
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Bài thơ “ Ngắm trăng” đã thể tình yêu thiên nhiên đến say mê và khát vọng tự do mãnh liệt của Bác. Bài thơ Ngắm trăng được sáng tác trong hoàn cảnh Bác bị bắt giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên cùng phong thái ung dung, tinh thần thép của người tù cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh. Thật vậy, hai câu thơ đầu chính là tình yêu thiên nhiên mãnh liệt của Người. Trong điều kiện nhà tù "không rượu cũng không hoa"(Trạng ngữ), Bác thiếu đi những điều kiện vật chất của những thi nhân xưa để thưởng nguyệt, ngắm trăng. Tuy nhiên, Bác vẫn khẳng định là "Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ" cho thấy tình yêu thiên nhiên cùng sự hưởng thụ thiên nhiên của Bác. Nếu như hai câu thơ trên là tình yêu thiên nhiên của Bác thì hai câu thơ cuối còn là cuộc vượt ngục tinh thần của Bác. "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ" là một tư thế chủ động giao hòa với thiên nhiên của Bác. Từ "ngắm" cho thấy một sự hưởng thụ thiên nhiên thoải mái tuyệt đối. Tư thế ngắm trăng của Bác cho thấy sự ung dung, không chút sợ hãi và tinh thần thép của Người trong hoàn cảnh ngục tù khó chịu như thế. Đáp lại tình yêu của Bác, dường như trăng cũng "nhòm khe cửa ngắm nhà thơ". Hình ảnh trăng xuất hiện nhiều trong thơ Bác và nay thì trăng được nhân hóa thành một con người có tâm hồn, thành một người bạn tâm giao tri âm tri kỷ của Bác qua song sắt nhà tù. Bác và trăng cùng giao hòa tâm hồn như những người bạn. Thi nhân xưa ngắm trăng và thưởng thức đêm trăng không hiếm, nhưng ít ai ngắm trăng trong hoàn cảnh như Bác mà vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại, khí chất hiên ngang(Phủ định). Tóm lại, bài thơ không chỉ là tình yêu thiên nhiên của Bác mà nó còn là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng VN.
Bài thơ Ngắm Trăng là bài thơ được trích trong nhật ký Trong Tù của Hồ Chí Minh là bài thơ tứ tuyệt Giản dị mà hàm sức cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả khi trong cảnh ngục tù tối tăm trong đó hai câu thơ cuối là hai câu thơ thể hiện rõ chắc nghệ sĩ Hòa huyện với chất chiến sĩ cách mạng của Bác từ phòng gian tăm tối bác hướng tới vầng trăng nhìn ánh trăng tâm hồn thêm thư thái song sát nhà tù không thể ngăn cách được người tù và vầng trăng máu và bạo lực không thể nào dìm được hân lý vì người tù cách mạng đây là một thi sĩ chiến sĩ vĩ đại câu cuối nói về Vầng Trăng Trăng được nhân hóa có ánh mắt nét mặt và tâm tư trở thành một người bạn tri ân tri kỷ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác Trăng Và Phát triên ngô đối diện Đàm Tâm thông nhau qua ánh mắt hai câu cuối Được cấu trúc Đăng đối nên sự cân xứng giữa người và Trăng chắc nghệ sĩ hòa nguyện trong Bác.
Bài thơ Ngắm Trăng là bài thơ được trích trong nhật ký Trong Tù của Hồ Chí Minh là bài thơ tứ tuyệt Giản dị mà hàm sức cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả khi trong cảnh ngục tù tối tăm trong đó hai câu thơ cuối là hai câu thơ thể hiện rõ chắc nghệ sĩ Hòa huyện với chất chiến sĩ cách mạng của Bác từ phòng gian tăm tối bác hướng tới vầng trăng nhìn ánh trăng tâm hồn thêm thư thái song sát nhà tù không thể ngăn cách được người tù và vầng trăng máu và bạo lực không thể nào dìm được hân lý vì người tù cách mạng đây là một thi sĩ chiến sĩ vĩ đại câu cuối nói về Vầng Trăng Trăng được nhân hóa có ánh mắt nét mặt và tâm tư trở thành một người bạn tri ân tri kỷ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác Trăng Và Phát triên ngô đối diện Đàm Tâm thông nhau qua ánh mắt hai câu cuối Được cấu trúc Đăng đối nên sự cân xứng giữa người và Trăng chắc nghệ sĩ hòa nguyện trong Bác.
Trong tiềm thức của con người Việt Nam, tiếng tu hú là tiếng gọi mùa: 'Tu hú kêu, tu hú kêu, hoa phượng nở, hoa gạo đỏ đầy ước mơ hi vọng...". Đó là mùa hạ chói chang ánh nắng và đi cùng với đó là những sắc màu rực rỡ của thiên nhiên. Tiếng tu hú thân quen bất chợt vang vọng gợi lên trong tâm hồn người thanh niên trẻ tuổi đang sục sôi ước mơ, khát vọng nhưng bị mất tự do ấy bao suy tưởng về một mùa hè ngập tràn màu sắc và niềm vui. Mới hồi tưởng thôi đã đủ cồn cào khao khát lao ra trời cao mà nhảy nhót hát ca. Tác giả đã vẽ lên bức tranh mùa hè sông động và tươi tắn bằng những từ ngữ giản dị, nhưng đầy sức gợi hình, gợi cảm. Nếu không có niềm gắn bó tha thiết với cuộc đời, không có niềm khao khát tự do mãnh liệt, không có một tâm hồn tinh tế nhạy cảm và một trí tưởng tượng vô cùng phong phú thì nhà thơ không thế viết được những câu thơ tuyệt vời đến thế... Một tiếng chim thôi cũng gợi trong tâm tưởng nhà thơ cả một trời thương nhớ về những mùa hè nồng nàn của quê hương. Những âm thanh rạo rực và hình ảnh tươi đẹp, tràn đầy sức sống của mùa hè nối nhau hiện lên trong tâm trí của tác giả. Phải yêu thương quê hương đến độ nào tác giả mới có thể đưa ra được những cảm nhận như vậy . Đó chỉ là một chút cảm xúc có trong nhất thời hay là tình cảm đúc kết từ quãng thời gian gắn bó đầy sâu nặng? Đó là cảm xúc đã chín muồi của con người tha thiết yêu cuộc sống, gắn bó máu thịt với quê hương thì mới có nỗi nhức nhối không nguôi đến như thế!
Tham khảo:
Nhớ Kim Trọng, nàng nhớ về kỷ niệm thiêng liêng đêm thề nguyện, đính ước “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng”. Nàng tưởng tượng cảnh Kim Trọng không biết cảnh ngộ của mình vẫn đang hướng về mình, đang chờ tin mà uổng công vô ích, vẫn ngày đêm mòn mỏi chờ trông chốn Liêu Dương xa xôi. (câu phủ định) Kiều nhớ Kim Trong trong tâm trạng đau đơn, xót xa. Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”. Có lẽ “tấm son” ấy là tấm lòng Kiều son sắt, thuỷ chung, không nguôi nhớ thương Kim Trọng. Nhớ cha mẹ, nàng thấy “xót” khi tưởng tượng, ở chốn quê nhà, cha mẹ nàng vẫn tựa cửa ngóng chờ tin tức người con gái yêu. Đó còn là nỗi xót thương da diết và day dứt khôn nguôi vì không thể “quạt nồng ấp lạnh”, phụng dưỡng song thân khi già yếu. Lần nào nhớ về cha mẹ, Kiều cũng “nhớ ơn chín chữ cao sâu” và luôn ân hận mình đã phụ công sinh thành, phụ công nuôi dạy của cha mẹ. Điều đó cho thấy 1 tấm lòng hiếu thảo và giàu đức hi sinh của nàng.( câu ghép) Nguyễn Du đặt nỗi nhớ Kim Trọng trước nỗi nhớ cha mẹ là tuân thủ đúng diễn biến tâm lí của nàng. Như vậy, 8 câu thơ là nỗi lòng thương nhớ của Kiều về người mình yêu- Kim Trọng và về cha mẹ.
em làm thì làm cho đúng, còn không thì thì thôi, đề người ta nói là ''một đoạn văn khoảng 12 câu theo phương pháp tổng phân hợp'' mà em lại làm bài văn??? với trong bài em đã có câu phủ định với câu tình thái từ chưa??
Đây là bài thơ tứ tuyệt của Bác. Tuy giản dị mà cũng thật hàm súc.Bác làm bài thơ này khi đang ở trong tù, trong hoàn cảnh ngục tù khó khăn như thế, người vẫn tỏ rõ tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung, lạc quan của mình. Phân tích thơ:_Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,Đối thử lương tiêu nại nhược hà?==>Trong tù không rượu cũng không hoaTrước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?Rõ ràng, ở hai câu thơ đầu, Bác nêu ra sự thiếu thốn khi ở trong tù, nhưng không phải để than thở mà để bắt đầu nền tảng cho câu thơ thứ hai. Câu thứ hai thể hiện nên sự bối rối, khó xử của người tù trong hoàn cảnh "không rượu cũng không hoa", sự bồn chồn trước cảnh đẹp của đêm trăng==> Người vẫn có sự rung động mãnh liệt trước đêm trăng._Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,Nguyệt tòng song khích khán thi gia.==>Người hướng ra trước song ngắm trăng sáng,Từ ngoài khe cửa, trăng ngắm nhà thơ.Trong hai câu này, các từ: nhân_thi gia; song,nguyệt_minh nguyệt được sắp xếp ở các vị trí đối nhau khiến cho câu thơ nhịp nhàng, cân đối, thể hiện được sự gắn bó "thân thiết" giữa nhà thơ và vầng trăng. Hình ảnh "trăng" ở câu thơ này được tác giả khắc hoạ một cách triều mến, như một người bạn lâu năm, tri ân tri kỉ, luôn cùng Bác ở bất cứ đâu, dù trong cảnh ngục tù khốn khó.
Tham khảo
Bài thơ “ Ngắm trăng” đã thể tình yêu thiên nhiên đến say mê và khát vọng tự do mãnh liệt của Bác. Bài thơ Ngắm trăng được sáng tác trong hoàn cảnh Bác bị bắt giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên cùng phong thái ung dung, tinh thần thép của người tù cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh. Thật vậy, hai câu thơ đầu chính là tình yêu thiên nhiên mãnh liệt của Người. Trong điều kiện nhà tù "không rượu cũng không hoa"(Trạng ngữ), Bác thiếu đi những điều kiện vật chất của những thi nhân xưa để thưởng nguyệt, ngắm trăng. Tuy nhiên, Bác vẫn khẳng định là "Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ" cho thấy tình yêu thiên nhiên cùng sự hưởng thụ thiên nhiên của Bác. Nếu như hai câu thơ trên là tình yêu thiên nhiên của Bác thì hai câu thơ cuối còn là cuộc vượt ngục tinh thần của Bác. "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ" là một tư thế chủ động giao hòa với thiên nhiên của Bác. Từ "ngắm" cho thấy một sự hưởng thụ thiên nhiên thoải mái tuyệt đối. Tư thế ngắm trăng của Bác cho thấy sự ung dung, không chút sợ hãi và tinh thần thép của Người trong hoàn cảnh ngục tù khó chịu như thế. Đáp lại tình yêu của Bác, dường như trăng cũng "nhòm khe cửa ngắm nhà thơ". Hình ảnh trăng xuất hiện nhiều trong thơ Bác và nay thì trăng được nhân hóa thành một con người có tâm hồn, thành một người bạn tâm giao tri âm tri kỷ của Bác qua song sắt nhà tù. Bác và trăng cùng giao hòa tâm hồn như những người bạn. Thi nhân xưa ngắm trăng và thưởng thức đêm trăng không hiếm, nhưng ít ai ngắm trăng trong hoàn cảnh như Bác mà vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại, khí chất hiên ngang(Phủ định). Tóm lại, bài thơ không chỉ là tình yêu thiên nhiên của Bác mà nó còn là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng VN.
câu ghép em ơi