Ai giúp em làm bài văn nghị luận về câu nói của lev tonstoi Người người đều muốn thay đổi thế giới, nhưng ai cũng không muốn thay đổi chính mình
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Con người có bản năng chinh phục mạnh mẽ bởi vậy trong cuộc sống họ không ngừng tìm tòi, khám phá để làm chủ cuộc sống, thay đổi thế giới. Chinh phục, thay đổi thế giới là mục đích, lí tưởng cao cả của con người để đưa xã hội loài người đến đỉnh cao của văn minh, tuy nhiên một nghịch lí vẫn tồn tại ‘Người người đều muốn thay đổi thế giới nhưng ai cũng không muốn thay đổi chính mình”.
“Thay đổi thế giới” là làm biến đổi thế giới theo hướng văn minh, văn hóa để phát triển. “Thay đổi chính mình” lại là việc thay đổi những thói quen, suy nghĩ, tính cách đã tồn tại lâu dài, ăn sâu bám rễ, để hoàn thiện bản thân con người cần nỗ lực thay đổi, cải thiện. Câu nói: “ Người người đều muốn thay đổi thế giới, nhưng ai cũng không muốn thay đổi chính mình” đã chỉ ra sai lầm của con người trong quá trình phát triển và khẳng định bản thân.
Trong cuộc sống, con người luộn hướng đến những lí tưởng, mục đích cao đẹp để thay đổi cuộc sống, thay đổi thế giới, đây là lí tưởng đúng đắn, đáng được trân trọng nhưng vẫn còn những người muốn thay đổi, cải biến thế giới khách quan nhưng lại quên mất thay đổi chính bản thân mình. Câu nói của nhà văn Lev Tolstoi đã đưa ra lời khuyên cho mỗi người, để thay đổi được thế giới, làm được những điều lớn lao, trước hết hãy tự thay đổi chính mình.
Thay đổi thế giới là khát vọng đẹp, cần được khích lệ bởi nó góp phần cải tạo xã hội, đưa con người đến gần hơn với sự văn minh. Khát vọng thay đổi thế giới cũng là khát vọng chung của tất cả con người, chẳng những thế mà chúng ta đi từ thời kì công xã nguyên thủy với lối sống mông muội, bản năng để đưa xã hội tiệm cận với văn minh, đủ đầy cả về vật chất và tinh thần như ngày nay. Ai cũng có những khát vọng thật lớn lao nhưng không phải ai cũng thực hiện được điều ấy. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại này lại nằm ở yếu tố chủ quan của con người. Trong nhiều trường hợp, thấy bại không phải bởi năng lực, không phải bạn chưa cố gắng mà do bạn chưa nhận thức được chính bản thân để phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu.
“Con người không ai muốn thay đổi bản thân” bởi không ai muốn thừa nhận những thiếu sót, khuyết điểm và tự phủ định bản thân. Đây là tâm lí thông thường ở mỗi con người nhưng nếu không thay đổi con người sẽ không thể phát triển, tiến bộ mà mãi giậm chân tại chỗ. Trong quá trình phát triển của mình, để thực hiện được những mục tiêu , lí tưởng cao đẹp, dù không muốn nhưng con người nhất thiết cần tự nhìn nhận, đánh giá nghiêm túc về bản thân để khắc phục những khuyết điểm, có ý thức thay đổi để hoàn thiện chính mình.
Câu nói của nhà văn Lev Tolstoi đã mang đến cho chúng ta bài học sâu sắc về thái độ và hành động của bản thân trong việc nhìn nhận, thay đổi chính mình. Chỉ khi ta thay đổi được bản thân ta mới có thể thay đổi được thế giới.
1/ Giải thích: (0,5 điểm)
– Thay đổi thế giới: thay đổi trật tự thế giới cũ để xác lập một trật tự thế giới mới hay nói cách khác, thay hệ giá trị cũ bằng hệ giá trị mới, thay đổi để phát triển.
– Thay đổi chính mình: thay đổi những thói quen, suy nghĩ, tính cách đã ăn sâu vào gốc rễ của chính mình.
– Nhiều người muốn thay đổi, cải biến thế giới khách quan nhưng lại thường bỏ quên yếu tố chủ quan. Đó chính là một trong những sai lầm lớn của con người.
=> Câu nói của Lev Tolstoi đưa ra lời khuyên cho mỗi người: Muốn thay đổi thế giới trước hết phải thay đổi chính mình.2/ Bàn luận: (2,0 điểm)
* “Người người đều muốn thay đổi thế giới”:
– Khát vọng thay đổi thế giới: ước muốn tích cực, tốt đẹp, cần được khích lệ.
(Thí sinh lấy dẫn chứng làm sáng tỏ).
* “Nhưng ai cũng không muốn thay đổi chính mình”:
– Con người không muốn thay đổi bản thân vì không muốn thừa nhận những thiếu sót, những điểm yếu, phủ định giá trị của bản thân.
– Dù không muốn nhưng con người nhất thiết phải tự soi chiếu, tự nhìn nhận những khuyết điểm, hạn chế để hoàn thiện chính mình.
– Điều quan trọng nhất trong quá trình thay đổi bản thân chính là thay đổi thế giới quan. Nếu chọn cho mình một thế giới quan rộng mở, tiến bộ, biện chứng, con người có thể đạt được nhiều thành công ngoài mong đợi, “đời thay đổi khi chúng ta thay đổi”
(Thí sinh lấy dẫn chứng làm sáng tỏ)
3/ Mở rộng, nâng cao vấn đề: (0,5 điểm)
– Nhiều người không phê phán, thay đổi bản thân từ đó kéo lùi sự phát triển của lịch sử, xã hội.
– Cần phải luôn có ý thức phản tính để có thể hoàn thiện chính bản thân mình.
– Mỗi người tự nhận thức và hoàn thiện chính mình, tự thực hiện những cuộc cách mạng cá nhân thì cả thế giới cũng sẽ cải biến
Nghiện mạng xã hội là một vấn đề đang trở nên ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Theo một số nghiên cứu, khoảng 10% dân số trên toàn thế giới bị ảnh hưởng bởi nghiện mạng xã hội, đặc biệt là giới trẻ. Việc nghiện mạng xã hội đem lại những tác động tiêu cực không chỉ đối với cá nhân mà còn ảnh hưởng đến cả xã hội.
Thứ nhất, nghiện mạng xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Sử dụng mạng xã hội quá nhiều dẫn đến sự thiếu ngủ, đau đầu, mỏi mắt và căng thẳng. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy, người sử dụng mạng xã hội nhiều hơn có xu hướng tăng cân và có rủi ro cao hơn về các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm lý.
Thứ hai, nghiện mạng xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển của cá nhân. Nếu sử dụng mạng xã hội quá nhiều, người dùng sẽ dành quá ít thời gian cho các hoạt động khác như học tập, làm việc và giao tiếp trực tiếp với người thân. Điều này dẫn đến sự mất cân bằng trong cuộc sống và ảnh hưởng đến khả năng phát triển của cá nhân.
Thứ ba, nghiện mạng xã hội ảnh hưởng đến xã hội. Nghiện mạng xã hội đem lại những tác động tiêu cực đến xã hội bao gồm trầm cảm, ảnh hưởng đến học tập, tăng nguy cơ bị bắt nạt trực tuyến và gây ra rủi ro về an ninh mạng. Việc sử dụng mạng xã hội cũng dẫn đến sự lan truyền thông tin sai lệch và thông tin giả, gây ảnh hưởng đến quan điểm và hành động của người dùng.
Vì vậy, để ngăn chặn nghiện mạng xã hội, chúng ta cần có các biện pháp như tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức của người dùng
Đó bạn :))
Khoảng cách từ vật tới vật mốc không thay đổi thì vật đứng yên, nói như vậy không phải lúc nào cũng đúng. Có trường hợp sai, ví dụ vật chuyển động tròn quanh vật làm mốc như trường hợp chuyển động của đầu cánh quạt máy (lấy mốc là trục quay của cánh quạt). Trường hợp này tuy khoảng cách từ đầu cánh quạt tới trục quay là không đổi, nhưng cánh quạt vẫn chuyển động quanh trục quay.
Mỗi người đều có câu chuyện riêng của cuộc đời mình, nó có nhiều đoạn vui cũng lắm đoạn buồn. Tuy nhiên, chính bản thân bạn có trách nhiệm viết nên cuốn sách của đời mình.
Bạn là nhân vật chính, nhưng có lắm lúc bạn muốn một ai đó đồng hành cùng mình qua các chương. Bạn muốn họ thành nhân vật chính cùng bạn. Ước muốn đó nhiều khi mãnh liệt tới mức bạn viết về nó đầy mấy chục trang, hai ba chương liền. Và có khi tự hạ mình thành vai phụ, đẩy người kia thành nhân vật chính.
Đáng buồn là người đó cũng có câu chuyện riêng của họ, và họ không coi bạn như nhân vật chính cùng họ, họ có người khác cho vai đó. Hình ảnh bạn xuất hiện chỉ trong vài dòng ngắn ngủi rải rác khắp chương truyện của họ.
Có thể bạn cũng biết là không đáng, không nên, tại sao lại phải như vậy - nhưng bạn vẫn cứ tiếp tục như thế - hình ảnh 1 người không đáng lại tràn lan qua các chương về đời sống của bạn, át đi những nhân vật khác.
Cuối cùng, bạn vẫn sống cuộc đời của bạn, viết tiếp câu chuyện của đời mình. Hà cớ gì không để nó là một thứ sau này mỗi khi nhìn lại và mỉm cười. Mình có thể có giai đoạn ngu ngốc, mê đắm nhưng chính mình lại vượt qua nó vì mình biết là nó sẽ ít khi như ý của mình, sống cân bằng giữa lý trí và cảm xúc hơn.
Mong cô nhận xét !
1. Mở bài
– Thế giới những năm gần đây nhờ sự phát triển của công nghệ đang thay đổi diện mạo.
– Có ý kiến cho rằng: “Con người từng ngày thay đổi công nghệ nhưng chính công nghệ cũng đang thay đổi cuộc sống của con người”. Vấn đề đó có ý nghĩa không chỉ trong cuộc sống hôm nay mà còn nhiều năm tiếp theo, định hướng hành vi, thói quen không chỉ của cá nhân mà còn cả cộng đồng, nhiều thế hệ.
2. Thân bài
a) Giải thích
– Thuật ngữ công nghệ có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp, hàm nghĩa về các công cụ, kĩ năng và mưu mẹo của con người trong các hoạt động sống. Ngày nay, công nghệ được xem là hệ thống các phương pháp, công cụ và năng lực giải quyết vấn đề, hay quy trình tạo ra sản phẩm.
– Vấn đề đặt ra: con người đang ngày càng phát triển công nghệ nhưng cũng đồng thời lệ thuộc vào nó, bị nó chi phối. Vấn đề này được đặt ra một cách thiết thực đối với chúng ta.
b) Bàn luận
(1) Thực trạng của vấn đề
– Công nghệ không phải là thuật ngữ mới, mà ngay từ khi loài người xuất hiện đã xuất hiện công nghệ. Công nghệ gắn với những thời đại cụ thể, và vì thế nó luôn biến đổi. Việc phát triển, biến đổi công nghệ là một quy luật tất yếu, khi con người chủ động thay thế phần quan trọng hay toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng một công nghệ khác tiên tiến hơn, nhằm phục vụ cho cuộc sống con người tốt hơn.
– Thế kỉ XXI – thế kỉ của công nghệ và thông tin bùng nổ. Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà công nghệ mang lại khiến thế giới tưởng chừng như quá xa vời lại gần trong gang tấc, đồng thời mọi việc được thực hiện dễ dàng hơn. Chỉ một cú click chuộc, vài tiếng lách cách gõ bàn phím là ta có thể biết được mọi sự việc đang diễn ra trên thế giới này.
– Công nghệ hiện diện trong mọi lĩnh vực của đời sống như: thư điện tử, máy giặt, nồi cơm điện… ra đời thay thế cho chim bồ câu đưa thư, giặt tay, bếp rơm, bếp củi. Sự có mặt của con người ở các nhà máy sản xuất ít hơn vì đa phần đều được tự động hóa, thành phần sản xuất ra đều chỉn chu và đẹp. Khi internet xuất hiện, công nghệ bùng nổ thì thông tin cũng từ đó mà bùng nổ theo. Hàng loạt các website, các trang báo điện tử… xuất hiện ngày càng nhiều (khoảng 634 triệu website đang hoạt động trên toàn cầu tính đến 1272012). Người dùng internet cũng ngày một nhiều hơn (khoảng 2,4 tỉ người sử dụng internet trên toàn cầu tính đến năm 2012).
(2) Hệ quả tác động
– Tích cực: Con người được hưởng lợi từ sự phát triển công nghệ: hưởng thụ các sản phẩm tốt hơn, tiện ích hơn, tiết kiệm sức lao động, đặc biệt là ở các công việc nguy hiểm, ô nhiễm; đời sống con người được nâng cao.
– Tiêu cực: Công nghệ tác động không tốt đến đời sống con người: sự lệ thuộc vào công nghệ, con người trở nên lười suy nghĩ, lười vận động; những mối liên hệ thường ngày như trò chuyện, quan tâm, chăm sóc trở nên lỏng lẻo. Từng con người trở nên khô cứng, ít quan tâm đến nhau, ít biểu đạt tình cảm…
– Thế giới công nghệ, thông tin đem đến cho con người những ảo tưởng, đặc biệt là bộ phận giới trẻ chìm đắm vào thế giới ảo (nghiện game online, mạng xã hội…) dẫn đến những hiện tượng xấu, không kiểm soát được bản thân, dẫn tới hành động sai trái, nguy hại.
(3) Giải pháp
– Trong thời đại ngày nay, vẫn cần thiết phát triển công nghệ. Tuy nhiên, việc sử dụng công nghệ cần tiết chế, phù hợp.
– Ở tầm vĩ mô là sự tăng cường quản lí, sử dụng công nghệ để phục vụ cho mục đích lành mạnh, phục vụ cộng đồng.
– Với các cá nhân, cần cân bằng giữa việc sử dụng công nghệ và thực hiện những trách nhiệm với cộng đồng, gia đình, tạo ra các diễn đàn, sân chơi lành mạnh, gắn kết cá nhân trong gia đình và xã hội.
c) Bài học nhận thức và hành động
lev tonstoi là ai vậy
lep ton stoi