Hãy tìm hiểu tại sao cần quy định người lái xe cơ giới phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.Dành thời gian và đủ khoảng cách để dừng xe lại.
Nếu có vật gì đó trên đường bạn đang lái xe, bạn cần phải có khoảng cách an toàn phía trước để nhìn thấy rõ và phanh dừng gấp xe kịp thời. Tuy nhiên, nhiều người lái xe lại bám quá sát xe trước và xe trước đã che khuất tầm nhìn của họ, gây ra các vụ đâm xe từ phía sau.
Càng giữ khoảng cách giữa xe của bạn với xe đi trước thì bạn càng có nhiều thời gian để thấy được các nguy cơ gây tai nạn và bạn sẽ có thêm thời gian để dừng xe hoặc tránh nguy cơ đó.
Người lái xe giỏi, luôn giữ một khoảng cách an toàn phía sau một xe khác đủ để họ có thể nhìn thấy rõ và phanh dừng xe kịp thời hoặc tránh được nguy cơ gây tai nạn.
Khoảng cách dừng xe an toàn, có thể bị ảnh hưởng bởi các nguyên nhân sau:
- Trạng thái cơ thể mệt mỏi hay sự tập trung của bạn đến mức nào;
- Loại phương tiện và tải trọng của phương tiện;
- Tình trạng lốp xe và hệ thống phanh;
- Tình trạng mặt đường và thời tiết.
Cần dự tính khoảng thời gian và khoảng cách bảo đảm an toàn để dừng xe trong điều kiện đường khô ráo hoặc mưa ướt hay sương mù.
Trên làn đường cao tốc, trừ khi nhập làn và tách làn, người lái xe phải duy trì khoảng cách an toàn với xe đang chạy phía trước. Khi mặt đường khô ráo thì “khoảng cách an toàn tối thiểu” ứng với mỗi tốc độ phải tuân thủ theo quy định của Bộ Giao thông vận tải quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, có địa hình quanh co, đèo dốc, bạn cần chú ý:
- Cần có nhiều thời gian và khoảng trống lớn hơn để dừng xe.
- Người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hoặc quy định khi mặt đường khô ráo.
- Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, đường cấp cao, đường khai thác theo quy chế riêng.
- Trên làn đường cao tốc, trừ khi nhập làn và tách làn, người lái xe phải duy trì khoảng cách an toàn với xe đang chạy phía trước.
- Để dừng xe một cách êm và hiệu quả, hãy tăng lực đạp phanh dần dần và ngay trước khi dừng xe cần giảm lực đạp phanh.
2. Dành khoảng cách an toàn bên thân xe
Hãy giữ khoảng trống an toàn ở hai bên thân xe của bạn.
- Đừng lái xe vào trong khoảng tầm nhìn bị che khuất của người lái xe khác. Người đó có thể không thấy xe bạn và có thể đổi làn đường, gây nên va chạm với xe bạn;
- Tránh lái xe song song với những xe khác trên đường có nhiều làn xe chạy. Một người nào đó có thể chen vào làn đường của bạn hay đổi làn đường và đâm vào xe bạn. Cần vượt qua các xe đang chạy song song hoặc chạy chậm lại để đi sau xe đó;
- Dành khoảng cách an toàn giữa xe bạn và vật thể cố định là 50cm, giữa xe bạn với người đi bộ hoặc phương tiện đang chuyển động ngược chiều là 100cm, giữa xe bạn với người đi bộ hoặc phương tiện đang chuyển động cùng chiều là 150cm.
- Dành khoảng cách an toàn giữa xe bạn và xe chạy ngược chiều;
- Trên đường có nhiều làn xe chạy, nếu có thể, bạn nên tránh chạy trên làn đường giáp với vạch phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạy. Như vậy, bạn sẽ có thêm khoảng cách an toàn giữa xe bạn và xe chạy ngược chiều, để tránh xe chạy ngược chiều có thể bất chợt lạng qua phía bạn. Điều này rất quan trọng tại các nới đường giao nhau, vì người lái xe khác có thể rẽ phải mà không bật đèn xin đường;
- Nếu có thể, bạn nên nhường đường cho các xe nhập vào dòng lưu thông, dù rằng bạn đang có quyền ưu tiên;
- Tại các lối ra khỏi đường cao tốc, đường quốc lộ đừng lái xe chạy song song với xe khác. Một chiếc xe khác có thể bất ngờ tách ra hay một xe đang muốn ra, lại lạng chở lại đường cao tốc;
- Hãy giữ khoảng cách an toàn bên thân xe, giữa xe bạn và xe đang đỗ. Một người nào đó có thể từ giữa các xe đang đỗ sẽ bước ra. Một cửa xe nào đó có thể bật mở và biết đâu được lại chẳng có một xe nào đó bất thình lình chạy ra;
- Hãy cẩn thận khi lái xe gần người đi xe đạp, xe gắn máy, xe mô tô. Họ có thể dễ bị tổn thương nặng, khi có tai nạn với xe bạn. hãy luôn luôn dành một khoảng cách rộng giữa xe bạn với bất kì phương tiện giao thông nào trước khi rẽ, nhớ quan sát những người đi xe này.
3. Dành khoảng cách an toàn với xe phía sau
Hãy cẩn thận với những chiếc xe bám sát theo sau xe bạn. Hãy từ từ đạp phanh cho xe chạy chậm lại theo ý muốn. Nhớn phanh vài lần để đèn phanh chớp sáng, báo hiệu cho người bám theo sau biết trước khi bạn chạy chậm lại.
Có thể “bỏ rơi” xe chạy bám theo sau càng sớm càng tốt bằng việc đổi làn đường. Nhưng nếu bạn không thể đổi làn đường, hãy chạy chậm lại để khuyến khích người lái xe bám sát phía sau chạy vòng qua xe bạn. Nếu cách này không hiệu quả, hãy đi sát về bên phải đường hoặc tách ra khỏi con đường khi thấy an toàn và để cho xe bám sát phía sau vượt qua.
4. Giữ một khoảng cách an toàn đối với những trường hợp có thể gây nguy hiểm cho bạn
Có một số người lái xe dễ gây nguy hiểm, vì vậy bạn nên giữ một khoảng cách an toàn đối với họ như:
- Những người lái xe không nhìn thấy bạn, có thể lái xe vào đường của bạn đang đi mà không biết bạn đang ở đó, như các trường hợp:
+ Những người lái xe ở các nơi đường giao nhau hoặc lối ra vào, mà tầm nhìn của họ bị các tòa nhà, cây cối hoặc xe khác che khuất;
+ Những người đang lùi xe từ các lối dành cho xe ra vào hoặc các bãi đỗ xe, những xe có cửa kính bị hư hỏng, bị nước và bùn đất làm vấy bẩn;
+ Những người cầm ô che trước mặt hoặc kéo mũ sụp xuống mặt.
- Những người bị xao lãng, dù có thể họ trông thấy bạn, như các trường hợp:
+ Những người đi giao hàng;
+ Các công nhân xây dựng, làm đường;
+ Trẻ em, thường chạy ra đường mà không nhìn;
+ Người lái xe hoặc những người đang nói chuyện với nhau, đang săn sóc trẻ em hay đang xem bản đồ.
- Những người có thể đang bị bối rối, họ di chuyển mà không nhìn xung quanh, như các trường hợp:
+ Những khách thăm quan, du lịch đang di chuyển ở các nơi đường giao nhau phức tạp;
+ Những người lái xe, cho xe đi chậm lại mà không biết lý do gì;
+ Những người đang tìm số nhà.
- Những người lái xe đang gặp trở ngại, họ có những sai sót vi phạm cần được giúp đỡ, như các trường hợp sau:
+ Những người lái xe cắt ngang qua trước xe bạn, khi xe bạn đến gần một khúc đường quanh co hoặc có một chiếc xe chạy ngược chiều;
+ Một người lái xe sắp sửa bắt buộc phải đi vào làn đường của bạn để tránh một chiếc xe, một người đi bộ, một người đi xe đạp, xe mô tô, xe gắn máy hoặc một chướng ngại vật hay số làn đường phía trước bị giảm đi./.
Để tránh gây ra tai nạn giao thông, vì khi mình ko giữ khoảng cách với xe trước mà khi xe trước phanh lại mình sẽ đâm vào nó.
1.Nếu bạn đi xe máy ( 5o km/h)
Đi bộ ( 5,4 km/h)
Đi bằng xe đạp(20km/h)
Đi Bằng ô tô(54 km/h)
2Biện pháp : Đặt các biển báo tốc độ cho phép
Tạo ra phanh
Xin lỗi nhưng Quyền Trần Hồng trả lời lạc đề câu 1 rồi bn ạ, m hỏi là tìm cách xác định chứ ko phải kết quả.
- Người lái xe phải điều khiển xe trong giới hạn tốc độ cho phép và giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe vì cách này có thể hạn chế được các vụ va chạm và tai nạn không mong muốn.
- Khi giữ khoảng cách đủ xa và di chuyển với tốc độ cho phép, trong những trường hợp bất ngờ, tài xế sẽ có đủ thời gian để xử lý, tránh được nguy cơ tổn thương về người và vật chất. Bên cạnh đó, khoảng cách hợp lý giữa các xe giúp người điều khiển có tầm nhìn tốt hơn, kịp thời tránh các vật cản.
Refer
- Lốp xe đã mòn làm giảm lực ma sát giữa lốp xe và mặt đường. Nếu không kiểm tra và thay lốp xe thường xuyên thì xe sẽ bị trơn trượt, gây nguy hiểm khi tham gia giao thông.
=> Vì vậy, cần quy định người lái xe cơ giới (ô tô, xe máy,...) phải kiểm tra lốp xe thường xuyên và thay lốp khi đã mòn.
Nếu lốp đã mòn thì lực ma sát của xe so với mặt đường sẽ giảm dẫn tới dễ gây trơn trượt và dễ gây tai nạn giao thông
=>Cần quy định người lái xe cơ giới (ô tô, xe máy,...) phải kiểm tra lốp xe thường xuyên và thay lốp khi đã mòn.
Nếu có vật gì đó trên đường bạn đang lái xe, bạn cần phải có khoảng cách an toàn phía trước để nhìn thấy rõ và phanh dừng gấp xe kịp thời. Tuy nhiên, nhiều người lái xe lại bám quá sát xe trước và xe trước đã che khuất tầm nhìn của họ, gây ra các vụ đâm xe từ phía sau.
Càng giữ khoảng cách giữa xe của bạn với xe đi trước thì bạn càng có nhiều thời gian để thấy được các nguy cơ gây tai nạn và bạn sẽ có thêm thời gian để dừng xe hoặc tránh nguy cơ đó.
Người lái xe giỏi, luôn giữ một khoảng cách an toàn phía sau một xe khác đủ để họ có thể nhìn thấy rõ và phanh dừng xe kịp thời hoặc tránh được nguy cơ gây tai nạn.
Việc giữ cự ly giữa hai xe hay còn gọi là khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông rất quan trọng; Khoản 1, Điều 12 Luật Giao thông đường bộ quy định về tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe, nêu rõ: Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe" phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo. Trên thực tế, khi bạn lái xe mà giữ khoảng cách an toàn giữa xe mình và xe chạy liền kề phía trước thì sẽ đủ thời gian để xử lý tình huống, đảm bảo an toàn cho mình và mọi người khi tham gia giao thông.
Chúc bạn học tốt nhé!