K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 4 2016

Giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, song chế độ phong kiến đã lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.

-       Kinh tế:

+         Nông nghiệp sa sút, mất mùa, đói kém thường xuyên.

+         Công thương nghiệp đình đốn. Nhà nước thực hiện chính sách “Bế quan tỏa cảng”.

-       Quân sự: lạc hậu.

-       Đối ngoại sai lầm: cấm đạo, xua đuổi giáo sĩ, làm rạn nút khối đoàn kết dân tộc.

-       Xã hội: nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra: Cao Bá Quát, Lê Duy Lương, Lê Văn Khôi, Nông Văn Vân …

22 tháng 4 2016

Cô ơi là ảnh hưởng như thế nào chứ không phải là nội dung Cô ơi!

23 tháng 2 2016

- Chế độ phong kiến có những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu trên nhiều lĩnh vực.

+ Nông nghiệp sa sút. Nhiều chính sách của Nhà nước đã làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp.

+ Quốc phòng yếu kém, lạc hậu. Đời sống nhân dân khó khăn. Khởi nghĩa nông dân liên tiếp nổ ra.

- Chính sách cấm đạo và sát đạo gay gắt của nhà Nguyễn đã gây bất hoà trong nhân dân, tạo kẽ hở cho kẻ thù lợi dụng. 

25 tháng 4 2019

Đáp án C

- Đáp án A: kẻ thù từ cuối thế kỉ XIX đến sau năm 1945 vẫn là thực dân Pháp.

- Đáp án B: Cuối thế kỉ 19 đã có sự liên kết chiến đấu. Tiêu biểu là Trương Quyền (con Trương Định) và Võ Duy Dương (Thiên Hộ Dương) đã liên kết với nghĩa quân Pu-côm-bô đánh Pháp. Đến giai đoạn 1945 – 1954 có sự phối hợp chiến đấu với Lào và Campuchia.

- Đáp án C:

+ Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Pháp cuối thế kỉ XIX mang tính lẻ tẻ, chưa có sự thống nhất giữa các tầng lớp, giai cấp.

+ Trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954): Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động cuộc chiến tranh nhân dân. Chiến tranh nhân dân là chiến lược quân sự tại Việt Nam để chỉ chung các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc do nhân dân Việt Nam tiến hành trong tiến trình lịch sử, được hệ thống thành lý luận trong hai cuộc Kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mỹ (1945 - 1954) và Kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975)

- Đáp án D: Trong bất kì giai đoạn kháng chiến nào, nhân dân ta đều phát huy tinh thần yêu nước cao độ chống giặc. Đó chính là truyền thống quý báu của nhân dân ta từ xưa đến nay.

24 tháng 6 2017

Đáp án C

- Đáp án A: kẻ thù từ cuối thế kỉ XIX đến sau năm 1945 vẫn là thực dân Pháp.

- Đáp án B: Cuối thế kỉ 19 đã có sự liên kết chiến đấu. Tiêu biểu là Trương Quyền (con Trương Định) và Võ Duy Dương (Thiên Hộ Dương) đã liên kết với nghĩa quân Pu-côm-bô đánh Pháp. Đến giai đoạn 1945 – 1954 có sự phối hợp chiến đấu với Lào và Campuchia.

- Đáp án C:

+ Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Pháp cuối thế kỉ XIX mang tính lẻ tẻ, chưa có sự thống nhất giữa các tầng lớp, giai cấp.

+ Trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954): Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động cuộc chiến tranh nhân dân. Chiến tranh nhân dân là chiến lược quân sự tại Việt Nam để chỉ chung các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc do nhân dân Việt Nam tiến hành trong tiến trình lịch sử, được hệ thống thành lý luận trong hai cuộc Kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mỹ (1945 - 1954) và Kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975)

- Đáp án D: Trong bất kì giai đoạn kháng chiến nào, nhân dân ta đều phát huy tinh thần yêu nước cao độ chống giặc. Đó chính là truyền thống quý báu của nhân dân ta từ xưa đến nay.

29 tháng 3 2019

Đáp án B

Trước những hành động xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX, triều đình nhà Nguyễn thiếu quyết tâm kháng chiến. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu đưa đến sự thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược cuối thể kỉ XIX.

- Khi Pháp tấn công Đà Nẵng, quân triều đình đã phối hợp cùng nhân chống Pháp gây cho chúng nhiều khó khăn, khiến quân Pháp bị cầm chân tại bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) suốt 5 tháng.

- Khi Pháp tấn công Gia Định, quân triều đình có chiến đấu nhưng tan rã nhanh chóng. Hơn nữa, nhân lúc Pháp gặp khó khăn lại chủ trương phòng thủ bằng cách xây dựng đại đồn Chí Hòa. Tư tưởng chủ hòa trong triều đình xuất hiện làm lòng người li tán. Sau đó lại kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), dâng ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp.

- Khi Pháp tấn công Bắc Kì lần 1 (1873) và Bắc kì lần 2 (1883) một số nhận vật tiêu biểu như Tôn Thất Thuyết, Hoàng Diệu vẫn tiếp tục đấu tranh nhưng thất bại. Triều đình vẫn nuôi ảo tưởng chống lại Pháp bằng con đường hòa hoãn. Lần lượt kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874) rồi Hácmăng (1883) cuối cùng là Patơnốt (1884), Việt Nam hoàn toàn rơi vào tay thực dân Pháp. Hiệp ước Pa tơ nốt đánh dấu hoàn thành quá trình đầu hàng từng bước của triều Nguyễn cũng là đánh dấu sự hoàn thanh quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.

31 tháng 8 2018

Chọn đáp án D.

Giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, song chế độ phong kiến đã lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng về mọi mặt.

- Kinh tế:

+ Nông nghiệp sa sút, mất mùa, đói kém thường xuyên, …

+ Công thương nghiệp đình đốn. Nhà nước thực hiện chính sách “Bế quan tỏa cảng” làm nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài.

- Quân sự: lạc hậu.

- Đối ngoại sai lầm: cấm đạo, xua đuổi giáo sĩ, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc.

- Xã hội: nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra: Cao Bá Quát, Lê Duy Lương, Lê Văn Khôi, Nông Văn Vân …

Hơn nũa, thực dân Pháp đã có âm mưu xâm chiếm Việt Nam từ lâu -> Sự khủng hoảng của đất nước ta triều Nguyễn đã biến Việt Nam thành “miếng mồi ngon béo bở” trong tầm ngắm của Pháp.

23 tháng 5 2018

Đáp án D

Giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, song chế độ phong kiến đã lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng về mọi mặt.

- Kinh tế:

+ Nông nghiệp sa sút, mất mùa, đói kém thường xuyên, …

+ Công thương nghiệp đình đốn. Nhà nước thực hiện chính sách “Bế quan tỏa cảng” làm nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài.

- Quân sự: lạc hậu.

- Đối ngoại sai lầm: cấm đạo, xua đuổi giáo sĩ, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc.

- Xã hội: nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra: Cao Bá Quát, Lê Duy Lương, Lê Văn Khôi, Nông Văn Vân …

Hơn nũa, thực dân Pháp đã có âm mưu xâm chiếm Việt Nam từ lâu -> Sự khủng hoảng của đất nước ta triều Nguyễn đã biến Việt Nam thành “miếng mồi ngon béo bở” trong tầm ngắm của Pháp.

7 tháng 3 2016

* Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp

- Giữa thế kỉ XIX, trước khi Pháp xâm lược, Việt Nam là nước độc lập, kinh tế đã có những bước phát triển nhưng đã bộc lộ suy yếu.

- Thời nhà Nguyễn, kinh tế công, nông, thương nghiệp sa sút. Nhà Nguyễn thực hiện đường lối đối ngoại thiển cận khiến cho Việt Nam bị cô lập.

- Đời sống nhân dân gặp khó khăn, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra.

- Khả năng phòng thủ sa sút, quốc phòng yếu kém đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc chống lại sự xâm lược của tư bản phương Tây.

* Hành động chứng tỏ thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam:

- Cuối thế kỉ XV, đầu thế kỉ XVI, những cuộc phát kiến địa lí đã báo hiệu “buổi bình minh của thời đại tư bản chủ nghĩa”. Liền sau đó, để thỏa mãn nhu cầu sản xuất và kinh doanh, tư bản các nước đã tỏa đi khắp thế giới để tìm kiếm thị trường và nhiên liệu.

- Trong cuộc chạy đua sang phương Đông, tư sản pháp đã lợi dụng đạo Thiên Chúa như là một công cụ xâm lược.

- Cuối thế kỉ XVII, khi phong trào Tây Sơn nổ ra, giám mục Bá Đa Lộc đã chớp cơ hội cho tư bản Pháp can thiệp vào Việt Nam khi Nguyễn Ánh cầu cứu thế lực ngoại bang giúp ông ta giành lại quyền lợi.

- Năm 1857, Na pô lê ông III lập ra hội đồng Nam Kì để bàn cách can thiệp vào nước ta, tiếp đó, sứ thần tới Huế đòi được “tự do buôn bán và truyền đạo”. Cùng lúc đó, Bộ trưởng bộ Hải quân Thuộc địa Pháp tăng viện cho hạm đội Pháp ở Thái Bình Dương để cùng Anh – Mĩ xâm lược Trung Quốc và lệnh cho phó Đô đốc Giơ-nuy chỉ cho hạm đội Pháp đánh vào Việt nam ngay sau khi chiếm được Quảng Châu (Trung Quốc).

- Sau khi liên quân Anh – Pháp chiếm được Quảng Châu (Trung Quốc) buộc triều đình Mãn Thanh kí điều ước Thiên Tân (27-6-1858), chiều 31-8-1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nhà kéo tới cửa biển Đà Nẵng, chuẩn bị nổ súng xâm lược Việt Nam.

* Thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiền, vì:

- Đà Nẵng lúc bấy giờ là một bộ phận tỉnh Quảng Nam, là một cảng lớn, là một đầu mối giao thông từ Bắc vào Nam và từ Đông sang Tây, Đà Nẵng lại gần kinh thành Huế.

- Thực dân Pháp đánh Đà Nẵng đầu tiên nhằm mục đích: đánh chiếm một căn cứ quan trọng để trên cơ sở đó làm bàn đạp đánh vào Nam và đánh ra Bắc, nhanh chống tấn công kinh thành Huế, buộc triều đình phải đầu hàng, kết thúc nhanh cuộc chiến tranh xâm lược của chúng đối với nước ta.